TOP 25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 6 (có đáp án): Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại - Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 6.

1 1701 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại - Cánh diều

Câu 1: Ai Cập cổ đại có vị trị địa lí ở đâu?

A. đông bắc châu Phi.

B. đông nam châu Phi

C. tây bắc châu Phi.

D. tây nam châu Phi.

Đáp án: A

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin.

Câu 2: Con sông nào có yếu tố quyết định đến nền văn minh Ai Cập?

A. Sông Na-in.

B. Sông Mê-na

C. Sông Nin.

D. Sông Ấn

Đáp án: C

Giải thích: Sông Nin là con sông có vai trò quyết định đến nền văn minh của người Ai Cập.

Câu 3: Ngành kinh tế chủ yếu của Ai Cập cổ đại?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Thủ công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi có nhiều đồng bằng nên nông nghiệp ở Ai Cập vô cùng phát triển.

Câu 4: Đâu không phải là vai trò của sông Nin?

A. là tuyến đường giao thông giữa các vùng

B. giúp Ai Cập điều hòa khí hậu.

C. mang đến nguồn nước cho Ai Cập

D. mang đến nguồn lương thực cho Ai Cập.

Đáp án: A

Giải thích: Sông Nin đã trở thành nhân tố quan trọng mang đến nguồn nước và nguồn lương thực cho người Ai Cập, là tuyến đường giao thông quan trọng giữa các vùng , do đó loại đáp án B.

Câu 5: Dựa vào đâu người Ai Cập di chuyển và vận chuyển hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập?

A. Gió biển thổi

B. Dây chuyền vận chuyển

C. Dựa vào gió ôn đới.

D. Hướng chảy xuôi dòng

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc cửa sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập

=> Đáp án D: Hướng chảy xuôi dòng

Câu 6: Hướng chảy xuôi dòng trên sông Nin Ai Cập được tính từ đâu đến đâu?

A. Từ bắc đến nam.

B. Từ nam đến bắc.

C. Từ tây sang đông.

D. Từ đông sang tây.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc cửa sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.

Câu 7: Điền từ còn thiếu trong câu sau: “Ai Cập cổ đại là vùng đất nằm ở …, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.”

A. đông bắc châu Phi.

B. đông nam châu Phi

C. tây bắc châu Phi.

D.  tây nam châu Phi.

Đáp án: A

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.

Câu 8: Điền từ còn thiếu trong câu sau: “Ai Cập cổ đại là vùng đất nằm ở tây bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.”

A. sông Nin.

B. nằm dọc.

C. tây bắc

D. phía bắc.

Đáp án: A

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ... Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Do đó, đáp án sai là tây bắc.

Câu 9: Những dòng thơ sau đây ca ngợi điều gì?

“Vinh danh thay người sông Nin (Nile) vĩ đại! Người đến từ đất và mang tới sự sống cho Ai Cập”.

A. ca ngợi sông Nin, coi Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin.

B. ca ngợi công lao của các pha-ra-ông.

C. ca ngợi vị thần Nin đã mang sông Nin đến cho Ai Cập.

D. ca ngợi công lao của người sáng lập ra Ai Cập.

Đáp án: A

Giải thích: “Vinh danh thay người sông Nin (Nile) vĩ đại! Người đến từ đất và mang tới sự sống cho Ai Cập”. Là những câu thơ ca ngợi dòng sông Nin, gắn với sự phát triển của văn minh Ai Cập.

Câu 10: Ai Cập cổ đại ở châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Á

Đáp án: B

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc của châu Phi

Câu 11: Phiến đá thể hiện quá trình thống nhất Ai Cập có tên là gì?

A. Na-mi.

B. Nê-ma.

C. Na-mê.

D. Na-mơ

Đáp án: D

Giải thích: Phiến đá thể hiện quá trình thống nhất Ai Cập có tên là Na-mơ.

Câu 12: Khi nào nhà nước Ai Cập ra đời?

A.  3200 TCN.

B. 3100 TCN

C. 3300 TCN

D. 3400 TCN.

Đáp án: A

Giải thích: Khoảng 3200 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất các Nôm thành một vương quốc.

Câu 13: Nhà nước Ai Cập cổ đại chính thức sụp đổ khi nào?

A. 30 TCN

B. 31 TCN

C. 32 TCN.

D. 35 TCN.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm ai Cập, nhà nước Ai Cập chính thức sụp đổ.

Câu 14: Vị thần bảo vệ các pha-ra-ông là gì?

A. Đại bàng

B. Chim ưng.

C. Rồng.

D. Rắn

Đáp án: B

Giải thích: Các vị vua Ai Cập thường được gọi là pha-ra-ông, vị thần bảo hộ biểu hiện là chim ưng.

Câu 15: Cư dân Ai Cập sống theo từng công xã, được gọi là gì?

A. Na-mi.

B. Nê-ma.

C. Nêm.

D. Nôm.

Đáp án: D

Giải thích: Cư dân Ai Cập cổ đại sống theo từng công xã, được gọi là Nôm.

Câu 16: Ngôi vua ở Ai Cập được kế thừa theo hình thức nào?

A. Bầu cử bằng vỏ sò.

B. Do nhân dân bầu ra.

C. Cha truyền con nối

D. Các tộc trưởng đứng đầu các nôm tuyển.

Đáp án: C

Giải thích: Ngôi vua ở Ai Cập được xây dựng theo hình thức cha truyền con nối.

Câu 17: Điền từ còn thiếu trong câu sau: “Khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất…và… . Nhà nước Ai Cập ra đời.”

A. Bắc Ai Cập và Nam Ai Cập.

B. Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập.

C. Tây Ai Cập và Đông Ai Cập.

D. Bắc Ai Cập và Đông Bắc Ai Cập

Đáp án: B

Giải thích: Khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời.

Câu 18: Giấy của người Ai Cập làm từ loại cây nào?

A. pa-pi-rút.

B. tre.

C. nứa.

D. gỗ.

Đáp án: A

Giải thích: Giấy của người Ai Cập được làm từ loại cây pa-pi-rút một loại cây sậy mọc ven bờ sông Nin.

Câu 19: Trong Toán học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực gì? 

A. Hình học.

B. Đại số.

C. Toán logic

D. Giải tích.

Đáp án: A

Giải thích: Hàng năm, nước sông Nin dâng cao nên người Ai Cập phải đo đạc lại ruộng đất nên họ rất giỏi về Hình học.

Câu 20: Trong y học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực nào?Trong y học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực nào?

A. Kĩ thuật ướp xác.

B. Giải phẫu học.

C. Trị bệnh bằng các loại thuốc thảo mộc.

D. Viết các loại sách về thuốc.

Đáp án: A

Giải thích: Trong y học, người Ai Cập rất giỏi về giải phẫu học, nhưng trong giải phâu học họ giỏi nhất là kĩ thuật ướp xác bằng các tinh dầu.

Câu 21: Công trình nào ở Ai Cập được coi là môt trong nhưng kì quan thiên nhiên của thế giới cổ đại?

A. Tượng nữ hoàng Nê-phéc-li-ti.

B. Kim tự tháp.

C. Phiến đá Na-mơ.

D. Mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-môn.

Đáp án: B

Giải thích: Kim tự tháp Ai Cập được coi là một trong những kì quan của thế giới cổ đại.

Câu 22: Nhờ làm giấy sớm, đã giúp gì cho người Ai Cập?

A. Phát triển làng nghề làm giấy.

B. Làng nghề trồng pa-pi-rút phát triển mạnh mẽ.

C. Lưu trữ được lượng thông tin lớn.

D. phát triển trồng trọt trong nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:Nhờ làm giấy từ cây pa-pi-rút, người Ai Cập đã lưu trữ được lượng lớn thông tin.

Câu 23: Thung lũng của các vị vua nằm ở đâu?

A. đông bắc Ai Cập.

B. phía Bắc Ai Cập.

C. phía Nam Ai Cập.

D. phía Tây Ai Cập.

Đáp án: C

Giải thích: Thung lũng các vị Vua nằm ở phía Nam Ai Cập

Câu 24: Cơ sở nào để người Ai Cập xây dựng kim tự tháp?

A. có đá quý.

B. có một vị thần giúp sức.

C. giỏi về hình học.

D. có nguyên liệu xây dựng thần kì

Đáp án: C

Giải thích: Người Ai Cập rất giỏi về hình học do phải đo đạc lại ruộng mỗi lần nước lũ lên. Những hiểu biết này chính là cơ sở để họ xây dựng Kim tự tháp.

Câu 25: Lưỡng Hà có nghĩa là gì?

A. vùng đất giữa hai con sông.

B. lựa chọn giữa hai con sông.

C. lưỡng lự trước con sông.

D. hai con sông.

Đáp án: A

Giải thích: Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, người Hy Lạp cổ đại gọi là Mê-dô-pô-ta-mi, có nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông.

Câu 26: Con sông nào có yếu tố quyết định đến nền văn minh Lưỡng Hà?

A. Sông Ơ-phơ-rát

B. Sông Ti-gơ-rơ

C. Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

D. Sông Nin.

Đáp án: C

Giải thích: Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

Câu 27: Ngành kinh tế chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Thủ công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi có nhiều đồng bằng nên nông nghiệp ở Lưỡng Hà vô cùng phát triển.

Câu 28: Người Lưỡng Hà di chuyển khắp Tây Á bằng gì?

A. Xe ngựa

B. Lạc đà

C. Thuyền buồm

D. Đi bộ

Đáp án: B

Giải thích: Người Lưỡng Hà di chuyển xuống Tây Á bằng lạc đà họ chở đầy hàng hóa để buôn bán.

Câu 29: Nhóm người đến cư trú sớm nhất ở vùng đất Lưỡng Hà là ai?

A. Người Ai-ri

B. Người Xu-me.

C. Người Ba Tư.

D. Người Lưỡng Hà.

Đáp án: B

Giải thích: Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà.

Câu 30: Thành thị nào không phải người Xu-me thành lập?

A. Ki-sơ.

B. U-rúc.

C. La-gát.

D. Na-mơ

Đáp án: D

Giải thích: Thành thị không phải người Xu-me thành lập có tên là Na-mơ (tên phiến đá nổi tiếng của Ai Cập.

Câu 32: Khi nào nhà nước Lưỡng Hà ra đời?

A. 3500 TCN.

B. 3100 TCN

C. 3300 TCN

D. 3400 TCN.

Đáp án: A

Giải thích: Khoảng 3500 TCN, nhà nước Lưỡng Hà ra đời.

Câu 33: Bộ luật nổi tiếng của người Lưỡng Hà tên gì?

A. Ha-mu-ra-bi

B. Gin-ga-mét.

C. Ba-bi-lon

D. Hê-rô-đốt.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1750 TCN, bộ luật Ha-mu-ra-bi ra đời, đây là bộ luật sớm nhất của thế giới.

Câu 34: Trong Toán học, người Lưỡng Hà giỏi nhất về lĩnh vực gì?

A. Hình học.

B. Số học

C. Toán logic

D. Giải tích.

Đáp án: B

Giải thích: Người Lưỡng Hà rất giỏi về đại số co nên có nhiều phương pháp đếm khác nhau.

Câu 35: Người Lưỡng Hà định ước số đếm theo hệ số là

A. 60

B. 100

C. 9

D. 50

Đáp án: A

Giải thích: Người Lưỡng Hà cổ đại nổi tiếng với hệ số đếm 60, ngày nay chúng ta dùng hệ số đếm này để chia giây, giờ, phút.

Câu 36: Công trình nào ở Lưỡng Hà được coi là môt trong nhưng kì quan thiên nhiên của thế giới cổ đại?

A. Tượng nữ hoàng Nê-phéc-li-ti.

B. Vườn treo Ba bi-lon

C. Phiến đá Na-mơ.

D. Mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-môn.

Đáp án: B

Giải thích: Vườn treo Ba-bi-lon được coi là một trong những kì quan của thế giới cổ đại.

Câu 37: Nội dung không được đề cập trong Bộ luật Ha-mu-ra-bi là gì?

A. nguyên tắc trong xây dựng.

B. nguyên tắc bảo vệ phụ nữ.

C. nguyên tắc trong gia đình.

D. nguyên tắc trong buôn bán

Đáp án: B

Giải thích: Trong bộ luật Hamurabi không có nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

Câu 38: Người Lưỡng Hà sử dụng nguyên liệu gì trong xây dựng?

A.  Đá

B. Gạch.

C. Bê-tông.

D. Sắt

Đáp án: B

Giải thích: Không có sẵn đá như ở Ai Cập, người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng.

Câu 39: Bộ sử thi Gin-ga-mét nói về ai?

A. một anh hùng của người Ai Cập.

B. một anh hùng của người Lưỡng Hà

C. một anh hùng của người La Mã.

D. một anh hùng của người Hy Lạp.

Đáp án: B

Giải thích: Bộ sử thi Gin-ga-mét nói về người anh hùng huyền thoại của người Lưỡng Hà, được xây dựng trên hình tượng một vị vua có thật có người Xu-me.

Câu 40: Điểm giống nhau trong đời sống tinh thần của người Ai Cập và Lưỡng Hà là gì?

A. Tôn thờ các vị thần tự nhiên.

B. Ướp xác chôn cất người chết.

C. Coi thần Mặt Trời là vị thần tối cao.

D. Coi thần sông Nin là vị thần tối cao.

Đáp án: A

Giải thích: Điểm giống nhau trong đời sống tinh thần của người Ai Cập và Lưỡng Hà là đều tôn thờ các vị thần tự nhiên.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Ấn Độ cổ đại

Trắc nghiệm Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7

Trắc nghiệm Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Trắc nghiệm Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ 10)

Trắc nghiệm Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á ( từ đầu công nguyên đến thế kỉ 10)

1 1701 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: