TOP 25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 1 (có đáp án): Lịch sử là gì? - Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 1: Lịch sử là gì? có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 1.

1 800 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch sử là gì? - Cánh diều

A.Lí thuyết

1. Kinh tuyến và vĩ tuyến

* Đường kinh tuyến: Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu.

- Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực, có độ dài bằng nhau.

- Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh), đánh số 00.

- Kinh tuyến gốc (00) và kinh tuyến đối diện (1800) chia Địa Cầu thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.

* Đường vĩ tuyến: Là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.

- Các vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực.

- Các vĩ tuyến đều song song với nhau.

- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, đánh số 00.

- Vĩ tuyến gốc chia Địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Tài liệu VietJack

2. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

- Kinh độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

+ Kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông. Ví dụ: 300Đ.

+ Kinh tuyến bên trái kinh tuyến gốc có kinh độ tây. Ví dụ: 400T.

- Vĩ độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).

+ Vĩ tuyến ở phía bắc đường xích đạo có vĩ độ bắc. Ví dụ: 200B.

+ Vĩ tuyến ở phía nam đường xích đạo có vĩ độ nam. Ví dụ: 100N.

 - Tọa độ địa lí của một điểm: Là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó.

Tài liệu VietJack

B.Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Lịch sử là gì?

A. Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

B. Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.

C. Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay

D. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Đáp án: A

Giải thích: Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 2: Môn Lịch sử là gì?

A. là môn học cùng với môn Địa lí tìm hiểu lịch sử của các quốc gia trên thế giới.

B. là một trong những môn học bắt buộc ở trường học từ lớp 1 đến lớp 12

C. Là môn học tìm hiểu về lịch sử nguồn gốc loài người và Trái Đất.

D. Là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Đáp án: D

Giải thích: Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. Ví dụ môn Lịch sử 6 trong sách kết nối tri thức với cuộc sông.

Câu 3: Lịch sử là… xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của … từ khi xuất hiện đến nay.

A. những gì…con người.

B. những gì… nhân loại

C. tất cả… con người

D. mọi thứ… con người.

Đáp án: A

Giải thích: Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 4: Quá trình phát triển của máy tính điện tử giúp em hiểu biết về

A. sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.

B. sự thay đổi của các loại hình máy tính điện tử qua thời gian.

C. đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.

D. sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự thay đổi của máy tính điện tử giúp em hiểu biết về sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.

Câu 5: Lịch sử được hiểu là

A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.

B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ

C. những bản ghi chép hay tranh ảnh còn được lưu trữ đến ngày nay

D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

Đáp án: B

Giải thích: Lịch sử được hiểu là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Câu 6: Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về

A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất

B. các thiên thể trong vũ trụ

C. quá trình hình thành, phát triển của loài người và xã hội loài người

D. sinh vật và động vật trên Trái Đất.

Đáp án: C

Giải thích: Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của loài người và xã hội loài người.

Câu 7: Đâu không phải là điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là

A. thời gian hoạt động

B. các hoạt động

C. tính cá nhân

D. mối quan hệ với cộng đồng

Đáp án: D

Giải thích:

Điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người:

- Thời gian hoạt động: lịch sử của một con người ngắn ngủ hơn rất nhiều so với thời gian vận động của xã hội loài người

- Các hoạt động: hoạt động của một người trong quá trình tồn tại không thể đa dạng bằng các hoạt động của xã hội loài người

- Tính chất: lịch sử một người mang tính chất cá nhân; lịch sử xã hội loài người mang tính chất cộng đồng

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 8: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học Lịch sử?

A. Học Lịch sử để vui.

B. Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

C. Học Lịch sử để đuc rút kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm quá khứ phục vụ cho tương lai.

D. Học Lịch sử để biết tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ từ khi loài người xuất hiện.

Đáp án: A

Giải thích: Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học Lịch sử là học Lịch sử để vui.

Câu 9: Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ

B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ

C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai

D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người

Đáp án: D

Giải thích:

Sở dĩ Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” là do:

- Lịch sử giúp tái hiện lại bức tranh quá khứ sinh động

- Khi xem xét bức tranh đó, con người có thể hiểu được quá khứ và rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai

=> Đáp án D: Giá trị của lịch sử không phải là giá trị nhất thời mà nó là giá trị lâu dài, bền vững.

Câu 10: Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

A. Xi-xê-rông.

B. Hê-rô-đốt

C. Hồ Chí Minh.

D. Võ Nguyên Giáp

Đáp án: A

Giải thích: Nhà chính trị nổi tiếng Xi-xê-rông đã nói: ““Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.

Câu 11: Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?

A. Xi-xê-rông.

B. Hê-rô-đốt.

C. Hồ Chí Minh.

D. Võ Nguyên Giáp

Đáp án: C

Giải thích: Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của Hồ Chí Minh.

Câu 12: Điền từ vào chỗ còn thiếu: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường … nước nhà Việt Nam.”

A. lịch sử

B. gấm vóc

C. nguồn cội

D. gốc tích

Đáp án: D

Giải thích: Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

Câu 13: Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, được Bác nói khi nào?

A. 20/03/1945.

B. 20/03/1948

C. 19/09/1954.

D. 19/09/1945

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 19/09/1954, tại Đền Hùng (Phú Thọ), Bác Hồ đã căn dặn các chiến sĩ: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc… Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Câu 14: Điền từ trong câu còn thiếu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau … lấy nước.

A. tranh

B. giành

C. xây dựng

D.giữ.

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 19/09/1954, tại Đền Hùng (Phú Thọ), Bác Hồ đã căn dặn các chiến sĩ: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc… Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2 : Thời gian trong lịch sử

Trắc nghiệm Bài 3: Nguồn gốc loài người

Trắc nghiệm Bài 4: Xã hội nguyên thủy

Trắc nghiệm Bài 5: Chuyển biến kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Trắc nghiệm Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

1 800 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: