TOP 25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 4 (có đáp án): Xã hội nguyên thủy - Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 4.

1 1,508 16/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy - Cánh diều

Câu 1: Những công cụ lao động của người nguyên thủy được các nhà khoa học gọi là gì?

A. Công cụ lao động

B. Di chỉ khảo cổ.

C. Rìu tay, mảnh tước

D. Hóa thạch tối cổ.

Đáp án: C

Giải thích: Những công cụ thô sơ của Người tối cổ được các nhà khoa học gọi là rìu tay, mảnh tước.

Câu 2: Một trong những phát minh quan trọng của Người tối cổ là gì?

A. chế tạo công cụ lao động.

B. tìm ra lửa

C. phát minh ra nhà ở.

D. phát minh ra trang phục.

Đáp án: B

Giải thích: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ đó là tìm ra lửa, con người chuyển từ ăn tươi, sống sang ăn chín, uống sôi, nâng cao đời sống.

Câu 3: Khi nào Người tinh khôn săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh?

A. Khi biết sử dụng lao, mũi tên.

B. Khi công cụ lao động được cải thiện.

C. Khi phát hiện ra đồ sắt.

D. Khi phát hiện ra đồ đồng

Đáp án: A

Giải thích: Khi biết sử dụng lao, cung tên nguồn thức ăn của Người tối cổ trở lên phong phú hơn, họ có thể săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh.

Câu 4: Các tổ chức xã hội của thời kì nguyên thủy gồm

A. bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc.

B. công xã nguyên thủy, bộ lạc, nôm. 

C. nôm, bộ lạc, công xã thị tộc

D. nôm, bầy người nguyên thủy, công xã thị tộc.

Đáp án: A

Giải thích: Các tổ chức xã hội của thời kì nguyên thủy gồm bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm tổ chức xã hội của người tinh khôn?

A. Vài chục gia đình có quan hệ huyết thuyết.

B. Có từ 5-7 gia đình lớn.

C. Nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn.

D. Đứng đầu là tộc trưởng, tù trưởng.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm không phải tổ chức xã hội của người tinh khôn đó là có từ 5-7 gia đình lớn.

Câu 6: Đâu là đặc điểm của thị tộc?

A. Có 5-7 gia đình, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

B. vài chục gia đình có quan hệ huyết thống.

C. Nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn.

D. Đứng đầu là tộc trưởng, tù trưởng

Đáp án: A

Giải thích: Thị tộc gồm 5-7 gia đình, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

Câu 7: Khi nào Người tinh khôn săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh?

A. Khi biết sử dụng lao, mũi tên.

B. Khi công cụ lao động được cải thiện.

C. Khi phát hiện ra đồ sắt

D. Khi phát hiện ra đồ đồng

Đáp án: A

Giải thích: Khi biết sử dụng lao, cung tên nguồn thức ăn của Người tối cổ trở lên phong phú hơn, họ có thể săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh.

Câu 8: Người nguyên thủy thông qua gì để chinh phục thiên nhiên?

A. Giáo dục

B. Chiến tranh.

C. Sản xuất

D. Lao động

Đáp án: D

Giải thích: Thông qua lao động, người nguyên thủy từng bước chinh phục tự nhiên.

Câu 9: Điểm tiến bộ trong công cụ lao động của Người tinh khôn so với Người tối cổ là gì?

A. có lỗ tra cán

B. dùng đồ gốm.

C. mài gọn.

D. kích thước to hơn

Đáp án: A

Giải thích: Điểm tiến bộ trong công cuộc lao động của Người tinh khôn so với Người tối cổ đó là các công cụ đã có lỗ tra cán, để giảm bớt sức lao động của con người.

Câu 10: Cách thức lao động chính của người tinh khôn là?

A. Săn bắt, hái lượm

B. Trồng lúa nước

C. Trồng trọt, chăn nuôi

D. chế tác công cụ lao động

Đáp án: C

Giải thích: Cách thức lao động chính của người tinh khôn là trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 11: Cách thức lao động chính của người tối cổ là?

A. Săn bắt, hái lượm.

B. Trồng lúa nước

C. Trồng trọt, chăn nuôi

D. chế tác công cụ lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Cách thức lao động chính của người tinh khôn là săn bắt và hái lượm.

Câu 12: Địa bàn cư trú của người tinh khôn là?

A. Hang động.

B. Ven sông, suối

C. Đồng bằng.

D. Cao nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Địa bàn cư trú của người tinh khôn là ven các con sông, suối.

Câu 13: Địa bàn cư trú của người tối cổ là?

A. Hang động, mái đá.

B. Ven sông, suối.

C. Đồng bằng

D. Cao nguyên.

Đáp án: A

Giải thích: Địa bàn cư trú của người tinh khôn là hang động, mái đá.

Câu 14: Từ đâu mà người ta biết người nguyên thủy có tục chôn cất người chết?

A. phát hiện ra nhiều mộ táng.

B. phát hiện ra nhiều tro cốt trong lọ.

C. phát hiện ra các hóa thạch.

D. phát hiện ra nhiều răng hóa thạch.

Đáp án: A

Giải thích: Trong nhiều hang động, người ta phát hiện ra nhiều mộ táng chôn cất trang sức và công cụ lao động.

Câu 15: Mỗi thị tộc thường đặt tên dựa vào đâu?

A. dựa vào vị trí địa lí

B. dựa vào tên của chủng tộc.

C. dựa vào màu da.

D. dựa vào vật tổ

Đáp án: D

Giải thích: Mỗi thị tộc dựa vào tên vật tổ để đặt tên như thị tộc Hải Cẩu, thị tộc Gấu,…

Câu 16: Người nguyên thủy khi chôn cất người chết có ý niệm gì?

A. muốn người chết sống lại

B. muốn người chết phù họ.

C. muốn cho họ sớm được siêu thoát.

D. kết nối với thế giới bên kia.

Đáp án: D

Giải thích: Hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc kết nối với thế giới bên kia trở nên phổ biến ở nhiều nơi.

Câu 17: Điền từ vào câu sau: “Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loại động vật, thực vật hoặc các hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…). Chúng trở thành…hay được gọi là…, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.”

A. Vật tổ…tôm tem.

B. vật tổ… tôn giáo.

C. tô tem… vật tổ.

D. tôn giáo… tô tem.

Đáp án: A

Giải thích: “Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loại động vật, thực vật hoặc các hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…). Chúng trở thành vật tổ hay được gọi là tô tem, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.”

Câu 18: Đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy là gì?

A. Quan niệm mọi vật có linh hồn.

B. Kết nối với thế giới bên kia và sùng bái vật tổ.

C. Quan niệm mọi mặt có linh hồn và sùng bái vật tổ

D. Kết nối với thế giới bên kia và quan niệm mọi vật có linh hồn

Đáp án: C

Giải thích: Quan niệm mọi vật có linh hồn và sùng bái vật tổ là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy.

Câu 19: Những dấu vết phong phú và đặc sắc trong đời sống nghệ thuật của người nguyên thủy là gì?

A. Đàn tranh, sáo bằng xương chim. 

B. Đàn tranh, đồ trang sức bằng vỏ trứng đà điểu.

C. Đồ trang sức bằng vỏ trứng đà điểu.

D. Sáo bằng xương chim, đồ trang sức bằng vỏ trứng đà điểu.

Đáp án: D

Giải thích: Những dấu vết phong phú và đặc sắc trong đời sống nghệ thuật của người nguyên thủy là sáo bằng xương chim, đồ trang sức bằng vỏ trứng đà điểu.

Câu 20: Dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện ở đâu tại Việt Nam?

A. Hạ Long

B. Quỳnh Văn 

C. Bầu Tró

D. Hòa Bình

Đáp án: D

Giải thích: Dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam trong văn hóa Hòa Bình khi các nhà khoa học đã phát hiện ra những hạt thóc, vỏ trấu, hạt gạo cháy,…

Câu 21: Người nguyên thủy đã khắc hình gì trong hang Đồng Nội?

A. Hình ảnh các con vật.

B. Hình ảnh lao động sản xuất

C. Vẽ mặt người.

D. Hình ảnh các công cụ lao động.

Đáp án: C

Giải thích: Người nguyên thủy đã khắc hình mặt người trong hang Đồng Nội

Câu 22: Bảo tàng gì ở Pháp trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của người nguyên thủy?

A. Quai Bờ-ran-li 

B. Ép-phen.

C. Ê-đi-sơn

D. Đờ-gôn

Đáp án: A

Giải thích: Bảo tàng Quai Bờ-ran-li ở Pa-ri (Pháp) là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 23: Đâu không phải văn hóa trong đời sống xã hội nguyên thủy?

A. Văn hóa Hòa Bình.

B. Văn hóa Bắc Sơn

C. Văn hóa Quỳnh Văn.

D. Văn hóa Đông Sơn

Đáp án: D

Giải thích: Văn hóa Đông Sơn không phải văn hóa trong đời sống nguyên thủy của Việt Nam.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Chuyển biến kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Trắc nghiệm Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Trắc nghiệm Bài 7: Ấn Độ cổ đại

Trắc nghiệm Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7

Trắc nghiệm Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

1 1,508 16/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: