TOP 25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 11 (có đáp án): Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á ( từ đầu công nguyên đến thế kỉ 10) - Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á ( từ đầu công nguyên đến thế kỉ 10) có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 11.

1 369 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á ( từ đầu công nguyên đến thế kỉ 10) - Cánh diều

Câu 1: Đâu không phải gia vị chủ yếu ở Đông Nam Á?

A. Nhục đậu khấu.

B. Quế

C. Gừng.

D. Chà là

Đáp án: D

Giải thích: Chà là không phải gia vị chủ yếu ở Đông Nam Á.

Câu 2: Quá trình giao lưu thương mại và quá trình giao lưu văn hóa thì quá trình nào diễn ra trước?

A. Quá trình thương mại diễn ra trước.

B. Hai quá trình diễn ra cùng một lúc.

C. Quá trình giao lưu văn hóa diễn ra trước.

D. Một quá trình giao lưu khác diễn ra trước.

Đáp án: A

Giải thích: Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, thuyền bè của nhiều nước đã qua lại trên vùng biển Đông Nam Á để buôn bán và trao đổi. Con đường giao thương dần được hình thành. Từ quá trình giao lưu thương mại đã dẫn đến những tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Như vậy quá trình giao lưu thương mại đã diễn ra trước.

Câu 3: Đâu không phải là sản vật của Đông Nam Á?

A. Đậu khấu.

B. Ô-liu

C. Trầm hương.

D. Hồ tiêu

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Á có những sản vật có giá trị cao như đậu khấu, trầm hương, hồ tiêu. Ô liu không phải là sản vật của các nước Đông Nam Á.

Câu 4: Nơi đâu được gọi là “xứ Trầm Hương”?

A. Kau-tha-ra.

B. Ka-lin-ga

C. Tha-tơn

D. Pê-gu.

Đáp án: A

Giải thích: Trầm hương là một sản vật có giá trị dùng để làm cống phẩm và trao đổi. Xưa kia vùng Kau-tha-ra (Khánh Hòa, Việt Nam) vẫn được gọi là xứ trầm hương.

Câu 5: Đông Nam Á chủ yếu giao lưu thương mại với những khu vực nào?

A. Trung Hoa, Ấn Độ, Địa Trung Hải

B. Trung Hoa, Tây Á, Địa Trung Hải

C. Trung Hoa, La Mã, Địa Trung Hải.

D. Hy Lạp, Ấn Độ, Địa Trung Hải

Đáp án: A

Giải thích: Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hóa của Đông Nam Á chủ yếu là ở Ấn Độ, Trung Hoa và Địa Trung Hải.

Câu 6: Những đặc điểm sau đây là đặc trưng của đất nước nào?

“Đất nước sản sinh đồi mồi, vàng bạc, sừng tê và ngà voi…” – Ghi chép của Tân thư đường.

A. Ca-lin-ga

B. Ma-ta-ram.

C. Xiêm.

D. Miến Điện.

Đáp án: B

Giải thích: “Đất nước sản sinh đồi mồi, vàng bạc, sừng tê và ngà voi…” – Ghi chép của Tân thư đường thư về đất nước Ma-ta-ram.”

Câu 7: Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc?

A. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo và Thiên chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Đáp án: C

Giải thích: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã dung hợp tôn giáo của Ấn Độ và Trung Quốc là Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Câu 8: Chữ viết của người Chăm có gốc từ văn tự nào?

A. Chữ tượng hình.

B. Chữ hình nêm.

C. Chữ Phạn.

D. Chữ Hán

Đáp án: C

Giải thích: Chữ viết của người chăm có gốc từ chữ Phạn, được người Chăm cải tiến thành chữ viết riêng.

Câu 9: Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á?

A. Ra-ma-y-a-na.

B. Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Sơ-cun-tơ-la.

D. Vê-đa.

Đáp án: A

Giải thích: Tác phẩm văn học Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á.

Câu 10: Đền Bô-rô-bu-đua ngày nay thuộc quốc gia nào?

A. Việt Nam.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan.

D. Cam-pu-chia.

Đáp án: B

Giải thích: Bô-rô-bu-đua ngày nay thuộc  quốc gia In-đô-nê-xi-a.

Câu 11: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo nào?

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo

C. Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo.

D. Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo.

Đáp án: A

Giải thích: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Câu 12: Ý nào dưới đây không phải nhận định đúng về văn hóa Đông Nam Á?

A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào khu vực như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Các cư dân Đông Nam Á không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ viết của người Ấn Độ, người Trung Quốc.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Kiến trúc đền-núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á

Đáp án: B

Giải thích: Ý không phản ánh đúng về văn hóa ở Đông Nam Á là các cư dân Đông Nam Á không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ viết của người Ấn Độ, người Trung Quốc.

Câu 13: Người Việt kế thừa hệ thống chữ gì?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Ai Cập.

C. Chữ La Mã.

D. Chữ Hy Lạp

Đáp án: A

Giải thích: Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.

Câu 14: Tác phẩm văn học không ảnh hưởng từ tác phẩm Ra-ma-y-a-na?

A. Phạ lắc-Phạ Lam.

B. Đăm Săn.

C. Ra-ma-kien.

D. Riêm Kê.

Đáp án: B

Giải thích: Tác phẩm sử thi Đăm Săn là tác phẩm văn học không ảnh hưởng từ tác phẩm Ra-ma-y-a-na.

Câu 15: Tấm bia chữ Phạn cổ nhất ở Đông Nam Á tên là gì?

A. Bia Võ Nhai.

B. Bia Võ Cạnh.

C. Bia Võ Sơn.

D. Bia Võ Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Tấm bia chữ Phạn cổ nhất ở Đông Nam Á là Bia Võ Cạnh được tìm thấy ở Nha Trang, có niên đại khoảng III đến IV, là tấm bia chữ Phạn cổ nhất ở Đông Nam Á.

Câu 16: Đâu không phải kiểu kiến trúc đền núi ở Đông Nam Á?

A. Đền Bô-rô-bu-đua.

B. La-ra Giong-grang.

C. Khu di tích Mỹ Sơn.

D. Chùa Vàng

Đáp án: D

Giải thích: Chùa Vàng là kiểu kiến trúc Phật giáo. Kiểu kiến trúc đền núi là kiểu kiến trúc của Ấn Độ giáo.

Câu 17: Linh vật của tín ngưỡng phồn thực là gì?

A. Trống đồng.

B. Tháp Chăm

C. Thánh địa.

D. Lin-ga.

Đáp án: D

Giải thích: Lin-ga là linh vật tượng trưng có tín ngưỡng phồn thực, trở thành biểu tượng của nhà vua

Câu 18: Đâu không phải tín ngưỡng dân gian của các quốc gia Đông Nam Á?

A. Tín ngưỡng phồn thực.

B. Thờ cúng tổ tiên

C. Tục cầu mưa.

D. Bầu phiếu bằng vỏ sò.

Đáp án: D

Giải thích: Bầu phiếu bằng vỏ sò là hình thức bỏ phiếu kín của thành bang A-ten ở Hy Lạp không phải tín ngưỡng dân gian của các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 19: Quá trình giao lưu thương mại và quá trình giao lưu văn hóa thì quá trình nào diễn ra trước?

A. Quá trình thương mại diễn ra trước.

B. Hai quá trình diễn ra cùng một lúc.

C. Quá trình giao lưu văn hóa diễn ra trước.

D. Một quá trình giao lưu khác diễn ra trước.

Đáp án: A

Giải thích: Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, thuyền bè của nhiều nước đã qua lại trên vùng biển Đông Nam Á để buôn bán và trao đổi. Con đường giao thương dần được hình thành. Từ quá trình giao lưu thương mại đã dẫn đến những tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Như vậy quá trình giao lưu thương mại đã diễn ra trước.

Câu 20: Đâu không phải là sản vật của Đông Nam Á?

A. Đậu khấu.

B. Ô-liu

C. Trầm hương.

D. Hồ tiêu.

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Á có những sản vật có giá trị cao như đậu khấu, trầm hương, hồ tiêu. Ô liu không phải là sản vật của các nước Đông Nam Á.

Câu 21: Vương quốc nào từng đem quân đánh Cham-pa khi trở thành một vương quốc hùng mạnh ở phía Nam biển đông trong những năm 774 và 787?

A. Ca-lin-ga

B.Đại Việt.

C.Xiêm.

D.Miến Điện.

Đáp án: A

Giải thích: Vương quốc Ca-lin-ga từng đem quân đánh Cham-pa khi trở thành một vương quốc hùng mạnh ở phía Nam biển đông trong những năm 774 và 787.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Nước Văn Lang

Trắc nghiệm Bài 13: Nước Âu Lạc

Trắc nghiệm Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc

Trắc nghiệm Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ 10)

Trắc nghiệm Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

1 369 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: