TOP 15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 16 (Cánh diều 2024) có đáp án: Từ trường Trái Đất

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 16.

1 4,362 06/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên Bài 16: Từ trường Trái Đất - Cánh diều

Câu 1. Trái Đất có

A. từ trường.

B. cực từ.

C. Cả A, B.

D. một nam châm.

Đáp án: C

Giải thích:

D sai vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều nam châm và Trái Đất được coi là một nam châm khổng lồ.

Câu 2. Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.

B. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Nam của Trái Đất.

C. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Tây của Trái Đất.

D. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Đông của Trái Đất.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.

Câu 3. La bàn có cấu tạo gồm

A. kim nam châm quay tự do trên trục.

B. mặt chia độ được chia thành 3600 có ghi bốn hướng.

C. vỏ kim loại kèm mặt kính.

D. Cả ba phương án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

La bàn có cấu tạo gồm

- kim nam châm quay tự do trên trục.

- mặt chia độ được chia thành 3600 có ghi bốn hướng.

- vỏ kim loại kèm mặt kính.

Câu 4. Người ta thường sử dụng la bàn để

A. xác định phương hướng trên Trái Đất.

B. xác định không gian có từ trường.

C. trang trí.

D. Cả A, B.

Đáp án: D

Giải thích:

Người ta thường sử dụng la bàn để

- xác định phương hướng trên Trái Đất.

- xác định không gian có từ trường.

Câu 5. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

A. Khi kim nam châm nằm ổn định nó chỉ hưởng Đông – Tây.

B. Sử dụng la bàn, cần phải đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang nơi không có vật liệu từ.

C. Khi di chuyển tàu, thuyền người ta thường sử dụng la bàn để định hướng địa lí.

D. Cả B, C.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi kim nam châm nằm ổn định nó chỉ hưởng Nam – Bắc.

Câu 6. Trong các dụng cụ sau đây, đâu là la bàn?

A.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Từ trường Trái Đất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1)

B.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Từ trường Trái Đất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1)

C.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Từ trường Trái Đất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1)

D.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Từ trường Trái Đất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1)

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đều là đồng hồ bấm giây.

Câu 7. Phát biểu nào mô tả từ trường của Trái Đất là đúng?

A. Từ trường của Trái Đất đi ra ở cực Nam địa lí và đi vào ở cực Bắc địa lí.

B. Từ trường của Trái Đất đi vào ở cực Nam địa lí và đi vào ở cực Bắc địa lí.

C. Từ trường của Trái Đất đi vào ở phía Tây và đi ra ở phía Đông.

D. Từ trường của Trái Đất đi ra ở phía Tây và đi vào ở phía Đông.

Đáp án: A

Giải thích:

Thực chất cực Nam địa lí là cực Bắc của từ trường Trái Đất, cực Bắc địa lí là cực Nam của từ trường Trái Đất. Điều này ngược so với các cực từ đã được quy ước.

Do đó từ trường của Trái Đất đi ra ở cực Nam địa lí và đi vào ở cực Bắc địa lí.

Câu 8. Bước sử dụng nào sau đây nằm trong các bước sử dụng la bàn để xác định phương hướng?

A. Đặt la bàn trên mặt phẳng và không có vật liệu từ.

B. Khi kim nam châm cân bằng, xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.

C. Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm xét.

D. Cả ba phương án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Bước sử dụng nằm trong các bước sử dụng la bàn để xác định phương hướng:

- Đặt la bàn trên mặt phẳng và không có vật liệu từ.

- Khi kim nam châm cân bằng, xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.

- Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm xét.

Câu 9. Để xác định phương hướng, ta có thể sử dụng

A. la bàn.

B. kim nam châm.

C. đá dẫn đường.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Để xác định phương hướng, ta có thể sử dụng: la bàn, kim nam châm, đá dẫn đường.

Câu 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Khi tìm hướng địa lí không để các vật … gần la bàn.

A. dẫn điện.

B. có tính chất từ.

C. cách điện.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi tìm hướng địa lí không để các vật có tính chất từ gần la bàn.

Câu 11. Cực Nam địa lí và cực từ Nam (của Trái Đất)

A. trùng nhau.

B. không trùng nhau.

C. cắt nhau.

D. Cả A và C.

Đáp án: B

Giải thích:

Cực Nam địa lí và cực từ Nam (của Trái Đất) không trùng nhau.

Câu 12. Trên mặt la bàn có

A. kim nam châm.

B. mặt chia độ.

C. kí hiệu các hướng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Trên mặt la bàn có: kim nam châm, mặt chia độ, kí hiệu các hướng.

Tìm hình ảnh

Câu 13. Càng gần cực của nam châm điện thì

A. lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh.

B. lực tác dụng của nam châm điện càng yếu.

C. đường sức từ càng mau.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Càng gần cực của nam châm điện thì

- lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh.

- đường sức từ càng mau.

Câu 14. Trong chuông điện, thanh sắt bị nam châm điện hút khi

A. bấm chuông.

B. không bấm chuông.

C. dây dẫn có dòng điện.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong chuông điện, thanh sắt bị nam châm điện hút khi

- bấm chuông.

- dây dẫn có dòng điện.

Câu 15. Chuông điện là một ứng dụng của

A. từ trường.

B. điện trường.

C. sự truyền âm.

D. phản xạ âm.

Đáp án: A

Giải thích:

Chuông điện là một ứng dụng của từ trường.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Từ trường

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

1 4,362 06/01/2024
Mua tài liệu