TOP 15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 30 (Cánh diều 2024) có đáp án: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 30.

1 1,084 06/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Cánh diều

Câu 1. Cho dữ kiện sau:

Cột A

Cột B

1. Cây một lá mầm

a. Mô phân sinh đỉnh

2. Cây hai lá mầm

b. Mô phân sinh bên

c. Mô phân sinh lóng

Hãy ghép tên loại cây ở cột A với các loại mô phân sinh tương ứng ở cột B sao cho phù hợp nhất.

A. 1-a,b và 2-a,c.

B. 1-a,c và 2-a,b.

C. 1-a,b và 2-b,c.

D. 1-b,c và 2-a,b.

Đáp án đúng: B

Cây một lá mầm có mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng.

Cây hai lá mầm có mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên.

Câu 2. Trong các loài cây dưới đây, nhóm cây nào không có mô phân sinh bên?

A. Cây cau, cây tre, cây dừa, cây nứa.

B. Cây cau, cây lúa, cây cam, cây nứa.

C. Cây lúa, cây cam, cây dừa, cây cau.

D. Cây lúa, cây cam, cây tre, cây nứa

Đáp án đúng: A

Cây cau, cây tre, cây dừa, cây nứa đều là các cây một lá mầm nên các cây này không có mô phân sinh bên.

Câu 3. Bạn Lan trồng 2 cây đỗ. Một cây ở chậu A trong môi trường cát. Một cây ở chậu B trong môi trường đất. Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước giữa 2 chậu A và B đều như nhau. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh

A. ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình sinh trưởng của cây đỗ.

B. ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây đỗ.

C. ảnh hưởng của điều kiện trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

D. ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

Đáp án đúng: D

Cây ở chậu A và cây ở chậu B đều có các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước,… như nhau chỉ khác nhau về giá thể trồng: cây ở chậu A trồng trên môi trường cát, cây ở chậu B trồng trên môi trường đất. Như vậy, thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

Câu 4. Mô phân sinh là

A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.

C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.

D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

Đáp án đúng: D

Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

Câu 5. Bạn Lan trồng một cây ngô trên chậu đất. Lan cung cấp đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ độ ẩm. Cho một số phương pháp sau:

1. Đo chiều dài của cây

2. Đo chiều rộng của thân cây

3. Quan sát xem cây có ra lá không

4. Đo kích thước lá cây

5. Quan sát xem cây có ra bắp không

Trong các phương pháp trên, Lan có thể xác định cây ngô có sinh trưởng hay không bằng các phương pháp là

A. 1, 2, 3, 4, 5.

B. 1, 2, 4.

C. 1, 2, 3, 4.

D. 1, 3, 4, 5.

Đáp án đúng: B

Bạn Lan có thể xác định sự sinh trưởng của cây ngô bằng các phương pháp là: đo chiều dài của cây; đo chiều rộng của thân cây; đo kích thước lá cây.

Câu 6. Thí nghiệm nào sau đây dùng để chứng minh cây có sinh trưởng?

A. Trồng cây không tưới một thời gian.

B. Trồng các loài cây khác nhau trong cùng một loại chậu.

C. Trồng cây trong chậu và đo kích thước hằng ngày.

D. Trồng cùng một loài cây trong các loại chậu khác nhau.

Đáp án đúng: C

Thí nghiệm để chứng minh cây có sinh trưởng hay không là: Trồng cây trong chậu và đo kích thước hằng ngày. Sự thay đổi kích thước của cây hằng ngày là biểu hiện của sự sinh trưởng của cây.

Câu 7. Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu thể hiện điều gì?

A. Quá trình quang hợp của cây.

B. Quá trình sinh trưởng của cây.

C. Quá trình hô hấp của cây.

D. Quá trình phát triển của cây.

Đáp án đúng: B

Dấu hiệu tăng chiều dài của cây đỗ chính là dấu hiệu của sự sinh trưởng của cây → Những dữ liệu thể hiện quá trình sinh trưởng của cây.

Câu 8. Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau:

Hạt – (1) – Cây mầm – Cây con – (2) – Cây ra hoa – Cây tạo quả - Hình thành hạt

Điền vào (1) và (2) để hoàn thành các giai đoạn cơ bản trong quá trình sinh trưởng và phát triển trên.

A. (1) Hạt nảy mầm; (2) Cây

B. (1) Hạt mầm; (2) Cây

C. (1) Hạt nảy mầm; (2) Cây con

D. (1) Hạt nảy mầm; (2) Cây trưởng thành

Đáp án đúng: D

Ở thực vật có hóa, quá trình sinh trưởng và phát triển có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau: Hạt – Hạt nảy mầm – Cây mầm – Cây con – Cây trưởng thành – Cây ra hoa – Cây tạo quả – Hình thành hạt.

Câu 9. Cho một số biểu hiện sau:

1. Cây ra lá

2. Hạt nảy mầm

3. Cây mọc thêm cành

4. Cây cao lên và to ra

5. Tăng kích thước của lá

6. Rễ cây dài ra

7. Tăng kích thước của cành

8. Cây mầm ra lá

9. Cây ra hoa

Biểu hiện sự sinh trưởng ở thực vật là

A. (1), (3), (4), (5), (6).

B. (4), (5), (6), (7).

C. (2), (3), (8), (9).

D. (2), (3), (4), (5).

Đáp án đúng: B

Sự biểu hiện sinh trưởng ở thực vật là: tăng kích thước của lá, cây cao lên và to ra, rễ cây dài ra, tăng kích thước của cành.

Câu 10. Cho một số biểu hiện sau:

1. Cây ra lá

2. Hạt nảy mầm

3. Cây mọc thêm cành

4. Cây cao lên và to ra

5. Tăng kích thước của lá

6. Rễ cây dài ra

7. Tăng kích thước của cành

8. Cây mầm ra lá

9. Cây ra hoa

Biểu hiện sự phát triển ở thực vật là

A. (1), (3), (4), (5), (6).

B. (1), (4), (5), (6), (7).

C. (1), (2), (3), (8), (9).

D. (2), (3), (4), (5).

Đáp án đúng: C

Biểu hiện sự phát triển ở thực vật là: Cây ra lá, hạt nảy mầm, cây mọc thêm cành, cây mầm ra lá, cây ra hoa.

Câu 11. Tại sao trong quá trình sinh trưởng của một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn?

A. Để kích thích mọc thêm nhiều rễ phụ, tạo nhiều quả.

B. Để kích thích cho cây ra nhiều cành, tạo nhiều quả.

C. Để kích thích cây cho ra nhiều lá, tạo nhiều quả.

D. Để kích thích cây cho ra nhiều tua cuốn, tạo nhiều quả.

Đáp án đúng: B

Trong quá trình sinh trưởng của một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn để kích thích cho cây tạo nhiều cành và tạo nhiều quả.

Câu 12. Vụ xuân hè người ta thường trồng các loại cây nào sau đây?

A. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.

B. Cây súp lơ xanh, cây bí đỏ, cây bí xanh, cây họ Đậu.

C. Cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.

D. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chùa, cây rau cải, xà lách.

Đáp án đúng: A

Vụ xuân hè người ta thường trồng các loại cây là cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.

Câu 13. Vụ đông xuân người ta thường lựa chọn trồng các loại cây nào sau đây?

A. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.

B. Cây súp lơ xanh, cây bí đỏ, cây bí xanh, cây họ Đậu.

C. Cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.

D. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chùa, cây rau cải, xà lách.

Đáp án đúng: C

Vụ đông xuân người ta thường lựa chọn trồng các loại cây trồng là cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.

Câu 14. Để kích thích làm cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất thì phương pháp nào thường được ưu tiên sử dụng?

A. Điều khiển các yếu tố môi trường.

B. Sử dụng các biện pháp, kĩ thuật chăm sóc phù hợp.

C. Sử dụng các chất kích thích.

D. Trồng cây đúng mùa vụ và luân canh.

Đáp án đúng: C

Để kích thích làm cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất thì phương pháp thường được ưu tiên sử dụng là sử dụng các chất kích thích.

Câu 15. Trong nông nghiệp, người ta thường trồng xen kẽ cây ngô, cây đậu và một số cây rau màu. Đây là biện pháp

A. luân canh.

B. xen canh.

C. tăng vụ.

D. gối vụ.

Đáp án đúng: B

Trong nông nghiệp, người ta thường trồng xen kẽ cây ngô, cây đậu và một số cây rau màu. Đây là biện pháp xen canh.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

1 1,084 06/01/2024
Mua tài liệu