TOP 15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 19 (Cánh diều 2024) có đáp án: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 19.

1 1,009 06/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều

Câu 1. Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng mạnh là

A. 1, 2, 3.

B. 1, 2, 4.

C. 3, 5, 6.

D. 2, 3, 5.

Đáp án đúng: B

Đặc điểm của cây ưa ánh sáng mạnh là thường mọc ở những nơi quang đãng, phiến lá thường nhỏ, lá thường có màu xanh sáng.

Câu 2. Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là

A. 1, 2, 3.

B. 1, 2, 4.

C. 3, 5, 6.

D. 2, 3, 5.

Đáp án đúng: C

Đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là lá thường có màu xanh sẫm, thường mọc dưới tán cây khác, phiến lá thường rộng.

Câu 3. Trong nhóm các loài thực vật dưới đây, đâu là nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh?

A. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.

B. Cây hoa giấy, cây lúa, cây vạn niên thanh, cây cam.

C. Cây cam, cây chanh, cây sâm ngọc linh, cây ổi.

D. Cây hoa giấy, cây lá bỏng, cây lúa, cây vạn niên thanh.

Đáp án đúng: A

Nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh là A. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.

Đáp án B sai vì cây vạn niên thanh là cây ưa ánh sáng yếu.

Đáp án C sai vì cây sâm ngọc linh là cây ưa ánh sáng yếu.

Đáp án D sai vì cây vạn niên thanh là cây ưa ánh sáng yếu.

Câu 4. Cho các yếu tố sau:

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Hàm lượng khí carbon dioxide

4. Nước

Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 3, 4.

C. 1, 2, 4.

D. 2, 3, 4.

Đáp án đúng: A

Các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước và hàm lượng khí carbon dioxide đều có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình quang hợp.

Câu 5. Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.

B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.

C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng.

D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất.

Đáp án đúng: A

Trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất. Tuy nhiên, việc chiếu sáng vào ban đêm cần phụ thuộc vào từng loài cây trồng.

Câu 6. Cường độ quang hợp là

A. đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số g carbon dioxide lá hấp thụ hay số mg oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (g CO2/ dm2 lá/giờ).

B. đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số g carbon dioxide lá hấp thụ hay số g oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (g CO2/dm2 lá/giờ).

C. đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số mg carbon dioxide lá hấp thụ hay số mg oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (mg CO2/dm2 lá/giờ).

D. đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số mg carbon dioxide lá hấp thụ hay số g oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (mg CO2/ dm2 lá/giờ).

Đáp án đúng: C

Cường độ quang hợp là đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số mg carbon dioxide lá hấp thụ hay số mg oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (mg CO2/ dm2 lá/giờ)

Câu 7. Trong nhóm cây dưới đây, nhóm cây trồng nào cần ít nước?

A. Cây cải, cây khoai môn, cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ.

B. Cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

C. Cây cải, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

D. Cây sen đá, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

Đáp án đúng: B

Nhóm cây trồng cần ít nước bao gồm: B. Cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

Đáp án A sai vì cây khoai môn cần nhiều nước.

Đáp án C, D sai vì cây ráy cần nhiều nước.

Câu 8. Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là

A. 15⸰C - 25⸰C.

B. 20⸰C - 30⸰C.

C. 10⸰C - 30⸰C.

D. 25⸰C - 30⸰C.

Đáp án đúng: B

Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là 20⸰C - 30⸰C.

Câu 9. Cho các mệnh đề sau:

1. Thoát hơi nước

2. Hút khí carbon dioxide

3. Nơi sống cho sinh vật khác

4. Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác

5. Thải khí oxygen

6. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh

7. Chống xói mòn và sạt lở đất

8. Hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất

9. Hạn chế biến đổi khí hậu

Trồng và bảo vệ cây xanh có số vai trò là

A. 5.

B. 6.

C. 8.

D. 9.

Đáp án đúng: D

Vai trò của trồng và bảo vệ cây xanh bao gồm:

- Thoát hơi nước

- Hút khí carbon dioxide

- Nơi sống cho sinh vật khác

- Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác

- Thải khí oxygen

- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh

- Chống xói mòn và sạt lở đất

- Hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất

- Hạn chế biến đổi khí hậu

Câu 10. Ghép cột A với mệnh đề ở cột B

Cột A

Cột B

a. Cường độ quang hợp tăng

1. Nhiệt độ 35oC

2. Tưới tiêu nước hợp lí

3. Đảm bảo mật độ và khoảng cách giữa các cây

b. Cường độ quang hợp giảm

4. Chiếu sáng đèn vào ban đêm

5. Hạn chế tưới nước cho cây

6. Nhiệt độ 15oC

Đáp án đúng là

A. a - 2, 3, 4, 6 và b - 1, 5.

B. a - 2, 3, 4 và b - 1, 5, 6.

C. a - 2, 3, 6 và b - 1, 4, 5.

D. a - 2, 4, 6 và b - 1, 3, 5.

Đáp án đúng: B

- Cường độ quang hợp tăng khi cây trồng được tưới tiêu hợp lí, đảm bảo mật độ và khoảng cách giữa các cây, chiếu sáng đèn vào ban đêm.

- Cường độ quang hợp giảm khi nhiệt độ 35oC, nhiệt độ 15oC, khi cây không được tưới nước đầy đủ.

Câu 11. Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh trong suốt úp ngược và đặt trong cốc thủy tinh đừng đầy nước. Lấy ống nghiệm chứa đầy nước, dùng ngón tay cái bịt vào đầu ống nghiệm rồi úp lên cuống phễu thủy tinh. Chiếu ánh sáng đèn vào cốc thủy tinh chứa ống nghiệm khoảng 15 - 20 phút. Thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đèn và cành rong. Cành rong đuôi chó quang hợp giải phóng khí oxygen tạo bọt khí. Khi khoảng cách đèn càng xa, số lượng bọt khí càng ít.

Em hãy cho biết, thí nghiệm bạn An làm nhằm chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến quá trình quang hợp của cây?

A. Nồng độ khí carbon dioxide.

B. Cường độ ánh sáng.

C. Hàm lượng nước.

D. Nhiệt độ.

Đáp án đúng: B

Khi khoảng cách đèn càng xa (cường độ ánh sáng càng giảm), số lượng bọt khí càng ít (cường độ quang hợp càng giảm) → Thí nghiệm của bạn An tiến hành nhằm chứng minh ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 12. Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, An đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau:

Phương pháp 1: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Theo em, An nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

A. Phương án 1.

B. Phương án 2.

C. Phương án 3.

D. Không có phương án.

Đáp án đúng: D

Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, thì An phải tiến hành thí nghiệm sao cho chỉ mỗi yếu tố nhiệt độ thay đổi, các yếu tố tác động đến 2 chậu đậu khác phải là như nhau thì thí nghiệm mới đem lại kết quả chính xác nhất. Do vậy mà 3 phương án thí nghiệm trên đều không đạt yêu cầu vì ngoài yếu tố nhiệt độ khác nhau thì yếu tố ánh sáng giữa các thí nghiệm cũng có sự khác nhau.

Câu 13. Vì sao trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng?

A. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

B. Vì khi không chống rét và chống nóng cho cây thì cây trồng sẽ chết.

C. Vì khi cây bị nóng thì cần tưới nhiều nước cho cây, do vậy cần chống nóng để giảm bớt lượng nước tưới. Khi cây bị rét quá thì cần chống rét để hạn chế sâu bệnh phá hại cây trồng.

D. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 30 – 35oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

Đáp án đúng: A

Trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 14. Cho các biện pháp sau:

1. Ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng để tăng tính chống chịu của hạt giống.

2. Bón phân hợp lí

3. Lắp đèn LED với cường độ ánh sáng và màu sắc khác nhau

4. Lắp đặt mái che

5. Tưới tiêu nước hợp lí

Biện pháp chống nóng cho cây trồng là

A. 2, 3, 4, 5.

B. 2, 3, 4.

C. 1, 2, 3, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Đáp án đúng: D

Biện pháp chống nóng cho cây trồng là:

- Ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng để tăng tính chống chịu của hạt giống

- Bón phân hợp lí

- Lắp đặt mái che

- Tưới tiêu nước hợp lí

Câu 15. Tại sao những cây như cây vạn niên thanh, cây địa lan lại có thể trồng được trong nhà?

A. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.

B. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh.

C. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt ở tất cả các điều kiện môi trường.

D. Vì đây là những cây cảnh nên con người trồng trong nhà, sau đó cây thích nghi.

Đáp án đúng: A

Những cây như cây vạn niên thanh, cây địa lan lại có thể trồng được trong nhà vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

1 1,009 06/01/2024
Mua tài liệu