TOP 10 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu (Cánh diều 2024) có đáp án: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

Bộ 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu.

1 1,762 06/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều

Câu 1. Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính là

A. Tên báo cáo, tên người thực hiện;

B. Mục đích, mẫu vật, dụng cụ và phương pháp;

C. Kết quả và thảo luận, kết luận;

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính là:

- Tên báo cáo

- Tên người thực hiện

- Mục đích

- Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

- Kết quả và thảo luận

- Kết luận.

Câu 2. Cho các bước sau:

1) Xây dựng giả thuyết

2) Quan sát, đặt câu hỏi

3) Viết, trình bày báo cáo

4) Phân tích kết quả

5) Kiểm tra giả thuyết

Các bước thực hiện tiến trình tìm hiểu tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự lần lượt là

A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5;

B. 1 – 5 – 2 – 4 – 3;

C. 2 – 1 – 5 – 4 – 3;

D. 2 – 3 – 1 – 5 – 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Các bước thực hiện tiến trình tìm hiểu tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự lần lượt là

2) Quan sát, đặt câu hỏi

1) Xây dựng giả thuyết

5) Kiểm tra giả thuyết

4) Phân tích kết quả

3) Viết, trình bày báo cáo.

Câu 3. Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Quan sát, đặt câu hỏi;

B. Xây dựng giả thuyết;

C. Kiểm tra giả thuyết;

D. Phân tích kết quả.

Đáp án: C

Giải thích:

Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước kiểm tra giả thuyết.

Câu 4. “Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, …” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Viết, trình bày báo cáo;

B. Xây dựng giả thuyết;

C. Kiểm tra giả thuyết;

D. Phân tích kết quả.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở bước 4: Phân tích kết quả ta cần

- Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, …

- Từ việc phân tích kết quả rút ra kết luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bác bỏ.

Do đó “Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, …” nằm ở bước 4: Phân tích kết quả.

Câu 5. Tiến trình tìm hiểu tự nhiên không cần thiết phải thực hiện bước nào sau đây?

A. Quan sát, đặt câu hỏi

B. Phân tích kết quả

C. Xây dựng giả thuyết

D. Viết đoạn văn mô tả đối tượng nghiên cứu.

Đáp án: D

Giải thích:

Tiến trình tìm hiểu tự nhiên không cần thiết phải thực hiện bước: Viết đoạn văn mô tả đối tượng nghiên cứu.

Các bước thực hiện tiến trình tìm hiểu tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự lần lượt là

2) Quan sát, đặt câu hỏi

1) Xây dựng giả thuyết

5) Kiểm tra giả thuyết

4) Phân tích kết quả

3) Viết, trình bày báo cáo.

Câu 6. Những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên bao gồm

A. Quan sát, phân loại;

B. Liên hệ, dự đoán;

C. Đo;

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên bao gồm: Quan sát, phân loại, liên hệ, dự đoán, đo.

Câu 7. Cho ví dụ “Thấy ớt trên cây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, liên hệ với kinh nghiệm đã có về ớt, biết là ớt đang chín”

Ví dụ trên thuộc kĩ năng nào trong các kĩ năng tìm hiểu tự nhiên?

A. Đo;

B. Quan sát;

C. Liên hệ;

D. Dự đoán.

Đáp án: C

Giải thích:

Kĩ năng liên hệ: Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến những sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định.

Do đó, ví dụ “Thấy ớt trên cây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, liên hệ với kinh nghiệm đã có về ớt, biết là ớt đang chín” là kĩ năng liên hệ.

Câu 8. Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng

A. đồng hồ đo thời gian hiện số;

B. cân điện tử;

C. cổng quang điện;

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

Câu 9. Nguyên lí đo thời gian chuyển động của một vật bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện là

A. Khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2;

B. Khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh sau của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2;

C. Khi cạnh sau của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2;

D. Khi cạnh sau của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh sau của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên lí đo thời gian chuyển động của một vật bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện là:

Khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2.

Câu 10. Trong các bước đo thời gian chuyển động của một vật giữa hai điểm A và B dưới đây, bước làm sai

A. Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A, cổng quang điện 2 ở vị trí B;

B. Cắm đầu dây nối của cổng quang điện 1 vào ổ B, đầu dây nối của cổng quang điện 2 vào ổ A của đồng hồ đo thời gian hiện số;

C. Nhấn nút K để chọn kiểu hoạt động là A – B rồi cho xe có gắn tấm chắn sáng chuyển động;

D. Đọc số chỉ thời gian xe đi từ cồng quang điện 1 đến cổng quang điện 2 ở ô hiển thị thời gian của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Đáp án: B

Giải thích:

Bước làm sai là: Cắm đầu dây nối của cổng quang điện 1 vào ổ B, đầu dây nối của cổng quang điện 2 vào ổ A của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Bước này các dây bị cắm nhầm ổ, cần cắm lại như sau:

Cắm đầu dây nối của cổng quang điện 1 vào ổ A, đầu dây nối của cổng quang điện 2 vào ổ B của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Nguyên tử

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

1 1,762 06/01/2024
Mua tài liệu