TOP 15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 8 (Cánh diều 2024) có đáp án: Đồ thị quãng đường – thời gian
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8.
Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian - Cánh diều
Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Có thể mô tả chuyển động của vật bằng lời văn.
B. Có thể mô tả chuyển động của vật bằng đồ thị.
C. Có thể mô tả chuyển động của vật bằng mũi tên.
D. Cả A và B.
Đáp án: C
Giải thích:
C sai vì mô tả chuyển động của vật bằng mũi tên chỉ cho ta biết chiều chuyển động của vật.
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” trong câu để được câu hoàn chỉnh:
Đồ thị …. mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
A. vận tốc – thời gian.
B. quãng đường – thời gian.
C. gia tốc – thời gian.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: B
Giải thích:
Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 3. Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe cần:
A. đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy,…
B. tuân thủ tốc độ cho phép trên từng làn đường.
C. chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích:
Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe cần:
- đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy,…
- tuân thủ tốc độ cho phép trên từng làn đường.
- chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.
Câu 4. Tốc độ của xe càng lớn thì
A. thời gian dừng lại càng dài.
B. quãng đường dừng lại càng dài.
C. khoảng cách an toàn giữa hai xe càng lớn.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích:
Tốc độ của xe càng lớn thì
- thời gian dừng lại càng dài.
- quãng đường dừng lại càng dài.
- khoảng cách an toàn giữa hai xe càng lớn.
Câu 5. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Người lái xe có thể điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép.
B. Người lái xe không được điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép.
C. Khoảng cách an toàn tối thiểu khi xe đi với tốc độ 60 km/h là 55 m.
D. Trong thời kiện thời tiết xấu, người lái xe phải đi nhanh.
Đáp án: B
Giải thích:
A sai vì người lái xe không được điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép.
C sai vì khoảng cách an toàn tối thiểu khi xe đi với tốc độ 60 km/h là 35 m.
D sai vì trong thời kiện thời tiết xấu, người lái xe phải đi tốc độ phù hợp với thực tế để tránh trơn trượt, …
Câu 6. Dựa vào đồ thị sau đây, cho biết trong thời gian nào vật đứng yên?
A. Từ 0 h tới 1 h.
B. Từ 1 h tới 2 h.
C. Từ 2 h tới 3 h.
D. từ 1 h tới 3 h.
Đáp án: B
Giải thích:
A, C sai vì khi đó vật đang chuyển động.
D sai vì thời gian từ 2 h tới 3 h vật đang chuyển động.
Câu 7. Dựa vào đồ thị sau đây cho biết trong thời gian 20 phút kể từ khi xuất phát vật chuyển động được quãng đường bao nhiêu?
A. 2,5 km.
B. 4 km.
C. 4,5 km.
D. 6 km.
Đáp án: B
Giải thích:
Dựa vào đồ thị ta thấy, tại vị trí t = 20 min tương ứng với s = 4 km.
Câu 8. Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
A. Cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.
B. Cho phép các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h.
C. Các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối thiểu 40 km/h.
D. Cho các phương tiện ưu tiên được chạy với tốc độ 40 km/h.
Đáp án: A
Giải thích:
Biển báo trên có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.
Câu 9. Dựa vào đồ thị sau đây cho biết vật chuyển động trong những khoảng thời gian nào?
A. Vật chuyển động từ lúc xuất phát tới khi dừng lại.
B. Vật chuyển động 2 s kể từ lúc xuất phát.
C. Vật chuyển động từ giây thứ 6 tới giây thứ 10.
D. Cả B và C.
Đáp án: D
Giải thích:
Vật chuyển động trong 2 khoảng thời gian:
- Vật chuyển động 2 s kể từ lúc xuất phát.
- Vật chuyển động từ giây thứ 6 tới giây thứ 10.
Câu 10. Hành vi nào sau đây đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?
A. Đi đúng làn đường.
B. Đi quá tốc độ cho phép.
C. Đi sát với xe phía trước.
D. Cả B và C.
Đáp án: A
Giải thích:
B không đảm bảo an toàn vì đi không đúng tốc độ cho phép.
C không đảm bảo an toàn vì không đáp ứng đủ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Câu 11. Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?
A. Tuân thủ đúng tốc độ tối đa cho phép trên làn đường.
B. Tuân thủ đúng tốc độ tối thiểu cho phép trên làn đường.
C. Đáp ứng khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông.
D. Đi quá tốc độ và ép sát với xe phía trước.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C đều đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 12. Dựa vào đồ thị dưới đây và tính tốc độ của vật chuyển động trong khoảng thời gian đi 30 giây cuối cùng?
A. 0 m/s.
B. 0,5 m/s.
C. 2 m/s.
D. 5 m/s.
Đáp án: B
Giải thích:
Từ đồ thị ta thấy, trong 30 giây cuối cùng vật đi được quãng đường 15 m.
Tốc độ của vật chuyển động là
Câu 13. Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
A. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
B. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao hơn 30 km/h.
C. Cấm các loại xe ưu tiên chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
D. Cả A và C.
Đáp án: A
Giải thích:
Biển báo có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
Câu 14. Để biểu diễn chuyển động của vật bằng đồ thị quãng đường – thời gian ta cần thực hiện các bước nào?
(1) Lập bảng số liệu quãng đường – thời gian.
(2) Tính tốc độ chuyển động của vật trong từng thời gian.
(3) Biểu diễn các điểm tương ứng trên trục tung và trục hoành từ bảng số liệu.
(4) Nối các điểm đã biểu diễn được với nhau.
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (3), (4).
Đáp án: D
Giải thích:
Để biểu diễn chuyển động của vật bằng đồ thị quãng đường – thời gian ta cần thực hiện các bước:
(1) Lập bảng số liệu quãng đường – thời gian.
(3) Biểu diễn các điểm tương ứng trên trục tung và trục hoành từ bảng số liệu.
(4) Nối các điểm đã biểu diễn được với nhau.
Câu 15. Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
A. Tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h từ thời gian 6 : 00 – 21 : 00.
B. Tốc độ tối thiểu cho phép là 70 km/h từ thời gian 6 : 00 – 21 : 00.
C. Tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h từ thời gian 22 : 00 – 5 : 00.
D. Tốc độ tối thiểu cho phép là 70 km/h từ thời gian 22 : 00 – 5 : 00.
Đáp án: C
Giải thích:
Biển báo trên có ý nghĩa:
Tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h từ thời gian 22 : 00 – 5 : 00.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 9: Sự truyền âm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Xem thêm các chương trình khác: