TOP 10 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 (Cánh diều 2024) có đáp án: Nguyên tử
Bộ 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 1: Nguyên tử có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 1.
Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Nguyên tử - Cánh diều
Câu 1. Theo các nhà khoa học hiện nay, nguyên tử là
A. hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện;
B. hạt có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường, không mang điện;
C. hạt không thể chia nhỏ hơn được nữa, mang điện tích dương;
D. hạt cực kì nhỏ bé, mang điện tích âm.
Đáp án: A
Giải thích:
Theo các nhà khoa học hiện nay, nguyên tử là hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện.
Không thể quan sát nguyên tử bằng mắt hoặc các kính hiển vi thông thường.
Câu 2. Nguyên tử có cấu tạo gồm
A. vỏ nguyên tử và các hạt neutron;
B. proton và neutron;
C. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử;
D. electron và neutron.
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyên tử có cấu tạo gồm:
+ Vỏ nguyên tử: được cấu tạo bởi một hay nhiều hạt electron.
+ Hạt nhân nguyên tử: được tạo bởi proton và neutron.
Câu 3. Hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là
A. hạt electron;
B. hạt proton;
C. hạt neutron;
D. hạt nhân.
Đáp án: B
Giải thích:
Hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là hạt proton.
Mỗi proton có điện tích quy ước là +1.
Câu 4. Hạt được tìm thấy cùng với proton trong hạt nhân là
A. hạt electron;
B. hạt proton;
C. hạt neutron;
D. hạt bụi.
Đáp án: C
Giải thích:
Hạt được tìm thấy cùng với proton trong hạt nhân là hạt neutron.
Câu 5. Khẳng định nào sai khi nói về hạt electron
A. Hạt có khối lượng rất nhỏ có thể bỏ qua khi tính khối lượng nguyên tử;
B. Hạt mang điện tích dương;
C. Hạt có trong lớp vỏ xung quanh hạt nhân;
D. Hạt không chuyển động xung quanh hạt nhân.
Đáp án: B
Giải thích:
Hạt mang điện tích dương là khẳng định sai.
Vì electron mang điện tích âm. Điện tích của một hạt proton có giá trị bằng một điện tích nguyên tố, được viết là −1.
Câu 6. Nguyên tử oxygen có 8 proton. Điện tích hạt nhân của nguyên tử oxygen là
A. 8;
B. +8;
C. −8;
D. 0.
Đáp án: B
Giải thích:
Mỗi hạt proton có điện tích là +1.
Nguyên tử oxygen có 8 proton nên điện tích hạt nhân nguyên tử oxygen là: +1.8 = +8.
Câu 7. Nguyên tử aluminium có 13 proton. Số hạt electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử này là
A. 13;
B. 26;
C. 27;
D. Không xác định.
Đáp án: A
Giải thích:
Nguyên tử không mang điện (trung hòa về điện) nên tổng số đơn vị điện tích âm bằng tổng số đơn vị điện tích dương.
Do đó, số electron = số proton = 13.
Câu 8. Nguyên tử sodium có 23 hạt trong hạt nhân và có điện tích ở lớp vỏ nguyên tử là −11. Số hạt electron, proton, neutron trong nguyên tử sodium lần lượt là
A. 11; 23; 0;
B. 11; 22; 1;
C. 11; 12; 11;
D. 11; 11; 12.
Đáp án: D
Giải thích:
Điện tích ở lớp vỏ nguyên tử là −11 nên nguyên tử sodium có 11 electron.
Mà trong nguyên tử, số proton = số electron = 11
Hạt nhân gồm proton và neutron nên:
Số neutron = tổng số hạt trong hạt nhân – số proton = 23 – 11 = 12 (hạt)
Vậy số hạt electron, proton, neutron trong nguyên tử sodium lần lượt là 11; 11; 12.
Câu 9. Nguyên tử phosphorus có 15 electron. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử này lần lượt là
A. 3 lớp, 3 electron lớp ngoài cùng;
B. 3 lớp, 5 electron lớp ngoài cùng;
C. 2 lớp, 8 electron lớp ngoài cùng;
D. 2 lớp, 5 electron lớp ngoài cùng.
Đáp án: B
Giải thích:
Tron nguyên tử các electron được xếp thành từng lớp. Các electron được sắp xếp lần lượt vào từng lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.
Do đó, nguyên tử phosphorus có 15 electron sẽ sắp xếp lần lượt như sau:
+ Lớp thứ nhất có 2 electron.
+ Lớp thứ hai có 8 electron.
+ Còn lại 15 – 2 – 8 = 5 electron ở lớp thứ 3.
Vậy nguyên tử có 3 lớp electron và 5 electron lớp ngoài cùng.
Câu 10. Một nguyên tử có 17 electron, 17 proton và 18 neutron. Khối lượng nguyên tử này tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử là
A. 17 amu;
B. 34 amu;
C. 35 amu;
D. 52 amu.
Đáp án: C
Giải thích:
Chú ý: Khối lượng của electron là 0,00055 nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton và neutron. Do đó có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.
Proton và neutron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu.
Vậy khối lượng nguyên tử đó là: 17.1 + 18.1 = 35 (amu).
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Nguyên tử
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Xem thêm các chương trình khác: