TOP 15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 25 (Cánh diều 2024) có đáp án: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 25.

1 1,403 06/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật - Cánh diều

Câu 1. Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?

A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.

B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.

C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.

D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.

Đáp án đúng: B

Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.

B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.

C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.

D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Đáp án đúng: A

Rễ tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất để tăng khả năng hút nước và muối khoáng.

Câu 3. Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu bằng cách nào?

A. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất.

B. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.

C. Thân của cây có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

D. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Đáp án đúng: D

Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm, lá biến thành cơ quan bắt mồi: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.

Câu 4. Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?

A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.

B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.

C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.

D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.

Đáp án đúng: A

Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua các tế bào lông hút ở rễ.

Câu 5. Cho mệnh đề sau: … vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.

Từ cần điền vào chỗ … là

A. Mạch gỗ.

B. Mạch rây.

C. Lông hút ở rễ.

D. Lá cây.

Đáp án đúng: B

Mạch gỗ vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.

Câu 6. Trong thân cây, mạch rây có vai trò

A. vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.

B. vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.

C. vận chuyển chất hữu cơ từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.

D. vận chuyển nước và muối khoáng được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.

Đáp án đúng: B

Trong thân cây, mạch rây có vai trò vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.

Câu 7. Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua bộ phận nào của cây?

A. Rễ cây.

B. Thân cây.

C. Lá cây.

D. Ngọn cây.

Đáp án đúng: C

Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua lá cây.

Câu 8. Quá trình thoát hơi nước có vai trò là

A. giúp cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gỗ lên thân đến lá và các phần khác của cây.

B. giúp cho lá cây không bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.

C. giúp cho quá trình vận chất hữu cơ từ rễ theo mạch gỗ lên thân đến lá và các phần khác của cây.

D. cả A và B đều đúng.

Đáp án đúng: D

Mục đích của quá trình thoát hơi nước ở lá là giúp cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gỗ lên thân đến lá và các phần khác của cây đồng thời giúp cho lá cây không bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.

Câu 9. Cho các nhận định sau:

1. Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

2. Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

3. Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi được chiếu sáng.

4. Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi cường độ carbon dioxide tăng.

5. Thực vật không thể chủ động điều tiết đóng mở khí khổng.

Số nhận định đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng: A

Nhận định đúng là 1, 3.

Nhận định 2 sai vì khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

Nhận định 4 sai vì khí khổng của thực vật thường mở rộng khi thiếu carbon dioxide.

Nhận định 5 sai vì thực vật cũng có thể chủ động điều tiết đóng mở khí khổng trong từng điều kiện môi trường ví dụ khi thiếu nước.

Câu 10. Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng?

A. Vì cây trồng hút nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

B. Vì khi trời nóng cây thoát hơi nước nhiều.

C. Vì cây cần nhiều nước hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng.

D. Vì cây cần nhiều nước để tăng cường độ quang hợp.

Đáp án đúng: B

Vào những ngày trời nóng của mùa hè cần tưới nhiều nước cho cây trồng hơn vì khi trời nóng cây thoát hơi nước nhiều hơn. Vậy để đảm bảo cân bằng nước trong cây, cây cần hút nước nhiều hơn để bù đắp vào lượng nước đã mất.

Câu 11. Lan tiến hành thí nghiệm như sau:

Cắm hai cành cần tây vào hai cốc nước màu.

- Cốc A nước có pha màu đỏ.

- Cốc B nước có pha màu xanh

Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu Lan thấy lá của cành cần tây tại cốc A có là màu ngả sang đỏ, lá của cành cần tây ở cốc B có lá ngả sang màu xanh. Thí nghiệm của Lan nhằm chứng minh diều gì?

A. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển nước.

B. Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước từ dưới lên trên.

C. Quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển từ trên xuống.

D. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng.

Đáp án đúng: B

Lá ở mỗi cốc có sự chuyển màu giống màu nước trong cốc → Thí nghiệm của Lan nhằm chứng minh mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước từ dưới lên trên.

Câu 12. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật?

A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước yếu, quá trình hút nước và muối khoáng của cây tăng lên.

B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước mạnh, quá trình hút nước và muối khoáng của cây giảm xuống.

C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước mạnh, quá trình hút nước và muối khoáng của cây tăng lên.

D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước yếu, quá trình hút nước và muối khoáng của cây giảm xuống.

Đáp án đúng: C

Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước mạnh, quá trình hút nước và muối khoáng của cây tăng lên.

Câu 13. Cho các dữ kiện sau:

Cột A

Cột B

a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng

1. Cường độ ánh sáng tăng

2. Cường độ ánh sáng giảm

3. Nhiệt độ tăng

b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm

4. Nhiệt độ giảm

5. Độ ẩm cao

6. Đất tơi xốp, thoáng khí

Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp. Đáp án đúng là

A. a-1,3,5,6 và b-2,4.

B. a-2,3,5,6 và b-1,4.

C. a-1,4,5,6 và b-2,3.

D. a-2,4,5,6 và b-1,3.

Đáp án đúng: A

Quá trình hút nước và muối khoáng tăng khi cường độ ánh sáng tăng, nhiệt độ tăng, độ ẩm cao, đất tơi xốp, thoáng khí.

Quá trình hút nước và muối khoáng giảm khi cường độ ánh sáng giảm, nhiệt độ giảm.

Câu 14. Cân bằng nước trong cây là

A. sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.

B. sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.

C. sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.

D. sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.

Đáp án đúng: A

Cân bằng nước trong cây là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.

Câu 15. Cho dữ kiện sau: (1) ………. là sử dụng lượng phân, loại phân và cách bón phân thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao, không để lại các hậu quả tiêu cực đối với nông sản và (2) ……….

Hãy hoàn thành đoạn dữ kiện trên.

A. (1) Bón phân đúng cách, (2) cây trồng.

B. (1) Bón phân đúng cách, (2) môi trường.

C. (1) Bón phân hợp lí, (2) cây trồng.

D. (1) Bón phân hợp lí, (2) môi trường.

Đáp án đúng: D

Bón phân hợp lí là sử dụng lượng phân, loại phân và cách bón phân thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng năng suất câu trồng với hiệu quả kinh tế cao, không để lại các hậu quả tiêu cực đối với nông sản và môi trường.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Chủ đề 8

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

1 1,403 06/01/2024
Mua tài liệu