TOP 15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 32 (Cánh diều 2024) có đáp án: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 32.

1 851 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - Cánh diều

Câu 1. Dựa vào sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái, sinh sản được phân thành

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Đáp án đúng: A

Dựa vào sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái, sinh sản được phân thành2 loại là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 2. Sinh sản vô tính là

A. hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

B. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái.

D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực.

Đáp án đúng: A

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

Câu 3. Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?

A. Sinh sản bằng bào tử của rêu.

B. Sính sản bằng thân rễ ở cây rau má.

C. Sinh sản bằng củ ở gừng

D. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.

Đáp án đúng: D

Sinh sản bằng hạt ở cây lúa là hình thức sinh sản hữu tính.

Câu 4. Sinh sản là

A. quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.

B. quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.

C. quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.

D. quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài.

Đáp án đúng: A

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.

Câu 5. Cho hình ảnh sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 32 (có đáp án): Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Hình ảnh trên mô tả quá trình sinh sản của trùng đế giày. Đây là hình thức

A. sinh sản bằng hình thức nảy chồi.

B. sinh sản bằng hình thức phân đôi.

C. sinh sản bằng hình thức tiếp hợp.

D. sinh sản bằng hình thức phân mảnh.

Đáp án đúng: B

Trùng đế giày sinh sản bằng hình thức phân đôi: cơ thể trùng đế giày mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể trùng đế giày con.

Câu 6. Cho các mệnh đề sau:

1. Trong sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ.

2. Sinh sản vô tính chỉ có ở sinh vật đơn bào.

3. Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)

4. Người ta ứng dụng sinh sản sinh dưỡng để tiến hành giâm cành, chiết cành và nuôi cấy mô.

5. Hình thức sinh sản của cây đậu Hà Lan là sinh sản vô tính.

Số mệnh đề đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng: C

Có 3 mệnh đề đúng đó là 1, 3, 4.

Mệnh đề 2 sai vì sinh sản vô tính không chỉ có ở sinh vật đơn bào mà còn có ở sinh vật đa bào.

Mệnh đề 5 sai vì hình thức sinh sản của cây đậu Hà Lan là sinh sản hữu tính.

Câu 7. Hình thức nào sau đây không phải là hình thức sinh sản vô tính ở động vật?

A. Nảy chồi.

B. Phân mảnh.

C. Trinh sản.

D. Sinh sản sinh dưỡng.

Đáp án đúng: C

Sinh sản sinh dưỡng không phải là hình thức sinh sản vô tính ở động vật mà là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

Câu 8. Cừu Dolly là sản phẩm của phương pháp nhân giống nào?

A. Nhân giống vô tính.

B. Nhân giống hữu tính.

C. Nhân giống sinh dưỡng.

D. Nhân giống thuần chủng.

Đáp án đúng: A

Cừu Dolly được sinh ra từ tế bào tuyến vú và tế bào trứng nên không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái → Cừu Dolly là sản phẩm của phương pháp nhân giống vô tính.

Câu 9. Cho một số ứng dụng sau:

1. Nhân nhanh giống cây trồng

2. Tạo giống cây trồng mới có năng suất cao

3. Tạo giống cây trồng sạch bệnh

4. Phục chế giống cây quý đang bị thoái hóa

Ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô là

A. 1, 2, 3, 4, 5.

B. 1, 3, 4, 5.

C. 1, 3, 4.

D. 1, 3, 5.

Đáp án đúng: C

Ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô là nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống cây trồng sạch bệnh, phục chế giống cây quý đang bị thoái hóa.

2 sai vì nuôi cấy mô tạo ra cây con có chất di truyền giống cây mẹ chứ không thể tạo giống cây trồng mới có năng suất cao được.

Câu 10. Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Em hãy cho biết bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào?

A. Nuôi cấy mô.

B. Giâm cành.

C. Chiết cành.

D. Ghép cành.

Đáp án đúng: B

Lan sử dụng một đoạn thân hoa hồng cắm xuống đất để tạo ra cây hoa hồng con → Bạn Lan đã sử dụng phương pháp giâm cành.

Câu 11. Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con phát triển và rơi xuống đất rồi trở thành cây bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là

A. sinh sản sinh dưỡng.

B. nảy chồi.

C. phân đôi.

D. sinh sản bằng bào tử.

Đáp án đúng: A

Cây lá bỏng con được sinh ra từ một phần lá của cây lá bỏng mẹ mà lá là cơ quan sinh dưỡng của cây lá bỏng → Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.

Câu 12. Cho dữ kiện sau:

Cột A

Cột B

1. Sinh sản

a. là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.

2. Sinh sản vô tính

b. là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.

3. Sinh sản hữu tính

c. là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.

4. Sinh sản sinh dưỡng

d. là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)

Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp

A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.

B. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d.

C. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a.

D. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d.

Đáp án đúng: B

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.

Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

Câu 13. Thủy tức sinh sản bằng hình thức

A. ghép đôi.

B. phân đôi.

C. nảy chồi.

D. phân mảnh.

Đáp án đúng: C

Thủy tức sinh sản bằng hình thức nảy chồi. Từ cơ thể mẹ nảy ra một chồi nhỏ, chồi này phát triển thành một cơ thể thủy tức hoàn chỉnh rồi tách ra khỏi cơ thể thủy tức mẹ.

Câu 14. Trong các nhóm sinh vật dưới đây, nhóm nào gồm các động vật có thể sinh sản bằng hình thức trinh sinh?

A. Ong, kiến, một số loại cá, lưỡng cư, bò sát.

B. Gà, kiến, một số loại cá, lưỡng cư, bò sát.

C. Thủy tức, ong, một số loại cá, lưỡng cư, bò sát.

D. Sao biển, ong, một số loại cá, lưỡng cư, bò sát.

Đáp án đúng: A

- Động vật có thể sinh sản bằng hình thức trinh sinh là ong, kiến, một số loại cá, lưỡng cư, bò sát.

- Gà sinh sản bằng hình thức sinh sản hữu tính.

- Thủy tức sinh sản bằng hình thức nảy chồi.

- Sao biển sinh sản bằng hình thức phân mảnh.

Câu 15. Cho hình ảnh sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 32 (có đáp án): Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Hình ảnh trên mô tả quá trình nhân giống cây bằng phương pháp nào sau đây?

A. Nhân bản vô tính.

B. Nuôi cấy mô.

C. Giâm cành.

D. Chiết cành.

Đáp án đúng: B

Trong hình trên, từ một cây ban đầu, tách mô lá để nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, vô trùng, có đủ chất dinh dưỡng và các chất cần thiết để tạo ra hàng loạt cây con mới → Hình ảnh trên mô tả phương pháp nuôi cấy mô thực vật.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

1 851 lượt xem
Mua tài liệu