TOP 10 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 (Cánh diều 2024) có đáp án: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bộ 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 3.

1 972 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Cánh diều

Câu 1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là

A. Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử;

B. Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử;

C. Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau;

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:

- Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử;

- Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử;

- Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau;

Câu 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm

A. Ô nguyên tố;

B. Chu kì;

C. Nhóm;

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm:

- Ô nguyên tố;

- Chu kì;

- Nhóm;

Câu 3. Số hiệu nguyên tử Z là số thứ tự của

A. Chu kì;

B. Ô nguyên tố;

C. Nhóm;

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: B

Giải thích:

Số hiệu nguyên tử Z là số thứ tự của ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Câu 4. Chu kì gồm

A. các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron;

B. các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau;

C. các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số proton;

D. các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng.

Đáp án: A

Giải thích:

Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Câu 5. Bảng tuần hoàn hiện nay gồm

A. 118 nguyên tố, 7 chu kì và 18 nhóm;

B. 108 nguyên tố, 8 chu kì và 18 cột;

C. 118 nguyên tố, 7 chu kì và 18 cột;

D. 108 nguyên tố, 8 chu kì và 8 nhóm.

Đáp án: C

Giải thích:

Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 118 nguyên tố; 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7; và 18 cột trong đó có 8 cột nhóm A (đánh số thứ tự từ IA đến VIIIA) và 10 cột nhóm B.

Câu 6. Số thứ thự nhóm A bằng

A. số electron trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm đó;

B. số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm đó;

C. số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm đó;

D. số hiệu nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm đó.

Đáp án: C

Giải thích:

Số thứ thự nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm đó.

Câu 7. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

A. mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm;

B. mở đầu chu kì là một phi kim điển hình, cuối chu kì là một kim loại điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm;

C. mở đầu chu kì là một khí hiếm (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình;

D. mở đầu chu kì là một phi kim điển hình, cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm.

Câu 8. Khẳng định sai

A. Các nguyên tố hóa học được chia thành 3 loại: kim loại, phi kim và khí hiếm;

B. Các nguyên tố nhóm IA, IIA và IIIA là kim loại (trừ hydrogen và boron);

C. Các nguyên tố ở nhóm VA, VIA là phi kim;

D. Các nguyên tố ở nhóm VIIIA là khí hiếm.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong các nhóm VA, VIA ở phía cuối nhóm vẫn có các nguyên tố kim loại.

Vì vậy, ta chỉ khẳng định: Hầu hết các nguyên tố ở nhóm VA, VIA là phi kim.

Do đó, khẳng định C sai.

Câu 9. Biết nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp electron và 1 electron lớp ngoài cùng. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 11, chu kì 1, nhóm IIIA;

B. ô thứ 10, chu kì 3, nhóm IA;

C. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm IIIA;

D. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: Số thứ tự chu kì = số lớp electron;

Số thứ tự nhóm A = số electron lớp ngoài cùng;

Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử Z = số electron.

Do đó, X có 3 lớp electron nên X ở chu kì 3; 1 electron lớp ngoài cùng nên ở nhóm IA.

Mà lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ 2 có tối đa 8 electron, lớp thứ 3 ngoài cùng có 1 electron nên X có 2 + 8 + 1 = 11 electron. Vậy X ở ô thứ 11.

Câu 10. Cho nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 18. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy xác định thông tin nào dưới đây sai?

A. Y có tên là argon, kí hiệu hóa học là Ar;

B. Y ở ô thứ 18, chu kì 3;

C. Y ở nhóm VIIIA;

D. Y là một phi kim điển hình.

Đáp án: D

Giải thích:

Thông tin sai là D.

Vì Y ở nhóm VIIIA mà nhóm VIIIA là nhóm các nguyên tố khí hiếm. Do đó Y là một nguyên tố khí hiếm.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Nguyên tử

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 6: Hóa trị. Công thức hóa học

1 972 lượt xem
Mua tài liệu