TOP 10 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 6 (Cánh diều 2024) có đáp án: Hóa trị. Công thức hóa học
Bộ 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 6: Hóa trị. Công thức hóa học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 6.
Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên Bài 6: Hóa trị. Công thức hóa học - Cánh diều
Câu 1. Hóa trị là
A. con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác;
B. con số biểu thị khả năng liên kết của các nguyên tử trong cùng một nguyên tố;
C. con số biểu thị khả năng liên kết của phân tử này với phân tử khác;
D. Cả A, B và C đều sai.
Đáp án: A
Giải thích:
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Câu 2. Trong hợp chất
A. H luôn có hóa trị là I;
B. O luôn có hóa trị là II;
C. C luôn có hóa trị là IV;
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong hợp chất, H luôn có hóa trị là I; O luôn có hóa trị là II.
Câu 3. Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, ta có quy tắc hóa trị là
A. tích giữa hóa trị của A và số nguyên tử của B bằng tích giữa hóa trị của B và số nguyên tử của A;
B. hóa trị của A bằng hóa trị của B;
C. tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B;
D. tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của B.
Đáp án: C
Giải thích:
Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, ta có quy tắc hóa trị là tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.
Câu 4. Dựa vào hóa trị và quy tắc hóa trị cho biết mỗi nguyên tử Al có thể liên kết được với bao nhiêu nguyên tử Cl
A. 1;
B. 3;
C. 2;
D. 4.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có hóa trị của Al là III, Cl là I
Giả sử 1 nguyên tử Al liên kết được với x nguyên tử Cl.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: nên x = 3.
Vậy mỗi nguyên tử Al có thể liên kết được với 3 nguyên tử Cl.
Câu 5. Dựa vào hóa trị và quy tắc hóa trị cho biết mỗi nguyên tử Ca có thể liên kết được với bao nhiêu nhóm nguyên tử OH
A. 1;
B. 3;
C. 2;
D. 4.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có hóa trị của Ca là II, nhóm OH là I
Giả sử 1 nguyên tử Ca liên kết được với x nhóm nguyên tử OH.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: nên x = 2.
Vậy mỗi nguyên tử Ca có thể liên kết được với 2 nhóm nguyên tử OH.
Câu 6. Cho nguyên tố X hóa trị II và nguyên tố Y hóa trị III. Trong một phân tử hợp chất tạo thành từ X và Y, Tỉ lệ số nguyên tử của X so với Y là
A. ;
B. ;
C. ;
D. 6.
Đáp án: C
Giải thích:
Giả sử trong một phân tử hợp chất tạo thành từ X và Y có a nguyên tử X và b nguyên tử Y.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
Nên
Do đó, tỉ lệ số nguyên tử của X so với Y là:
Câu 7. Cho công thức hóa học của calcium nitrate là: Ca(NO3)2
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử là
A. 1 Ca, 1 N và 3 O;
B. 1 Ca, 2 N và 5 O;
C. 1 Ca, 1 N và 6 O;
D. 1 Ca, 2 N và 6 O.
Đáp án: D
Giải thích:
Công thức hóa học của calcium nitrate là: Ca(NO3)2 cho biết trong phân tử có:
1 nguyên tử Ca, 2 nhóm NO3. Mà mỗi nhóm NO3 có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử O.
Do đó, trong phân tử có 1 nguyên tử Ca; 2.1 = 2 nguyên tử N; 2.3 = 6 nguyên tử O.
Câu 8. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong hợp chất SO3 là
A. 60%;
B. 40%;
C. 50%;
D. 70%.
Đáp án: A
Giải thích:
Khối lượng của nguyên tố O trong SO3 là: mO = 16.3 = 48 (amu)
Khối lượng của phân tử SO3 là: = 32.1 + 16.3 = 80 (amu)
Phần trăm về của nguyên tố O trong hợp chất SO3 là:
%mO = = = 60%
Câu 9. Hóa trị của N trong hợp chất N2O5 là
A. II;
B. III;
C. I;
D. V.
Đáp án: D
Giải thích:
Gọi hóa trị của N trong hợp chất N2O5 là a.
Vì O có hóa trị II nên áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:
Nên a = V
Vậy N hóa trị V trong hợp chất N2O5.
Câu 10. R là hợp chất của Fe và O, khối lượng phân tử của R là 160 amu. Biết phần trăm khối lượng của O trong R là 30%. Công thức hóa học của R là
A. FeO;
B. Fe2O3;
C. Fe3O4;
D. Không xác định.
Đáp án: B
Giải thích:
Đặt công thức hóa học của R là: FexOy
Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử R là: (amu)
Khối lượng của nguyên tố Fe trong một phân tử R là: 160 – 48 = 112 (amu)
Ta có: 56.x = 112 nên x = 2
16.y = 48 nên y = 3
Vậy công thức hóa học của R là Fe2O3.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 6: Hóa trị. Công thức hóa học
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động
Xem thêm các chương trình khác: