- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh. Những trường hợp được phép áp dụng giảm trừ gia cảnh?
1. Khái niệm giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. Mục đích của việc giảm trừ này là để giảm bớt gánh nặng thuế cho cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc.
Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Điều này có nghĩa là nếu một người phụ thuộc được hai cá nhân khác nhau khai báo, thì chỉ một trong hai cá nhân đó mới được hưởng giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
2. Quy định hiện hành về mức giảm trừ gia cảnh được cập nhật mới nhất
Mức giảm trừ gia cảnh hiện tại được quy định theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, cụ thể như sau:
Mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng.
Mức giảm trừ này giúp người nộp thuế có thể giảm thiểu thu nhập chịu thuế của mình, từ đó giảm gánh nặng thuế phải nộp hàng tháng hoặc hàng năm.
3. Hướng dẫn xác định người phụ thuộc khi áp dụng mức giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân, người phụ thuộc là những người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động.
Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm:
Con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề.
Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động.
Bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động.
Những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Để xác định người phụ thuộc nhằm xét giảm trừ gia cảnh, hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC được áp dụng như sau:
3.1. Người phụ thuộc là con của người nộp thuế
Người phụ thuộc là con của người nộp thuế bao gồm:
Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể:
Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài ở bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (bao gồm cả thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn không vượt quá 1.000.000 đồng.
3.2. Người phụ thuộc khác của người nộp thuế
Vợ hoặc chồng của người nộp thuế phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Cha mẹ (cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ; cha chồng, mẹ chồng; cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp) cũng cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:
Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
Ông bà nội, ngoại; cô dì, cậu chú, bác của người nộp thuế.
Cháu ruột của người nộp thuế (con của anh ruột, chị ruột, em ruột).
Những người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
3.3. Điều kiện để được tính là người phụ thuộc
Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại mục 2.2 phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với người trong độ tuổi lao động:
Phải bị khuyết tật, không có khả năng lao động. Người khuyết tật là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn, ...).
Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn không vượt quá 1.000.000 đồng.
Đối với người ngoài độ tuổi lao động:
Phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn không vượt quá 1.000.000 đồng.
4. Mẫu tờ khai và các điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh
Theo khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, đối với người phụ thuộc theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu như sau:
- Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm: Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài).
Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
- Trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc, nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng theo quy định tại Khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;
- Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Trường hợp cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh trước thời điểm Thông tư 95/2016/TT-BTC có hiệu lực nhưng chưa đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế nêu trên để được cấp mã số thuế cho người phụ thuộc.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc online năm 2024
Điều kiện để đăng ký người phụ thuộc là bố mẹ để giảm trừ gia cảnh?
Quy định đăng ký người phụ thuộc năm 2024