Nhãn phụ hàng hoá là gì ? Cần ghi nhãn phụ như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật

Nhãn phụ hàng hoá là gì ? Cần ghi nhãn phụ như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật

Cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài bắt buộc phải tiến hành ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam cho sản phẩm khi đưa ra thị trường. Vậy nhãn phụ hàng hoá là gì ? Cần ghi nhãn phụ như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhãn phụ hàng hoá là gì ? Cần ghi nhãn phụ như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật

1. Nhãn phụ hàng hoá là gì ?

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

(Khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP)

2. Những hàng hóa nào không phải ghi nhãn phụ?

Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP:

- Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;

- Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.

3. Quy định về vị trí nhãn hàng hóa mới nhất năm 2024

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Trong đó, nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Vị trí nhãn hàng hóa theo Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN đươc quy định như sau:

(1) Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.

Ví dụ 2: ngày sản xuất, hạn sử dụng hoặc định lượng của hàng hóa được in sẵn trên đáy hoặc thân chai, không cùng vị trí với các nội dung khác trên bản in nhãn gắn trên chai nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.

(2) Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài

- Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài.

- Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.

Ví dụ: Hộp trà gồm nhiều gói trà nhỏ bên trong:

+ Trường hợp bán cả hộp trà không bán lẻ các gói trà nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp;

+ Trường hợp bán cả hộp trà và đồng thời tách ra bán lẻ những gói trà nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp trà và các gói trà nhỏ bên trong;

+ Trường hợp thùng carton đựng các hộp trà đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp trà trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó.

(3) Trường hợp bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong thì không bắt buộc ghi nhãn cho bao bì ngoài.

4. Ghi nhãn phụ hàng hóa cần tuân thủ theo những quy định chung gì?

Nhãn phụ hàng hoá là gì ? Cần ghi nhãn phụ như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật

Việc ghi nhãn phụ hàng hóa phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CPNghị định 111/2021/NĐ-CP về nhãn hàng hóa:

"Điều 8. Ghi nhãn phụ

1.Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:

a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.”

5. Ghi nhãn phụ hàng hóa cần tuân thủ theo những quy định chung gì? Dán nhãn phụ trong nhập khẩu hàng hóa có phải đăng ký không?

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa:

"3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”

Theo đó thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.

Cần lưu ý kĩ là nội dung ghi trên nhãn phụ hàng hóa phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

6. Dán nhãn phụ hàng hóa trong nhập khẩu có phải đăng ký không?

Trách nhiệm về ghi nhãn hàng hóa thuộc về tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:

"Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.

4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này."
Khi ghi và dán nhãn phụ công ty không phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc xin phép trừ khi công ty muốn dãn nhãn phụ ngay tại kho ngoại quan thì chỉ được thực hiện khi được cho phép.