Mẫu giấy ủy quyền của người nước ngoài (song ngữ) chuẩn quy định mới nhất 2025
Mẫu giấy ủy quyền của người nước ngoài (song ngữ) chuẩn quy định mới nhất 2025

1. Mẫu giấy ủy quyền của người nước ngoài (song ngữ) chuẩn quy định mới nhất 2025

Người nước ngoài khi sinh sống, làm việc hoặc đầu tư tại Việt Nam có thể cần ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác để thực hiện một số công việc thay mặt mình. Để giấy ủy quyền có giá trị pháp lý, cần đảm bảo nội dung song ngữ rõ ràng, đầy đủ theo quy định hiện hành. Tham khảo mẫu ngay sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM)
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Independence - Freedom - Happiness)

GIẤY ỦY QUYỀN

POWER OF ATTORNEY

BÊN ỦY QUYỀN (THE PRINCIPAL):

Họ và tên (Full name): ________________________

Quốc tịch (Nationality): ________________________

Hộ chiếu số (Passport No.): ________________________

Địa chỉ (Address): ________________________

Số điện thoại (Phone number): ________________________

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (THE ATTORNEY-IN-FACT):

Họ và tên (Full name): ________________________

CMND/CCCD/Hộ chiếu số (ID/Passport No.): ________________________

Địa chỉ (Address): ________________________

Số điện thoại (Phone number): ________________________

NỘI DUNG ỦY QUYỀN (SCOPE OF AUTHORIZATION):

Bên ủy quyền đồng ý ủy quyền cho bên được ủy quyền thực hiện các công việc sau:

(The Principal authorizes the Attorney-in-Fact to perform the following tasks:)

- _________________________________________

- _________________________________________

THỜI HẠN ỦY QUYỀN (DURATION OF AUTHORIZATION):

Từ ngày (From date): ___/___/______ Đến ngày (To date): ___/___/______

CAM KẾT CỦA CÁC BÊN (COMMITMENTS OF THE PARTIES):

Hai bên cam kết thực hiện đúng nội dung ủy quyền, tuân thủ pháp luật hiện hành.

(Both parties commit to executing this authorization in compliance with the law.)

BÊN ỦY QUYỀN (PRINCIPAL)

(Ký, ghi rõ họ tên / Sign & Full Name)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (ATTORNEY-IN-FACT)

(Ký, ghi rõ họ tên / Sign & Full Name)

2. Thời hạn của giấy ủy quyền là bao lâu mới nhất 2025?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.

Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:

  • Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
  • Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
  • Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Thời hạn của giấy ủy quyền là bao lâu mới nhất 2025?
Thời hạn của giấy ủy quyền là bao lâu mới nhất 2025?

3. Giấy ủy quyền có cần công chứng không?

Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.

Theo quy định tại Luật Công chứng hiện nay thì không có thủ tục công chứng giấy ủy quyền mà chỉ đề cập tới việc công chứng ủy quyền.

Thông thường, giấy ủy quyền được sử dụng cho trường hợp ủy quyền đơn giản. Đối với những trường hợp phức tạp thì các bên sẽ sử dụng hợp đồng ủy quyền. Do vậy, giấy ủy quyền không phải công chứng.

Tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến giấy ủy quyền như sau:

Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Như vậy, giấy ủy quyền chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Giấy ủy quyền có giá trị pháp lý không?

Có, giấy ủy quyền có giá trị pháp lý nếu được lập đúng quy định, có đầy đủ thông tin các bên, nội dung ủy quyền rõ ràng và có chữ ký của bên ủy quyền.

4.2. Người nước ngoài có thể ủy quyền cho người Việt Nam không?

Có, nhưng giấy ủy quyền có thể cần công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự tùy theo quy định pháp luật của Việt Nam và quốc gia của người ủy quyền.

4.3. Có thể ủy quyền bằng lời nói không?

Trong một số trường hợp đơn giản, có thể ủy quyền bằng lời nói. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp, ủy quyền nên được lập thành văn bản.

4.4. Có thể sửa đổi nội dung giấy ủy quyền không?

Có, nhưng phải có sự đồng ý của cả hai bên và thường cần lập một văn bản sửa đổi hoặc giấy ủy quyền mới.

4.5. Giấy ủy quyền có thể sử dụng để rút tiền ngân hàng không?

Có, nhưng ngân hàng thường yêu cầu giấy ủy quyền theo mẫu riêng và có công chứng hoặc xác nhận của chính quyền địa phương.

4.6. Có thể ủy quyền cho nhiều người cùng lúc không?

Có, nhưng nội dung giấy ủy quyền phải nêu rõ phạm vi, quyền hạn của từng người để tránh tranh chấp hoặc mâu thuẫn khi thực hiện.

4.7. Người được ủy quyền có thể từ chối nhận ủy quyền không?

Có, người được ủy quyền không bắt buộc phải nhận ủy quyền nếu họ không đồng ý hoặc thấy công việc không phù hợp.

4.8. Ủy quyền có thể chấm dứt trước thời hạn không?

Có, nếu bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền muốn chấm dứt trước hạn, họ có thể lập văn bản hủy bỏ ủy quyền và thông báo cho các bên liên quan.