- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Mã số thuế (138)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Bảo hiểm xã hội (80)
- Tiền lương (78)
- Tạm trú (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Lao động (45)
- Căn cước công dân (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thai sản (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Đăng ký mã số thuế (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Dân sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hưởng BHTN (18)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Thuế môn bài (17)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Nộp thuế (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Đầu tư (14)
- Người phụ thuộc (14)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Công ty TNHH (13)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
Làm cách nào để lấy lại được tiền khi chuyển khoản nhầm?
1. Quy định của pháp luật về việc chuyển tiền nhầm tài khoản
Dưới đây là những quy định của pháp luật trong trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản đối với các bên liên quan:
- Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người chiếm hữu tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả chủ sở hữu tài sản đó. Nếu không tìm được chủ sở hữu thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý (trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự 2015).
- Khoản 3 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi khách hàng bằng cách từ chối việc điều tra, phong tỏa, trích chuyển tiền gửi của khách hàng trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc nhận được sự đồng ý của khách hàng.
- Điểm a khoản 1; điểm c, d khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định chủ tài khoản có quyền sử dụng tiền trong tài khoản thực hiện giao dịch hợp pháp và có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán khi phát hiện sự nhầm lẫn trên tài khoản. Ngoài ra, chủ tài khoản phải phối hợp hoàn trả lại khoản tiền nhầm lẫn được chuyển vào tài khoản của mình.
Dựa vào các quy định trên, người nhận có nghĩa vụ hoàn trả tiền được chuyển nhầm vào tài khoản. Nếu người nhận không phối hợp hoàn trả số tiền và sử dụng số tiền đó, người chuyển có quyền khiếu nại theo quy định. Hình phạt cho hành vi sử dụng tiền chuyển nhầm dưới 10 triệu là xử phạt hành chính 02-05 triệu đồng, nếu số tiền đó lớn hơn 10 triệu, người sử dụng có thể bị truy cứu hình sự với tội danh “Chiếm giữ trái phép tài sản”.
2. Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng
Trong trường hợp chuyển tiền nhầm đến tài khoản cùng ngân hàng, bạn có thể lấy lại tiền bằng cách sau:
Bước 1: Đến văn phòng giao dịch của ngân hàng và yêu cầu nhân viên hỗ trợ.
Bước 2: Cung cấp các thông tin bao gồm CMND/CCCD, hóa đơn chứng minh giao dịch chuyển tiền nhầm,...
Bước 3: Nhân viên ngân hàng xác minh thông tin và liên hệ với chủ tài khoản nhân tiền để yêu cầu hoàn trả số tiền. Có 2 trường hợp xảy ra:
- Người nhận nhầm chưa sử dụng số tiền đã chuyển nhầm: Ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa tài khoản người nhận nhầm và hoàn lại số tiền chuyển nhầm cho bạn.
- Người nhận nhầm đã sử dụng số tiền này: Ngân hàng sẽ đưa ra yêu cầu và quy định thời gian tối đa để hoàn trả. Nếu quá thời gian quy định mà người nhận vẫn chưa hoàn trả, ngân hàng sẽ thông báo đến bạn để khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản khác ngân hàng
Trong trường hợp chuyển tiền nhầm đến tài khoản khác ngân hàng, quy trình để lấy lại tiền cũng tương tự như phần trên. Người chuyển nhầm cần đến văn phòng giao dịch của ngân hàng nơi mở tài khoản và cung cấp các giấy tờ chứng minh liên quan. Nhân viên ngân hàng sẽ liên hệ với ngân hàng thụ hưởng và chủ tài khoản để hỗ trợ quý khách lấy lại tiền. Tuy nhiên, thời gian xử lý sẽ lâu hơn trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản khác ngân hàng.
4. Mất bao lâu thì lấy lại được tiền chuyển nhầm tài khoản?
Thời gian lấy lại được tiền khi chuyển nhầm tài khoản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là quá trình trao đổi với chủ tài khoản nhận nhầm tiền. Nếu chủ tài khoản nhận nhầm có thiện chí, thời gian lấy lại tiền sẽ được rút ngắn, khoảng 3 - 7 ngày làm việc. Thời gian quy định tối đa để lấy lại tiền là 10 - 15 ngày làm việc. Nếu sau thời gian này, quý khách chưa nhận được tiền hoàn trả thì có thể tiến hành khởi kiện và mất khoảng vài tuần đến vài tháng mới nhận lại được tiền của mình.
5. Lưu ý để tránh việc chuyển tiền nhầm tài khoản
Để tránh tình trạng chuyển tiền nhầm tài khoản, quý khách cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nhập chính xác số tài khoản thụ hưởng.
- Kiểm tra lại thông tin của người nhận trước khi chuyển bao gồm họ tên, số tài khoản, tên ngân hàng thụ hưởng.
- Nếu chuyển khoản với số tiền lớn, quý khách có thể đến trực tiếp tại quầy giao dịch để được hỗ trợ.
- Lưu số tài khoản người thụ hưởng trên ứng dụng Mobile Banking sau lần giao dịch đầu tiên để tránh sai sót khi nhập lại thông tin trong lần giao dịch sau.
6. Nhận tiền chuyển khoản nhầm, phải làm gì để không dính bẫy lừa đảo?
Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người nhận cần lưu ý: Không sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân và chỉ làm việc với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng.
Người dân có thể chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo về việc nhận tiền chuyển nhầm hoặc đợi đại diện ngân hàng liên hệ làm việc.
Nếu nhận được điện thoại từ ngân hàng, cần kiểm tra xem đó có đúng là số điện thoại của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.
Trường hợp khoản tiền chuyển nhầm có giá trị nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại.
Còn đối với số tiền lớn, chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh hay thậm chí là liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.
7. Tiêu tiền người khác chuyển khoản nhầm, người nhận có phạm tội không?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, việc không trả lại số tiền bị chuyển nhầm sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật.
Trong đó, Điều 579 Bộ luật Dân sự nêu rõ, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, khi được người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản, người nhận nên liên hệ với ngân hàng để giải quyết để tránh vi phạm pháp luật.
Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép dưới 10 triệu đồng, người thực hiện vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép trên 10 triệu đồng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Như vậy, nếu sử dụng, chiếm đoạt số tiền từ 10 - 200 triệu đồng do được người khác chuyển nhầm, người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu chiếm đoạt số tiền trên 200 triệu do người khác chuyển nhầm, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 - 05 năm.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thời hạn cấp đổi, cấp lại, sử dụng thẻ căn cước công dân là bao lâu?
Căn cước công dân được cấp tại đâu ?
Thủ tục đăng ký thường trú năm 2024
Thay đổi thông tin thường trú có cần đổi CCCD không?