- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (81)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Thừa kế (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Cách tính thuế giá trị gia tăng ngược chi tiết nhất
1. Cách tính thuế giá trị gia tăng ngược như thế nào?
- Trong trường hợp số tiền người mua phải thanh toán đối với hàng hóa đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, nếu muốn biết số thuế giá trị gia tăng phải đóng cho hàng hóa đó là bao nhiều thì cần phải tính thuế giá trị gia tăng ngược.
- Công thức tính thuế giá trị gia tăng ngược như sau:
- Số tiền trước thuế = Giá trị hàng hóa đã bao gồm thuế giá trị gia tăng : (1 + thuế suất)
- Số tiền thuế phải đóng = Số tiền trước thuế x thuế suất
Ví dụ: Giá trị hàng hóa 110.000.000 đồng (đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng). Như vậy:
- Số tiền trước thuế = 110.000.000 đồng : (1 + 10%) = 100.000.000 đồng.
- Số tiền thuế phải đóng = 100.000.000 đồng x 10% = 10.000.000 đồng.
2. Thuế giá trị gia tăng là gì?
- Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu sẽ cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Như vậy, người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế là người tiêu dùng nhưng người đóng thuế giá trị gia tăng là các cơ sở kinh doanh.
- Căn cứ vào Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
3. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Căn cứ Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
- Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
- Hộ, cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay.
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
- Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
4. Ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế do Nhà nước quy định, có ý nghĩa như sau:
- Thuế giá trị gia tăng góp phần làm tăng ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, điều chỉnh thu nhập.
- Thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện cho sản phẩm, hàng hóa nội địa xuất khẩu cạnh tranh trên trường quốc tế.
- Thuế giá trị gia tăng góp phần giúp bảo vệ nền sản xuất, kinh doanh nội địa.
Bài viết trên là những nội dung liên quan đến Cách tính thuế giá trị gia tăng ngược như thế nào? mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn đọc.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Giá tính thuế GTGT là gì?
Giá tính thuế GTGT xác định là giá tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa tính trừ khoản phí tốn) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được chưa gồm thuế GTGT. Đối với trường hợp này, giá tính thuế xác định là giá thanh toán ghi trong hợp đồng dịch vụ chưa gồm thuế GTGT.
5.2. Thuế ngược là gì?
Tính thuế VAT ngược là việc xác định thuế GTGT phải đóng cho 1 hàng hóa, dịch vụ nào đó trong trường hợp giá bán của hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm thuế GTGT. Hoặc bạn cũng có thể hiểu ngắn gọn, tính thuế VAT ngược là tính giá trước thuế.
5.3. VAT là thuế gì?
VAT (tên tiếng Anh: Value Added Tax) là viết tắt của thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT), một loại thuế được áp dụng trên giá trị gia tăng của một sản phẩm, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến khi tới tay người tiêu dùng, được nộp vào ngân sách của Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
5.4. Khi nào phải nộp thuế GTGT?
Căn cứ vào Điều 44, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT như sau: Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tiêu chí khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập theo quý
- Cách xác định giá tính thuế giá trị gia tăng
- Cách tính thuế giá trị gia tăng khi mua căn hộ chung cư
- Quy định về lập tờ khai bổ sung thuế giá trị gia tăng
- Thuế giá trị gia tăng đối với hoa hồng đại lý bảo hiểm
- Thuế gia trị giá tăng nộp thừa thì xử lý như thế nào?