Các lý do xin nghỉ phép thuyết phục đúng quy định mới nhất 2025
Các lý do xin nghỉ phép thuyết phục đúng quy định mới nhất 2025

1. Các lý do xin nghỉ phép thuyết phục đúng quy định mới nhất 2025

Dưới đây là một số lý do xin nghỉ phép thuyết phục và đúng quy định theo cập nhật mới nhất năm 2025:

  • Lý do sức khỏe

Sức khỏe cá nhân là yếu tố quan trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc xin nghỉ phép để khám bệnh, điều trị, hoặc hồi phục sức khỏe được coi là lý do hợp lý, đặc biệt khi có giấy xác nhận từ cơ sở y tế.

  • Chăm sóc gia đình

Nghỉ phép để chăm sóc thành viên gia đình bị ốm, gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hoặc cần hỗ trợ đặc biệt là lý do được nhiều nơi làm việc chấp thuận.

  • Lý do cá nhân đặc biệt

Những lý do như tham dự đám cưới, đám tang, hoặc các sự kiện quan trọng trong gia đình đều là những trường hợp phù hợp để xin nghỉ phép.

  • Thai sản và chăm sóc con nhỏ

Phụ nữ mang thai, sinh con, hoặc cha mẹ cần thời gian chăm sóc con nhỏ theo quy định đều có quyền nghỉ phép hợp lý.

  • Hoàn thành các thủ tục hành chính

Một số công việc hành chính như gia hạn giấy tờ tùy thân, giải quyết tranh chấp pháp lý, hoặc tham gia các kỳ thi quan trọng cũng là lý do thuyết phục.

  • Du lịch và tái tạo năng lượng

Pháp luật hiện hành khuyến khích người lao động sử dụng ngày phép năm để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động nhằm duy trì hiệu suất làm việc lâu dài.

Lưu ý:

  • Lý do xin nghỉ phép phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục. Ghi rõ thời gian nghỉ phép, ngày bắt đầu nghỉ, ngày kết thúc, ngày bắt đầu trở lại công việc. Đồng thời cũng nêu rõ các công việc bàn giao và người được bàn giao trong quá trình nghỉ phép.
  • Người lao động cần đảm bảo tuân thủ quy trình xin nghỉ phép do doanh nghiệp quy định.
  • Việc cung cấp giấy tờ minh chứng (nếu cần) sẽ giúp lý do xin nghỉ thêm thuyết phục.

2. Mẫu đơn xin nghỉ phép thuyết phục mới nhất 2025

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi – Ban Giám Đốc Công Ty: ………………………………………

– Phòng Hành chính – Nhân sự

Tôi tên là : …………………………………….……………

Chức vụ: ………………………………………………….

Bộ phận: ………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………….

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám Đốc chấp thuận cho tôi được nghỉ phép trong thời gian ….. ngày (Kể từ ngày…… đến hến ngày …..)

Lý do xin nghỉ phép:

………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………

Tôi đã bàn giao công việc cho :……………………………………..Bộ phận: ……………………

Các công việc được bàn giao:

……………………………………………………………………………………

Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng.

Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.

…….., ngày… tháng.… năm…….

Trưởng Bộ phận

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Lưu ý khi trình bày mẫu đơn xin nghỉ phép:

  • Người lao động cần điền đầy đủ các thông tin liên quan đến Bộ phận xét duyệt nghỉ phép như công ty, cơ quan, đơn vị, v.vv..; các thông tin cá nhân như tên gọi, bộ phận công tác cũng như số điện liên hệ phòng trường hợp có sự cố xảy ra đang nghỉ phép.

Ví dụ: Kính gửi: Ban Giám đốc công ty ABC, Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự, Trưởng phòng Marketing.

Tên tôi là: Nguyễn Thị Lan, Chức vụ: Chuyên viên Marketing, Bộ phận Marketing, SĐT: 0987654321.

  • Cần ghi rõ lý do xin nghỉ, lý do càng chi tiết, càng hợp lý thì đơn xin nghỉ càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.

Ví dụ: Do tình hình sức khỏe của tôi hiện tại không ổn định, tôi đã đi khám và bác sĩ yêu cầu tôi nghỉ ngơi hoàn toàn trong 3 ngày để phục hồi, tránh ảnh hưởng đến công việc lâu dài. Vì vậy, tôi xin phép nghỉ phép từ ngày 28/12/2024 đến hết ngày 30/12/2024.

  • Người làm đơn phải nêu rõ thời gian xin nghỉ phép là bao nhiêu ngày, thời gian bắt đầu nghỉ và thời gian đi làm trở lại trong đơn xin nghỉ phép.

Ví dụ: Kính đề Ban giám đốc công ty/ Ban giám đốc cơ quan, Trưởng Phòng HC-NS và Trưởng bộ phận Marketing cho tôi xin phép nghỉ 03 ngày, từ ngày 28/12/2024 đến hết ngày 30/12/2024. Tôi sẽ quay lại làm việc vào ngày 31/12/2024.

  • Người lao động cần ghi rõ họ tên, chức vụ, bộ phận, thông tin của người thay thế đảm nhận phần việc trong thời gian nghỉ phép.
  • Người lao động cũng nên ghi rõ các chi tiết công việc bàn giao. Càng chi tiết bao nhiêu, người thay thế càng thực hiện dễ dàng bấy nhiêu và thuận lợi cho quá trình xét duyệt phép.
  • Tùy từng quy định và quy mô của từng doanh nghiệp, người lao động có thể nộp đơn trực tiếp, gửi qua Email, Skype, Zalo,… hoặc bất cứ hình thức nào thay vì nộp trực tiếp.

3. Nghỉ phép năm quy định mới nhất 2025 thế nào?

3.1. Số ngày nghỉ phép trong năm quy định mới nhất 2025. Cách tính số ngày nghỉ phép năm theo thâm niên?

Số ngày nghỉ phép trong năm là 12, 14 hoặc 16 ngày tùy thuộc vào tính chất công việc, điều kiện làm việc. Theo quy định Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về số ngày nghỉ phép trong năm như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Cụ thể, tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Ví dụ: Người lao động làm việc đủ 12 tháng, làm công việc trong điều kiện bình thường được nghỉ phép trong năm là 12 ngày làm việc. Khi có đủ từ 5 năm làm việc cho 1 người lao động trở lên thì số ngày nghỉ phép năm tăng lên 13 ngày.

3.2. Nghỉ phép phải xin trước mấy ngày?

Hiện tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không có quy định về thời gian báo trước khi xin nghỉ phép.

Trên thực tế, việc nghỉ phép năm yêu cầu người lao động phải thông báo trước với người sử dụng lao động, thời gian thông báo cụ thể không được quy định rõ trong luật mà phụ thuộc vào nội quy lao động của từng doanh nghiệp. Thông thường, các công ty yêu cầu người lao động nộp đơn xin nghỉ phép ít nhất từ 1 đến 3 ngày trước ngày dự kiến nghỉ, đặc biệt với trường hợp nghỉ dài ngày có thể cần thông báo sớm hơn. Đối với các tình huống nghỉ phép ngắn hạn hoặc đột xuất vì lý do cá nhân khẩn cấp, người lao động cần thông báo ngay lập tức hoặc sớm nhất có thể.

Nghỉ phép phải xin trước mấy ngày?
Nghỉ phép phải xin trước mấy ngày?

3.3. Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm được tính thế nào?

Tại Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác

…3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Theo đó, tiền lương ngày phép chưa nghỉ được tính theo công thức sau:

Tiền lương ngày phép chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết = (Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề : Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề) x Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

Giả sử:

  • Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề: 10.000.000 đồng.
  • Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề: 20 ngày.
  • Số ngày phép chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết: 3 ngày.
  • Bước 1: Tính tiền lương một ngày làm việc

=> Tiền lương một ngày = 10.000.000 : 20 = 500.000 đồng.

  • Bước 2: Tính tiền lương ngày phép chưa nghỉ

=> Tiền lương ngày phép chưa nghỉ = 500.000 x 3 = 1.500.000 đồng.

Kết quả: Nhân viên sẽ nhận thêm 1.500.000 đồng cho 3 ngày phép chưa nghỉ.

Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm được tính thế nào?
Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm được tính thế nào?

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Thời gian thử việc có được tính để hưởng ngày nghỉ hằng năm không?

Có, nếu sau thời gian thử việc, người lao động được nhận vào làm việc chính thức tại doanh nghiệp.

4.2. Nghỉ vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp có được tính là ngày làm việc để tính phép năm không?

Có, nhưng tổng thời gian nghỉ do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp không được vượt quá 06 tháng cộng dồn trong một năm.

4.3. Nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính để hưởng ngày nghỉ hằng năm không?

Có, toàn bộ thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội được tính là thời gian làm việc để hưởng ngày nghỉ hằng năm.

4.4. Nếu nhân viên gắn bó trên 5 năm thì cứ 1 năm sẽ được tính bao nhiêu ngày nghỉ?

Để được cộng thêm số ngày phép theo thâm niên, người lao động phải làm việc cho 01 người sử dụng lao động từ đủ 05 năm trở lên. Cứ đủ 05 năm làm việc, người lao động sẽ nghỉ thêm 01 ngày phép.­

4.5. Làm 10 năm thì được bao nhiêu ngày phép?

Làm việc từ năm thứ 10 đến hết năm thứ 15, người lao động được cộng thêm 02 ngày phép/năm, tức là có 14 phép/1 năm trong trường hợp lao động điều kiện bình thường.

4.6. Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ?

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi năm người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và được hưởng nguyên lương, cụ thể:

  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  • Tết Âm lịch: 05 ngày;
  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
  • Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

4.7. Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để chuyển ngày phép của năm nay sang năm sau.