Chương VII Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Số hiệu: | 145/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2021 |
Ngày công báo: | 28/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1203 đến số 1204 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với nghề đặc thù
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Theo đó, khi NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với những NLĐ này thì thời hạn báo trước như sau:
- Ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;
- Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.
Trong đó, ngành, nghề, công việc đặc thù ở đây bao gồm:
- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay;
- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
1. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
1. Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
a) Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
b) Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
3. Văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.Bổ sung
1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).
3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
1. Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.
2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.
3. Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
4. Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc.
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.
2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
1. Ngoài các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động, các công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khác gồm:
a) Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh;
b) Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao;
c) Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm;
d) Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
3. Các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chapter VII
WORKING HOURS, REST PERIODS
Article 58. Time periods included in paid working hours
1. Rest breaks prescribed in Clause 2 Article 64 of this Decree.
2. Work-specific breaks.
3. Breaks that are necessary and accounted for in productivity norms due to natural human needs.
4. Rest periods to which female employees that are pregnant, raising a child under 12 months of age or during menstruation are entitled as prescribed in Clause 2 and Clause 4 Article 137 of the Labor Code.
5. Work suspension periods through no fault of the employees.
6. Periods of meetings, learning, training required or accepted by the employer.
7. Time periods over which trainees and apprentices directly perform or participate in performance of work as prescribed in Clause 5 Article 61 of the Labor Code.
8. Time periods over which employees who are members of the management board of the internal employee representative organization are employed to perform the duties prescribed Clause 2 Decree Clause 3 Article 176 of the Labor Code.
9. Time spent on health check-up, medical examination for occupational diseases, medical evaluation for determination of work capacity reduction due to occupational accidents or diseases if arranged or required by the employer.
10. Time spent on registration and medical examination for military service if the employees are paid for as prescribed by military service laws.
Article 59. Employees’ consent to overtime work
1. Except for the cases specified in Article 108 of the Labor Code, the employer must obtain the employees’ consent to the following matters when organizing overtime work:
a) Overtime hours;
b) Overtime location;
c) Overtime works.
2. In case the employees’ consent is made into a separate document, refer to form No. 01/PLIV in Appendix IV hereof.
1. The total overtime must not exceed 50% of normal working hours in 01 day if the overtime occurs within a normal working day, except for the cases specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. In case the employer has regulations on weekly normal working hours, the normal working hours plus overtime must not exceed 12 hours in 01 day.
3. In case of part-time employment prescribed in Article 32 of the Labor Code, the normal working hours plus overtime hours must not exceed 12 hours in 01 day.
4. The total overtime hours must not exceed 12 hours a day during public holidays and weekly days off.
5. The periods specified in Clause 1 Article 58 are deductible when calculating the total overtime hours in the month or year for determination of conformity prescribed in Point b and Point c Clause 2 Article 107 of the Labor Code.
Article 61. Cases in which overtime work exceeding 200 hours but not exceeding 300 hours is permissible
In addition to the cases specified in Point a, Point b, Point c, Point d Clause 3 Article 107 of the Labor Code, overtime work exceeding 200 hours but not exceeding 300 hours is permissible in the following cases:
1. The works are urgent and cannot be delayed due to objective factors that are directly relevant to performance of state agencies and units, except the cases specified in Article 108 of the Labor Code.
2. Provision of public services; medical services; educational and vocational training services.
3. Production and business operation works at enterprises whose normal working hours do not exceed 44 hours per week.
Article 62. Notification of overtime work exceeding 200 hours but not exceeding 300 hours per year
1. When organizing overtime work that is exceeding 200 hours but not exceeding 300 hours per year, the employer shall notify the Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs of:
a) The province where the overtime work takes place;
b) The province where the employer is headquartered if it is different from the province mentioned in Point a of this Clause.
2. The notification shall be sent within 15 days from the initiation date of the overtime work.
3. The notification shall be prepared according to Form No. 02/PLIV in Appendix IV hereof.
Article 63. Shifts and organization of shift work
1. A shift is a period of time that begins when an employee starts work and ends when he/she finishes and hand over the work to another, including working time and rest break.
2. Organization of shift work means assignment of at least 02 people or 02 groups of people who take turn to work in the same position in 24 hours.
3. Employees may do multiple consecutive shifts and include the rest break prescribed in Clause 1 Article 109 of the Labor Code in working time if the shifts are organized in accordance with Clause 2 of this Article and fully satisfy the following conditions:
a) A shift lasts at least 06 hours;
b) The break time between two shifts does not exceed 45 minutes.
1. The minimum rest break of 45 consecutive minutes prescribed Clause 1 Article 109 of the Labor Code apply to employees who work at least 06 hours per day, including at least 03 hours of night work as prescribed in Article 106 of the Labor Code.
2. The rest break included in working time of employees doing consecutive shifts mentioned in Clause 3 Article 63 of this Decree shall not be shorter than 30 minutes (or 45 minutes for night work).
3. The employer shall decide the time of rest break, which must not be at the beginning or the end of a shift.
4. Except for the case of doing consecutive shifts specified in Clause 3 Article 63 of this Decree, it is recommended that the employer and employees negotiate inclusion of rest breaks in working time.
Article 65. Periods included in working time as the basis for calculation of annual leave
1. Vocational training and apprenticeship period prescribed in Article 61 of the Labor Code if the employee works for the employer after the end of the vocational training or apprenticeship period.
2. Probation period if the employee keeps working for the employer after the end of the probation period.
3. Personal leave prescribed in Clause 1 Article 115 of the Labor Code.
4. Unpaid leave if accepted by the employer and not exceeding 01 month per year totally.
5. Leave taken due to occupational accidents or diseases if not exceeding 6 months totally.
6. Sick leave if not exceeding 02 months per year totally.
7. Maternal leave prescribed by social insurance laws.
8. Period of performance of duties of the internal employee representative organization that is included in working time as prescribed by law.
9. Work suspension and leave through no fault of the employee.
10. Suspension period after which the employee is exonerated or exempt from disciplinary actions.
Article 66. Determination of annual leave days in special cases
1. The number of annual leave days of an employee who has worked for less than 12 months mentioned in Clause 2 Article 113 of the Labor Code equals (=) annual leave days plus (+) extra leave days (if any) divided by (:) 12 months multiplied by (x) actual working months in the year.
2. In case an employee has an incomplete month of work, it will be considered a complete month (01 month) if the total working days and paid leave days (holidays, annual leave, personal leave prescribed in Article 112, Article 113, Article 114 and Article 115 of the Labor Code) make up of at least 50% of the normal working days of the month.
3. The entire period of time over which the employee works at state organizations and state-owned enterprises shall be included in the working time as the basis for determination of extra leave days according to Article 114 of the Labor Code if the employee keeps working at such state organizations and state-owned enterprises.
Article 67. Travel allowances, salary during travel, annual leave and other paid leave days
1. Travel allowances and salary during travel in addition to annual leave prescribed in Clause 6 Article 113 of the Labor Code shall be negotiated by both parties.
2. The salary as the basis for paying an employee during paid personal leave, annual leave and public holidays according to Article 112, Clause 1 and Clause 2 Article 113, Article 114, Clause 1 Article 115 of the Labor Code is the salary written in his/her employment contract that is effective at that time.
3. The salary as the basis for paying an employee for untaken annual leave days according to Clause 3 Article 113 of the Labor Code is the salary written in his/her employment contract of the month preceding the month in which the employee resigns or loses his/her job.
Article 68. Some works with unusual working hours and rest periods
1. In addition to the works of special nature specified in Article 116 of the Labor Code, the following works have unusual working hours and rest periods:
a) Natural disaster, fire and epidemic response;
b) Sports and fitness-related works;
c) Production of drugs and biological vaccines;
d) Operation, maintenance, repair of gas distribution pipelines and gasworks.
2. The Minister of Labor, War Invalid and Social Affairs shall specify the working hours and rest periods of employees doing seasonal works and order-based processing works.
3. Other Ministries and central authorities shall specify working hours and rest periods of the works of special nature listed in Article 116 of the Labor Code and Clause 1 of this Article after reaching a consensus with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực