- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (224)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- VNeID (23)
- Nghỉ phép (23)
- Bảo hiểm (22)
- Nghỉ việc (21)
- Xây dựng (21)
- Nhận con nuôi (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Định danh (21)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
10 lưu ý quan trọng về chế độ nghỉ phép năm mới nhất 2025
1. Nghỉ phép năm là gì?
Nghỉ phép năm hay còn được gọi là nghỉ hằng năm là một trong những quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng trong một năm khi làm việc cho cho một doanh nghiệp, hay tổ chức.
Nghỉ hàng năm hiện nay được quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, theo đó, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng. Tùy vào quy định của mỗi doanh nghiệp, tính chất công việc mà người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm khác nhau.
2. Số ngày nghỉ phép trong năm quy định mới nhất 2025
Số ngày nghỉ phép trong năm là 12, 14 hoặc 16 ngày tùy thuộc vào tính chất công việc, điều kiện làm việc. Theo quy định Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về số ngày nghỉ phép trong năm như sau:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
3. Cách tính số ngày nghỉ phép năm theo thâm niên?
Người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Cụ thể, tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy, đối với người lao động nghỉ phép hằng năm sẽ tăng theo thâm niên, cụ thể là người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Ví dụ: Người lao động làm việc đủ 12 tháng, làm công việc trong điều kiện bình thường được nghỉ phép trong năm là 12 ngày làm việc. Khi có đủ từ 5 năm làm việc cho 1 người lao động trở lên thì số ngày nghỉ phép năm tăng lên 13 ngày.
4. Nghỉ phép phải xin trước mấy ngày?
Hiện tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không có quy định về thời gian báo trước khi xin nghỉ phép.
Trên thực tế, việc nghỉ phép năm yêu cầu người lao động phải thông báo trước với người sử dụng lao động, thời gian thông báo cụ thể không được quy định rõ trong luật mà phụ thuộc vào nội quy lao động của từng doanh nghiệp. Thông thường, các công ty yêu cầu người lao động nộp đơn xin nghỉ phép ít nhất từ 1 đến 3 ngày trước ngày dự kiến nghỉ, đặc biệt với trường hợp nghỉ dài ngày có thể cần thông báo sớm hơn. Đối với các tình huống nghỉ phép ngắn hạn hoặc đột xuất vì lý do cá nhân khẩn cấp, người lao động cần thông báo ngay lập tức hoặc sớm nhất có thể.
5. Thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là khoảng thời gian nào?
Thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
6. Được nhận tối đa bao nhiêu tiền tạm ứng lương khi nghỉ phép năm?
Pháp luật chỉ quy định mức lương tạm ứng tối thiểu mà không quy định mức tối đa cho trường hợp này.
Tại Khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tạm ứng lương như sau:
Tạm ứng tiền lương
...
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó, khi nghỉ phép năm, người lao động được tạm ứng lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra mức tạm ứng lớn hơn tiền lương những ngày nghỉ.
7. Có được gộp ngày phép nghỉ 1 lần không? Được gộp ngày nghỉ phép năm tối đa bao nhiêu ngày?
Người lao động được phép gộp ngày phép để nghỉ một lần, tối đa 03 năm một lần.
Cụ thể, Khoản 4 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Quy định về gộp ngày nghỉ hằng năm nêu trên có thể hiểu theo nhiều cách do hiện nay chưa có quy định giải thích cụ thể:
- Cách 1: Người lao động có 12 ngày phép năm, nếu gộp 3 năm thì người lao động sẽ nghỉ 1 lần 36 ngày phép năm (chỉ được nghỉ gộp, không được nghỉ riêng lẻ, trường hợp nghỉ riêng lẻ thì được xem là nghỉ không hưởng lương);
- Cách 2: Người lao động có 12 ngày phép năm, tùy doanh nghiệp sẽ quy định chỉ được nghỉ gộp trong 2 năm hoặc 3 năm. Tuy nhiên, có thể vận dụng như năm 2023 có 12 ngày phép năm, người lao động đã nghỉ 6 ngày, còn lại 6 ngày chuyển sang nghỉ phép năm 2024. Như vậy, năm 2024 người lao động có tổng cộng 18 ngày phép năm, và người lao động phải sử dụng hết 18 ngày phép năm đó, không được chuyển sang nghỉ gộp cho năm 2025 (18 ngày này người lao động được nghỉ nhiều lần/năm theo thỏa thuận);
- Cách 3: Người lao động có 12 ngày phép năm, trong năm 2023 đã nghỉ 6 ngày, còn 6 ngày chuyển sang năm 2024. Tuy nhiên, 6 ngày này chỉ được sử dụng 1 lần cho năm 2024 (nếu lần nghỉ đó chỉ nghỉ 4 ngày thì 2 ngày còn lại tự bị hủy). Trong năm 2024, người lao động nếu nghỉ lần tiếp theo thì sử dụng 12 ngày phép năm chính thức của năm.
- Cách 4: Người lao động có 12 ngày phép năm, 3 năm có 36 ngày phép năm. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận việc nghỉ 36 ngày phép năm bất kỳ thời điểm nào.
Căn cứ vào quy định trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc gộp ngày nghỉ phép để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như không ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung của doanh nghiệp.
8. Thời gian đi đường được tính mấy lần khi người lao động nghỉ phép năm?
Thời gian đi đường được tính cho 01 lần nghỉ trong năm khi đáp ứng điều kiện.
Khoản 6 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
…6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Như vậy, ngoài các ngày phép hằng năm được hưởng nguyên lương mà người lao động được nghỉ phép theo thỏa thuận thì thời gian đi đường sẽ được tính thêm vào ngày nghỉ hằng năm của người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người lao động sử dụng một trong các phương tiện đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy để đi và về trong thời gian nghỉ phép hằng năm (không áp dụng đối với các phương tiện hàng không);
- Số ngày đi đường cho cả chuyến đi và về phải trên 02 ngày. Thời gian đi đường được cộng thêm vào ngày nghỉ hằng năm chỉ bắt đầu tính từ ngày thứ 03 trở đi (không ngoại trừ các ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ khác có hưởng lương).
9. Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm được tính thế nào?
Tại Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
…3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Theo đó, tiền lương ngày phép chưa nghỉ được tính theo công thức sau:
Tiền lương ngày phép chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết = (Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề : Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề) x Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết |
Giả sử:
- Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề: 10.000.000 đồng.
- Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề: 20 ngày.
- Số ngày phép chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết: 3 ngày.
- Bước 1: Tính tiền lương một ngày làm việc
=> Tiền lương một ngày = 10.000.000 : 20 = 500.000 đồng.
- Bước 2: Tính tiền lương ngày phép chưa nghỉ
=> Tiền lương ngày phép chưa nghỉ = 500.000 x 3 = 1.500.000 đồng.
Kết quả: Nhân viên sẽ nhận thêm 1.500.000 đồng cho 3 ngày phép chưa nghỉ.
10. 04 mẫu đơn xin nghỉ phép thuyết phục mới nhất 2025 và cách ghi chi tiết
10.1. Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
Kính gửi – Ban Giám Đốc Công Ty: ………………………………………
– Phòng Hành chính – Nhân sự
Tôi tên là : …………………………………….……………
Chức vụ: ………………………………………………….
Bộ phận: ………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………………………………….
Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám Đốc chấp thuận cho tôi được nghỉ phép trong thời gian ….. ngày (Kể từ ngày…… đến hến ngày …..)
Lý do xin nghỉ phép:
………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
Tôi đã bàn giao công việc cho :……………………………………..Bộ phận: ……………………
Các công việc được bàn giao:
……………………………………………………………………………………
Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng.
Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.
…….., ngày… tháng.… năm…….
Trưởng Bộ phận Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
10.2. Mẫu đơn xin nghỉ phép giáo viên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XIN PHÉP
Kính gửi: - BGH trường .......................
- Tổ trưởng bộ môn ……………..
Tên tôi là: ………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………………
Giáo viên dạy môn: ……………………………………………
Xin phép nghỉ dạy từ ngày: ……………… đến ngày ……………………
Lý do: ………………………………………………………….
Kính đề nghị Tổ trưởng bố trí theo lịch chuyên môn sau:
TKB những ngày nghỉ Thứ…..ngày……tháng….năm 20… T1: Lớp……..Bài………………………… T2: Lớp……..Bài………………………… T3: Lớp……..Bài………………………… T4: Lớp……..Bài………………………… T5: Lớp……..Bài………………………… Thứ…..ngày……tháng….năm 20… T1: Lớp……..Bài………………………… T2: Lớp……..Bài………………………… T3: Lớp……..Bài………………………… T4: Lớp……..Bài………………………… T5: Lớp……..Bài………………………… |
Người dạy thay Thứ…..ngày……tháng….năm 20… 1…………………………………… 2. ………………………………….. 3…………………………………… 4…………………………………… 5…………………………………… Thứ….. ngày……tháng….năm 20… 1…………………………………… 2. ………………………………….. 3…………………………………… 4…………………………………… 5…………………………………… |
Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
|
…. ngày...tháng..năm 20... |
HIỆU TRƯỞNG |
TỔ TRƯỞNG |
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
10.3. Mẫu đơn xin nghỉ phép công chức
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
Kính gửi: ………………………………………………………………………….
Tôi tên là: ………………………………………… …………………
Ngày/ Tháng/ Năm sinh: ……………………………… Tại: …………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác: ………………………………………………………………….
Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………
Nay tôi làm đơn này xin phép …………… cho tôi được nghỉ phép từ ngày…/…/…. đến ngày …/…./…..
Lý do xin nghỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Trong thời gian xin nghỉ, tôi xin bàn giao công việc lại cho ………………………
Tại phòng …………………………………………………………………………
Tôi xin hứa sẽ cập nhật tình hình công việc thường xuyên trong thời gian nghỉ và cam kết trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.
Kính mong ……………………… giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng trên.
Xin trân trọng cảm ơn!
|
….., ngày….tháng….năm… |
Xác nhận của Trưởng phòng |
Người làm đơn |
10.4. Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Kính gửi: - Ban Giám Đốc Công Ty ……………………………
- Trưởng phòng Hành Chính – Nhân Sự
- Trưởng bộ phận ………………………………………………….
Tôi tên là: ……………………………………………………………
Ngày/ Tháng/ Năm sinh: ……………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………………………
Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………………
Nay tôi làm đơn này xin phép Ban Giám Đốc, Trưởng phòng HC – NS, Trưởng bộ phận ……….… cho tôi được nghỉ phép không hưởng lương từ ngày……đến ngày …………..
Lý do nghỉ phép: …………………………………………………………………………...
Tôi xin cam kết trở lại công tác sau khi hết thời gian xin nghỉ phép, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
|
……, ngày...tháng...năm… |
|
Giám Đốc |
Phòng HC – NS |
Trưởng bộ phận |
Người làm đơn |
11. Các câu hỏi thường gặp
11.1. Thời gian thử việc có được tính để hưởng ngày nghỉ hằng năm không?
Có, nếu sau thời gian thử việc, người lao động được nhận vào làm việc chính thức tại doanh nghiệp.
11.2. Nghỉ vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp có được tính không?
Có, nhưng tổng thời gian nghỉ do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp không được vượt quá 06 tháng cộng dồn trong một năm.
11.3. Nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính để hưởng ngày nghỉ hằng năm không?
Có, toàn bộ thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội được tính là thời gian làm việc để hưởng ngày nghỉ hằng năm.
11.4. Nếu nhân viên gắn bó trên 5 năm thì cứ 1 năm sẽ được tính bao nhiêu ngày nghỉ?
Để được cộng thêm số ngày phép theo thâm niên, người lao động phải làm việc cho 01 người sử dụng lao động từ đủ 05 năm trở lên. Cứ đủ 05 năm làm việc, người lao động sẽ nghỉ thêm 01 ngày phép.
11.5. Làm 10 năm thì được bao nhiêu ngày phép?
Làm việc từ năm thứ 10 đến hết năm thứ 15, người lao động được cộng thêm 02 ngày phép/năm, tức là có 14 phép/1 năm trong trường hợp lao động điều kiện bình thường.
11.6. Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi năm người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và được hưởng nguyên lương, cụ thể:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
11.7. Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để chuyển ngày phép của năm nay sang năm sau.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Nghỉ phép năm là gì? Nghỉ phép năm quy định mới nhất 2025 thế nào?
- Số ngày nghỉ phép trong năm quy định mới nhất 2025
- Cách tính số ngày nghỉ phép năm theo thâm niên?
- Nghỉ phép phải xin trước mấy ngày?
- Thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là khoảng thời gian nào?
- Được nhận tối đa bao nhiêu tiền tạm ứng lương khi nghỉ phép năm?
- Có được gộp ngày phép nghỉ 1 lần không? Được gộp ngày nghỉ phép năm tối đa bao nhiêu ngày?
- Thời gian đi đường được tính mấy lần khi người lao động nghỉ phép năm?
- Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm được tính thế nào?
- 04 mẫu đơn xin nghỉ phép thuyết phục mới nhất 2025