Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao trang 76 (Cánh diều)

Hướng dẫn soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao bộ sách Cánh diều hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Vẻ đẹp của một bài ca dao để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 1264 lượt xem
Tải về


Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao

A. Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao ngắn gọn:

1. Chuẩn bị.

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Tiến Tựu.

Trả lời:

- Hoàng Tiến Tựu (1933 – 1998) quê ở Thanh Hóa.

- Ông là nhà giảng viên trường Đại học Vinh và đồng thời là nhà phê bình văn học dân gian.

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Ca dao là những sáng tác của ai? Thường bắt nguồn từ đâu? Thể thơ phổ biến của ca dao là thể thơ nào?

Trả lời:

- Ca dao, dân ca là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác và thuộc thể loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động. 

- Có thể chia các thể thơ trong ca dao thành bốn loại chính là:

+ Thể lục bát

+ Thể song thất và song thất lục bát

+ Thể hỗn hợp (hợp thể)

Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát có gì giống và khác các bài ca dao đã học ở Bài 2?

Trả lời:

- So sánh bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát và bài ca dao đã học ở Bài 2:

+ Giống nhau: hai bài đều thuộc văn học dân gian, viết về những điều bình dị, gần gũi của cuộc sống dân dã.

+ Khác nhau: Bài ca dao ở đây viết theo thể thơ hồn hợp còn bài thơ ở bài 2 viết theo thể thơ lục bát

2. Đọc hiểu:

Câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Chú ý các từ địa phương: ni, tê.

Trả lời:

- Từ “ni”: này.

- Từ “tê”: kia.

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Nội dung phần 1 khẳng định điều gì?

Trả lời:

Nội dung của phần 1 khẳng định cái đẹp của bài ca dao.

Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Phần 2 tập trung làm sáng tỏ ý nào? Từ " bởi vì" nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Phần 2 tập trung sáng tỏ ý không phải bài ca dao chia thành hai phần. Từ " bởi vì" nhằm mục đích lí giải tại sao bài ca dao không hoàn toàn chia làm hai phần.

Câu 4 (trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Phần 3 phân tích yếu tố nào của bài ca dao?

Trả lời:

Phần 3 phân tích hai câu thơ đầu của bài ca dao, nét đẹp của cánh đồng quê.

Câu 5 (trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo tác giả, hai câu cuối có gì khác biệt so với hai câu đầu của bài ca dao?

Trả lời:

Theo tác giả, hai câu thơ cuối khác với hai câu đầu ở chỗ:

+ Hai câu đầu nội dung miêu tả bao quát vẻ đẹp của toàn bộ cánh đồng lúa quê hương.

+ Hai câu thơ cuối miêu tả vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp cụ thể của một "chẽn lúa đồng đòng".

Câu 6 (trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Chú ý các từ "ngọn nắng" và "gốc nắng"

Trả lời:

Đây là những hình ảnh liên tưởng đẹp, giúp bài văn của tác giả trở nên sinh động và đặc sắc hơn.

Câu 7 (trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Câu cuối có thể coi là kết luận không?

Trả lời:

Câu cuối có thể có là câu kết luận. Vì câu này bao quát lại ý của toàn bài.

Câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Nội dung chính của văn bản vẻ đẹp của một bài ca dao chính là phân tích bài ca dao để thể hiện rõ nét đẹp trong đó.

- Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản.

Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Theo tác giả, bài ca dao có 2 vẻ đẹp:  

- Nét đẹp của bài ca dao là ở cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng.

- Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần 1 của văn bản.

- Hình ảnh những chẽn lúa đòng trên cánh đồng được tác giả phân tích nhiều hơn hình ảnh của cô gái thăm đồng.

Câu 3 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng hình ảnh chân thực kết hợp với từ ngữ giàu giá trị biểu cảm:

+ Hình ảnh "chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trước gió nhẹ và "dưới ngọn nắng hồng ban mai" mới đẹp làm sao!

+ Hình ảnh "ngọn nắng" thật độc đáo

+ Hình ảnh “gốc nắng” chính là Mặt Trời vậy!

Câu 4 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Phần 1

Nêu ý kiến: bài ca dao có hai vẻ đẹp

Phần 2

Bố cục của bài ca dao

Phần 3

Phân tích 2 câu thơ đầu của bài ca dao

Phần 4

Phân tích 2 câu thơ cuối của bài ca dao

 

Câu 5 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Qua văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu, em hiểu thêm về ca dao:

* Nội dung: Ca dao, dân ca là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác và thuộc thể loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động.

* Hình thức:

- Thể thơ:  được dựng trong các loại văn vần dân gian khác (như tục ngữ, câu đố, vè …). Có thể chia các thể thơ trong ca dao thành bốn loại chính là:

+ Thể lục bát

+ Thể song thất và song thất lục bát

+ Thể hỗn hợp (hợp thể)

- Trong văn bản nghị luận của tác giả Hoàng Tiến Tựu, em thích nhất câu gần cuối của văn bản: "Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì phải có “gốc nắng” và “gốc nắng” chính là Mặt Trời vậy.”

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao:

1. Thể loại: Nghị luận văn học.

2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

3. Xuất xứ: Trích Bình giảng ca dao (1992).

4. Bố cục: 4 phần như trong sách.

5. Giá trị nội dung.

- Nội dung: Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.

6. Giá trị nghệ thuật

- Khả năng lập luận sắc bén.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 78 - 79

Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Trình bày ý kiến về một vấn đề

Tự đánh giá : Con cò trong ca dao

1 1264 lượt xem
Tải về