Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm trang 16 (Cánh diều)

Hướng dẫn soạn bài Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm bộ sách Cánh diều  hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 3,847 20/10/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm

A. Soạn bài Cô bé bán diêm ngắn gọn:

1. Chuẩn bị

Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Lưu ý: truyện Cô bé bán diêm được An-dec-xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích.

Trả lời:

- Sự việc chính trong truyện Cô bé bán diêm:

+ Hoàn cảnh đáng thương của cô bé

+ Lần quẹt diêm đầu tiên: lò sưởi

+ Lần quẹt diêm thứ hai : bàn ăn và con ngỗng quay

+ Lần quẹt diêm thứ ba : cây thông noel

+Lần quẹt diêm thứ tư: bà

+Lần quẹt diêm cuối cùng :quẹt hết một bao diêm để níu bà ở lại.

+ Cùng bà đi về với chúa Trời

- Nhân vật trong truyện: cô bé bán diêm.

+ Hoàn cảnh: nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất, gia sản tiêu tán em phải xa ngôi nhà đầm ấm để chui rúc trong một xó tối tăm, luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập của cha

+ Ngoại hình, trang phục: đầu trần, chân đất, quần áo không đủ ấm

+ Tính cách: hiền lành, ngoan ngoãn

- Những chi tiết kì ảo ở chỗ mỗi lần quẹt diêm hiện lên trước mắt em là những khung cảnh kì diệu khác nhau:

+ Lần 1: hiện lò sưởi

+ Lần 2: hiện 1 bàn đầy đồ ăn

+ Lần 3: hiện 1 cây thông noen trang trí lộng lẫy

+ Lần 4, 5: hiện lên hình ảnh người bà 

- Ý nghĩa thông điệp: thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm đến thông điệp về tình yêu thương và sự sẻ chia của mỗi người đối với những hoàn cảnh không may.

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit xti an An déc-xen (Hans Christian Andersen)

Trả lời:

An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch.

- Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may, công nhân sau đó làm diễn viên và sau này chuyển sang viết văn. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

- Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX, là danh nhân văn hóa thế giới.

Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tham khảo ý kiến sau của nhà văn Nguyễn Tuân về truyện An-đéc-xen: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời không khi nào quên và dửng dung với thơ ca, mộng ước, tình thương yêu và lòng công bằng.”

Trả lời:

Nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng đắn khi nhận xét về văn chương của An-đéc-xen. Đây chính là suối nguồn của của đạo đức, tình yêu thương trong xã hội, là những câu chuyện thấm đẫm giá trị nhân văn mà các em nên tìm đọc để thấu hiểu và sống tốt hơn.

2. Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Những chi tiết nào cho biết thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy thời gian và địa điểm em bé xuất hiện:

- Thời gian:

+ Đêm giao thừa, trời rét mướt

+ Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực rỡ ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà!

- Địa điểm: Góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào.

Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2.

Trả lời:

Trong phần 2, mỗi lần quẹt diêm, hình ảnh hiện lên trước mắt cô bé: lò sưởi, bàn ăn thịnh soạn, cây thông noen, người bà hiền hậu.

Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh này?

Trả lời:

Qua bức tranh ta thấy giấc mơ hạnh phúc nhất của em là được gặp bà và sống trong tình yêu thương của bà.

Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Chú ý kết thúc của truyện.

Trả lời:

- Kết thúc của truyện là một nỗi đau của em bé đáng thương, hiện thực là cô bé đã chết trong cái đêm lạnh lẽo ấy, em chết vì giá rét nhưng đôi môi vẫn mỉm cười.

- Thông thường, cái chết là một nỗi đau thương nhưng đối với em bé, cái chết là một niềm hạnh phúc vì em thoát khỏi được những nỗi khổ nơi trần gian và trở về đoàn tụ với người bà kính yêu của mình. Điều đó nhấn mạnh cuộc đời bất hạnh, cơ cực của em bé đáng thương.

Câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

Thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện cho ta biết được cảnh ngộ đáng thương của cô bé:

- Thời gian: vào đêm giao thừa, khi nhà nhà đang sang đèn để cùng nhau tiệc tùng, đón cái tết đầu năm.

- Địa điểm: trong một góc tường, em bé cô đơn ngồi nép thân mình giữa tiết trời rét buốt.

=> Em bé có cảnh ngộ bất hạnh và đáng thương khi rơi vào khoảnh khắc lẽ ra đang được quay quần bên gia đình ấm cúng thì em lại cô đơn ở nơi lạnh lẽo để bán những bao diêm.

Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

 

Những lần quẹt diêm

Mộng tưởng

Hiện thực

1

Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng

Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút

2

Xuất hiện tấm rèn bằng vài mầu, trong nhà có bàn ăn dọn sẵn, ga trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát địa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay

Xung quang những bức tường dày đặc và lạnh lẽo

3

Hiện ra một cây thông Noen lớn, trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. 

Chỉ có đầy trời  đầy sao

4

Bà em đang mỉm cười với em

Không hề có bà, vẫn chỉ có mình em trong gió rét

5

Bà nắm lấy tay em cả hai cùng bay lên cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa

Em bé đã 

 

=> Em là một cô bé hiền lành nhưng cảnh ngộ lại đáng thương. Tuy trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

Ý nghĩa: thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của nhà văn với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích:

- Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm.

- Kiểu nhân vật: những người hiền lành.

- Truyện có ý nghĩa khuyên răn,dạy bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: sống cần quan sẻ chia.

Câu 5 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh, mồ côi cha mẹ phải đi bán báo, bán vé số dạo ở lề đường,…

- Việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ các bạn ấy:

+ Động viên chia sẻ với các bạn.

+ Gom góp sách vở sau mỗi năm học và quần áo không sử dụng đến, đồ dùng học tập để tặng cho các bạn khó khăn,…

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cô bé bán diêm

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen

- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm Cánh diều (ảnh 1)

2. Sự nghiệp sáng tác

+ Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

+ Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…

- Phong cách sáng tác:

+ Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

- Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

2. Thể loại

3. Bố cục

- Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét

- Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực

- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

4. Tóm tắt

Trong đêm Noel giá rét tuyết phủ đầy trời, có một em bé bán diêm đầu trần, chân đất đi giữa màn đêm, mong bán được diêm. Nhưng không ai đoái hoài đến cô bé tội nghiệp. Em liền tìm một góc khuất, có hai bức tường để ngồi nghỉ. Vì quá giá lạnh, em đã đốt các que diêm và ảo ảnh dần hiện ra trước mắt em: Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel và cả bà em. Thấy bà em đã đốt cả bao diêm và đi với bà lên với thượng đế.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm Cánh diều (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung

- Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

6. Giá trị nghệ thuật

- Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Tự đánh giá - Anh Cút lủi

Kiến thức ngữ văn trang 27

Đêm nay Bác không ngủ

1 3,847 20/10/2022
Tải về