Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 - 60 Cánh diều

Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 - 60 bộ sách Cánh diều hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thực hành tiếng Việt trang 59 - 60 để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 3,857 20/10/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 - 60 Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 - 60

A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt  ngắn gọn :

Câu 1 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Chân:

a. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để nâng đỡ cơ thể, đi, đứng, chạy, nhảy.

b. Phần dưới cùng, phần gốc và nâng đỡ của một vật.

c. Phần dưới cùng của một ngọn núi, tiếp giáp mặt đất, nâng đỡ cả ngọn núi.

Chạy

a. Là động từ chỉ tốc độ đi của con người, đi nhanh quá là chạy. 

b. Là hoạt động một phương tiện đang di chuyển tới nơi khác trên một bề mặt.

c. Khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang cần, đang muốn.

d. Trải dài, kéo dài, nằm trải ra thành dải dài.

Câu 2 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới….

- Chân: chân ghế, chân bàn, chân tường, chân trời,…

- Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo,…

Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a. Từ chín trong các câu trên là từ đa nghĩa: 

+ Chín đỏ cây: chỉ quả từ xanh đã chuyển sang chín, có thể thu hoạch được.

+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề:  chín ở đây nghĩa và giỏi, thành thạo.

b. Từ cắt trong các câu dưới đây là từ đồng âm:

+ Nhanh như cắt: chỉ một loại chim tên cắt, bay rất nhanh.

+ cắt cỏ: làm cho đứt bằng vật sắc.

+ cắt một đoạn: lược bỏ, bỏ đi, thu gọn.

+ cắt lượt: chen ngang, thay phiên nhau làm gì đó.

Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Các từ mượn:

Câu

Từ mượn

Nước

Từ nguyên dạng

a

Ô tô

Pháp

automobile

b

Xu

Pháp

sou

c

Tuốc nơ vít

Pháp

tournevis

d

Ti vi

Anh

television

e

Các tông

Anh

Carton

 

Câu 5 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Theo em là không thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt bởi vì:

- Ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và tiêu biểu là những ví dụ trên.

- Việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

Câu 6 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời

Ngọt được cảm nhận qua năm giác quan.

- Ngọt từ đầu lưỡi (vị giác) khi nếm thử vị thơm ngọt cửa những trái thơm, quả chín;

- Ngọt được cảm nhận bằng khứu giác: mùi thơm ngọt của trái cây;

- Ngọt cảm nhận qua thị giác khi vào những ngày xuân ta có thể cảm nhận được cái nắng vàng ngọt;

- Ngọt từ thính giác khi nghe tiếng đàn ngọt hát hay, ngọt giọng;

- Không những thế ta còn có thể phối hợp cảm giác để nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay.

=> Nghĩa của ngọt lúc này đây đã khác hoàn toàn với cái ngọt vị đường ban đầu.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

* Từ đa nghĩa

- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên. 

Ví dụ:  từ đi trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa

- Nghĩa gốc là chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy) - Nghĩa chuyển là chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối).

* Từ mượn

- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

Ví dụ: xà phòng, ti vi,...

à Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành đọc hiểu - Thời thơ ấu của Hon-đa

Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Kể lại một kỉ niệm của bản thân

Tự đánh giá - Thẳm sâu Hồng Ngài

Kiến thức ngữ văn trang 72 - 73

1 3,857 20/10/2022
Tải về