Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng trang 11 (Cánh diều)

Hướng dẫn soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng bộ sách Cánh diều  hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 5,492 20/10/2022
Tải về


Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng

A. Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngắn gọn:

1. Chuẩn bị

Câu hỏi (SGK trang 11 Ngữ Văn 6 tập 2):

- Khi đọc truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, em cần chú ý:

+ Nhận biết được các sự việc chính và diễn biến nội dung câu chuyện được kể.

+ Xác định các nhân vật trong truyện và tìm hiểu đặc điểm tính cách của nhân vật chính ( qua ngoại hình, điệu bộ, hành động, lời nói, suy nghĩ,...)

+ Chỉ ra được các chi tiết ảo và tác dụng của chúng trong truyện

+ Suy nghĩ về ý nghĩa của truyện, những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đó

- Kết nối với hiểu biết, trải nghiệm của bản thân để vận dụng vào việc đọc hiểu truyện và rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết

- Đọc trước truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, tìm hiểu thêm về tác giả: A-lếch-xan-dro Xec-ghe-e-vich Pu-skin ( Aleksandr Sergeyevich Pushkin)

Trả lời:

- Các sự việc chính và diễn biến nội dung câu chuyện được kể:

+ Một ông lão nghèo ra biển đánh cá, hai lần thả lưới đầu không được gì đến lần thứ ba, lão kéo được một con cá vàng. Cá vàng kêu van xin thả về biển và hứa trả ơn.

+ Về đến nhà, ông lão kể chuyện cho vợ nghe, mụ vợ mắng ông lão và đòi cá vàng đáp ứng yêu cầu của mụ.

+ Lần thứ nhất, mụ đòi một cái máng lợn ăn mới.

+ Lần thứ hai, mụ đòi một cái nhà rộng.

+ Lần thứ ba, mụ đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

+ Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng.

+ Lần thứ năm, mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển.

+ Lần thứ năm đòi hỏi, cá vàng tức giận nhưng không nói gì. Khi ông lão trở về, trước mắt lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và mụ vợ ngồi trên máng lọn sứt mẻ.

- Đặc điểm tính cách của:

+ Ông lão: thật thà, tột bụng, không tham lam nhưng nhu nhược

+ Mụ vợ: tham lam vô độ, quá quắt, bạc tình

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+ Cá vàng khi mắc lưới cất tiếng xin tha và hứa trả ơn

+ Mỗi lần ra biển ông lão gọi cá vàng thì con cá sẽ bơi lên

+ Cá vàng có phép thuật thực hiện điều ước của ông và cũng có thể lấy lại tất cả.

=> Tác dụng của những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện li kì hấp dẫn, làm nổi bật giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm

- Thông điệp ý nghĩa: ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

- Tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (Aleksandr Sergeyevich Pushkin)

+ Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799-1837) xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.

+ Là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga.

+ Được tôn vinh là đại thi hào, mặt trời thi ca Nga.

+ Ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ 19 bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hoá ngôn ngữ văn chương.

2. Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 11 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Các chi tiết nào cho biết hoàn cảnh sống của ông lão và cách ông lão cư xử với cá vàng?

Trả lời:

- Chi tiết về hoàn cảnh sống của ông: hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày chồng đi đánh cá, vợ ở nhà kéo sợi

- Chi tiết về cách cư xử của ông lão với cá vàng:

+ Ngạc nhiên nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển.

+ Không đòi hỏi gì, thả con cá về với biển vẫy vùng và cầu mong trời phù hộ cho cá.

Câu 2 (trang 12 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Lần thứ nhất, bà vợ đã yêu cầu ông lão điều gì? Lúc này, cảnh biển thế nào?

Trả lời:

- Mụ vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn

- Cảnh biển: mặt biển gợn sóng êm ả

Câu 3 (trang 12 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Đòi hỏi và thái độ của vợ ông lão ở lần thứ hai có gì khác với lần thứ nhất? Hãy tiếp tục chú ý chi tiết tả cảnh biển trong phần này

Trả lời:

- Đòi hỏi và thái độ của vợ ông lão ở lần thứ hai khác ở lần đầu là ước nguyện lớn dần: Mụ đòi một tòa nhà đẹp

- Cảnh biển lần thứ hai: biển đã gợn sóng

Câu 4 (trang 13 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Câu nào cho biết đòi hỏi mới và thái độ của vợ ông lão? Cảnh biển có thay đổi gì so với lần trước?

Trả lời:

- Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia

- Cảnh biển lần thứ ba: biển nổi sóng dữ dội

Câu 5 (trang 13 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Lần này, người vợ lại có đòi hỏi gì? Cách cư xử của bà ta với ông lão như thế nào?

Trả lời:

- Người vợ đòi hỏi muốn làm nữ hoàng.

- Cách cư xử lúc này của bà ta với chồng rất vô tình bạc nghĩa:

+ Xưng mày- bà

+ Bắt chồng đi quét dọn chuồng ngựa

+ Tát vào mặt ông khi ông có ý không muốn đi

+ Nếu ông không ra biển sẽ bắt người lôi ông đi

Câu 6 (trang 14 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Vợ ông lão muốn cá vàng làm điều gì? Tác giả đã tả cảnh biển trong phần này thế nào?

Trả lời:

Vợ ông lão muốn cá vàng biến mụ ta thành Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ mụ và làm theo ý mụ

- Cảnh biển lúc này: biển nổi sóng ầm ầm

Câu 7 (trang 15 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Quan sát bức tranh để hiểu nội dung được nói tới trong đó, nét mặt ông lão và bà vợ thể hiện điều gì?

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Sau 5 lần ông lão ra biển cầu xin, khi ông xin cho mụ vợ thành Long Vương, điều ước khi ấy quá phi lí khiến cá tức giận mà biến mọi thứ trở về ban đầu. Bức tranh là cảnh ông lão trở về và ngạc nhiên trước khung cảnh nhà cửa như xưa và mụ vợ ngồi trước nhà hậm hực

Câu hỏi cuối bài 

Câu 1(trang 15 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời:

Phần

Vợ ông lão đánh cá

Ông lão đánh cá

Biển

2

Bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn.

Không phản ứng lại, nghe lời mụ vợ cứ thế ra biển xin

gợn sóng êm ả

3

Mụ đòi một tòa nhà đẹp.

Không phản ứng lại, nghe lời mụ vợ cứ thế ra biển xin

biển đã gợn sóng

4

Mụ không muốn làm nông dân mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Không phản ứng lại, nghe lời mụ vợ cứ thế ra biển xin

biển nổi sóng dữ dội

5

Mụ muốn trở thành nữ hoàng.

Khúm núm với nợ, cãi lại vợ khi biết ước muốn của bà nhưng rồi vẫn lủi thủi ra biển

biển nổi sóng mù mịt

6

Mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ.

Cung kính với vợ, không dám trái lời mụ

biển nổi sóng ầm ầm

Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời:

+ Ông lão: thật thà, tốt bụng, không tham lam nhưng yếu đuối, nhu nhược.

+ Mụ vợ: tham lam vô độ, quá quắt, bạc tình

Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Lần 1: gợn sóng êm ả

- Lần 2: biển đã gợn sóng

- Lần 3: biển nổi sóng dữ dội

- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt

- Lần 5: biển nổi sóng ầm ầm

à Ý nghĩa của sự thay đổi: Biển cũng biết tức giận trước lòng tham vô đáy và sự bội bạc của mụ vợ. Biển không chỉ là thiên nhiên mà còn tham gia vào diễn biến của toàn bộ câu chuyện. Thái độ của biển cũng chính là thái độ của nhân dân khi chứng kiến sự thay đổi của mụ vợ. Ban đầu, khi những yêu cầu còn chính đáng thì nhẹ nhàng, đến cuối thì trở nên giận dữ.

Câu 4 (trang 15 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời:

Câu chuyện muốn ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

Câu 5 (trang 15 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Điểm giống nhau:

+ Có các yếu tố kì ảo, hoang đường:

+ Kiểu nhân vật theo mô típ: người hiền gặp lành, kẻ tham lam sẽ có bài học thích đáng

- Điểm khác nhau:

+ Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân lao động truyền miệng từ đời này qua đời khác

+ Còn tác phẩm trên có là do nhà văn người Nga viết

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng

I. Tác giả

1. Tiểu sử - Cuộc đời

- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799 - 1837)

- Xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.

- Xã hội: sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế

- Là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng Cánh diều (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

- Đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga” (Léc-môn-tốp).

- Về nội dung: thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga => Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.

- Về nghệ thuật: Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

b. Các tác phẩm chính:

- Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823-1831;...

- Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nốp, 1825;...

- Trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820; Người tù Cáp-ca-dơ, 1821;...

- Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân,1830; Con đầm pích, 1833...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

- Truyện được kể lại bằng 205 câu thơ, trên cơ sở truyện dân gian của Nga, Đức.

- Truyện vừa giữ được nét chất phác, dung dị của nghệ thuật dân gian, vừa thể hiện tài năng sáng tạo của Pu-skin.

2. Thể loại: Cổ tích

3. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu ... đến “kéo sợi”): Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.

- Đoạn 2 (Tiếp theo ... đến “ý muốn của mụ”): Sự đền ơn và lòng tham của mụ vợ.

- Đoạn 3 (Còn lại): Sự trừng trị của cá vàng.

4. Tóm tắt

Có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá, sau hai lần không được gì thì lần thứ ba kéo lưới được một con cá vàng. Con cá kêu van, xin thả ra và hứa đền ơn, ông không đòi hỏi gì. Về nhà, ông lão kể cho vợ nghe thì mụ vợ tham lam bắt ông ra biển đòi cá trả ơn. Lần thứ nhất, đòi cái máng cho lợn ăn. Lần thứ hai, một cái nhà rộng. Lần thứ ba, để mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ. Tham vọng quá cao, cá vàng tức giận, lấy lại tất cả. Ông lão trở về với túp lều nát và mụ vợ bên cái máng sứt mẻ.

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng Cánh diều (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung

“Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện.

- Sự đối lập giữa các nhân vật.

- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 16

Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Tự đánh giá - Anh Cút lủi

1 5,492 20/10/2022
Tải về