Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 96 - 97 Cánh diều

Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 96 - 97 bộ sách Cánh diều hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thực hành tiếng Việt trang 96 - 97 để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 3377 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 96 - 97 Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 96 - 97

A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Trong bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập:

- Ngày 4-5-1945. HCM rời Pác Bó về Tân Trào.

- Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

- Ngày 28 và ngày 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời.

.....

=> Tác dụng của việc mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu

Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Các vị ngữ trong câu:

a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa

b. tan vỡ.

c. soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập

d. các thành viên Chính phủ xét duyệt

- Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa là cụm từ.

Câu 3 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a) Vị ngữ: trước kia ngắn hủn hoắn (cụm tính từ) bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (cụm động từ)

*Cụm tính từ: trước kia ngắn hủn hoắn

- Thành phần phụ trước: trước kia

- Thành phần trung tâm: ngắn

- Thành phần phụ sau: hủn hoắn

*Cụm động từ: bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi

- Thành phần phụ trước: bây giờ

- Thành phần trung tâm: thành

- Thành phần phụ sau: cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

b) Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: trả lời

- Thành phần phụ sau: tôi, bằng một giọng rất buồn rầu

c) Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: bổ sung

- Thành phần phụ sau: một số điểm, vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

d) Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: đọc

- Thành phần phụ sau: “Tuyên ngôn Độc lập”, tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945

Câu 4 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Từ nhỏ, em đã thấy tự hào và xúc động vì những cuộc vệ quốc oai hùng của dân tộc ta. Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ là một văn bản thông tin đặc sắc đã giúp chúng em hình dung ra trận chiến oai hùng của dân tộc qua những hình ảnh quý báu của quá khứ và những thông tin ngắn gọn về chiến dịch Điện Biên Phủ oai hùng đã đuổi sạch quân Pháp và trả lại bầu trời hòa bình cho dân tộc. Qua đó, em thêm yêu đất nước, thêm yêu văn chương và thêm yêu những văn bản thông tin đã đem lại cho chúng em kiến thức bổ ích.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

 Mở rộng vị ngữ

- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. 

Ví dụ: Ông em tóc đã bạc.

- Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

Ví dụ: Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn

- Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ (động từ, tính từ làm vị ngữ mở rộng thành cụm đồng từ, cụm tính từ).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành đọc hiểu: Giờ Trái Đất

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

Tự đánh giá trang 104 - 105 - 106

Nội dung ôn tập trang 107-108 Tập 1

1 3377 lượt xem
Tải về