Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng trang 37 (Cánh diều)

Hướng dẫn soạn bài Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng bộ sách Cánh diều  hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 4950 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng

A. Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng ngắn gọn:

1. Chuẩn bị

Câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Trả lời

- Bài thơ kể về câu chuyện của một chú gấu chân vòng kiềng.

- Những yếu tố tự sự trong bài thơ: kể lại một lần chú gấu bị ngã và bị trêu chọc chân vòng kiềng khiến cậu xấu hổ. Trở về nhà nghe lời mẹ nói, cậu đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ

- Đặc sắc về:

+ Hình thức: thể thơ 5 chữ

+ Nội dung: yếu tố tự sự được xen kẽ khéo léo trong mỗi câu thơ, nội dung bài thơ về câu chuyện chú gấu rất dễ thương, nhẹ nhàng.

Câu 2 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Đọc trước bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, tìm hiểu thêm về nhà thơ An-dray A-lech-xe-e-vich U-xa-chop( Andrey Alekseyevic Usachev)

Trả lời

Andrey Alekseyevic Usachev là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi. Ông sinh tại Matxcơva, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.

2. Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết "Cả đàn năm con thỏ" cùng nhận xét về "chân vòng kiềng" của gấu con?

Trả lời

Vì tác giả muốn đấy tình huống lên cao, khi thêm chi tiết cả đàn năm con thỏ cũng cười nhạo nhận xét về chân vòng kiềng của gấu con khiến gấu con càng cảm thấy như tất cả mọi người đều đang cười nhạo mình là lí do gấu con xấu hổ gấp bội.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy"

Trả lời

Bởi gấu mẹ muốn gấu con không nên xấu hổ vì chuyện chân con vòng kiềng.

- Gấu mẹ lí giải cho gấu con hiểu rằng chân vòng kiềng của con được di truyền lại từ ông và bố, ông nội chân vòng kiềng nhưng ông vẫn là người giỏi nhất vùng, chính vì thế con nên thấy tự hào và không cần phải xấu hổ vì chúng.

Câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

Một ngày nọ, gấu con đi dạo trong rừng nhỏ. Đột nhiên, khi đang nhặt thông và hát líu lo, một quả thông rơi trúng gấu con. Gấu con loạng choạng, vấp phải chân và ngã cái bộp. Thấy gấu con bị ngã, con sáo trên cành hét to trêu chọc "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc". Rồi lại đến cả năm con thỏ trong bụi hùa theo rồi hét thật to "đến xấu". Thế rồi ai cũng biết, tất cả đều chê bai. Gấu con tủi thân chạy về mách mẹ "Con thà chết còn hơn". Nó nấp sau cánh tủ, khóc nức vì bị cả khu rừng trêu chân vòng kiềng xấu. Ngạc nhiên thay, mẹ gấu khen chân gấu rất đẹp, mẹ luôn tự hào. Cả mẹ, bố chân đều cong và ông nội - con gấu giỏi nhất vùng - cũng vậy. Gấu con nghe vậy thì bình tâm trở lại, ăn bánh mật và bước ra kiêu hãnh, vui vẻ hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!".

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Trong cảm nhận của sáo và thỏ, ngoại hình của gấu con rất xấu.

- Điều này đã khiến gấu buồn, tủi thân khóc nức nở.

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Bởi vì gấu con thấy chân vòng kiềng không có gì đáng xấu hổ cả. Người tài giỏi như ông nội cũng chân vòng kiềng. Và mẹ của gấu đã khuyên nhủ, giải thích, tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin cho gấu.

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Ngoại hình của một người không quan trọng. Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình của họ. Bởi vì ngoại hình không quyết định tài năng hay tích cách của họ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng

I. Tác giả

- An-đrây A-lếch-xê-ê-vich U-xa-chốp là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi. 

- Ông sinh tại Matxcơva, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.

II. Tác phẩm

1. Thể thơ: 5 chữ.

2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

3. Bố cục: 2 phần.

- Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.

- Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng Cánh diều (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung

 - Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

5. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Cánh diều

Trình bày ý kiến về một vấn đề

Tự đánh giá - Sao không về Vàng ơi?

Kiến thức ngữ văn trang 47 - 48

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

1 4950 lượt xem
Tải về