Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi trang 55 (Cánh diều)

Hướng dẫn soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi bộ sách Cánh diều hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 1472 lượt xem
Tải về


Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

A. Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi ngắn gọn:

1. Chuẩn bị:

Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Văn bản viết về chuyến đi đến đâu? Đi bằng phương tiện gì? Thái độ và cảm xúc của người viết ra sao?

Trả lời:

- Văn bản viết về chuyến đi đến đồng tháp Mười, đi bằng xe máy.

- Người viết có cảm xúc vui tươi, hào hứng và thái độ ngạc nhiên trước chuyến đi.

Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Cảnh sắc và con người ở đó như thế nào? Tác giả ghi lại bằng cách miêu tà, kể chuyện, phát biểu cảm nghĩ hay kết hợp các yếu tổ đó?

Trả lời:

Cảnh sắc, con người ở đây đơn sơ mộc mạc, dân dã mà giản dị:

- Khung cảnh Đồng Tháp Mười mùa nước lũ

- Kênh rạch chằng chịt, chim bay thẳng cảnh

- Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm

- Di tích văn hóa cổ.

- Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động.

=> Tác giả ghi lại bằng cách kết hợp tất cả các yếu tố miêu tả, kể chuyện và biểu cảm.

Câu 3 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Bài du kí mang lại cho em hiểu biết, thái độ và tình cảm gì?

Trả lời:

- Bài du kí cho em hiểu biết về vùng đất Tháp Mười mặc dù chưa bao giờ em được đặt chân đến, về khung cảnh thiên nhiên, con người, nét đẹp văn hóa, di tích lịch sử lâu đời và văn hóa ẩm thực nơi đây.

- Từ đó khơi gợi cho em niềm yêu thích, thích thú, muốn khám phá mảnh đất này hơn nữa và em hi vọng một ngày nào đó sẽ được đặt chân đến nơi đây.

Câu 4 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tìm hiểu về loại hình du lịch mới ngày nay với tên gọi “du lịch sinh thái”, du lịch ở vùng miền Tây Nam Bộ được gọi là “du lịch miệt vườn”; về vùng Đông Tháp Mười, Nam Bộ.

Trả lời:

- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương.

- Du lịch miệt vườn là loại hình du lịch sinh thái gắn liền với những vườn cây ăn trái rộng lớn và trù phú. Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu và hệ thực vật phong phú, du lịch sinh thái miệt vườn rất phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta, đem đến lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

Câu 5 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Đọc trước văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Văn Công Hùng.

Trả lời:

- Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958 tại thành phố Thanh Hóa, hiện sống ở thành phố Pleiku, Gia Lai và Tp HCM.

- Anh Viết văn, viết báo và làm thơ từ 1981 và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Văn Nghệ dân gian Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Anh nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai, là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII.

- Quan niệm văn chương của ông là: “Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết.”

2. Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Lũ quan trọng như thế nào đối với Đồng Tháp?

Trả lời:

 Lũ rất quan trọng đối với Đồng Tháp:

- Nó mang phù sa mùa màng, mag tôm cá về, làm nên một nền băn hóa mùa màng

- Cung cấp nước ngọt cho người dân sinh hoạt.

Câu 2 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Thế nào là "tràm chim"?

Trả lời:

- Tràm chim: được hiểu đơn giản là tràm và chim.

- Tràm là gồm những cây tràm kết thành rừng và chim thì dày đặc thành vườn.

Câu 3 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Món ăn nào là đặc sản của Đồng Tháp Mười?

Trả lời:

Đặc sản của Đồng Tháp Mười: điên điển xào tôm, cá linh kho ngót.

Câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Sen ở Đồng Tháp Mười có gì đặc biệt?

Trả lời:

Sen ở đây bạt ngàn chen giữa rừng tràm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, ngạo nghễ khoe giữa năn lác.

Câu 5 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Khu di tích Gò Tháp có những gì đặc sắc?

Trả lời:

Khu di tích Gò Tháp đặc sắc ở: rộng khoảng 5000 mét buông, cao hơn khoảng 5 mét, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười sàn sạt, lênh loang nước nên nó trở thành của hiếm, gắn liền với lịch sử chống Mĩ cứu nước. Hơn thế nơi đây còn khai quật được di tích nền gạch cổ niên đại 1500 năm trước.

Câu 6 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tác giả có cảm nhận gì về Đồng Tháp Mười qua thành phố Cao Lãnh?

Trả lời:

Tác giả cảm nhận được con người nơi đây hòa đồng, vui vẻ, hiền lành, năng động, cuộc sống nơi đây bình dị nhưng cũng rất năng động, hiện đại. Tất cả không khỏi khiến tác tác giả xao xuyến.

Câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Tác giả giới thiệu về:

+ Nước lũ Đồng Tháp Mười, những kênh rạch chằng chịt nơi đây

+ Tràm chim Đồng Tháp Mười

+ Văn hóa ẩm thực: bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót.

+ Sen Đông Tháp

+ Di tích lịch sử Gò Tháp

+ Con người nơi đây

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười là thứ tình cảm yêu mến, trân trọng thiên nhiên Việt Nam và khát khao muốn khám phá. Một số câu văn thể hiện tình cảm như:

Trong khi chúng tôi chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều.

Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy.

Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu về cảnh quan, con người, những nét văn hóa dân tộc, ẩm thực, truyền thống lịch sử, những nét đẹp đặc sắc ở vùng đất đó cho người đọc biết đồng thời xen lẫn cảm xúc của bản thân khi đến khám phá những nơi này.

Câu 4 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Tác dụng của ngôi kể thứ nhất: làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Câu 5 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Em mong được đến khu di tích Gò Tháp để khám phá cảnh quan rộng lớn và hoang sơ nơi đây.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958 tại thành phố Thanh Hóa, hiện sống ở thành phố Pleiku, Gia Lai và thành phố Hồ Chí Minh

- Ông viết văn, viết báo và làm thơ từ 1981, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Văn Nghệ dân gian Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam

- Ông nguyên làm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai, là Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII

Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi Cánh diều (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

1. Quan niệm sáng tác

"Viết không bao giờ là trò chơi, àm là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết"

2. Tác phẩm

- Bến đợi (thơ, 1992)

- Hát rong (thơ, 1999)

- Ngựa trắng bay về (trường ca, 2002)

- Hoa tường vi trong mưa (thơ, 2003)

- Mắt cao nguyên (tản văn và phóng sự. 2006)

- Gõ chiều vào bàn phím (2007)

- Lời Vĩnh cửu (2007)

- Đêm không màu (2009)

- 6-8 Văn Công Hùng (2010)

- Vòm trời khác (2012)

- Cầm nhau mà đi (2016)

3. Giải thưởng văn học

- Giải nhì thơ tỉnh Gia Lai năm 1985

- Giải C Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2002

- Tặng thưởng cuộc thi thơ tạp chí Sông Hương năm 2001-2003

- Giải A giải thưởng văn học nghệ thuật Gia Lai lần thứ nhất 2000-2005

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: - Tác phẩm in trên Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011

2. Thể loại: du ký

3. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: từ đầu đến “chiêm ngưỡng nhiều”: nước lũ và con đường ở Đồng Tháp Mười

- Phần 2: tiếp theo đến “mênh mông Đồng Tháp Mười”: Đồ ăn và loài hoa đặc trưng của Đồng Tháp Mười

- Phần 3: còn lại: di tích và tính cách con người ở Đồng Tháp Mười

4. Tóm tắt:

Tác phẩm là thành quả ghi chép những thu hoạch của Văn Công Hùng sau chuyến thăm tới Đồng Tháp Mười. Nhà văn đã ghi lại những suy nghĩ, tình cảm và cách nhìn nhận của mình về con người, cảnh quan, đồ ăn, di tích đặc trưng và con người nơi đây với những sự mộc mạc, giản dị chân thành nhất. Đồng thời gửi gắm vào đó cả tình cảm yêu mến trân trọng của mình.

Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi Cánh diều (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm đã tái hiện thiên nhiên Đồng Tháp Mười vào mùa lũ một cách chân thực, sinh động hấp dẫn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất. Nội dung tác phẩm mở ra trước mắt người đọc một Đồng Tháp Mười với những đặc điểm riêng biệt, cho người đọc cái nhìn chân thực về nơi đây

- Tình cảm chân thành yêu mến của tác giả được bộc lộ một cách tự nhiên

6. Giá trị nghệ thuật:

- Giọng văn nhẹ nhàng, lôi cuốn

- Kết hợp giữa tự sự và miêu tả

- Ngôi kể tự nhiên, chân thật, gần gũi

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 59 - 60

Thực hành đọc hiểu - Thời thơ ấu của Hon-đa

Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Kể lại một kỉ niệm của bản thân

Tự đánh giá - Thẳm sâu Hồng Ngài

1 1472 lượt xem
Tải về