Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 80/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 29/09/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 17/11/2021 | Số công báo: | Từ số 959 đến số 960 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 01/01/2022, hàng loạt Thông tư về quản lý thuế hết hiệu lực
Ngày 29/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Theo đó, từ ngày Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực thì hàng loạt Thông tư về quản lý thuế bị bãi bỏ, gồm:
- Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013.
- Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 sửa đổi Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
- Thông tư 71/2010/TT-BTC ngày 07/5/2010 hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường.
- Thông tư 06/2017/TT-BTC ngày 20/1/2017 sửa đổi khoản 1 Điều 34a Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
- Thông tư 79/2017/TT-BTC ngày 01/8/2017 về sửa đổi tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2021/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2021 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2020/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ các Luật, Pháp lệnh, Nghị định về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ.
Thông tư này hướng dẫn đối với các khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý theo quy định tại Điều 7, Điều 28, Điều 42 , Điều 59, Điều 60, Điều 64, Điều 72, Điều 73, Điều 76, Điều 80, Điều 86, Điều 96, Điều 107 và Điều 124 của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019 và Điều 30, Điều 39 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) đối với các nội dung về đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ và tỷ giá quy đổi; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn; khai thuế, tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế, mẫu biểu khai thuế; xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế; xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ gia hạn nộp thuế; trình tự, thủ tục hoàn thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn thuế, giảm thuế; hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; xây dựng, thu thập xử lý thông tin và quản lý thông tin người nộp thuế; trình tự, thủ tục hồ sơ kiểm tra thuế; quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; kinh phí uỷ nhiệm thu.
Ngoài các từ ngữ đã được quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. “Hoạt động thương mại điện tử” là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ.
2. “Hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số” là hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh thông qua hệ thống kỹ thuật số trung gian nhằm kết nối với khách hàng, tất cả các hoạt động kết nối diễn ra trong môi trường số.
3. “Tỉnh” là địa bàn hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. “Phân bổ nghĩa vụ thuế” là việc người nộp thuế khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước và xác định số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (địa bàn nhận phân bổ) theo quy định của pháp luật.
5. “Cơ quan thuế quản lý trực tiếp” bao gồm:
a) Cơ quan thuế quản lý địa bàn trụ sở chính của người nộp thuế, trừ quy định tại điểm c khoản này;
b) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trên địa bàn;
c) Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo quy định tại Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
d) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế cho cá nhân theo quy định;
đ) Đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành; trường hợp có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thể được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo cơ quan thuế quản lý hoặc Thông báo phân công cơ quan thuế quản lý khi cấp mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số thuế hoặc khi thay đổi thông tin đăng ký hoặc khi phân công lại cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.
6. “Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ” là cơ quan thuế thuộc địa bàn được nhận khoản thu ngân sách nhà nước do người nộp thuế xác định trên tờ khai thuế nhưng không được tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế theo quy định. Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ gồm:
a) Cơ quan thuế tại địa bàn nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng không quản lý trực tiếp người nộp thuế;
b) Cơ quan thuế tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính mà được hưởng khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.
7. “Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước” là cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có phát sinh thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế và các thủ tục về thuế khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc theo văn bản phân công của cơ quan có thẩm quyền; nhưng không phải là cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.
8. “Đơn vị phụ thuộc” bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện.
9. “Địa điểm kinh doanh” là nơi người nộp thuế tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh (trừ địa điểm của trụ sở chính, đơn vị phụ thuộc).
10. “Chi cục Thuế” bao gồm Chi cục Thuế và Chi cục Thuế khu vực.
11. “Thiệt hại vật chất” là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế tính được bằng tiền như: Máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền.
1. Các trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi bao gồm:
a) Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (trừ trường hợp dầu thô, condensate, khí thiên nhiên bán tại thị trường Việt Nam hoặc Chính phủ có quy định khác) gồm: thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp; phụ thu đối với phần dầu lãi được chia khi giá dầu thô biến động tăng; tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia; tiền hoa hồng chữ ký; tiền hoa hồng phát hiện thương mại dầu, khí; tiền hoa hồng sản xuất; tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu, khí; tiền đền bù không thực hiện các cam kết tối thiểu; thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí; thuế đặc biệt, khoản phụ thu và thuế thu nhập doanh nghiệp từ kết dư phần dầu để lại của hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại Lô 09.1 thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi sử dụng trong giao dịch thanh toán.
b) Phí, lệ phí và các khoản thu khác do các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí và các khoản thu khác.
c) Phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam được phép thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí.
d) Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Tỷ giá giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán.
1. Đối với cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành (trừ quy định tại khoản 3 Điều này), cụ thể:
a) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
b) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế.
c) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế khai thuế, nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
d) Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế.
đ) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp.
e) Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư này.
g) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương V Thông tư này.
h) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
i) Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).
k) Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:
k.1) Xác định người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này để hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế xác định số thuế phải nộp cho từng địa bàn nhận phân bổ và nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp kèm theo hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
k.2) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp của người nộp thuế (bao gồm cả số thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ).
k.3) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước của địa bàn nhận phân bổ.
k.4) Chủ trì thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với số thuế phải nộp của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này biết, phối hợp.
k.5) Chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này biết, phối hợp.
k.6) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp của khoản thuế nợ tại địa bàn nhận phân bổ.
k.7) Chủ trì tiếp nhận văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế nộp thừa tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư này.
k.8) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế phân bổ nộp thừa của người nộp thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này.
k.9) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
k.10) Chủ trì và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có) bao gồm cả việc xác định số thuế phải nộp cho địa bàn nhận phân bổ.
k.11) Tổng hợp số liệu và báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân kết quả thu ngân sách nhà nước theo quy định đối với tất cả các khoản nộp vào ngân sách nhà nước, khoản hoàn trả cho người nộp thuế trên địa bàn, bao gồm cả khoản thu thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế quản lý trực tiếp khác nhưng người nộp thuế đóng trụ sở chính trên địa bàn.
2. Đối với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ:
a) Theo dõi, giám sát người nộp thuế thực hiện khai phân bổ số tiền thuế phải nộp và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước tại địa bàn nhận phân bổ; yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến khoản thu được phân bổ; thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về phân bổ nghĩa vụ thuế.
b) Thực hiện một số biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với số thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
c) Phối hợp giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế tại tỉnh được hưởng nguồn thu phân bổ theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
d) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp xử lý bù trừ số tiền thuế phân bổ nộp thừa của người nộp thuế theo quy định Điều 25, Điều 26 Thông tư này (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
đ) Phối hợp giải quyết hoàn thuế phân bổ nộp thừa cho người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
e) Phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3. Đối với cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước:
Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với khoản thu được giao trên địa bàn của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:
a) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý.
b) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý. Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 13 Thông tư này thì tiền chậm nộp được tính, điều chỉnh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
c) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước đối với khoản thu được giao quản lý.
d) Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với khoản thu được giao quản lý.
đ) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Thông tư này.
e) Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư này.
g) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư được giao quản lý theo quy định tại Mục 1 Chương V Thông tư này.
h) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế nộp thừa đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này.
i) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
k) Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế có khoản thu được giao quản lý và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).
l) Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế đối với khoản thu quy định điểm đ khoản 1 Điều 13, Điều 15, điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư này thì cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện thêm các nhiệm vụ như cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế có khoản thu được phân bổ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều này.
1. Thành phần Hội đồng tư vấn thuế bao gồm:
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn - Chủ tịch Hội đồng;
b) Đội trưởng hoặc Phó Đội trưởng Đội thuế liên xã, phường, thị trấn hoặc tương đương - Thành viên thường trực;
c) Một công chức phụ trách về tài chính thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn - Thành viên;
d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn - Thành viên;
đ) Trưởng Công an xã, phường, thị trấn - Thành viên;
e) Tổ trưởng tổ dân phố hoặc cấp tương đương - Thành viên;
g) Trưởng ban quản lý chợ - Thành viên;
h) Đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn - Thành viên.
Trường hợp địa bàn hành chính cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định việc thành lập Hội đồng tư vấn thuế với các thành viên tương tự theo quy định tại khoản này.
2. Đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước về sản xuất kinh doanh và pháp luật thuế;
b) Có thời gian kinh doanh tối thiểu là 03 năm tính đến trước ngày tham gia Hội đồng tư vấn thuế. Trường hợp tại địa bàn không có hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động tối thiểu 03 năm thì lựa chọn hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thời gian hoạt động dài nhất. Ưu tiên những đại diện là tổ trưởng, tổ phó, trưởng hoặc phó ngành hàng sản xuất kinh doanh tại địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc chợ, trung tâm thương mại.
3. Số lượng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế tối đa không quá 05 người. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện căn cứ số lượng, quy mô kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn để quyết định số lượng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện căn cứ số lượng, quy mô kinh doanh, cá nhân kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn để quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
2. Hội đồng tư vấn thuế được thành lập và hoạt động trong thời hạn tối đa không quá 05 năm.
3. Hội đồng tư vấn thuế được thành lập lại hoặc bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng tư vấn thuế trong một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Thành lập lại Hội đồng tư vấn thuế khi Hội đồng tư vấn thuế hết nhiệm kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Bổ sung, thay thế các thành viên Hội đồng tư vấn thuế trong các trường hợp sau:
b.1) Các thành viên không còn đáp ứng theo đúng thành phần quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b.2) Bổ sung thêm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để phù hợp với số lượng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động hoặc thay thế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã nghỉ kinh doanh tại địa bàn xã, phường, thị trấn;
b.3) Các trường hợp thay đổi khác liên quan đến thành phần Hội đồng tư vấn thuế do Chi cục trưởng Chi cục Thuế đề xuất.
4. Thủ tục thành lập Hội đồng tư vấn thuế
a) Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn đề xuất, giới thiệu và gửi danh sách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế cho Chi cục Thuế. Chi cục Thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo danh sách để Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn lựa chọn.
b) Chi cục trưởng Chi cục Thuế căn cứ thành phần và danh sách tham gia Hội đồng tư vấn thuế để đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thuế theo quy định tại Điều này (theo mẫu số 07-1/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này).
1. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng tư vấn thuế hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Hội đồng tư vấn thuế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế về các nội dung quy định tại Thông tư này.
2. Hội đồng tư vấn thuế họp lấy ý kiến các thành viên về các nội dung tư vấn theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế. Các cuộc họp của Hội đồng tư vấn thuế được tiến hành khi có sự tham gia chủ trì của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế và ít nhất 2/3 tổng số thành viên (bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng) tham dự. Hội đồng tư vấn thuế có thể tổ chức lấy ý kiến các thành viên về các nội dung tư vấn thông qua phương tiện điện tử. Trường hợp ý kiến tham gia của các thành viên chưa thống nhất thì phải tiến hành biểu quyết để quyết định theo đa số; nếu kết quả biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo nội dung có ý kiến nhất trí của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế để làm cơ sở lập Biên bản họp Hội đồng tư vấn thuế.
3. Các cuộc họp của Hội đồng tư vấn thuế phải được ghi biên bản theo mẫu số 07-2/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Biên bản họp phải có chữ ký xác nhận của các thành viên trong Hội đồng tư vấn thuế dự họp. Trường hợp lấy ý kiến thông qua phương tiện điện tử thì thành viên thường trực hội đồng tổng hợp chung và ghi vào biên bản như họp trực tiếp.
1. Quan hệ công tác trong việc lấy ý kiến tư vấn
a) Chi cục Thuế chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu khi lấy ý kiến tư vấn, đề nghị phối hợp và gửi cho Hội đồng tư vấn tối thiểu 05 ngày làm việc trước thời hạn đề nghị Hội đồng tư vấn thuế gửi kết quả về ý kiến tư vấn, phản hồi phối hợp. Hồ sơ Chi cục Thuế gửi lấy ý kiến tư vấn, đề nghị phối hợp của Hội đồng tư vấn gồm:
a.1) Hồ sơ tư vấn về doanh thu và mức thuế khoán dự kiến ổn định đầu năm của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán bao gồm:
a.1.1) Danh sách dự kiến về doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 07-3/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.1.2) Các văn bản quy định, hướng dẫn mới liên quan đến nội dung lấy ý kiến tư vấn (nếu có).
a.2) Hồ sơ tư vấn về doanh thu và mức thuế khoán điều chỉnh đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thay đổi hoạt động kinh doanh trong năm tính thuế bao gồm:
a.2.1) Danh sách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh điều chỉnh thông tin và tiền thuế theo mẫu số 07-4/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2.2) Các văn bản quy định, hướng dẫn mới liên quan đến nội dung lấy ý kiến tư vấn (nếu có).
a.3) Hồ sơ tư vấn về kế hoạch triển khai công tác đôn đốc, quản lý hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa bàn, bao gồm:
a.3.1) Kế hoạch triển khai công tác đôn đốc, quản lý hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa bàn theo từng nội dung, chuyên đề đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý trong từng lĩnh vực, giai đoạn cụ thể theo chỉ đạo của Cục Thuế và quy định của pháp luật;
a.3.2) Các văn bản chỉ đạo của Cục Thuế, văn bản hướng dẫn liên quan đến nội dung đề nghị phối hợp.
b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế gửi kết quả tư vấn, phản hồi phối hợp cho Chi cục Thuế đúng thời hạn đã được đề nghị. Hồ sơ kết quả tư vấn, phản hồi phối hợp gửi Chi cục Thuế gồm:
b.1) Thông báo kết quả tư vấn về những trường hợp Hội đồng tư vấn thuế đề nghị điều chỉnh lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh so với kết quả dự kiến của Chi cục Thuế theo mẫu số 07-5/HĐTV và 07-6/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Trường hợp hồ sơ đề nghị tư vấn, phối hợp về kế hoạch triển khai công tác đôn đốc, quản lý hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa bàn thì không bao gồm các Thông báo theo mẫu số 07-5/HĐTV và 07-6/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2) Biên bản họp Hội đồng tư vấn thuế đã lập theo mẫu số 07-2/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
2. Quan hệ công tác trong việc xử lý kết quả tư vấn
Trường hợp kết quả lập bộ, tính thuế, giải quyết điều chỉnh thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khác với kết quả tư vấn của Hội đồng tư vấn thuế thì Chi cục Thuế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hội đồng tư vấn thuế theo mẫu số 07-7/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cùng với thời điểm niêm yết công khai số liệu chính thức về kết quả lập bộ, tính thuế, giải quyết điều chỉnh thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
3. Quan hệ công tác trong việc cung cấp các thông tin tài liệu
Chi cục Thuế có trách nhiệm cung cấp và chỉ đạo Đội thuế liên xã, phường, thị trấn cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng tư vấn thuế trong phạm vi quyền hạn của Hội đồng tư vấn thuế quy định tại Điều 10 Thông tư này.
1. Được tham gia tập huấn, phổ biến, nhận tài liệu về chính sách thuế, quản lý thuế hiện hành liên quan đến công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
2. Yêu cầu Chi cục Thuế cung cấp thông tin về tình hình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn.
1. Trách nhiệm tư vấn về thuế và quản lý thuế
a) Tư vấn về doanh thu và mức thuế khoán dự kiến ổn định đầu năm của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân;
b) Tư vấn về mức thuế điều chỉnh đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán khi có thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: thay đổi về quy mô, địa điểm; thay đổi về ngành nghề hoạt động; ngừng hoạt động kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh trong năm tính thuế;
c) Phối hợp với Chi cục Thuế đôn đốc, quản lý hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa bàn.
2. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế
a) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng tư vấn thuế;
b) Mời đại biểu, triệu tập các thành viên và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng tư vấn thuế;
c) Phân công các thành viên Hội đồng tư vấn thuế theo dõi từng việc cụ thể;
d) Quyết định và chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế và thành viên Hội đồng tư vấn thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
đ) Báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong trường hợp cá nhân hoặc các thành viên khác không thể tiếp tục tham gia Hội đồng tư vấn thuế;
e) Ký các văn bản, tài liệu giao dịch nhân danh Hội đồng tư vấn thuế.
3. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng tư vấn thuế
a) Trách nhiệm chung của các thành viên Hội đồng tư vấn thuế
a.1) Triển khai công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế về kết quả công việc được phân công;
a.2) Bố trí tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế;
a.3) Trình bày ý kiến tại cuộc họp hoặc bằng văn bản;
a.4) Báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế trong trường hợp không thể tiếp tục tham gia Hội đồng tư vấn thuế.
b) Trách nhiệm của Thành viên thường trực Hội đồng tư vấn thuế
b.1) Đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng tư vấn thuế và dự kiến phân công nhiệm vụ cho các thành viên để Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế xem xét, quyết định;
b.2) Chuẩn bị tài liệu, ghi biên bản trong các cuộc họp và tổng hợp ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng tư vấn thuế;
b.3) Báo cáo Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế và Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong trường hợp phải thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng tư vấn thuế.
4. Hội đồng tư vấn thuế có trách nhiệm gửi kết quả tư vấn thuế cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã cùng với thời điểm gửi kết quả tư vấn cho Chi cục Thuế.
1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.
2. Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13 , Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.
3. Người nộp thuế có trách nhiệm khai thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định. Việc phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo không được lớn hơn số tiền thuế phải nộp trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp thì không phải xác định số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 13 và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này không thực hiện nguyên tắc phân bổ theo khoản này.
4. Người nộp thuế căn cứ vào số thuế phải nộp theo từng tỉnh hưởng nguồn thu phân bổ để lập chứng từ nộp tiền và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi tiếp nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hạch toán khoản thu cho từng địa bàn nhận khoản thu phân bổ.
5. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện người nộp thuế kê khai, phân bổ không đúng quy định thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số phải phân bổ cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu phân bổ.
6. Trường hợp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên của cơ sở sản xuất thủy điện được phân chia cho các tỉnh khác nhau thì Cục Thuế địa phương nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện căn cứ quy định tại Điều 13, Điều 15 và Điều 17 Thông tư này có trách nhiệm chủ trì phối hợp với chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện và các Cục Thuế địa phương nơi có chung nhà máy thủy điện, lòng hồ thủy điện để thống nhất xác định tỷ lệ phân bổ nghĩa vụ thuế của từng sắc thuế cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu. Trường hợp không thống nhất tỷ lệ phân bổ nghĩa vụ thuế cho từng tỉnh giữa các Cục Thuế và người nộp thuế, Cục Thuế địa phương nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) hướng dẫn.
1. Các trường hợp được phân bổ:
a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;
d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
2. Phương pháp phân bổ:
a) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.
Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định như sau:
Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua thiết bị đầu cuối: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán phát sinh từ các thiết bị đầu cuối đăng ký bán vé xổ số điện toán trong địa giới hành chính từng tỉnh theo hợp đồng đại lý xổ số đã ký với công ty xổ số điện toán hoặc các cửa hàng, điểm bán vé do người nộp thuế thiết lập trên địa bàn.
Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua điện thoại và internet: Doanh thu được xác định tại từng tỉnh nơi khách hàng đăng ký tham gia dự thưởng khi mở tài khoản dự thưởng theo quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số điện toán.
b) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
c) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động xây dựng:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động xây dựng bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
Doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng, người nộp thuế căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh.
d) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
d.1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) với điều kiện tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính. Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.
d.2) Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ % quy định tại điểm d.1 khoản này mà tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.
d.3) Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ theo quy định tại điểm d.1 và d.2 khoản này là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế giá trị gia tăng chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.
đ) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại từng tỉnh nơi nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.
3. Khai thuế, nộp thuế:
a) Đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:
Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động kinh doanh xổ số điện toán trên toàn quốc và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 01-3/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
b) Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
b.1) Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng và nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng.
b.2) Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính.
c) Đối với hoạt động xây dựng:
c.1) Người nộp thuế là nhà thầu xây dựng, ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính của người nộp thuế, bao gồm cả công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng của các công trình, hạng mục công trình đó với cơ quan thuế nơi có công trình xây dựng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có công trình xây dựng. Trường hợp Kho bạc Nhà nước đã thực hiện khấu trừ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì người nộp thuế không phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước tương ứng với số tiền thuế Kho bạc Nhà nước đã khấu trừ.
c.2) Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có công trình xây dựng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính.
d) Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
đ) Đối với nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:
Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng phát sinh của nhà máy thủy điện và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
4. Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.
5. Kho bạc Nhà nước thực hiện khấu trừ tiền thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu khi thực hiện thủ tục thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước cho chủ đầu tư như sau:
a) Kho bạc Nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản giao dịch thực hiện khấu trừ tiền thuế giá trị gia tăng để nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ 1% doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với khối lượng hoàn thành của các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b) Kho bạc Nhà nước không thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với các trường hợp sau:
b.1) Chủ đầu tư làm thủ tục tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định.
b.2) Các khoản thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các hoạt động quản lý dự án: thanh toán cho các công việc quản lý dự án cho chủ đầu tư trực tiếp thực hiện; các khoản chi của ban quản lý dự án, chi giải phóng mặt bằng, chi đối với các dự án do dân tự làm.
b.3) Các khoản chi phí đầu tư xây dựng của các dự án, công trình thuộc ngân sách xã có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ đồng.
b.4) Các trường hợp người nộp thuế chứng minh đã nộp đầy đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
c) Chủ đầu tư khi thực hiện thanh toán tại Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán theo mẫu quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ gửi Kho bạc Nhà nước thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Số thuế giá trị gia tăng do Kho bạc Nhà nước khấu trừ trên chứng từ thanh toán được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp chứng từ thanh toán cho các nhà thầu đã được Kho bạc Nhà nước khấu trừ thuế.
d) Việc hạch toán thu ngân sách nhà nước đối với số thuế giá trị gia tăng đã được Kho bạc Nhà nước khấu trừ theo nguyên tắc công trình xây dựng cơ bản phát sinh tại tỉnh nào thì số thuế giá trị gia tăng do Kho bạc Nhà nước khấu trừ sẽ được hạch toán vào thu ngân sách của tỉnh đó.
Trường hợp công trình nằm trên nhiều tỉnh thì chủ đầu tư có trách nhiệm xác định doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng công trình theo từng tỉnh và có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán theo mẫu quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ gửi Kho bạc Nhà nước để khấu trừ thuế giá trị gia tăng và hạch toán thu ngân sách cho từng tỉnh. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng nằm trên nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình ở từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng của công trình, hạng mục công trình xây dựng, căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh. Trường hợp công trình trong cùng tỉnh (gồm: công trình liên huyện, công trình ở huyện khác với nơi nhà thầu đóng trụ sở), Cục Thuế địa phương phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ hạch toán thu ngân sách nhà nước theo địa bàn huyện.
đ) Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách nhà nước đối với khoản thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ, tổng hợp đầy đủ thông tin trên chứng từ thu vào Bảng kê chứng từ nộp ngân sách và chuyển cho cơ quan thuế theo quy định.
1. Các trường hợp được phân bổ:
Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.
2. Phương pháp phân bổ:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.
Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
3. Khai thuế, nộp thuế:
Người nộp thuế thực hiện khai thuế tiêu thụ đặc biệt chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán trên toàn quốc và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TTĐB, phụ lục bảng xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu (nếu có) theo mẫu số 01-2/TTĐB, phụ lục bảng phân bổ số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 01-3/TTĐB ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
1. Các trường hợp được phân bổ:
Hoạt động sản xuất thủy điện có hồ thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
2. Phương pháp phân bổ:
a) Căn cứ để phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp cho từng tỉnh:
a.1) Diện tích của lòng hồ thuỷ điện là t, diện tích lòng hồ thủy điện tại tỉnh G là t.1, diện tích lòng hồ thủy điện tại tỉnh H là t.2.
Tỷ lệ (%) diện tích lòng hồ tại tỉnh G là T.1 = t.1/t x 100.
Tỷ lệ (%) diện tích lòng hồ tại tỉnh H là T.2 = t.2/t x 100.
a.2) Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư là k; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh G là k.1; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh H là k.2.
Tỷ lệ (%) kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh G là K.1 = k.1/k x 100.
Tỷ lệ (%) kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh H là K.2 = k.2/k x 100.
a.3) Số hộ dân phải di chuyển tái định cư là s, số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh G là s.1, số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh H là s.2.
Tỷ lệ (%) số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh G là S.1 = s.1/s x 100.
Tỷ lệ (%) số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh H là S.2 = s.2/s x 100.
a.4) Giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ là v, giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh G là v.1, giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh H là v.2.
Tỷ lệ (%) giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh G là V.1 = v.1/v x 100.
Tỷ lệ (%) giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh H là V.2 = v.2/v x 100.
b) Công thức tính:
Số thuế tài nguyên phải nộp tỉnh G |
= |
T.1 + K.1 + S.1 + V.1 |
x Số thuế tài nguyên phải nộp |
4 |
Số thuế tài nguyên phải nộp tỉnh H |
= |
T.2 + K.2 + S.2 + V.2 |
x Số thuế tài nguyên phải nộp |
4 |
3. Khai, nộp thuế tài nguyên:
Người nộp thuế có nhà máy sản xuất thuỷ điện thực hiện khai thuế tài nguyên và nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN, hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN cho cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước nơi có hoạt động khai thác tài nguyên nước. Trường hợp hồ thủy điện của nhà máy nằm trên nhiều tỉnh thì nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN, hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN, phụ lục bảng phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 01-1/TAIN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này của nhà máy thủy điện tại cơ quan thuế nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có hồ thủy điện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
1. Các trường hợp được phân bổ:
a) Xăng dầu đối với trường hợp quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
b) Than khai thác và tiêu thụ nội địa đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
2. Phương pháp phân bổ:
a) Phân bổ thuế bảo vệ môi trường phải nộp đối với xăng dầu:
Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho từng tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc bằng (=) tổng số thuế bảo vệ môi trường phải nộp phân bổ cho từng tỉnh của các mặt hàng xăng dầu.
Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo từng mặt hàng xăng dầu = số thuế bảo vệ môi trường phải nộp của từng mặt hàng xăng dầu trên tờ khai thuế nhân (x) với tỷ lệ (%) sản lượng của từng mặt hàng xăng dầu do đơn vị phụ thuộc bán ra thuộc đối tượng phải kê khai, tính thuế bảo vệ môi trường trên tổng sản lượng của từng mặt hàng xăng dầu bán ra thuộc đối tượng phải kê khai, tính thuế bảo vệ môi trường của người nộp thuế.
b) Phân bổ thuế bảo vệ môi trường phải nộp đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa:
Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho từng tỉnh nơi có công ty khai thác than đóng trụ sở được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ (%) sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ |
= |
Sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ |
Tổng sản lượng than tiêu thụ trong kỳ |
Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho tỉnh có than khai thác trong kỳ |
= |
Tỷ lệ (%) sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ |
x |
Sản lượng than mua của các đơn vị tại tỉnh nơi có than khai thác trong kỳ |
x |
Mức thuế tuyệt đối trên 1 tấn than tiêu thụ |
3. Khai thuế, nộp thuế:
a) Đối với xăng dầu:
Đơn vị phụ thuộc của thương nhân đầu mối hoặc đơn vị phụ thuộc của công ty con của thương nhân đầu mối có kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh khác với nơi thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối đóng trụ sở mà không hạch toán kế toán để khai riêng thuế bảo vệ môi trường thì thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối thực hiện khai thuế bảo vệ môi trường và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TBVMT, phụ lục bảng phân bổ số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với xăng dầu theo mẫu số 01-2/TBVMT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc đóng trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
b) Đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa:
Doanh nghiệp có hoạt động khai thác và tiêu thụ than nội địa thông qua hình thức quản lý và giao cho các công ty con hoặc đơn vị phụ thuộc khai thác, chế biến và tiêu thụ thì đơn vị thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ than thực hiện khai thuế cho toàn bộ số thuế bảo vệ môi trường phát sinh đối với than khai thác và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TBVMT, phụ lục bảng xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với than theo mẫu số 01-1/TBVMT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có công ty khai thác than đóng trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
1. Các trường hợp được phân bổ:
a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
c) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất;
d) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
2. Phương pháp phân bổ:
a) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.
Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
b) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản tạm nộp hàng quý và quyết toán bằng (=) doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
c) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng cơ sở sản xuất trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi được xác định theo kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi được hưởng.
d) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với nhà máy thuỷ điện nằm trên nhiều tỉnh:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của nhà máy thuỷ điện bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng nhà máy thuỷ điện trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của nhà máy thuỷ điện, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.
3. Khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế:
a) Đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:
a.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.
a.2) Quyết toán thuế:
Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 03-8C/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.
b) Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
b.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
b.2) Quyết toán thuế:
Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03/TNDN, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này tại phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động theo mẫu số 03-8A/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Số thuế đã tạm nộp trong năm tại các tỉnh (không bao gồm số thuế đã tạm nộp cho doanh thu thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ mà doanh thu này chưa được tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm) được trừ vào với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của từng tỉnh trên mẫu số 03-8A/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này, nếu chưa trừ hết thì tiếp tục trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quyết toán tại trụ sở chính trên mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này.
Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế trên tờ khai quyết toán tại trụ sở chính trên mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.
c) Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
c.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, bao gồm cả nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Riêng hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì người nộp thuế khai quyết toán thuế theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này và nộp tại cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.
d) Đối với nhà máy thuỷ điện nằm trên nhiều tỉnh:
d.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế phải tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện.
d.2) Quyết toán thuế:
Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 03-8/TNDN và mẫu số 03-8B/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền phân bổ cho từng tỉnh nơi có nhà máy thuỷ điện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.
4. Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
5. Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
1. Các trường hợp được phân bổ:
Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.
2. Phương pháp phân bổ:
Số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.
Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
3. Khai, nộp:
a) Khai, tạm nộp hàng quý:
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.
b) Quyết toán thuế:
Người nộp thuế khai quyết toán khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán trên toàn quốc và nộp hồ sơ khai theo mẫu số 01/QT-LNCL, phụ lục bảng phân bổ số lợi nhuận còn lại phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 01-1/QT-LNCL ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Trường hợp số đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số tiền còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số đã tạm nộp theo quý lớn hơn số phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.
1. Trường hợp phân bổ:
a) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác.
b) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán.
2. Phương pháp phân bổ:
a) Phân bổ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Người nộp thuế xác định riêng số thuế thu nhập cá nhân phải phân bổ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân làm việc tại từng tỉnh theo số thuế thực tế đã khấu trừ của từng cá nhân. Trường hợp người lao động được điều chuyển, luân chuyển, biệt phái thì căn cứ thời điểm trả thu nhập, người lao động đang làm việc tại tỉnh nào thì số thuế thu nhập cá nhân khấu trừ phát sinh được tính cho tỉnh đó.
b) Phân bổ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán:
Người nộp thuế xác định riêng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán tại từng tỉnh nơi cá nhân đăng ký tham gia dự thưởng đối với phương thức phân phối thông qua phương tiện điện thoại hoặc internet và nơi phát hành vé xổ số điện toán đối với phương thức phân phối thông qua thiết bị đầu cuối theo số thuế thực tế đã khấu trừ của từng cá nhân.
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
a.1) Người nộp thuế chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính, thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 05/KK-TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này. Số thuế thu nhập cá nhân xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và không xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
a.2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế bao gồm: cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ nước ngoài; cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam nhưng được trả từ nước ngoài; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng chưa khấu trừ thuế; cá nhân nhận cổ phiếu thưởng từ đơn vị chi trả.
b) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán:
Người nộp thuế là tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng xổ số điện toán của cá nhân thực hiện khai thuế thu nhập cá nhân theo quy định, nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 06/TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi cá nhân đăng ký tham gia dự thưởng đối với phương thức phân phối thông qua phương tiện điện thoại hoặc internet và nơi phát hành vé xổ số điện toán đối với phương thức phân phối thông qua thiết bị đầu cuối theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Tờ khai thuế; phụ lục tờ khai; Bản giải trình khai bổ sung; Bản đăng ký người phụ thuộc; Giấy uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân; Bản cam kết; Báo cáo dự kiến sản lượng dầu khí khai thác và tỷ lệ tạm nộp thuế; Bản xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai theo quý; Văn bản đề nghị thay đổi kỳ tính thuế từ tháng sang quý có liên quan đối với từng loại thuế và khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo tại phụ lục II Thông tư này.
1. Xác định tiền chậm nộp
Việc xác định số tiền chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tính tiền chậm nộp quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế. Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
2. Thông báo về tiền chậm nộp
Hằng tháng, cơ quan thuế thông báo về số tiền chậm nộp cùng với thông báo tiền thuế nợ (theo mẫu số 01/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên. Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cơ quan thuế thông báo về số tiền thuế nợ và số tiền chậm nộp của người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình thông qua tổ chức được uỷ nhiệm thu.
Để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thuế xác định và thông báo tiền thuế nợ đến thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo (theo mẫu số 02/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này).
3. Điều chỉnh giảm tiền chậm nộp
a) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung. Cơ quan thuế căn cứ thông tin quản lý nghĩa vụ của người nộp thuế để xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 03/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định, thông báo giảm số tiền thuế phải nộp thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền thuế chênh lệch giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 03/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
1. Thời gian không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế được tính từ ngày đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thanh toán cho người nộp thuế nhưng chưa thanh toán đến ngày đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế.
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Trình tự, thủ tục
a.1) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.
a.2) Trường hợp hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận không tính tiền chậm nộp (mẫu số 04/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng không tính tiền chậm nộp hoặc Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp (mẫu số 05/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng không tính tiền chậm nộp.
b) Hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp
b.1) Văn bản đề nghị không tính tiền chậm nộp theo mẫu số 01/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2) Văn bản có xác nhận của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán theo mẫu số 02/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
b.3) Hợp đồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ ký với chủ đầu tư (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).
3. Trách nhiệm của người nộp thuế và các cơ quan liên quan
a) Người nộp thuế có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước chậm nhất là trong ngày làm việc liền kề sau ngày được đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế và thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 03/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm xác nhận tình trạng thanh toán cho người nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận này.
c) Cơ quan thuế giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
d) Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin về tình hình thanh toán nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1. Trình tự giải quyết hồ sơ miễn tiền chậm nộp đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận miễn tiền chậm nộp (mẫu số 03/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp hoặc Quyết định miễn tiền chậm nộp (mẫu số 02/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp.
2. Hồ sơ miễn tiền chậm nộp
a) Đối với trường hợp do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, hồ sơ bao gồm:
a.1) Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế theo mẫu số 01/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2) Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
a.3) Văn bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan tài chính hoặc cơ quan giám định độc lập (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
a.4) Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);
a.5) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).
b) Trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
b.1) Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế theo mẫu số 01/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2) Văn bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan tài chính hoặc cơ quan giám định độc lập xác định mức độ, giá trị thiệt hại đối với trường hợp do chiến tranh, bạo loạn, đình công mà người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
b.3) Tài liệu chứng minh rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế mà người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước đối với trường hợp người nộp thuế gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
b.4) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại của cơ quan bảo hiểm (nếu có).
3. Xác định số tiền chậm nộp được miễn
a) Đối với người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế: số tiền chậm nộp được miễn là số tiền chậm nộp còn nợ tại thời điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
b) Đối với người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: số tiền chậm nộp được miễn là số tiền chậm nộp còn nợ tại thời điểm xảy ra tình trạng bất khả kháng khác và không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
4. Thẩm quyền ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp
Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước ban hành Quyết định miễn tiền chậm nộp theo mẫu số 04/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
1. Trình tự giải quyết hồ sơ gia hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại Điều 62 Luật Quản lý thuế
a) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định hoặc phát hiện có dấu hiệu sai phạm về giá trị vật chất bị thiệt hại trong hồ sơ do người nộp thuế tự xác định hoặc các sai sót khác, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận gia hạn nộp thuế (mẫu số 03/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế hoặc Quyết định gia hạn nộp thuế (mẫu số 02/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế.
2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
a) Đối với trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế, hồ sơ bao gồm:
a.1) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2) Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
a.3) Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;
a.4) Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);
a.5) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).
b) Đối với trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
b.1) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2) Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;
b.3) Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra bất khả kháng của cơ quan có thẩm quyền; tài liệu chứng minh người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp do chiến tranh, bạo loạn, đình công mà người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
b.4) Tài liệu chứng minh việc gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế và người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước đối với trường hợp bị thiệt hại do gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
b.5) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại của cơ quan bảo hiểm (nếu có).
c) Đối với trường hợp di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế. Hồ sơ bao gồm:
c.1) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
c.2) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
c.3) Đề án hoặc phương án di dời, trong đó thể hiện rõ kế hoạch và tiến độ thực hiện di dời của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).
3. Xác định số tiền được gia hạn nộp thuế
a) Đối với người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế: Số tiền thuế được gia hạn nộp thuế là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ nhưng không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
b) Đối với người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: Số tiền thuế được gia hạn nộp thuế là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác, nhưng không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
c) Đối với trường hợp di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế: Số tiền thuế được gia hạn là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế bắt đầu ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện di dời, nhưng không vượt quá chi phí thực hiện di dời và thiệt hại do phải di dời gây ra sau khi trừ đi các khoản được hỗ trợ, đền bù thiệt hại theo quy định. Chi phí di dời không bao gồm chi phí xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không thực hiện di dời thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế đã được gia hạn và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế đã được gia hạn nộp thuế.
1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:
a) Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát sinh) trong các trường hợp:
a.1) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.2) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.3) Tổ chức trả thu nhập có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa thì thực hiện bù trừ theo quy định tại điểm a.1, a.2 khoản này. Số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi quyết toán được xác định bằng (=) số thuế nộp thừa của cá nhân uỷ quyền quyết toán trừ (-) số thuế còn phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán; tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm trả cho cá nhân uỷ quyền quyết toán số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi tổ chức chi trả quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
a.4) Bù trừ với khoản nợ hoặc khoản thu phát sinh có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách của người nộp thuế khác khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
a.5) Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa bằng ngoại tệ thuộc trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ quy định tại Điều 4 Thông tư này khi thực hiện bù trừ phải quy đổi sang đồng Việt nam theo tỷ giá bán ra đầu ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm xác định số thuế nộp thừa để bù trừ.
b) Hoàn trả, hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách
Người nộp thuế có khoản nộp thừa sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản này mà vẫn còn khoản nộp thừa hoặc không có khoản nợ thì người nộp thuế được gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 42 Thông tư này. Người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
c) Thời điểm xác định khoản nộp thừa để xử lý bù trừ hoặc hoàn nộp thừa:
c.1) Trường hợp người nộp thuế tự tính, tự khai và tự nộp thuế theo số thuế đã kê khai, thời điểm xác định nộp thừa là ngày người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp người nộp thuế nộp tiền trước khi nộp hồ sơ khai thuế thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, nếu có hồ sơ khai bổ sung thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai bổ sung.
c.2) Trường hợp người nộp thuế xác định nghĩa vụ thuế theo Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời điểm xác định nộp thừa là ngày người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp người nộp thuế nộp tiền trước ngày thông báo thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày ban hành thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu có thông báo điều chỉnh, bổ sung thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày ban hành thông báo điều chỉnh, bổ sung.
c.3) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền theo Quyết định của cơ quan thuế, Quyết định hoặc Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời điểm xác định nộp thừa là ngày người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp người nộp thuế nộp tiền trước ngày Quyết định hoặc Văn bản thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày ban hành Quyết định hoặc Văn bản, nếu có nhiều Quyết định hoặc Văn bản thì thời điểm xác định khoản nộp thừa được căn cứ vào Quyết định hoặc Văn bản cuối cùng.
c.4) Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước nhưng sau đó thực hiện theo Bản án, Quyết định của Toà án thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày Bản án, Quyết định có hiệu lực.
2. Trình tự, thủ tục bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
a) Người nộp thuế có khoản nộp thừa bù trừ với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo quy định tại điểm a.1, a.2, a.3 khoản 1 Điều này thì không phải gửi hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế thực hiện tự động bù trừ trên hệ thống quản lý thuế theo quy định về kế toán nghiệp vụ thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này và cung cấp thông tin cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 69 Thông tư này.
b) Người nộp thuế có khoản nộp thừa bù trừ với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này thì gửi hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa, gồm: Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và các tài liệu liên quan (nếu có) đến cơ quan thuế có thẩm quyền xử lý khoản nộp thừa quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa của người nộp thuế, cơ quan thuế đối chiếu khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế:
c.1) Trường hợp khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện bù trừ khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo đề nghị của người nộp thuế và thông báo cho người nộp thuế có khoản nộp thừa đề nghị bù trừ và người nộp thuế có khoản nợ, khoản thu phát sinh được bù trừ biết theo mẫu số 01/TB-XLBT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
c.2) Trường hợp khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế không thuộc trường hợp bù trừ khoản nộp thừa theo quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan thuế ban hành Thông báo theo mẫu số 01/TB-XLBT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này nêu rõ lý do không thực hiện bù trừ khoản nộp thừa gửi cho người nộp thuế.
Trường hợp đề nghị của người nộp thuế không khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP gửi cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin của người nộp thuế không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa của cơ quan thuế. Sau khi nhận được thông tin giải trình, bổ sung của người nộp thuế, trường hợp khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế thì thực hiện bù trừ theo quy định tại điểm c.1 khoản này.
Quá thời hạn giải trình, bổ sung theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hoặc người nộp thuế có giải trình, bổ sung nhưng khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế không khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế thì cơ quan thuế ban hành Thông báo theo mẫu số 01/TB-XLBT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này nêu rõ lý do không thực hiện bù trừ khoản nộp thừa gửi cho người nộp thuế.
3. Thẩm quyền xử lý bù trừ khoản nộp thừa của cơ quan thuế
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện:
a.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
a.2) Tiếp nhận, giải quyết văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ quản lý thu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện:
b.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý thu thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này.
b.2) Tiếp nhận, giải quyết văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý thu.
c) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này thực hiện:
c.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý đối với khoản thu được phân bổ.
c.2) Phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp xử lý bù trừ khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh do nơi được hưởng khoản thu được phân bổ quản lý thu theo hướng dẫn tại điểm a.4 khoản 1 Điều này.
Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) thuộc trường hợp không hoàn trả khoản nộp thừa và cơ quan thuế thực hiện tất toán số tiền nộp thừa tại sổ kế toán, trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế để xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý như sau:
1. Đối với người nộp thuế có khoản nộp thừa theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế:
a) Người nộp thuế gửi Văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa theo mẫu số 01/ĐNKHT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều này tiếp nhận, xử lý văn bản của người nộp thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản như sau:
b.1) Trường hợp khớp đúng theo đề nghị của người nộp thuế, cơ quan thuế ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa theo mẫu số 01/QĐ-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để thực hiện tất toán khoản nộp thừa trên sổ kế toán và gửi cho người nộp thuế.
b.2) Trường hợp không khớp đúng theo đề nghị của người nộp thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP gửi cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin.
Thời gian giải trình, bổ sung thông tin của người nộp thuế không tính vào thời gian giải quyết văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa của người nộp thuế. Sau khi nhận được thông tin giải trình, bổ sung của người nộp thuế, trường hợp thông tin đã khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế thì cơ quan thuế ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa. Nếu quá thời hạn bổ sung theo thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin thì cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc khoản nộp thừa không đủ điều kiện thực hiện tất toán theo mẫu số 02/TB-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và lý do không thực hiện tất toán khoản nộp thừa theo đề nghị của người nộp thuế.
2. Đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có khoản nộp thừa theo quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý như sau:
a) Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thông báo về khoản nộp thừa của người nộp thuế theo mẫu số 01/DSKNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế và phương tiện thông tin đại chúng sau khi cơ quan thuế thực hiện bù trừ giữa khoản nộp thừa và khoản còn nợ của người nộp thuế trên toàn quốc.
b) Trước khi ban hành Thông báo về khoản nộp thừa theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước hoặc cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ để xác định khoản nộp thừa, khoản còn nợ của người nộp thuế trên toàn quốc sau khi hệ thống ứng dụng quản lý thuế đã bù trừ theo quy định tại điểm a.1 khoản 1 Điều 25 Thông tư này và lập Quyết định hoàn kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này (số tiền hoàn bằng số tiền nợ được bù trừ, không có phần còn lại được hoàn trả sau khi bù trừ). Cơ quan thuế lập và gửi Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Điều 47 Thông tư này.
c) Sau 01 năm kể từ ngày thông báo về khoản nộp thừa của người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế và phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm a khoản này mà cơ quan thuế không nhận được phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả khoản nộp thừa của người nộp thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo mẫu số 01/QĐ-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và thực hiện tất toán khoản nộp thừa không hoàn trả của người nộp thuế trên sổ kế toán.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tất toán khoản nộp thừa không hoàn trả của người nộp thuế trên sổ kế toán, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện công khai Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký trên trang thông tin điện tử của cơ quan thuế.
3. Đối với người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế:
a) Định kỳ, sau ngày 31/3 hằng năm cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều này thực hiện rà soát và lập Danh sách về khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế trên dữ liệu quản lý thuế theo mẫu số 01/DSKNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi Thông báo về khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm theo mẫu số 02/TB-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế biết. Riêng khoản nộp thừa của người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế, cơ quan thuế công khai Thông báo trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế.
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi Thông báo cho người nộp thuế hoặc công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế, cơ quan thuế không nhận được phản hồi của người nộp thuế. Cơ quan thuế ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm theo mẫu số 01/QĐ-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và tất toán khoản nộp thừa của người nộp thuế trên sổ kế toán.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện tất toán khoản nộp thừa trên sổ kế toán, cơ quan thuế công khai Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế.
4. Thẩm quyền tiếp nhận, xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
a.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa của người nộp thuế và ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ quản lý thu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
a.2) Xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký của người nộp thuế thuộc cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
a.3) Xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm đối với khoản nộp thừa do Cơ quan thuế quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước:
b.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa của người nộp thuế và ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu.
b.2) Phối hợp rà soát khoản nộp thừa, khoản nợ trước khi cơ quan thuế quản lý trực tiếp ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký và thực hiện bù trừ, tất toán đối với khoản nộp thừa do cơ quan quản lý thu theo quyết định đã ban hành.
b.3) Xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu.
c) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này:
Phối hợp rà soát khoản nộp thừa, khoản nợ do cơ quan thuế quản lý trước khi cơ quan thuế quản lý trực tiếp ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này và thực hiện bù trừ, tất toán đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu theo quyết định đã ban hành.
1. Trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật thuế:
a) Hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.
b) Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng sinh học.
c) Hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế
a) Cục Thuế có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế nêu tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này) đối với người nộp thuế do Cục Thuế quản lý trực tiếp và người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
Riêng các Cục Thuế thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cục trưởng Cục Thuế có thể phân công cho Chi cục Thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp và thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, bao gồm: phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước hoặc thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; xác định số thuế được hoàn; xác định số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp phải bù trừ với số thuế được hoàn; dự thảo Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có); sau đó Chi cục Thuế chuyển toàn bộ hồ sơ cho Cục Thuế để tiếp tục thực hiện hoàn thuế theo quy định tại Thông tư này.
b) Cục Thuế nơi người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với dự án đầu tư của người nộp thuế.
c) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng (trừ trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo Điều ước quốc tế; hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Thông tư này) gồm:
1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
2. Các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế, cụ thể như sau:
a) Trường hợp hoàn thuế dự án đầu tư:
a.1) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
a.2) Đối với dự án có công trình xây dựng: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; giấy phép xây dựng;
a.3) Bản sao Chứng từ góp vốn điều lệ;
a.4) Bản sao Giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ);
a.5) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;
a.6) Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư, Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh hoặc Ban quản lý dự án đầu tư (nếu chi nhánh, Ban quản lý dự án thực hiện hoàn thuế).
b) Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:
b.1) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;
b.2) Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan theo mẫu số 01-2/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan theo quy định về pháp luật hải quan.
c) Trường hợp hoàn thuế chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại:
c.1) Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do chủ chương trình, dự án trực tiếp quản lý, thực hiện:
c.1.1) Bản sao Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận vốn ODA không hoàn lại hoặc văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại; bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án hoặc Quyết định đầu tư chương trình và Văn kiện dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 80 Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ.
c.1.2) Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ và điểm a khoản 10 Điều 10 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ.
c.1.3) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
c.1.4) Bản sao văn bản xác nhận của cơ quan chủ quản chương trình, dự án ODA cho chủ chương trình, dự án về hình thức cung cấp chương trình, dự án ODA là ODA không hoàn lại thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế giá trị gia tăng.
c.1.5) Trường hợp chủ chương trình, dự án giao một phần hoặc toàn bộ chương trình, dự án cho đơn vị, tổ chức khác quản lý, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA không hoàn lại nhưng nội dung này chưa được nêu trong các tài liệu quy định tại điểm c.1.1, c.1.4 khoản này thì ngoài các tài liệu theo điểm c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 khoản này, còn phải có thêm bản sao văn bản về việc giao quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA không hoàn lại của chủ chương trình, dự án cho đơn vị, tổ chức đề nghị hoàn thuế.
c.1.6) Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài các tài liệu quy định tại điểm c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 khoản này, còn phải có bản sao hợp đồng ký kết giữa chủ dự án với nhà thầu chính thể hiện giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm c.1.1, c.1.4, c.1.5, c.1.6 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.
c.2) Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do nhà tài trợ trực tiếp quản lý, thực hiện:
c.2.1) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c.1.1, c.1.3 khoản này;
c.2.2) Trường hợp Nhà tài trợ chỉ định Văn phòng đại diện của nhà tài trợ hoặc tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án (trừ trường hợp quy định tại điểm c.2.3 khoản này) nhưng nội dung này chưa được nêu trong các tài liệu quy định tại điểm c.1.1 khoản này thì phải có thêm các tài liệu sau:
c.2.2.1) Bản sao văn bản về việc giao quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA không hoàn lại của nhà tài trợ cho Văn phòng đại diện của nhà tài trợ hoặc tổ chức do nhà tài trợ chỉ định;
c.2.2.2) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện của nhà tài trợ, tổ chức do nhà tài trợ chỉ định.
c.2.3) Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu quy định tại điểm c.2.1 khoản này, còn phải có bản sao hợp đồng ký kết giữa nhà tài trợ với nhà thầu chính hoặc bản tóm tắt hợp đồng có xác nhận của nhà tài trợ về hợp đồng ký kết giữa nhà tài trợ với nhà thầu chính bao gồm các thông tin: số hợp đồng, ngày ký kết hợp đồng, thời hạn hợp đồng, phạm vi công việc, giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm c.1.1, c.2.2, c.2.3 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.
d) Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức:
d.1) Bản sao Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ;
d.2) Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án (trường hợp tiếp nhận viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ và điểm a khoản 10 Điều 10 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ.
d.3) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm d.1 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.
đ) Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam:
đ.1) Bản sao Quyết định tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để cứu trợ (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ) hoặc Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai và văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai) theo quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 3 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ.
đ.2) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm đ.1 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.
e) Trường hợp hoàn thuế ưu đãi miễn trừ ngoại giao:
e.1) Bảng kê thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-3a/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao về việc chi phí đầu vào thuộc diện áp dụng miễn trừ ngoại giao để được hoàn thuế.
e.2) Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01-3b/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
g) Hoàn thuế đối với ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách xuất cảnh:
Bảng kê chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo mẫu số 01-4/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
h) Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01a/ĐNHT ban hành kèm theo Nghị định số 14/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ.
2. Bản sao Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc người nộp thuế được sản xuất xăng sinh học, nộp theo hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt lần đầu.
1. Trường hợp đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác theo mẫu số 02/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Tài liệu liên quan đến hồ sơ hoàn thuế, bao gồm:
b.1) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong đó ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào;
b.2) Bản sao hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng uỷ thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc hợp đồng lao động ký với tổ chức, cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiền gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào Công ty tại Việt Nam (tuỳ theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể) có xác nhận của người nộp thuế;
b.3) Văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian và tình hình hoạt động thực tế theo hợp đồng (trừ trường hợp hoàn thuế đối với hãng vận tải nước ngoài);
b.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân lập giấy uỷ quyền để uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục hoàn thuế vào tài khoản của đối tượng khác cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự (nếu việc uỷ quyền được thực hiện ở nước ngoài) hoặc công chứng (nếu việc uỷ quyền được thực hiện tại Việt Nam) theo quy định;
b.5) Bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
2. Trường hợp đề nghị hoàn thuế theo Điều ước quốc tế khác, hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác theo mẫu số 02/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này có xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết Điều ước quốc tế.
b) Tài liệu liên quan đến hồ sơ hoàn thuế, bao gồm:
b.1) Bản sao Điều ước quốc tế;
b.2) Bản sao hợp đồng với bên Việt Nam có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền;
b.3) Bản tóm tắt hợp đồng có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền. Bản tóm tắt hợp đồng gồm các nội dung sau: tên hợp đồng và tên các điều khoản của hợp đồng, phạm vi công việc của hợp đồng, nghĩa vụ thuế tại hợp đồng;
b.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài ủy quyền cho một tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam thực hiện các thủ tục hoàn thuế theo Điều ước quốc tế. Trường hợp tổ chức, cá nhân lập giấy uỷ quyền để uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục hoàn thuế vào tài khoản của đối tượng khác cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự (nếu việc uỷ quyền được thực hiện ở nước ngoài) hoặc công chứng (nếu việc uỷ quyền được thực hiện tại Việt Nam) theo quy định;
b.5) Bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
1. Trường hợp thuộc diện cơ quan thuế phải kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế và Chương VIII Thông tư này thì người nộp thuế không phải gửi Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.
Cơ quan thuế căn cứ kết quả kiểm tra tại Kết luận hoặc Quyết định xử lý và các tài liệu kiểm tra khác để xác định số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết đủ điều kiện hoàn thuế và thực hiện giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Mục này.
2. Trường hợp không thuộc diện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này thì người nộp thuế lập và gửi Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đến cơ quan thuế.
1. Đề nghị hoàn thuế bằng hồ sơ điện tử
a) Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua các Cổng thông tin điện tử khác theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
b) Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử của người nộp thuế được thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 27 Thông tư này (sau đây gọi là cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế) trả Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 02/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong trường hợp hồ sơ không thuộc diện được hoàn thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua các Cổng thông tin điện tử khác nơi người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử.
2. Đề nghị hoàn thuế bằng hồ sơ giấy
a) Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế bằng giấy tại cơ quan thuế, công chức thuế kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, công chức thuế đề nghị người nộp thuế hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, công chức thuế gửi Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 01/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế và ghi sổ nhận hồ sơ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
b) Trường hợp người nộp thuế gửi hồ sơ qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ hồ sơ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế gửi Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 02/TB-HT hoặc Thông báo về việc hồ sơ không đúng thủ tục theo mẫu số 03/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với hồ sơ gửi qua đường bưu chính hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế.
3. Hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế
Người nộp thuế đã gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế, nếu người nộp thuế có nhu cầu hủy hồ sơ thì phải có Văn bản đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/ĐNHUY ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Văn bản đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế gửi Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 02/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế, đồng thời đóng hồ sơ đề nghị hoàn trên sổ ghi hồ sơ của cơ quan thuế.
Người nộp thuế được khai điều chỉnh số thuế đề nghị hoàn để chuyển khấu trừ tiếp vào tờ khai thuế của kỳ kê khai tiếp theo kể từ thời điểm có Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế, nếu đáp ứng đủ điều kiện kê khai, khấu trừ hoặc nộp lại hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Trường hợp cơ quan thuế đã công bố quyết định kiểm tra trước hoàn thuế thì người nộp thuế không được gửi Văn bản đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Cơ quan thuế xử lý hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định tại Điều 110 Luật Quản lý thuế và Chương VIII Thông tư này.
1. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế là hồ sơ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu. Các trường hợp cụ thể như sau:
a.1) Trường hợp hoàn theo quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm:
a.1.1) Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ dự án đầu tư;
a.1.2) Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
a.1.3) Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chương trình, dự án ODA viện trợ không hoàn lại;
a.1.4) Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức nước ngoài.
a.2) Hoàn thuế lần đầu theo quy định của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
a.3) Hoàn thuế lần đầu đối với từng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
b) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;
Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, nếu trong lần đề nghị hoàn thuế đầu tiên tính từ sau thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 142 Luật Quản lý thuế, hoặc hành vi trốn thuế quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế thì những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế. Trường hợp phát hiện những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, người nộp thuế có hành vi khai sai đối với hồ sơ hoàn thuế, hành vi trốn thuế quy định tại Điều 142, Điều 143 Luật Quản lý thuế thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế theo đúng thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế.
c) Hồ sơ hoàn thuế khi giao và chuyển giao (đối với doanh nghiệp nhà nước), giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán đối với tổ chức, doanh nghiệp;
Trường hợp người nộp thuế theo quy định tại điểm này thuộc diện kiểm tra quyết toán thuế để chấm dứt hoạt động, đã xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn thì cơ quan thuế giải quyết hoàn trả trên cơ sở kết quả kiểm tra, không phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
d) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
đ) Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;
e) Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Xác định số thuế được hoàn
a) Nguyên tắc xử lý khi cơ quan thuế xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn khác số thuế người nộp thuế đề nghị hoàn:
a.1) Trường hợp số thuế đề nghị hoàn lớn hơn số thuế đủ điều kiện được hoàn thì người nộp thuế được hoàn bằng số thuế đủ điều kiện được hoàn.
a.2) Trường hợp số thuế đề nghị hoàn nhỏ hơn số thuế đủ điều kiện được hoàn thì người nộp thuế được hoàn bằng số thuế đề nghị hoàn.
b) Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước.
Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế và thông tin về người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý tại cơ sở dữ liệu để thực hiện kiểm tra hồ sơ của người nộp thuế tại trụ sở cơ quan thuế để xác định đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, cụ thể:
b.1) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, cơ quan thuế thực hiện đối chiếu số tiền thuế đề nghị hoàn tại hồ sơ hoàn thuế với hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Số tiền thuế được hoàn phải được khai thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b.2) Trường hợp chưa đủ thông tin để xác định hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, cơ quan thuế lập Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP gửi người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế thực hiện hoàn thuế điện tử, Thông báo được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo, người nộp thuế có trách nhiệm gửi văn bản giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo Thông báo của cơ quan thuế.
Hết thời hạn theo Thông báo của cơ quan thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có văn bản giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ hoàn thuế sang diện kiểm tra trước hoàn thuế và gửi Thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước hoàn thuế theo mẫu số 05/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày chấp nhận hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 32 Thông tư này.
Khoảng thời gian kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu đến ngày cơ quan thuế nhận được văn bản giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu của người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan thuế.
c) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế:
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, nếu cơ quan thuế xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn thì giải quyết hoàn trả số thuế đã đủ điều kiện hoàn cho người nộp thuế, không chờ kết quả kiểm tra xác minh toàn bộ hồ sơ hoàn thuế; đối với số thuế cần kiểm tra xác minh hoặc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung hồ sơ thì xử lý hoàn thuế khi có đủ điều kiện theo quy định.
Trường hợp tại Biên bản kiểm tra trước hoàn thuế xác định người nộp thuế vừa có số tiền thuế đủ điều kiện hoàn, vừa có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bị truy thu thì cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế và bù trừ số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế tại Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐ-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
d) Trường hợp qua kiểm tra, thanh tra thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế theo quy định của pháp luật về thuế và có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự.
đ) Quá thời hạn kiểm tra, thanh tra thuế nhưng cơ quan thuế chưa nhận được kết quả hoặc ý kiến, xác minh của cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền thì xử lý như sau:
đ.1) Trường hợp cơ quan thuế xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn thì giải quyết hoàn số thuế đã đủ điều kiện hoàn cho người nộp thuế, không chờ kết quả kiểm tra xác minh toàn bộ hồ sơ hoàn thuế; đối với số thuế cần kiểm tra xác minh hoặc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung hồ sơ thì xử lý hoàn thuế khi có đủ điều kiện theo quy định.
đ.2) Trường hợp kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế, cơ quan thuế phải kết thúc kiểm tra, thanh tra đúng thời hạn quy định. Đối với số tiền thuế đã hoàn đang chờ kết quả trả lời, xác minh của các cơ quan có liên quan, cơ quan thuế phải nêu rõ trong biên bản kiểm tra, kết luận thanh tra về việc chưa đủ căn cứ kết luận số tiền thuế đủ điều kiện hoàn thuế. Khi có kết quả trả lời, xác minh của các cơ quan có liên quan, cơ quan thuế xác định số tiền thuế đã hoàn không đủ điều kiện được hoàn thuế thì ban hành Quyết định về việc thu hồi hoàn thuế theo mẫu số 03/QĐ-THH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và xử phạt, tính tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định.
2. Xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác còn nợ ngân sách nhà nước được bù trừ với số thuế được hoàn.
Cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện hoàn kiêm bù trừ với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác còn nợ ngân sách nhà nước (sau đây gọi là tiền thuế nợ) để thực hiện bù trừ với số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế theo quy định.
Tiền thuế nợ của người nộp thuế được bù trừ (không bao gồm tiền thuế nợ đang thực hiện thủ tục để xoá nợ, tiền thuế nợ được nộp dần theo quy định tại Điều 83, Điều 124 Luật Quản lý thuế), bao gồm:
a) Tiền thuế nợ do cơ quan thuế quản lý trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế;
b) Tiền thuế nợ (trừ tiền phí, tiền lệ phí hải quan) do cơ quan hải quan cung cấp theo Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế;
c) Tiền thuế nợ theo văn bản đề nghị của các cơ quan, tổ chức được giao quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước không do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý thuế (cơ quan khác).
d) Trường hợp người nộp thuế có số thuế còn được hoàn tại trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc có số tiền thuế nợ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế thì cơ quan thuế phải tiếp tục thực hiện bù trừ. Trường hợp nhiều đơn vị phụ thuộc có số tiền thuế nợ thì thứ tự bù trừ ưu tiên cho khoản nợ có hạn nộp xa nhất của đơn vị phụ thuộc.
Trường hợp đơn vị phụ thuộc có số thuế còn được hoàn thì phải thực hiện bù trừ với số tiền thuế nợ của người nộp thuế tại trụ sở chính.
đ) Trường hợp người nộp thuế có số thuế còn được hoàn đề nghị cơ quan thuế trích số tiền thuế được hoàn để nộp thay tiền thuế nợ cho người nộp thuế khác thì cơ quan thuế xác định số tiền thuế được hoàn và bù trừ với số tiền thuế nợ của người nộp thuế khác sau khi đã bù trừ số tiền thuế nợ của người nộp thuế theo trình tự quy định tại điểm a, b, c, d khoản này.
e) Cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về số tiền thuế nợ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế; cơ quan hải quan chịu trách nhiệm về số tiền nợ trên hệ thống của cơ quan hải quan đã cung cấp cho cơ quan thuế và cơ quan khác (cơ quan, tổ chức được giao quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước không do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý thuế) chịu trách nhiệm về số tiền nợ ngân sách nhà nước đề nghị cơ quan thuế bù trừ. Sau khi nhận được Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 36 Thông tư này, người nộp thuế có vướng mắc về số tiền thuế nợ đã bù trừ với số tiền thuế được hoàn thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế, cơ quan hải quan, cơ quan khác đề nghị bù trừ nợ có trách nhiệm giải quyết vướng mắc cho người nộp thuế theo quy định tại điểm này.
Trường hợp số tiền thuế nợ đã bù trừ cao hơn số tiền thuế nợ thực tế thì được xác định là khoản nộp thừa. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác đề nghị số tiền thuế nợ bù trừ xử lý theo quy định tại Điều 25 Thông tư này và pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm về thông tin hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên Tờ khai hải quan theo quy định về pháp luật hải quan và pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp tờ khai hải quan không có trên cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan cung cấp, cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế có văn bản đề nghị cơ quan hải quan có liên quan cung cấp để có căn cứ giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nộp thuế.
2. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, yêu cầu về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc qua kiểm tra, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, hải quan, cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin vi phạm của người nộp thuế cho cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định.
Tổng cục Thuế định kỳ hàng quý vào ngày 20 tháng sau liền kề hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết gửi văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan áp dụng tiêu chí phân luồng để thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện rủi ro cao về hoàn thuế. Văn bản đề nghị phải nêu rõ tiêu chí xác định và phương thức kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp; mặt hàng; địa bàn, lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định của Luật hải quan.
Trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan phải áp dụng tiêu chí phân luồng, biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Trường hợp không áp dụng hoặc có vướng mắc, Tổng cục Hải quan có văn bản trao đổi với Tổng cục Thuế trong thời hạn nêu trên và nêu rõ lý do của việc không hoặc chưa áp dụng.
3. Trường hợp qua kiểm tra, thanh tra thuế phát hiện người nộp thuế mua hàng hóa, dịch vụ của người nộp thuế khác (bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ) có hành vi trốn thuế, cơ quan thuế phải bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ; hoặc đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung kế hoạch và thực hiện kiểm tra, thanh tra hoặc cung cấp thông tin về việc chấp hành pháp luật thuế của bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ để có căn cứ giải quyết hoàn thuế.
4. Trường hợp người nộp thuế có giao dịch thanh toán liên quan đến tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ theo danh sách cảnh báo của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng; hoặc qua kiểm tra, thanh tra thuế phát hiện người nộp thuế có chứng từ thanh toán qua ngân hàng có nội dung chưa đầy đủ, chưa đúng quy định:
a) Cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có liên quan cung cấp thông tin (bao gồm cả sổ phụ tài khoản) của người trả (hoặc chuyển) tiền, người thụ hưởng số tiền trên chứng từ (hoặc cá nhân liên quan đến người thụ hưởng) để có căn cứ giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng;
b) Cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế có văn bản đề nghị cơ quan hải quan cửa khẩu cung cấp thông tin về lượng tiền mặt (ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam) mang qua cửa khẩu vào Việt Nam trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thuế để có căn cứ giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền theo quy định.
5. Trong quá trình giải quyết hoàn thuế mà cơ quan thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an điều tra hoặc người nộp thuế bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu giữ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ liên quan đến số thuế đề nghị hoàn thì cơ quan thuế phải gửi Thông báo về việc hồ sơ chưa đủ điều kiện hoàn thuế theo mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế. Cơ quan thuế thực hiện giải quyết hoàn thuế khi có kết quả hoặc ý kiến của cơ quan công an hoặc của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có đủ hồ sơ theo quy định.
1. Cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế xác định số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không được hoàn, số tiền thuế nợ phải bù trừ, số thuế đề nghị nộp thay vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế khác, số tiền thuế còn được hoàn trả cho người nộp thuế, thực hiện lập đề xuất hoàn thuế và dự thảo Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT), Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp được bù trừ theo mẫu số 01/PL-BT (nếu có), Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 04/TB-HT (nếu có) ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
2. Cơ quan thuế phải cập nhật đầy đủ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế thông tin hồ sơ hoàn thuế, bao gồm: hồ sơ khai thuế, hồ sơ đề nghị hoàn, Biên bản kiểm tra hoàn thuế (nếu có), Quyết định về việc xử lý thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế (nếu có), dự thảo Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp được bù trừ theo mẫu số 01/PL-BT (nếu có), hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có).
3. Chi cục Thuế được phân công tiếp nhận và giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Thông tư này chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết hoàn thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cho Cục Thuế để xem xét ban hành Quyết định hoàn thuế. Cục Thuế ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT trong trường hợp người nộp thuế không còn tiền thuế nợ hoặc Quyết định hoàn kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp được bù trừ theo mẫu số 01/PL-BT (nếu có) trong trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế nợ hoặc người nộp thuế đề nghị bù trừ số thuế được hoàn trả với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế khác, hoặc Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ Tài chính đối với hoàn thuế cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng, Thông báo về việc không được hoàn thuế mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Cục Thuế chịu trách nhiệm về quyết định hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan thuế (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong trường hợp người nộp thuế không còn tiền thuế nợ hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp được bù trừ theo mẫu số 01/PL-BT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế nợ hoặc người nộp thuế đề nghị bù trừ số thuế được hoàn trả với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế khác hoặc Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ Tài chính đối với hoàn thuế cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
5. Cơ quan thuế cập nhật, hạch toán đầy đủ các Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế ngay trong ngày ban hành Quyết định.
1. Cơ quan thuế ban hành Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định về thực hiện chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
Ngay sau khi Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước được ban hành, cơ quan thuế gửi Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước bằng phương thức điện tử; đối với các trường hợp không thực hiện được việc truyền nhận thông tin hoàn trả theo hình thức điện tử thì cơ quan thuế thực hiện gửi Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước bằng giấy cho Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế.
2. Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế chuyển đến.
1. Cơ quan thuế gửi Thông báo về việc không được hoàn thuế (đối với số thuế không được hoàn trả), Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nộp thuế, cơ quan, tổ chức có liên quan qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngay trong ngày hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Quyết định, Thông báo.
2. Trường hợp Cục Thuế ban hành Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng đối với người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý thì Cục Thuế gửi Quyết định cho Chi cục Thuế để theo dõi nghĩa vụ của người nộp thuế.
3. Trường hợp người nộp thuế bù trừ số thuế được hoàn với số tiền thuế nợ của người nộp thuế khác hoặc bù trừ với số phải nộp tại cơ quan thuế khác theo quy định tại Điều 34 Thông tư này thì cơ quan thuế ban hành Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước gửi Quyết định cho cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ được bù trừ để hạch toán thu ngân sách nhà nước.
1. Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3 Chương XIII Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
2. Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế, trường hợp phát hiện số thuế đã hoàn chưa đúng quy định, cơ quan thuế ban hành Quyết định về việc thu hồi hoàn thuế theo mẫu số 03/QĐ-THH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để thu hồi số tiền thuế đã hoàn cho người nộp thuế, xử phạt vi phạm, tính tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định.
1. Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện người nộp thuế đã được hoàn không đúng quy định thì người nộp thuế phải nộp số tiền đã được hoàn thừa và nộp tiền chậm nộp tương ứng theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế và Điều 21 Thông tư này vào ngân sách nhà nước kể từ ngày được Kho bạc Nhà nước chi trả tiền hoàn hoặc ngày Kho bạc Nhà nước hạch toán bù trừ tiền hoàn thuế với khoản thu ngân sách nhà nước theo Quyết định về việc thu hồi hoàn thuế theo mẫu số 03/QĐ-THH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này của cơ quan thuế, Quyết định hoặc Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người nộp thuế tự phát hiện đã được hoàn không đúng quy định thì phải thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; đồng thời nộp số tiền đã được hoàn thừa và nộp tiền chậm nộp tương ứng theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế và Điều 21 Thông tư này vào ngân sách nhà nước kể từ ngày được Kho bạc Nhà nước chi trả tiền hoàn hoặc ngày Kho bạc Nhà nước hạch toán bù trừ tiền hoàn thuế với khoản thu ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp người nộp thuế đã được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị người bán trả lại hàng hóa đã xuất khẩu thì người nộp thuế phải thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; đồng thời nộp số tiền đã được hoàn tương ứng với hàng xuất khẩu bị trả lại và nộp tiền chậm nộp tương ứng theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế và Điều 21 Thông tư này vào ngân sách nhà nước kể từ ngày được Kho bạc Nhà nước chi trả tiền hoàn hoặc ngày Kho bạc Nhà nước hạch toán bù trừ tiền hoàn thuế với khoản thu ngân sách nhà nước.
4. Người nộp thuế được khai khấu trừ bổ sung số tiền đã được hoàn không đúng quy định nhưng vẫn đáp ứng đủ điều kiện khấu trừ về thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng kể từ kỳ tính thuế tiếp theo kỳ phát hiện sai sót đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được Quyết định về việc thu hồi hoàn thuế của cơ quan thuế hoặc Quyết định, Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hoàn nộp thừa:
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hoàn nộp thừa (bao gồm cả trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; hoàn trả tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa của người nộp thuế đã nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 13 Thông tư này; hoàn trả tiền nộp thừa khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động) trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này.
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hoàn nộp thừa, nộp nhầm đối với khoản nộp thừa, nộp nhầm của người nộp thuế phát sinh trên địa bàn được giao quản lý thu.
c) Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hoàn nộp thừa theo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
2. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa:
a) Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn nộp thừa theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa của người nộp thuế bao gồm: phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước hoặc thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn; xác định số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp phải bù trừ với số tiền được hoàn; ban hành Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có); ban hành Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định.
b) Trường hợp hồ sơ hoàn nộp thừa của người nộp thuế có khoản nộp thừa tại địa bàn nơi được hưởng khoản thu phân bổ, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ để giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa theo quy định tại điểm a khoản này cho người nộp thuế.
c) Trường hợp hồ sơ hoàn nộp thừa khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có khoản nộp thừa tại các địa bàn khác, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước hoặc cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ để giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa theo quy định tại điểm a khoản này cho người nộp thuế.
1. Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán cho các cá nhân có uỷ quyền
Hồ sơ gồm:
a.1) Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2) Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp người nộp thuế không trực tiếp thực hiện thủ tục hoàn thuế, trừ trường hợp đại lý thuế nộp hồ sơ hoàn thuế theo hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế và người nộp thuế;
a.3) Bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này (áp dụng cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập).
b) Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, có số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế.
Cơ quan thuế giải quyết hoàn căn cứ vào hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân để giải quyết hoàn nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định.
2. Hồ sơ hoàn nộp thừa các loại thuế và các khoản thu khác gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế không trực tiếp thực hiện thủ tục hoàn thuế, trừ trường hợp đại lý thuế nộp hồ sơ hoàn thuế theo hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế và người nộp thuế;
c) Các tài liệu kèm theo (nếu có).
3. Trường hợp hoàn nộp thừa khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thuộc diện cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế và Chương VIII Thông tư này, nếu trên Kết luận hoặc Quyết định xử lý và các tài liệu kiểm tra khác có số thuế nộp thừa thì người nộp thuế không phải nộp hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại khoản này. Cơ quan thuế căn cứ Kết luận hoặc Quyết định xử lý và các tài liệu kiểm tra khác để thực hiện thủ tục hoàn nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định.
1. Xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn
a) Nguyên tắc xử lý khi cơ quan thuế xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn khác số thuế người nộp thuế đề nghị hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Thông tư này.
b) Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước
Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ hoàn nộp thừa của người nộp thuế và thông tin nghĩa vụ thuế, số thuế đã nộp của người nộp thuế trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế để kiểm tra, xác định trường hợp được hoàn nộp thừa và số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả.
b.1) Trường hợp hồ sơ hoàn nộp thừa thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn, cơ quan thuế thực hiện đối chiếu số tiền thuế đề nghị hoàn tại hồ sơ hoàn thuế với hồ sơ khai thuế, thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế để xác định số tiền thuế được hoàn, thời điểm phát sinh số thuế nộp thừa được hoàn theo đúng quy định của pháp luật thuế.
b.2) Trường hợp chưa đủ thông tin để xác định hồ sơ hoàn nộp thừa của người nộp thuế thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, cơ quan thuế lập Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP gửi người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế thực hiện hoàn thuế điện tử, Thông báo được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo, người nộp thuế có trách nhiệm gửi văn bản giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế.
Hết thời hạn theo Thông báo của cơ quan thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có văn bản giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ hoàn thuế sang diện kiểm tra trước hoàn thuế và gửi Thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước hoàn thuế theo mẫu số 05/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày chấp nhận hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 32 Thông tư này. Khoảng thời gian kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo đề nghị giải trình, bổ sung đến ngày cơ quan thuế nhận được văn bản giải trình, bổ sung của người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan thuế.
c) Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, nếu cơ quan thuế xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn thì giải quyết hoàn trả số thuế đã đủ điều kiện hoàn cho người nộp thuế, không chờ kiểm tra xác minh toàn bộ hồ sơ hoàn thuế; đối với số thuế cần kiểm tra xác minh hoặc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung hồ sơ thì cơ quan thuế xử lý hoàn thuế khi có đủ điều kiện theo quy định.
Trường hợp tại Biên bản kiểm tra trước hoàn thuế xác định người nộp thuế vừa có số tiền thuế đủ điều kiện hoàn, vừa có số tiền thuế tiền chậm nộp, tiền phạt bị truy thu thì cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế và bù trừ số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế tại Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐ-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
d) Đối với hồ sơ hoàn nộp thừa của người nộp thuế có khoản nộp thừa tại tỉnh nơi được hưởng khoản thu phân bổ, cơ quan thuế quản lý trực tiếp chủ trì tổng hợp nghĩa vụ thuế, số thuế đã nộp ngân sách nhà nước tại trụ sở chính và các tỉnh nơi được hưởng khoản thu phân bổ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp và cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này phải thực hiện đối chiếu, xác nhận số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế còn nợ phát sinh theo từng nơi được hưởng khoản thu phân bổ. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế làm cơ sở để giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định.
đ) Đối với hồ sơ hoàn thuế thu nhập của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế giải quyết hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thực hiện tổng hợp số phải nộp, đã nộp của người nộp thuế trong kỳ quyết toán thuế phát sinh tại các cơ quan thuế trên toàn quốc để xác định số tiền nộp thừa theo quyết toán thuế.
e) Đối với hồ sơ hoàn thuế khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa tại cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước hoặc cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp và cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ phải thực hiện đối chiếu, xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ theo từng địa bàn. Các cơ quan thuế chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế làm cơ sở để giải quyết hoàn nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định.
g) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 13 Thông tư này hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Thông tư này sau khi bù trừ với nghĩa vụ của trụ sở chính mà có số nộp thừa thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế.
2. Xác định số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phải bù trừ với số tiền nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư này.
1. Cơ quan thuế tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế xác định số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không được hoàn, số tiền thuế nợ phải bù trừ, số thuế đề nghị nộp thay vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế khác, số tiền thuế còn được hoàn trả cho người nộp thuế, thực hiện lập đề xuất hoàn thuế và dự thảo Quyết định hoàn thuế, hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả theo mẫu số 01/PL-HTNT (nếu có), Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp được bù trừ theo mẫu số 01/PL-BT (nếu có) hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có).
2. Cơ quan thuế phải cập nhật đầy đủ vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế thông tin hồ sơ hoàn thuế, bao gồm: hồ sơ khai thuế, hồ sơ đề nghị hoàn, Biên bản kiểm tra hoàn thuế (nếu có), Quyết định về việc xử lý thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế (nếu có), dự thảo Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả (nếu có), Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp được bù trừ (nếu có) hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có).
3. Căn cứ vào số thuế người nộp thuế được hoàn, số thuế còn nợ, Thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:
a) Ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả theo mẫu số 01/PL-HTNT (nếu có) ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong trường hợp người nộp thuế không còn tiền thuế nợ.
b) Ban hành Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả (nếu có), Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp được bù trừ (nếu có) ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong trường hợp người nộp thuế còn tiền thuế nợ hoặc người nộp thuế đề nghị bù trừ số thuế được hoàn trả với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế khác.
4. Cơ quan thuế ban hành Quyết định cập nhật, hạch toán đầy đủ Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế ngay trong ngày ban hành Quyết định. Trường hợp người nộp thuế phát sinh khoản được hoàn bằng ngoại tệ thì cơ quan thuế quy đổi số tiền thuế được hoàn ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra đầu ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm ban hành Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.
1. Căn cứ Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, cơ quan thuế lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định về thực hiện Chế độ Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
Ngay sau khi Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước được ban hành, cơ quan thuế gửi Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước bằng phương thức điện tử; đối với các trường hợp không thực hiện được việc truyền nhận thông tin hoàn trả theo hình thức điện tử thì cơ quan thuế thực hiện gửi Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước bằng giấy cho Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế.
Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế theo thời hạn quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
2. Trường hợp hoàn thuế đối với các khoản thu phân bổ (trừ quy định tại khoản 5 Điều này), cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính xác định số tiền phải hoàn trả cho từng tỉnh nơi đã thu ngân sách nhà nước, số tiền phải bù trừ cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu và lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán cho người nộp thuế theo Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước của cơ quan thuế và hạch toán hoàn trả phần thu ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm của địa phương mình, đồng thời chuyển chứng từ cho các Kho bạc Nhà nước nơi đã thu ngân sách nhà nước để hạch toán hoàn trả, và nơi được hưởng nguồn thu được bù trừ để hạch toán thu ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp hoàn nộp thừa khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số tiền được hoàn trả tại cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước hoặc cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số tiền phải hoàn trả cho từng tỉnh nơi đã thu ngân sách nhà nước và số tiền phải bù trừ cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu. Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả phần thuộc trách nhiệm của địa phương mình và chuyển chứng từ cho các Kho bạc Nhà nước nơi đã thu ngân sách nhà nước để hạch toán hoàn trả và nơi được hưởng nguồn thu được bù trừ để hạch toán thu ngân sách nhà nước.
4. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì cơ quan thuế giải quyết hồ sơ lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hạch toán hoàn trả và chuyển chứng từ cho các Kho bạc Nhà nước nơi có khoản thu ngân sách nhà nước được bù trừ để hạch toán thu ngân sách nhà nước.
5. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 45 Thông tư này thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hạch toán hoàn trả và chuyển chứng từ cho các Kho bạc Nhà nước nơi có khoản thu ngân sách nhà nước được bù trừ để hạch toán thu ngân sách nhà nước.
1. Cơ quan thuế gửi Thông báo về việc không được hoàn thuế (đối với số thuế không được hoàn trả), Quyết định hoàn thuế, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả theo mẫu số 01/PL-HTNT (nếu có) hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/PL-HNTKBT (nếu có) cho người nộp thuế, cơ quan, tổ chức có liên quan qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngay trong ngày kể từ ngày ban hành quyết định, thông báo.
Trường hợp người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế, cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hoàn thuế qua bộ phận một cửa của cơ quan thuế đối với hồ sơ hoàn tiếp nhận trực tiếp hoặc hồ sơ hoàn tiếp nhận qua đường bưu chính.
2. Trường hợp người nộp thuế nộp có khoản được hoàn trả, khoản được bù trừ thu ngân sách nhà nước tại nhiều địa bàn thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi Quyết định hoàn thuế, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả (nếu có) hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (nếu có) cho cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ để theo dõi nghĩa vụ của người nộp thuế và hạch toán thu ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp hoàn nộp thừa khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có khoản được hoàn trả tại cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi Thông báo không được hoàn thuế đối với số thuế không được hoàn trả, Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước cho cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ.
1. Các trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền được miễn thuế, giảm thuế:
a) Thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế được hưởng ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế và thu nhập miễn thuế theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Thuế tài nguyên: Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản tự nhiên thuộc diện miễn thuế tài nguyên; cá nhân được phép khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô để phục vụ sinh hoạt thuộc diện miễn thuế tài nguyên; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt; nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt; đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng chương trình an ninh, quân sự, đê điều;
c) Lệ phí môn bài: Người nộp lệ phí môn bài thuộc các trường hợp được miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài, Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài.
d) Thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh số thuế phải nộp sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống;
đ) Các trường hợp khác người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 1 Điều 52 Thông tư này.
2. Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế:
a) Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
a.1) Tờ khai quyết toán thuế;
a.2) Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi;
a.3) Các tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn thuế, giảm thuế.
b) Đối với thuế tài nguyên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
b.1) Tổ chức, cá nhân không phải lập tờ khai thuế tài nguyên hằng tháng và quyết toán thuế tài nguyên năm.
b.2) Thủ tục miễn thuế đối với cá nhân được phép khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do phục vụ sinh hoạt:
Văn bản đề nghị miễn thuế theo mẫu số 06/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Văn bản này được gửi 01 lần trước khi khai thác đến Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú.
b.3) Thủ tục miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt:
Văn bản đề nghị miễn thuế theo mẫu số 06/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, kèm theo bản giải trình về thiết bị sản xuất thuỷ điện phục vụ cho sinh hoạt gia đình, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Hồ sơ này được gửi 01 lần trước khi khai thác đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi khai thác.
b.4) Thủ tục miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều:
Tổ chức, cá nhân được giao, được thuê đất tự khai thác hoặc đơn vị nhận thầu thi công phải có văn bản đề nghị theo mẫu số 06/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo bản sao hồ sơ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về việc xây dựng công trình tại địa phương của chủ đầu tư, về xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều; trường hợp đơn vị nhận thầu thi công thì phải có văn bản giao thầu ký với chủ đầu tư. Bộ hồ sơ này được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi khai thác trước khi khai thác để hưởng miễn thuế tài nguyên.
c) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản tự nhiên, nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt thuộc diện miễn thuế tài nguyên và các trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế hướng dẫn tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này không phải thực hiện thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế.
1. Cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp sau:
a) Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 4 Luật thuế Thu nhập cá nhân;
b) Giảm thuế theo quy định đối với cá nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế;
c) Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ theo pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt;
d) Miễn, giảm thuế tài nguyên cho người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế;
đ) Miễn thuế, giảm thuế đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
e) Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các Nghị quyết của Quốc hội;
g) Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất;
h) Miễn lệ phí trước bạ.
2. Thủ tục hồ sơ miễn thuế, thuế giảm thuế đối với các trường hợp cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn giảm thuế tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Thông tư này.
1. Đối với trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, công trình xây dựng, nhà ở đã được chủ dự án bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau. Hồ sơ miễn thuế bao gồm: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này và các giấy tờ liên quan đến việc xác định đối tượng được miễn thuế theo từng trường hợp, cụ thể như sau:
a) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa vợ với chồng cần một trong các giấy tờ sau: Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Quyết định của Tòa án xử ly hôn, tái hôn (đối với trường hợp chia nhà do ly hôn, hợp nhất quyền sở hữu do tái hôn).
b) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu (nếu cùng Sổ hộ khẩu) hoặc bản sao Giấy khai sinh. Trường hợp con ngoài giá thú thì phải có bản sao quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan có thẩm quyền.
c) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu (nếu cùng Sổ hộ khẩu) hoặc bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền.
d) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa ông nội, bà nội với cháu nội cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh của bố cháu nội; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội; hoặc các giấy tờ khác có xác nhận của cơ quan cấp có thẩm quyền về mối quan hệ giữa ông, bà nội và cháu nội.
đ) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu ngoại và bản sao Giấy khai sinh của mẹ cháu ngoại; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; hoặc các giấy tờ khác có xác nhận của cơ quan cấp có thẩm quyền chứng minh mối quan hệ giữa ông, bà ngoại và cháu ngoại.
e) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa anh, chị, em ruột với nhau cần có giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy khai sinh của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng thể hiện mối quan hệ có chung cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc các giấy tờ khác có xác nhận của cơ quan cấp có thẩm quyền chứng minh có quan hệ huyết thống.
g) Đối với bất động sản chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể cần có giấy tờ sau: Bản sao Sổ hộ khẩu ghi rõ mối quan hệ giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn và Giấy khai sinh của chồng hoặc vợ làm căn cứ xác định mối quan hệ giữa người chuyển nhượng là cha chồng, mẹ chồng với con dâu hoặc cha vợ, mẹ vợ với con rể.
h) Trường hợp chuyển nhượng bất động sản, thừa kế, quà tặng thuộc đối tượng được miễn thuế nêu tại khoản 1 Điều này nhưng người chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng không có Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận của cơ quan cấp có thẩm quyền về mối quan hệ giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng làm căn cứ để xác định thu nhập được miễn thuế.
2. Đối với trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, hồ sơ bao gồm:
Bản sao quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đối với trường hợp chuyển đổi vị trí đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất, hồ sơ bao gồm: Văn bản thỏa thuận việc chuyển đổi đất hoặc hợp đồng chuyển đổi đất nông nghiệp giữa các bên được cơ quan cấp có thẩm quyền xác nhận.
Bản sao các giấy tờ đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động sản, chuyển đổi đất nông nghiệp được miễn thuế nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp có thẩm quyền.
4. Đối với trường hợp cá nhân chuyển nhượng chỉ có một nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất tại Việt Nam được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định, hồ sơ bao gồm:
Cá nhân chuyển nhượng nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại điểm 9.3 Phụ lục I Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Trên Tờ khai thuế mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này, cá nhân tự khai thu nhập được miễn thuế và ghi rõ được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định đối với nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
1. Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản;
c) Trường hợp thiệt hại về hàng hoá thì người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định;
đ) Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây hỏa hoạn (nếu có);
e) Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hỏa hoạn;
g) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).
2. Hồ sơ đối với người nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế;
c) Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có);
d) Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn;
đ) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).
3. Hồ sơ đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ;
d) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).
1. Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hồ sơ giảm thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
c) Báo cáo tài chính (nếu là doanh nghiệp) kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại.
2. Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do tai nạn bất ngờ, hồ sơ giảm thuế gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế;
c) Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có);
d) Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.
1. Đối với trường hợp miễn, giảm thuế tài nguyên do thiên tai, hỏa hoạn gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai nộp thuế, hồ sơ miễn, giảm thuế gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài nguyên tổn thất của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hoả hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
c) Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: Người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật. giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm.
2. Đối với trường hợp miễn thuế, giảm thuế tài nguyên do tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai nộp thuế, hồ sơ miễn, giảm thuế gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế;
c) Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có);
d) Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.
1. Đối với trường hợp miễn thuế, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 VNĐ (50 nghìn đồng) trở xuống; hồ sơ miễn giảm bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất, Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Bản sao Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Thủ trưởng cơ quan thuế (nơi trực tiếp quản lý thửa đất) căn cứ vào hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế quy định tại khoản này để xác định số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được miễn, giảm và quyết định miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho người nộp thuế theo kỳ tính thuế.
Đối với hồ sơ miễn giảm thuộc đối tượng quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 9 và khoản 2, khoản 3 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì Thủ trưởng cơ quan thuế (nơi trực tiếp quản lý thửa đất) ban hành quyết định chung căn cứ danh sách đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm rà soát và gửi danh sách các đối tượng được miễn giảm thuế theo quy định để cơ quan thuế thực hiện miễn, giảm thuế theo thẩm quyền.
Đối với hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 9 và khoản 4 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì Thủ trưởng cơ quan thuế (nơi trực tiếp quản lý thửa đất) ban hành Quyết định miễn thuế, giảm thuế căn cứ hồ sơ đề nghị của người nộp thuế và xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hằng năm từ 50.000 VNĐ (50 nghìn đồng) trở xuống thì không phải nộp hồ sơ miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Cơ quan thuế thông qua ứng dụng TMS kết xuất các đối tượng được miễn thuế gửi danh sách đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế có đất để đối chiếu và xác nhận của từng hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được miễn thuế. Trên cơ sở danh sách đối tượng miễn thuế do Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi đến cơ quan thuế sẽ thực hiện ban hành Quyết định miễn thuế theo thẩm quyền quy định.
1. Đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, hồ sơ miễn giảm bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
c) Báo cáo tài chính (nếu là doanh nghiệp) kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại.
2. Đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do tai nạn bất ngờ, hồ sơ miễn, giảm thuế gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế;
c) Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có);
d) Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.
3. Đối với các trường hợp miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thực hiện theo các quy định tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Đối với các trường hợp miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết của Quốc hội đối với từng thời kỳ thì thực hiện theo quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Hồ sơ miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loại giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư);
c) Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư (trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện phải cấp Quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư hoặc văn bản phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật;
d) Bản sao Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định pháp luật về đầu tư, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loại giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư và trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất nay chuyển sang thuê đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất nay thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất);
c) Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư (trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện phải cấp Quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư hoặc văn bản phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật;
d) Bản sao Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với Hợp tác xã, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loại giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư);
c) Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư (trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện phải cấp Quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư hoặc văn bản phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật;
d) Bản sao Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Hồ sơ đối với các trường hợp miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước không gắn với việc cho thuê đất mới theo quy định của Chính phủ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Bản sao Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
5. Hồ sơ miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên, xã viên hợp tác xã nông nghiệp nhận giao khoán của doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Chính phủ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước hoặc Hợp đồng cho thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật đất đai;
c) Bản sao Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
6. Hồ sơ miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp bất khả kháng, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Văn bản xác nhận của cơ quan đăng ký đầu tư về thời gian tạm ngừng hoạt động của dự án hoặc văn bản xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Bản sao Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Đối với trường hợp chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thuê trên đất thuê lại của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đề nghị được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân;
b) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này của nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đề nghị được miễn tiền thuê đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho công nhân;
c) Bản sao dự án xây dựng nhà ở cho công nhân được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đầu tư, nhà ở;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân theo quy định của pháp luật;
đ) Bản sao Hợp đồng thuê lại đất giữa chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho công nhân và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
8. Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất đối với đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ;
c) Bản sao Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định khác của Chính phủ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loại giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư và trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất nay chuyển sang thuê đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất nay thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất);
c) Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư (trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện phải cấp Quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư hoặc văn bản phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật;
d) Bản sao Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bản sao Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất.
10. Hồ sơ giảm tiền thuê đất đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Biên bản xác định sản lượng của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
c) Bản sao Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Đối với đất trong hạn mức đất ở được giao cho người có công với cách mạng, hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Giấy tờ có liên quan chứng minh thuộc diện được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng;
c) Quyết định hoặc văn bản theo quy định của pháp luật về miễn, giảm tiền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền, phân cấp.
2. Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo theo danh mục các xã do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; hồ sơ giảm tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số phải có hộ khẩu (ở nơi đã có hộ khẩu); hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (ở nơi chưa có hộ khẩu);
c) Đối với hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương thuộc vùng có đất ở được miễn, giảm tiền sử dụng đất và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về hộ nghèo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận đất lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ;
c) Sổ hộ khẩu của hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (bản sao có chứng thực) hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (ở nơi chưa có hộ khẩu); Riêng đối với hộ thuộc diện nghèo phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về hộ nghèo theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
4. Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thực hiện dự án.
5. Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Quyết định giao đất ở để bố trí tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt về thực hiện dự án.
6. Hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực xã hội hoá được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định pháp luật trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loại giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư);
c) Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư (trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện phải cấp Quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư hoặc văn bản phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật;
d) Bản sao Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư.
7. Hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loại giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư);
c) Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo pháp luật về đầu tư);
d) Bản sao Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư.
8. Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội:
a) Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật nhà ở năm 2014:
a.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2) Bản sao Quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
a.3) Bản sao Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật nhà ở năm 2014 (trừ trường hợp quy định tại điểm c, khoản này):
b.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2) Bản sao Quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b.3) Bản sao Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b.4) Cam kết của doanh nghiệp, hợp tác xã về giá cho thuê nhà không vượt quá giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật nhà ở.
c) Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật nhà ở năm 2014 cho người lao động trong đơn vị mình thuê:
c.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
c.2) Bản sao Quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c.3) Bản sao Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c.4) Bản sao danh sách người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã được bố trí nhà ở có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhà ở;
c.5) Cam kết của doanh nghiệp, hợp tác xã về giá cho thuê nhà không vượt quá giá thuê do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật nhà ở.
d) Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật nhà ở năm 2014:
d.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
d.2) Bản sao Quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d.3) Bản sao Giấy tờ của cơ quan nhà nước quản lý về đất đai chứng nhận diện tích đất ở hợp pháp của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật đất đai để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
9. Hồ sơ khai miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loại giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư); hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
c) Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo pháp luật về đầu tư).
1. Đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối: Xác nhận của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trên “Phiếu chuyển thông tin để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai” về đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất.
2. Đối với đất sử dụng vào mục đích cộng đồng của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được Nhà nước công nhận hoặc được phép hoạt động: Giấy tờ chứng minh cơ sở tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động.
3. Đối với nhà, đất, tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về việc giao tài sản hoặc mua sắm đầu tư tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh; hoặc xác nhận của cấp có thẩm quyền của cơ quan công an, quốc phòng về nhà đất, tài sản của đơn vị thuộc loại chuyên dùng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Đối với nhà, đất được bồi thường, tái định cư:
a) Quyết định thu hồi nhà đất cũ và quyết định giao nhà đất mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất của người có quyền sử dụng đất bị nhà nước thu hồi được cơ quan có thẩm quyền cấp mà trên giấy chứng nhận không ghi nợ nghĩa vụ tài chính.
Trường hợp người có quyền sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ về lệ phí trước bạ nhưng chưa được cấp hoặc mất giấy chứng nhận: Chứng từ nộp lệ phí trước bạ của chủ nhà, đất bị Nhà nước thu hồi; hoặc xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ nhà, đất; hoặc quyết định được miễn nộp lệ phí trước bạ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Hóa đơn hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà hợp pháp theo quy định của pháp luật, kèm theo bản chính chứng từ nhận tiền, bồi thường, hỗ trợ của cơ quan thu hồi nhà, đất trả (đối với trường hợp nhận bồi thường, hỗ trợ bằng tiền).
5. Đối với cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản đã được đổi.
6. Đối với tài sản của doanh nghiệp được cổ phần hoá thành công ty cổ phần:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp lại doanh nghiệp.
b) Danh mục những tài sản chuyển giao từ doanh nghiệp sang công ty cổ phần (đối với doanh nghiệp chỉ cổ phần hoá từng phần thì phải có quyết định chuyển giao tài sản của doanh nghiệp) hoặc cho doanh nghiệp mới theo quyết định sắp xếp lại doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền; hoặc bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp theo quy định, trong đó có tên các tài sản làm thủ tục kê khai lệ phí trước bạ.
7. Đối với tài sản đã nộp lệ phí trước bạ mà tổ chức, cá nhân được chia hay góp do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập:
a) Giấy tờ chứng minh người có tài sản trước bạ là thành viên của tổ chức đó (Quyết định thành lập tổ chức hoặc Điều lệ hoạt động của tổ chức có tên thành viên góp vốn bằng tài sản hoặc giấy tờ chứng minh việc góp vốn bằng tài sản; hoặc có tên trong đăng ký kinh doanh và có giấy tờ chứng minh việc góp vốn bằng tài sản).
b) Quyết định giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức và phân chia tài sản cho thành viên góp vốn.
c) Chứng từ nộp lệ phí trước bạ (đối với trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ); hoặc Tờ khai lệ phí trước bạ tại phần xác định của Cơ quan Thuế ghi: miễn lệ phí trước bạ (đối với trường hợp miễn lệ phí trước bạ theo quy định); hoặc Thông báo nộp lệ phí trước bạ của cơ quan thuế của người giao tài sản bàn giao cho người nhận tài sản; hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản do người góp vốn bằng tài sản đứng tên (đối với tổ chức nhận vốn góp kê khai trước bạ); hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản do tổ chức giải thể đứng tên (đối với thành viên được chia tài sản kê khai trước bạ).
d) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (trường hợp góp vốn), hoặc quyết định phân chia, điều động tài sản theo hình thức ghi tăng, ghi giảm vốn của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp điều động tài sản giữa các đơn vị thành viên hoặc nội bộ một đơn vị dự toán).
8. Đối với nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà được hỗ trợ mang tính chất nhân đạo: Giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà giữa bên tặng và bên được tặng.
9. Đối với tài sản thuê tài chính:
a) Hợp đồng cho thuê tài chính được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê tài sản theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính.
b) Biên bản thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê và bên thuê tài sản.
c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của công ty cho thuê tài chính.
10. Đối với vỏ, khung, tổng thành máy thay thế phải đăng ký lại trong thời gian bảo hành:
a) Giấy bảo hành tài sản.
b) Phiếu xuất kho tài sản thay thế, kèm theo giấy thu hồi tài sản cũ của người bán cấp cho người mua.
11. Đối với trường hợp chứng minh mối quan hệ trong gia đình sử dụng một trong những giấy tờ tùy theo mối quan hệ: Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, quyết định công nhận con nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mối quan hệ đó.
12. Đối với trường hợp xe ô tô đã đăng ký và được Bộ Quốc phòng cấp biển số quân sự nay được Bộ Quốc phòng cho phép chuyển mục đích sang xe quân đội làm kinh tế do chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần hoặc các hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước khác theo quy định của pháp luật:
a) Quyết định của Tổng tham mưu trưởng về việc đưa vào trang bị quân sự (để xác định tài sản đã đăng ký và được Bộ Quốc phòng cấp biển số quân sự thuộc trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ hoặc miễn lệ phí trước bạ theo quy định).
b) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
c) Danh mục tài sản chuyển giao từ xe quân sự phục vụ quốc phòng của doanh nghiệp cho công ty cổ phần hoặc cho doanh nghiệp mới theo quyết định sắp xếp lại doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền; hoặc bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp theo quy định.
13. Đối với tàu thủy, thuyền chở khách tốc độ cao và tàu thủy, thuyền vận tải công-ten-nơ hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa thuộc đối tượng miễn lệ phí trước bạ được xác định theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp, cụ thể:
Tại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp ghi:
a) Đối với “Tàu chở khách tốc độ cao (tàu khách cao tốc)”:
a.1) Tại mục “công dụng”: ghi là “tàu khách”.
a.2) Tại mục “Chứng nhận phương tiện có đặc tính kỹ thuật và ngăn ngừa ô nhiễm được ghi trong giấy chứng nhận này có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các yêu cầu của quy phạm, quy định hiện hành và được trao cấp”: dấu hiệu cấp tàu VRH HSC; VRM HSC; hoặc tại mục “Khả năng khai thác”: có thể hiện tốc độ của tàu từ 30 km/h trở lên.
b) Đối với “Tàu vận tải công-ten-nơ” tại mục công dụng: ghi là “chở công-ten-nơ.”.
1. Đối với nhà thầu nước ngoài:
Ngoài hồ sơ khai thuế, nhà thầu nước ngoài thực hiện thêm hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế.
a) Đối với phương pháp khấu trừ, kê khai:
a.1) Khi tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế cho cơ quan thuế cùng thời điểm tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý. Hồ sơ gồm:
a.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
a.1.3) Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
a.1.4) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
a.2) Trường hợp năm trước đó người nộp thuế đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài mới (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.
a.3) Khi khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hoá lãnh sự của năm tính thuế đó và xác nhận về việc thực hiện hợp đồng của các bên ký kết hợp đồng cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Đối với phương pháp trực tiếp:
b.1) Đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác:
b.1.1) Trong thời hạn 15 ngày trước thời hạn khai thuế, nhà thầu nước ngoài hoặc bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập cho nhà thầu nước ngoài gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế, hồ sơ gồm:
b.1.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.1.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
b.1.1.3) Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế;
b.1.1.4) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
b.1.2) Trường hợp hoạt động mua bán chứng khoán không có hợp đồng mua bán chứng khoán thì người nộp thuế nộp Giấy chứng nhận tài khoản lưu ký cổ phiếu, trái phiếu do Ngân hàng lưu ký hoặc công ty chứng khoán xác nhận theo mẫu số 01/TNKDCK ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b.1.3) Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn: người nộp thuế nộp thêm bản sao có xác nhận của người nộp thuế hợp đồng chuyển nhượng vốn, bản sao Giấy chứng nhận đầu tư của công ty Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn có xác nhận của người nộp thuế.
b.1.4) Đối với trường hợp các cơ quan Chính phủ nước ngoài có thu nhập thuộc diện được miễn thuế theo quy định của điều khoản về lãi từ tiền cho vay của Hiệp định thuế: Người nộp thuế nộp bản sao hợp đồng vay vốn được ký kết giữa cơ quan Chính phủ nước ngoài với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế.
b.1.5) Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.
b.1.6) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) nhà thầu nước ngoài gửi bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hoá lãnh sự của năm tính thuế đó cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú này.
b.1.7) Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hoá lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
b.2) Đối với hãng hàng không nước ngoài:
b.2.1) Trong thời hạn 15 ngày trước khi khai thác thị trường bay hoặc trước kỳ tính thuế đầu tiên của năm (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước), văn phòng tại Việt Nam của hãng Hàng không nước ngoài gửi cho cơ quan thuế hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế. Hồ sơ gồm:
b.2.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
b.2.1.3) Bản sao giấy phép khai thác thị trường Việt Nam (phép bay) của Cục hàng không dân dụng cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng có xác nhận của người nộp thuế;
b.2.1.4) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
b.2.2) Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao giấy phép khai thác thị trường Việt Nam (phép bay) của Cục hàng không dân dụng mới có xác nhận của người nộp thuế (nếu có).
b.2.3) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) văn phòng tại Việt Nam của hãng Hàng không nước ngoài gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hoá lãnh sự của năm tính thuế đó và Bảng kê thu nhập vận tải quốc tế dành cho trường hợp bán vé tại thị trường Việt Nam theo mẫu số 01-1/HKNN, Bảng kê thu nhập vận tải quốc tế dành cho trường hợp hoán đổi, chia chỗ trong vận tải hàng không quốc tế theo mẫu số 01-2/HKNN của năm tính thuế liên quan cho cơ quan thuế làm căn cứ áp dụng miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động vận tải quốc tế của hãng Hàng không nước ngoài.
b.3) Đối với hãng vận tải nước ngoài:
b.3.1) Khi quyết toán thuế, hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài phải gửi cho cơ quan thuế hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế. Hồ sơ gồm:
b.3.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.3.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước, vùng lãnh thổ nơi hãng tàu nước ngoài cư trú cấp cho năm tính thuế ngay trước năm đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
b.3.2) Đại lý của hãng vận tải nước ngoài tại Việt Nam hoặc văn phòng đại diện của hãng vận tải nước ngoài có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, chứng từ theo quy định của Luật kế toán, Nghị định hướng dẫn Luật kế toán và Bộ Luật Hàng hải và xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu.
b.3.3) Trường hợp hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế phải nộp thêm bản gốc giấy ủy quyền.
b.3.4) Kết thúc năm, hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài gửi cơ quan thuế Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của hãng tàu cho năm đó.
b.3.5) Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài chỉ cần thông báo bất kỳ sự thay đổi nào về các thông tin đã đề nghị tại mẫu số 01/HTQT của năm trước đó và cung cấp các tài liệu tương ứng với việc thay đổi.
b.3.6) Trường hợp các hãng vận tải nước ngoài có các đại lý tại nhiều địa phương ở Việt Nam hoặc các đại lý của hãng vận tải nước ngoài có các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện (sau đây gọi chung là chi nhánh) tại nhiều địa phương ở Việt Nam thì các hãng vận tải nước ngoài hoặc đại lý của hãng vận tải nước ngoài nộp bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã hợp pháp hóa lãnh sự cho Cục Thuế địa phương nơi đại lý của hãng vận tải nước ngoài có trụ sở chính; gửi bản sao Giấy chứng nhận cư trú đã hợp pháp hóa lãnh sự tại các Cục Thuế địa phương nơi hãng vận tải nước ngoài có chi nhánh và ghi rõ nơi đã nộp bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) trong Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế.
b.4) Đối với tái bảo hiểm nước ngoài:
Các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị áp dụng Hiệp định thuế cho từng năm cho tất cả các hợp đồng tái bảo hiểm mà các tổ chức đã ký kết hoặc dự kiến ký kết trong năm đó. Các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có thể uỷ quyền cho các đại lý thuế, văn phòng đại diện của công ty tại Việt Nam hoặc công ty tái bảo hiểm Việt Nam nộp hồ sơ. Khi đó, các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài nộp cho cơ quan thuế 02 hồ sơ đề nghị gồm: hồ sơ đề nghị dự kiến và hồ sơ đề nghị chính thức. Cụ thể như sau:
b.4.1) Đối với hồ sơ đề nghị dự kiến: 05 ngày trước khi ký kết hợp đồng; hoặc 05 ngày sau khi thực hiện hợp đồng; hoặc 05 ngày trước khi thanh toán, tùy theo thời điểm nào diễn ra trước, các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế hồ sơ đề nghị dự kiến cùng với tài liệu liên quan. Các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi đóng văn phòng đại diện. Đối với các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài không có văn phòng đại diện tại Việt Nam:
b.4.1.1) Trường hợp các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài trực tiếp nộp hồ sơ thì nộp tại Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi Công ty tái bảo hiểm Việt Nam đầu tiên dự kiến ký kết hợp đồng;
b.4.1.2) Trường hợp các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài uỷ quyền cho đại diện hợp pháp tại Việt Nam (Đại lý thuế, Công ty kiểm toán hoặc Công ty tái bảo hiểm Việt Nam đầu tiên dự kiến ký kết hợp đồng...) nộp hồ sơ: Nộp tại Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi đại điện hợp pháp đăng ký nộp thuế.
b.4.1.3) Hồ sơ đề nghị dự kiến bao gồm: Văn bản đề nghị dự kiến theo mẫu số 01/TBH-TB ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này; Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp đã được hợp pháp hoá lãnh sự (cho năm ngay trước năm nộp hồ sơ đề nghị dự kiến; Bảng kê các Hợp đồng tái bảo hiểm đã hoặc dự kiến ký kết theo mẫu số 01-1/TBH-TB ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này; Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
b.4.2) Đối với hồ sơ đề nghị chính thức: Trong vòng quý I của năm sau, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế hồ sơ đề nghị chính thức cùng với tài liệu liên quan tương tự như đối với việc nộp hồ sơ đề nghị dự kiến.
Hồ sơ đề nghị chính thức bao gồm: Văn bản đề nghị chính thức theo mẫu số 02/TBH-TB ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này; Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp đã được hợp pháp hoá lãnh sự trong năm tính thuế đó; Bản sao các hợp đồng tái bảo hiểm đã thực hiện trong năm có xác nhận của người nộp thuế (bao gồm cả những hợp đồng đã có trong kế hoạch và những hợp đồng ngoài kế hoạch đã gửi cơ quan thuế) nhưng chưa nộp cho cơ quan thuế; Danh mục hợp đồng theo từng loại theo mẫu số 02-1/TBH-TB ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chính thức, người nộp thuế sẽ phân loại hợp đồng và gửi danh mục hợp đồng theo từng loại (với các chỉ tiêu nhất định); mỗi loại hợp đồng chỉ gửi một bản sao có xác nhận của người nộp thuế để làm mẫu. Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm về việc thống kê này; Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
c) Đối với phương pháp hỗn hợp:
c.1) Trong thời hạn 15 ngày trước thời hạn khai thuế, nhà thầu nước ngoài gửi cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế. Hồ sơ gồm:
c.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
c.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
c.1.3) Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế;
c.1.4) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
c.2) Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế (nếu có).
c.3) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) nhà thầu nước ngoài gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hoá lãnh sự của năm tính thuế đó cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế.
c.4) Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hoá lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
2. Đối với cá nhân nước ngoài:
a) Đối với cá nhân là đối tượng cư trú của nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập và thu nhập khác thuộc đối tượng nộp thuế thông qua bên Việt Nam ký hợp đồng hoặc chi trả thu nhập
a.1) Trong thời hạn 15 ngày trước khi thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân Việt Nam: Cá nhân nước ngoài gửi cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập Hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế để nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam cùng với hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên. Hồ sơ gồm:
a.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp ngay trước năm đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
a.1.3) Bản sao Hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó (nếu có);
a.1.4) Bản sao Hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại Việt Nam (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh) hoặc bản sao giấy tờ pháp lý chứng minh nguồn gốc của khoản thu nhập (đối với các loại thu nhập khác) và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó;
a.1.5) Bản sao hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó;
a.1.6) Bản sao đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập (thu nhập của thầy thuốc, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán viên) có xác nhận của người nộp thuế;
a.1.7) Bản sao đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề do Việt Nam cấp (đối với các ngành nghề pháp luật Việt Nam yêu cầu phải đăng ký kinh doanh hoặc có giấy phép hành nghề) đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập (thu nhập của thầy thuốc, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán viên) có xác nhận của người nộp thuế;
a.1.8) Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế. Cụ thể:
a.1.8.1) Trường hợp chuyển nhượng bất động sản: bản sao hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.
a.1.8.2) Trường hợp chuyển nhượng vốn: bản sao hợp đồng chuyển nhượng vốn; bản sao giấy chứng nhận đầu tư của công ty Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn có xác nhận của người nộp thuế.
a.1.8.3) Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán: Bản sao hợp đồng mua bán chứng khoán. Trường hợp hoạt động mua bán chứng khoán không có hợp đồng mua bán chứng khoán thì người nộp thuế nộp giấy chứng nhận tài khoản lưu ký cổ phiếu, trái phiếu do ngân hàng lưu ký hoặc công ty chứng khoán xác nhận theo mẫu số 01/TNKDCK ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
a.1.9) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
a.2) Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao Hợp đồng lao động ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài mới (nếu có).
a.3) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) cá nhân gửi Giấy chứng nhận cư trú của năm tính thuế đó và bản sao hộ chiếu cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế Giấy chứng nhận cư trú này.
a.4) Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được giấy xác nhận cư trú thì cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
a.5) Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú, cá nhân cung cấp bản sao hộ chiếu thay cho Giấy chứng nhận cư trú.
a.6) Trường hợp tại thời điểm nộp bản sao hộ chiếu chưa xác định được cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ nào, cá nhân có nghĩa vụ cam kết gửi bản sao hộ chiếu trong quý I của năm tiếp theo.
b) Đối với vận động viên và nghệ sĩ là đối tượng cư trú của nước ngoài có thu nhập từ biểu diễn văn hoá, thể dục thể thao tại Việt Nam
b.1) Trong thời hạn 15 ngày trước khi thực hiện hợp đồng (hoặc chương trình trao đổi văn hoá, thể dục thể thao) với các tổ chức, cá nhân Việt Nam: Cá nhân nước ngoài gửi cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập Hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế để nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam cùng với hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên. Hồ sơ gồm:
b.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp ngay trước năm đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
b.1.3) Giấy chứng nhận của cơ quan đại diện Việt Nam trong các chương trình trao đổi văn hoá, thể dục thể thao về nội dung hoạt động và thu nhập đề nghị miễn thuế theo Hiệp định thuế;
b.1.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
b.2) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam (hoặc chương trình trao đổi văn hoá, thể dục thể thao) hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) cá nhân nước ngoài gửi Giấy chứng nhận cư trú của năm tính thuế đó cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế Giấy chứng nhận cư trú này.
b.3) Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được giấy xác nhận cư trú thì cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
b.4) Trường hợp không có hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại Việt Nam, người nộp thuế có thể nộp cho cơ quan thuế thư bổ nhiệm hoặc các giấy tờ tương đương hoặc có giá trị như hợp đồng lao động.
b.5) Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú, cá nhân cung cấp bản sao hộ chiếu thay cho Giấy chứng nhận cư trú. Cá nhân có trách nhiệm cam kết và chịu trách nhiệm về việc không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú tại Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế.
b.6) Trường hợp tại thời điểm nộp bản sao hộ chiếu chưa xác định được cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ nào, cá nhân có nghĩa vụ cam kết gửi bản sao hộ chiếu trong quý I của năm tiếp theo.
c) Đối với cá nhân là đối tượng cư trú của nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh hoặc thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng phát sinh tại Việt Nam do tổ chức, cá nhân trả thu nhập ở nước ngoài chi trả (bao gồm cả trường hợp cá nhân không cư trú có thu nhập tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập ở nước ngoài)
c.1) Vào ngày nộp hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên, cá nhân là đối tượng cư trú nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho một đối tượng khác tại Việt Nam nộp cho Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân làm việc, kinh doanh hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế. Hồ sơ gồm:
c.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
c.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp ngay trước năm đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
c.1.3) Bản sao hợp đồng lao động hoặc bản sao giấy tờ pháp lý chứng minh nguồn gốc của khoản thu nhập hoặc quyền được nhận thừa kế, quà tặng (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng) hoặc bản sao hợp đồng kinh tế ký kết với các tổ chức cá nhân Việt Nam (đối với thu nhập từ kinh doanh) và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó;
c.1.4) Bản sao hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó;
c.1.5) Bản sao đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập (thu nhập của thầy thuốc, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán viên) có xác nhận của người nộp thuế;
c.1.6) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
c.2) Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng lao động ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài mới (nếu có).
c.3) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) cá nhân trực tiếp hoặc uỷ quyền cho một đối tượng khác tại Việt Nam gửi Giấy chứng nhận cư trú của năm tính thuế đó và bản sao hộ chiếu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân làm việc, kinh doanh.
c.4) Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được giấy xác nhận cư trú thì cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
c.5) Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú, cá nhân cung cấp bản sao hộ chiếu thay cho Giấy chứng nhận cư trú.
c.6) Trường hợp tại thời điểm nộp bản sao hộ chiếu chưa xác định được cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ nào, cá nhân có nghĩa vụ cam kết gửi bản sao hộ chiếu trong quý I của năm tiếp theo.
d) Đối với cá nhân là đối tượng cư trú Việt Nam được hưởng các quy định miễn, giảm thuế đối với thu nhập quy định tại các Điều khoản thu nhập từ phục vụ Chính phủ, thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề và thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu
d.1) Trong thời hạn 15 ngày trước khi thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài gửi cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập Hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế để nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam cùng với hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên. Hồ sơ gồm:
d.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
d.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế.
d.1.3) Giấy chứng nhận của cơ quan đại diện Việt Nam liên quan đến các hoạt động phát sinh thu nhập đề nghị miễn thuế theo Hiệp định thuế.
d.1.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
3. Khấu trừ số thuế đã nộp tại nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam
Các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam và số thuế đã nộp là đúng với quy định của pháp luật nước ngoài và quy định của Hiệp định thuế thì sẽ được khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại Nước ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Thủ tục khấu trừ thuế số thuế đã nộp tại nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam như sau:
a) Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ gồm:
a.1) Giấy đề nghị khấu trừ thuế nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam theo Hiệp định thuế theo mẫu số 02/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến số thuế nước ngoài đề nghị được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thuế.
a.2) Các tài liệu khác tuỳ theo hình thức đề nghị khấu trừ. Cụ thể:
a.2.1) Trường hợp khấu trừ trực tiếp: Người nộp thuế đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định thuế.
a.2.1.1) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
a.2.1.2) Bản sao chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
a.2.1.3) Bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp.
a.2.2) Trường hợp khấu trừ số thuế khoán: Người nộp thuế có thu nhập và lẽ ra phải nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, nhưng theo quy định tại luật của Nước ký kết đó được miễn hoặc giảm như một biện pháp ưu đãi đặc biệt, được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định thuế.
a.2.2.1) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
a.2.2.2) Bản sao đăng ký kinh doanh hoặc các chứng từ pháp lý xác nhận hoạt động kinh doanh tại nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
a.2.2.3) Thư xác nhận của Nhà chức trách có thẩm quyền nước ngoài về số thuế đã miễn, giảm và xác nhận việc đề nghị khấu trừ số thuế khoán là phù hợp với Hiệp định thuế và luật pháp của Nước ký kết Hiệp định thuế có liên quan.
a.2.3) Trường hợp khấu trừ gián tiếp: Người nộp thuế đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập trước khi được chia cho đối tượng đó tại Nước ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam và được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định thuế.
a.2.3.1) Các tài liệu pháp lý chứng minh quan hệ và tỉ lệ góp vốn của đối tượng đề nghị khấu trừ;
a.2.3.2) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài của công ty chia lãi cổ phần mà đối tượng tham gia góp vốn có xác nhận của người nộp thuế;
a.2.3.3) Bản sao Tờ khai thuế khấu trừ tại nguồn đối với lợi tức cổ phần được chia có xác nhận của người nộp thuế;
a.2.3.4) Xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp đối với cổ phần được chia và số thuế thu nhập công ty đã nộp trước khi chia lãi cổ phần.
a.3) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
b) Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ xem xét và giải quyết số thuế đã nộp tại nước ngoài được khấu trừ với số thuế phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Hiệp định thuế và hướng dẫn tại Thông tư này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm a khoản này. Thời hạn 10 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
4. Đề nghị áp dụng Thủ tục thỏa thuận song phương theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
a) Người nộp thuế là đối tượng cư trú của Việt Nam đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương với cơ quan thuế Việt Nam khi nhận thấy việc giải quyết của cơ quan thuế nước ngoài đã hoặc sẽ làm cho người nộp thuế phải nộp thuế không đúng với quy định của Hiệp định thuế. Người nộp thuế là đối tượng cư trú của nước ngoài đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương với cơ quan thuế nước ngoài nơi người nộp thuế là đối tượng cư trú.
b) Hướng dẫn này không bao gồm thủ tục thỏa thuận song phương đối với Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA).
c) Người nộp thuế đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương trong thời hạn được quy định tại Điều Thủ tục thỏa thuận song phương của từng Hiệp định thuế.
d) Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương đến Tổng cục Thuế. Hồ sơ bao gồm:
d.1) Văn bản đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương theo mẫu số 01/DTA-MAP ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
d.2) Báo cáo tài chính và tờ khai thuế liên quan đến đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương;
d.3) Tài liệu liên quan đến thông báo xác định nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế nước ngoài;
d.4) Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế của kỳ tính thuế đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương (đối với thủ tục thỏa thuận song phương về xác định giá chuyển nhượng);
d.5) Thông tin, tài liệu, hợp đồng, mô tả chi tiết thực tế về giao dịch, hoạt động liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và cơ sở lập luận của người đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương về điều khoản Hiệp định thuế mà cơ quan thuế nước ngoài áp dụng chưa phù hợp với quy định của Hiệp định thuế, phân tích của người đề nghị liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế;
d.6) Tài liệu chứng minh việc nộp thuế trong trường hợp người đề nghị đã nộp số thuế liên quan đến đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương;
d.7) Bản sao văn bản đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương và các tài liệu kèm theo trong trường hợp người đề nghị đã hoặc sẽ nộp đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương cho cơ quan thuế nước ngoài;
d.8) Bản sao văn bản đề nghị khiếu nại và tài liệu kèm theo trong trường hợp người đề nghị đã hoặc sẽ nộp văn bản khiếu nại theo cơ chế giải quyết khiếu nại khác trong và ngoài Việt Nam và kết quả giải quyết khiếu nại (nếu có).
đ) Tổng cục Thuế tiếp nhận đề nghị áp dụng thủ tục thỏa thuận song phương của người nộp thuế là đối tượng cư trú của Việt Nam và thực hiện thủ tục thỏa thuận song phương với cơ quan thuế nước ngoài theo quy định của Hiệp định thuế.
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký kê khai, nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế:
a) Trong phạm vi 03 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng với bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế, gồm:
a.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/DUQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này có xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết Điều ước quốc tế;
a.2) Bản sao Điều ước quốc tế;
a.3) Bản sao hợp đồng với bên Việt Nam có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền;
a.4) Bản tóm tắt hợp đồng có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền. Bản tóm tắt hợp đồng gồm các nội dung sau: Tên hợp đồng và tên các điều khoản của hợp đồng, phạm vi công việc của hợp đồng, nghĩa vụ thuế tại hợp đồng;
a.5) Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài ủy quyền cho một tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam thực hiện các thủ tục đề nghị miễn, giảm thuế. Giấy ủy quyền cần có đủ chữ ký của đại diện hai bên.
b) Trường hợp do đặc thù của giao dịch tổ chức, cá nhân nước ngoài không thể cung cấp hợp đồng với bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp các tài liệu có giá trị tương đương hợp đồng và giải trình cụ thể tại Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/DUQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không đăng ký kê khai, nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế:
a) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài:
a.1) Vào ngày ký hợp đồng với bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho bên Việt Nam hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế, gồm:
a.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/DUQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này có xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết Điều ước quốc tế;
a.1.2) Bản sao Điều ước quốc tế;
a.1.3) Bản sao hợp đồng với bên Việt Nam có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền;
a.1.4) Bản tóm tắt hợp đồng có xác nhận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc đại diện được uỷ quyền. Bản tóm tắt hợp đồng gồm các nội dung sau: tên hợp đồng và tên các điều khoản của hợp đồng, phạm vi công việc của hợp đồng, nghĩa vụ thuế tại hợp đồng;
a.1.5 Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài ủy quyền cho một tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam thực hiện các thủ tục đề nghị miễn, giảm thuế. Giấy ủy quyền cần có đủ chữ ký của đại diện hai bên.
a.2) Trường hợp do đặc thù của giao dịch tổ chức, cá nhân nước ngoài không thể cung cấp hợp đồng với bên Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp các tài liệu có giá trị tương đương hợp đồng và giải trình cụ thể tại Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
b) Đối với bên Việt Nam:
Trong phạm vi 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên Việt Nam có nghĩa vụ gửi hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế của người nộp thuế cho cơ quan thuế nơi bên Việt Nam đăng ký thuế.
1. Thời hạn giải quyết miễn thuế, giảm thuế
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ ban hành quyết định miễn thuế, giảm thuế; thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế; thông báo về việc người nộp thuế thuộc hoặc không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế hoặc Điều ước quốc tế khác.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thì trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế ban hành quyết định miễn thuế, giảm thuế; thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế; thông báo về việc người nộp thuế thuộc hoặc không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế hoặc Điều ước quốc tế khác.
Riêng trường hợp cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế cùng hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn thuế, giảm thuế hợp pháp, đầy đủ, đúng mẫu quy định do cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông chuyển đến, cơ quan thuế xác định số tiền được miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế.
2. Trả kết quả giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
a) Trường hợp cơ quan thuế trực tiếp tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế:
a.1) Ban hành Quyết định miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 03/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với trường hợp thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế (trừ trường hợp quy định tại điểm a.3 khoản 2 Điều này);
a.2) Ban hành Thông báo không được miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và nêu rõ lý do đối với trường hợp không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế (trừ trường hợp quy định tại điểm a.3 khoản 2 Điều này);
a.3) Ban hành Thông báo theo mẫu số 03-1/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này về việc người nộp thuế thuộc hoặc không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế và Điều ước quốc tế khác;
Trong quá trình giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế gửi Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
b) Trường hợp cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế cùng hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông
b.1) Cơ quan thuế xác định số tiền được miễn thuế, giảm thuế và ghi vào Thông báo nộp thuế ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đối với trường hợp thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế.
b.2) Ban hành Thông báo không được miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và nêu rõ lý do đối với trường không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế. Trong quá trình giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế gửi Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu (theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo một cửa liên thông để yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
c) Trường hợp miễn thuế quy định tại điểm a khoản 2 Điều 79 của Luật Quản lý thuế: Cơ quan thuế ban hành Quyết định danh sách hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được miễn thuế theo mẫu số 05/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
1. Trình tự giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
a) Căn cứ thẩm quyền và trường hợp xóa nợ quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và gửi đến cơ quan cấp trên theo trình tự sau:
a.1) Đối với hồ sơ do Chi cục Thuế lập và gửi đến, Cục Thuế thẩm định hồ sơ:
a.1.1) Trường hợp không thuộc đối tượng xoá nợ thì Cục Thuế thông báo cho Chi cục Thuế theo mẫu số 02/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.1.2) Trường hợp thuộc đối tượng xóa nợ nhưng hồ sơ chưa đầy đủ thì Cục Thuế thông báo cho Chi cục Thuế bổ sung hồ sơ theo mẫu số 03/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.1.3) Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Cục Thuế lập văn bản đề nghị, dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 04/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, kèm theo hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
a.2) Đối với hồ sơ do Cục Thuế lập:
Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Cục Thuế lập văn bản đề nghị, dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 04/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, kèm theo hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
b) Căn cứ thẩm quyền và trường hợp xóa nợ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 87 Luật quản lý thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp lập hồ sơ đề nghị xoá nợ gửi đến cơ quan cấp trên theo trình tự sau:
b.1) Trường hợp hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 05 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng:
b.1.1) Chi cục Thuế lập và gửi hồ sơ cho Cục Thuế thẩm định theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Nếu không thuộc trường hợp xoá nợ thì Cục Thuế thông báo cho Chi cục Thuế theo mẫu số 02/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Nếu thuộc trường hợp được xóa nợ, Cục Thuế lập văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Tổng cục Thuế.
b.1.2) Cục Thuế lập hồ sơ đối với người nộp thuế do Cục Thuế quản lý trực tiếp và gửi Tổng cục Thuế xem xét, quyết định.
b.1.3) Tổng cục Thuế thẩm định hồ sơ:
b.1.3.1) Trường hợp không thuộc đối tượng xoá nợ thì Tổng cục Thuế thông báo cho Cục Thuế theo mẫu số 02/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.1.3.2) Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ nhưng hồ sơ chưa đầy đủ thì Tổng cục Thuế thông báo cho Cục Thuế bổ sung hồ sơ theo mẫu số 03/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.1.3.3) Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định xóa nợ theo mẫu số 05/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b.2) Trường hợp hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng:
b.2.1) Chi cục Thuế và Cục Thuế lập và gửi hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm b.1 khoản này;
b.2.2) Tổng cục Thuế thẩm định hồ sơ:
b.2.2.1) Trường hợp không thuộc đối tượng xoá nợ hoặc phải bổ sung hồ sơ thì Tổng cục Thuế thông báo cho Cục Thuế theo hướng dẫn tại điểm b.1 khoản này;
b.2.2.2) Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Thuế dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 06/XOANO, trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
b.3) Trường hợp hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15 tỷ đồng trở lên:
b.3.1) Chi cục Thuế, Cục Thuế và Tổng cục Thuế lập và thẩm định hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm b.1 khoản này;
b.3.2) Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Thuế dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 07/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trình Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
a) Đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế, hồ sơ bao gồm:
a.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2) Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
a.3) Tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
a.4) Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
a.5) Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế).
b) Đối với trường hợp cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Quản lý thuế, hồ sơ được lập như sau:
b.1) Trường hợp cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết:
b.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.1.2) Giấy chứng tử, hoặc Giấy báo tử, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết hoặc các giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
b.1.3) Văn bản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cá nhân đã chết về việc người chết không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
b.1.4) Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế).
b.2) Trường hợp cá nhân được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự:
b.2.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2.2) Quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
b.2.3) Văn bản do người giám hộ lập có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân mất năng lực hành vi dân sự cư trú về việc cá nhân mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
b.2.4) Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế).
c) Đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế, hồ sơ bao gồm:
c.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
Trường hợp xóa nợ đối với cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì văn bản đề nghị phải có thêm các nội dung về: Họ và tên, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
c.2) Văn bản của cơ quan thuế quản lý trực tiếp đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
c.3) Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
c.4) Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
c.5) Các Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế hoặc hồ sơ chứng minh việc đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
c.6) Văn bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người nộp thuế không còn tài sản, không còn hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế).
1. Trình tự giải quyết hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ
a) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành:
b.1) Thông báo không chấp thuận việc nộp dần tiền thuế nợ theo mẫu số 03/NDAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với trường hợp phát hiện thư bảo lãnh có dấu hiệu không hợp pháp, đồng thời cơ quan thuế có văn bản theo mẫu số 05/NDAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này gửi bên bảo lãnh để xác minh và bên bảo lãnh gửi kết quả xác minh cho cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
b.2) Quyết định chấp thuận nộp dần tiền thuế nợ theo mẫu số 04/NDAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với trường hợp thuộc đối tượng nộp dần tiền thuế nợ.
2. Hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/NDAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Thư bảo lãnh theo đúng quy định của pháp luật về bảo lãnh và bắt buộc phải có nội dung cam kết về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nộp thay cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không thực hiện đúng thời hạn nộp dần tiền thuế nợ;
c) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế (nếu có).
3. Số lần và số tiền nộp dần tiền thuế nợ
a) Số tiền thuế nợ được nộp dần là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế đề nghị nộp dần nhưng không vượt quá số tiền thuế nợ có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
b) Người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn không quá 12 tháng và trong thời gian thư bảo lãnh có hiệu lực.
c) Người nộp thuế được nộp dần số tiền thuế nợ theo từng tháng đảm bảo số tiền thuế nợ nộp từng lần không thấp hơn số tiền thuế nợ được nộp dần bình quân theo tháng. Người nộp thuế phải tự xác định số tiền chậm nộp phát sinh để nộp cùng với số tiền thuế nợ được nộp dần.
4. Thời hạn nộp dần tiền thuế nợ
Thời hạn nộp dần tiền thuế nợ chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Quá thời hạn nộp dần tiền thuế nợ đã cam kết nộp theo từng tháng mà người nộp thuế không nộp hoặc nộp không đủ hoặc bên bảo lãnh chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thay thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn nộp dần tiền thuế nợ theo cam kết, cơ quan thuế lập văn bản theo mẫu số 02/NDAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này gửi bên bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật đồng thời gửi người nộp thuế.
1. Hệ thống thông tin người nộp thuế được xây dựng và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; phục vụ kịp thời cho công tác quản lý thuế, quản lý khác của nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính an toàn, bảo mật và an ninh quốc gia; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
2. Hạ tầng kỹ thuật Hệ thống thông tin người nộp thuế bao gồm: Thiết bị máy chủ, máy trạm, thiết bị lưu trữ và sao lưu dữ liệu, đường truyền kết nối, thiết bị mạng, thiết bị (hoặc phần mềm) an ninh an toàn thông tin, thiết bị đồng bộ dữ liệu, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ và mạng diện rộng, dịch vụ quản lý hạ tầng kỹ thuật.
3. Hệ thống phần mềm để thu thập, xử lý và quản lý thông tin người nộp thuế bao gồm: Hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm nguồn mở, phần mềm thương mại, phần mềm nội bộ.
1. Thu thập thông tin người nộp thuế
Thông tin người nộp thuế được thu thập, cập nhật kịp thời đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan từ người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế quy định tại Điều 97, Điều 98 Luật Quản lý thuế, Điều 26, Điều 27, Điều 28 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Xử lý thông tin người nộp thuế
Cơ quan thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu người nộp thuế và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu đảm bảo đúng quy định. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ liệu;
b) Kiểm tra, đánh giá về cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;
c) Tổng hợp, sắp xếp, phân loại, xử lý thông tin, dữ liệu theo đúng quy định;
d) Đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu của các tổ chức, cá nhân liên quan thì tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phải có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông tin, dữ liệu.
3. Quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế.
Cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế theo quy định sau:
a) Thông tin người nộp thuế được quản lý, khai thác, chia sẻ trên môi trường điện tử đảm bảo đúng mục đích, tuân thủ theo các quy định của pháp luật;
b) Thông tin người nộp thuế được kết nối, trao đổi với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan theo quy định;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cập nhật, xử lý và khai thác hệ thống thông tin người nộp thuế;
d) Xây dựng và ban hành quy định về thành phần dữ liệu người nộp thuế, phương thức truyền nhận với cơ quan thuế để xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin thống nhất;
đ) Xây dựng, ban hành các quy trình nghiệp vụ làm căn cứ thực hiện thống nhất việc cập nhật, xử lý, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin người nộp thuế;
e) Phân quyền truy cập, sử dụng hệ thống thông tin người nộp thuế; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
1. Cung cấp thông tin cho người nộp thuế
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo về tình hình xử lý nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trên toàn quốc qua tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, bao gồm các thông tin: tình hình xử lý các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, được miễn giảm, được xoá nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn phát sinh trong tháng trước và các khoản còn phải nộp, nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
2. Trường hợp sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu, nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là tra soát)
a) Người nộp thuế phát hiện thông tin đã ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế do cơ quan thuế cung cấp định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều này có sai khác với thông tin theo dõi của người nộp thuế.
b) Người nộp thuế phát hiện thông tin đã khai trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước không chính xác. Người nộp thuế chỉ được đề nghị điều chỉnh các chứng từ nộp ngân sách đáp ứng các điều kiện sau:
b.1) Chứng từ nộp ngân sách của năm trước nhưng đề nghị điều chỉnh vào năm sau chỉ được điều chỉnh trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách.
b.2) Không đề nghị điều chỉnh thông tin về tổng số tiền, loại tiền trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước.
b.3) Không thuộc trường hợp gửi văn bản đề nghị bù trừ khoản nộp thừa hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định tại Điều 25 và Điều 42 Thông tư này.
c) Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thông báo, quyết định về thuế phát hiện sai, sót cần điều chỉnh thông tin đã hạch toán thu ngân sách nhà nước.
d) Kho bạc Nhà nước phát hiện sai, sót cần điều chỉnh thông tin đã hạch toán thu ngân sách nhà nước hoặc thực hiện tra soát đối với các khoản đã hạch toán vào tài khoản chờ xử lý các khoản thu của cơ quan thuế.
đ) Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản (trường hợp chuyển nộp ngân sách nhà nước qua kênh liên ngân hàng về trực tiếp Kho bạc Nhà nước) phát hiện sai, sót cần điều chỉnh liên quan đến thông tin chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế đã truyền sang Kho bạc Nhà nước.
e) Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước phát hiện sai, sót cần điều chỉnh liên quan đến thông tin chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế đã chuyển Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản.
g) Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sai, sót cần điều chỉnh đối với thông tin đã trao đổi, cung cấp giữa các cơ quan.
3. Hồ sơ đề nghị tra soát gồm:
a) Văn bản đề nghị tra soát theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Tài liệu chứng minh (nếu có): Bản sao chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hoặc bản sao các quyết định, thông báo, chứng từ có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ đề nghị tra soát
a) Xử lý hồ sơ đề nghị tra soát tại cơ quan thuế
a.1) Trường hợp người nộp thuế phát hiện thông tin có sai, sót theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
a.1.1) Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị tra soát đến cơ quan thuế theo quy định tại khoản 5 Điều này.
a.1.2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị tra soát của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện đối chiếu thông tin đề nghị tra soát của người nộp thuế với dữ liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
Trường hợp thông tin theo dõi thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế có sai, sót so với căn cứ theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đã được cơ quan thuế thông báo chấp nhận, chứng từ nộp ngân sách nhà nước, thông báo, quyết định và các văn bản khác của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh thông tin trên hệ thống theo đúng căn cứ theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và gửi kết quả giải quyết văn bản đề nghị tra soát cho người nộp thuế theo Thông báo theo mẫu 01/TB-TS ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Riêng đối với thông tin hạch toán thu nộp ngân sách nhà nước có sai, sót so với chứng từ nộp ngân sách nhà nước thì trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị tra soát của người nộp thuế, cơ quan thuế lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (theo mẫu C1-07a/NS hoặc C1-07b/NS ban hành kèm theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước) gửi Kho bạc Nhà nước để đề nghị điều chỉnh. Căn cứ chứng từ điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước gửi đến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, cơ quan thuế thực hiện hạch toán theo thông tin điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước, điều chỉnh số tiền chậm nộp tăng hoặc giảm phát sinh của khoản điều chỉnh (nếu có). Đồng thời, gửi kết quả giải quyết văn bản đề nghị tra soát cho người nộp thuế theo Thông báo theo mẫu 01/TB-TS ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Trường hợp thông tin theo dõi thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế là chính xác với căn cứ theo dõi nghĩa vụ thuế (hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đã được cơ quan thuế thông báo chấp nhận, chứng từ nộp ngân sách nhà nước, thông báo, quyết định và các văn bản khác của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cơ quan thuế gửi Thông báo không điều chỉnh mẫu số 01/TB-TS ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trong đó ghi lý do không điều chỉnh, hoặc trường hợp chưa đủ thông tin thì Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin theo mẫu 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu. Thời gian bổ sung thông tin, tài liệu không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Sau khi nhận được thông tin giải trình, bổ sung của người nộp thuế, trường hợp thông tin hạch toán thu nộp ngân sách nhà nước có sai, sót thì thực hiện điều chỉnh thông tin cho người nộp thuế.
a.2) Trường hợp người nộp thuế phát hiện thông tin có sai, sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị tra soát của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện rà soát chứng từ đã ghi nhận trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế và thông tin đề nghị điều chỉnh:
a.2.1) Trường hợp nội dung đề nghị điều chỉnh chứng từ của người nộp thuế đáp ứng đủ các điều kiện để điều chỉnh thông tin theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị tra soát của người nộp thuế, cơ quan thuế lập Văn bản đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (theo mẫu C1-07a/NS hoặc C1-07b/NS ban hành kèm theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước) gửi Kho bạc Nhà nước để đề nghị điều chỉnh. Căn cứ thông tin chứng từ điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước gửi đến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, cơ quan thuế thực hiện hạch toán theo thông tin điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước, điều chỉnh số tiền chậm nộp tăng hoặc giảm phát sinh của khoản điều chỉnh (nếu có). Đồng thời, gửi Thông báo giải quyết văn bản đề nghị tra soát cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-TS ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
a.2.2) Trường hợp nội dung đề nghị điều chỉnh chứng từ của người nộp thuế không đáp ứng đủ điều kiện thì cơ quan thuế gửi Thông báo không điều chỉnh theo mẫu số 01/TB-TS ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trong đó ghi lý do không điều chỉnh thông tin nộp thuế, hoặc chưa đủ cơ sở để điều chỉnh thông tin thì gửi Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu. Thời gian bổ sung thông tin, tài liệu không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Sau khi nhận được thông tin giải trình, bổ sung của người nộp thuế, trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện điều chỉnh thông tin theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì thực hiện điều chỉnh thông tin cho người nộp thuế.
a.3) Trường hợp cơ quan thuế phát hiện sai, sót quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan thuế lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (theo mẫu C1-07a/NS hoặc C1-07b/NS ban hành kèm theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước) gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện điều chỉnh.
b) Xử lý hồ sơ đề nghị tra soát tại Kho bạc Nhà nước
b.1) Trường hợp Kho bạc Nhà nước thực hiện điều chỉnh theo đề nghị của cơ quan thuế theo quy định tại điểm a khoản này: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh của cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước thực hiện rà soát thông tin đã hạch toán thu ngân sách, điều chỉnh thông tin theo đề nghị và truyền chứng từ điều chỉnh sang cơ quan thuế theo quy định.
b.2) Trường hợp Kho bạc Nhà nước phát hiện sai, sót hoặc cần bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này:
b.2.1) Kho bạc Nhà nước thực hiện điều chỉnh thông tin và truyền chứng từ điều chỉnh sang cơ quan thuế theo quy định để cơ quan thuế điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách.
b.2.2) Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm lập thư tra soát gửi cơ quan thuế đối với các khoản đã hạch toán vào tài khoản chờ xử lý các khoản thu của cơ quan thuế để cơ quan thuế bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước.
b.3) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nhận được đề nghị tra soát của ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc nhận được đề nghị tra soát của ngân hàng nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước (trường hợp chuyển nộp ngân sách nhà nước qua kênh liên ngân hàng về trực tiếp Kho bạc Nhà nước) hoặc người nộp thuế (trong trường hợp nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước) về sai, sót liên quan đến thông tin chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế đã truyền sang Kho bạc Nhà nước theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này:
Kho bạc Nhà nước thực hiện điều chỉnh thông tin về chứng từ nộp ngân sách nhà nước có sai, sót theo quy định. Nếu thông tin thu ngân sách nhà nước đã truyền sang cơ quan thuế thì Kho bạc Nhà nước truyền thông tin điều chỉnh sang cơ quan thuế và thông báo cho ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản. Trường hợp các khoản tiền chuyển thừa, chuyển thiếu so với chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế thì được xử lý theo quy định về xử lý sai, sót trong thanh toán của ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
c) Xử lý hồ sơ đề nghị tra soát tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản:
Khi nhận được đề nghị tra soát bằng điện tử của ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều này, ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tra soát và thực hiện:
c.1) Đối với thông tin chứng từ thu ngân sách nhà nước chưa truyền sang Kho bạc Nhà nước thì ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thực hiện điều chỉnh sai, sót theo quy định về xử lý sai, sót trong thanh toán.
c.2) Đối với thông tin chứng từ thu ngân sách nhà nước đã truyền sang Kho bạc Nhà nước thì ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản gửi đề nghị tra soát đến Kho bạc Nhà nước để thực hiện điều chỉnh sai, sót liên quan đến hạch toán thu ngân sách nhà nước.
d) Xử lý sai, sót tại ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước:
Khi phát hiện sai, sót, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước thực hiện:
d.1) Trường hợp chưa chuyển tiền và thông tin nộp ngân sách chưa được chuyển cho ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc Kho bạc Nhà nước (trường hợp chuyển nộp ngân sách nhà nước qua kênh liên ngân hàng về trực tiếp Kho bạc Nhà nước) thì ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện tra soát, điều chỉnh sai, sót theo quy định về xử lý sai, sót trong thanh toán.
d.2) Trường hợp đã chuyển tiền và thông tin nộp ngân sách đã được chuyển cho ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc Kho bạc Nhà nước (trường hợp chuyển nộp ngân sách nhà nước qua kênh liên ngân hàng về trực tiếp Kho bạc Nhà nước) thì ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện gửi đề nghị tra soát bằng điện tử sang ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc Kho bạc Nhà nước (trường hợp chuyển nộp ngân sách nhà nước qua kênh liên ngân hàng về trực tiếp Kho bạc Nhà nước).
đ) Xử lý sai, sót tại cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trường hợp tại điểm g khoản 2 Điều này:
đ.1) Cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện sai, sót phải gửi hồ sơ đề nghị tra soát theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan liên quan qua hệ thống trao đổi thông tin điện tử giữa các ngành.
đ.2) Cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được hồ sơ đề nghị tra soát có trách nhiệm giải quyết nội dung tra soát và gửi kết quả tra soát cho cơ quan, đơn vị đề nghị tra soát qua hệ thống trao đổi thông tin điện tử giữa các ngành.
5. Trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát
a) Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát từ người nộp thuế, cụ thể:
a.1) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
a.1.1) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát đối với chứng từ nộp ngân sách có cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý thu trên chứng từ.
a.1.2) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát đối với hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, chứng từ nộp ngân sách nhà nước, thông báo, quyết định và các văn bản khác của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền do cơ quan thuế quản lý trực tiếp đã tiếp nhận hoặc ban hành.
a.2) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát đối với hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, chứng từ nộp ngân sách nhà nước, thông báo, quyết định và các văn bản khác của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền do cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước đã tiếp nhận hoặc ban hành.
a.3) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này:
Phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để xử lý hồ sơ đề nghị tra soát liên quan đến khoản được nhận khoản phân bổ thuộc trường hợp theo quy định tại điểm a.1 khoản này.
b) Kho bạc Nhà nước tiếp nhận hồ sơ đề nghị tra soát do ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc ngân hàng nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước (trường hợp chuyển nộp ngân sách nhà nước qua kênh liên ngân hàng về trực tiếp Kho bạc Nhà nước) gửi đến.
c) Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát do ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước gửi đến.
d) Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước thực hiện tiếp nhận đề nghị tra soát của người nộp thuế theo quy định của ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
1. Tiếp nhận, xử lý đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước hoặc xác nhận số thuế đã nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước).
a) Người nộp thuế gửi văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNXN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đến cơ quan thuế theo quy định tại điểm c khoản này.
Trường hợp nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do tổ chức, cá nhân bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay và bên Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu nước ngoài: Nhà thầu nước ngoài hoặc bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay gửi văn bản đề nghị xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên Việt Nam để thực hiện xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà thầu nước ngoài.
b) Xử lý văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước
b.1) Rà soát dữ liệu, thông tin việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Căn cứ dữ liệu quản lý thuế trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế, cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện rà soát dữ liệu nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của cơ quan thuế bao gồm:
b.1.1) Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp, còn phải nộp, còn nợ, nộp thừa của người nộp thuế;
b.1.2) Các vi phạm hành chính thuế của người nộp thuế (nếu có).
b.2) Trường hợp thông tin đề nghị của người nộp thuế khớp đúng với thông tin trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế thì cơ quan thuế thực hiện gửi Thông báo xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước mẫu số 01/TB-XNNV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế theo quy định tại điểm b.4 khoản này.
b.3) Trường hợp thông tin đề nghị của người nộp thuế và thông tin trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế chưa đầy đủ hoặc có chênh lệch, cơ quan thuế gửi Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin theo quy định tại điểm b.4 khoản này.
Thời gian bổ sung thông tin của người nộp thuế không tính vào thời gian giải quyết văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.
Sau khi nhận được thông tin bổ sung của người nộp thuế, trường hợp đủ thông tin thì cơ quan thuế thực hiện gửi Thông báo xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/TB-XNNV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế theo quy định tại điểm b.4 khoản này. Trường hợp cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc đối tượng, trường hợp xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế có Thông báo theo mẫu số 01/TB-XNNV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trong đó nêu rõ lý do không xác nhận cho người nộp thuế biết theo quy định tại điểm b.4 khoản này.
b.4) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm ban hành Thông báo xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo mẫu số 01/TB-XNNV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để xác nhận hoặc không xác nhận cho người nộp thuế hoặc Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin.
c) Trách nhiệm tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước:
c.1) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
c.1.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
c.1.2) Chủ trì tiếp nhận, xử lý đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước đối với các khoản thu do nhiều cơ quan thuế quản lý (bao gồm cả khoản thu do cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ).
c.1.3) Trường hợp nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên Việt Nam chỉ thực hiện xác nhận cho nhà thầu nước ngoài khi bên Việt Nam đã thực hiện khấu trừ và nộp thay đầy đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước cho nhà thầu nước ngoài theo quy định.
c.2) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước:
c.2.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của người nộp thuế đối với các khoản thu do cơ quan thuế quản lý thu.
c.2.2) Phối hợp, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của khoản thu do cơ quan thuế quản lý trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
c.3) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này:
c.3.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của người nộp thuế đối với các khoản thu phân bổ do cơ quan thuế quản lý thu.
c.3.2) Phối hợp, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của khoản thu do cơ quan thuế quản lý trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
2. Xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam đối với đối tượng cư trú của nước ngoài:
Trường hợp một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định thuế và pháp luật thuế Việt Nam muốn xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam để được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại nước cư trú cần thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trường hợp người nộp thuế đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
a.1) Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam theo Hiệp định thuế theo mẫu số 03/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chịu thuế và số thuế phát sinh từ giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thuế;
a.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào) đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
a.3) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Thuế nơi đối tượng đăng ký thuế có trách nhiệm cấp giấy xác nhận thuế thu nhập đã nộp tại Việt Nam theo mẫu số 04/HTQT hoặc mẫu số 05/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Mẫu số 04/HTQT được sử dụng để xác nhận đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp; Mẫu số 05/HTQT được sử dụng để xác nhận đối với thuế thu nhập tiền lãi cổ phần, lãi tiền cho vay, tiền bản quyền hoặc phí dịch vụ kỹ thuật.
Trong quá trình giải quyết hồ sơ còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế gửi Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo, người nộp thuế có trách nhiệm gửi văn bản giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế.
b) Trường hợp người nộp thuế đề nghị xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được hưởng ưu đãi thuế và được coi như số thuế đã nộp để khấu trừ số thuế khoán tại nước nơi cư trú gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
b.1) Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam theo Hiệp định thuế theo mẫu số 03/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chịu thuế, số thuế phát sinh và các ưu đãi thuế đối với giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thuế;
b.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào) đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
b.3) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Thuế có trách nhiệm xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được ưu đãi thuế dành cho đối tượng đề nghị.
Trong quá trình giải quyết hồ sơ còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế gửi Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo, người nộp thuế có trách nhiệm gửi văn bản giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế.
3. Xác nhận đối tượng cư trú của Việt Nam:
a) Tổ chức, cá nhân yêu cầu xác nhận là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định thuế thực hiện thủ tục như sau:
a.1) Đối với các đối tượng đang là người nộp thuế, nộp Giấy đề nghị xác nhận cư trú của Việt Nam theo mẫu số 06/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế) đến Cục Thuế nơi đăng ký thuế.
a.2) Đối với các đối tượng không phải là đối tượng khai, nộp thuế:
a.2.1) Giấy đề nghị theo hướng dẫn tại tiết a.1 khoản 3 Điều này;
a.2.2) Xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương về nơi thường trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu đối với cá nhân hoặc giấy đăng ký thành lập đối với các tổ chức.
a.2.3) Xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập (nếu có). Trường hợp không có xác nhận này, đối tượng nộp đơn tự khai trong đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật;
a.2.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Thuế căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Hiệp định thuế liên quan đến định nghĩa đối tượng cư trú để xét và cấp giấy chứng nhận cư trú mẫu số 07/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho đối tượng đề nghị.
Trường hợp để áp dụng Hiệp định thuế tại nước hoặc vùng lãnh thổ đối tác Hiệp định thuế với Việt Nam (sau đây gọi là đối tác Hiệp định thuế), cơ quan thuế đối tác Hiệp định thuế yêu cầu đối tượng cư trú Việt Nam cung cấp giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế Việt Nam phát hành theo mẫu của cơ quan thuế đối tác Hiệp định thuế đó: nếu mẫu Giấy chứng nhận cư trú này có các chỉ tiêu và thông tin tương tự như Giấy chứng nhận cư trú mẫu số 07/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này hoặc có thêm các chỉ tiêu và thông tin thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế (thông tin về quốc tịch, ngành nghề kinh doanh của đối tượng) thì Cục Thuế xác nhận vào mẫu Giấy chứng nhận cư trú này.
Trong quá trình giải quyết hồ sơ còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế gửi Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo, người nộp thuế có trách nhiệm gửi văn bản giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế.
1. Phân loại hồ sơ thuế:
Hồ sơ thuế được phân loại thành 03 mức độ rủi ro: Rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao.
2. Cơ quan thuế đề xuất kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này đối với hồ sơ có rủi ro cao.
3. Kiểm tra hồ sơ thuế
Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích hồ sơ thuế mà có nội dung khai không chính xác, khai thiếu hoặc có những nội dung cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 1) theo mẫu số 01/KTT về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo về việc giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu, người nộp thuế phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu. Việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản (bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử).
Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì cơ quan thuế lập Biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
4. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu (lần 1 hoặc lần 2) mà chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin được lưu cùng hồ sơ thuế.
b) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu nhưng chưa đủ căn cứ chứng minh nội dung khai thuế là chính xác hoặc có những nội dung cần làm rõ thêm thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 2) theo mẫu số 03/KTT về việc người nộp thuế có thể tiếp tục giải trình, cung cấp thêm tài liệu hoặc tự giác khai bổ sung hồ sơ khai thuế và người nộp thuế tự chịu trách nhiệm đối với nội dung khai bổ sung. Thời hạn giải trình, cung cấp thêm tài liệu hoặc khai bổ sung hồ sơ khai thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo. Cơ quan thuế thông báo người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 lần đối với mỗi cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
c) Hết thời hạn theo thông báo (lần 2) của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp nếu có đủ căn cứ ấn định; trong trường hợp không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
d) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu (lần 2) mà cơ quan thuế đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo quy định.
1. Các trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, tần suất kiểm tra, thời gian gửi Quyết định kiểm tra được thực hiện theo điểm a, b, d, đ, e, g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế.
Các trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động không phải thực hiện quyết toán thuế nêu tại điểm g khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế:
a) Người nộp thuế thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.
b) Người nộp thuế giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ thời điểm thành lập đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
2. Xây dựng, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm
a) Hằng năm, Tổng cục Thuế thực hiện hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra trong toàn hệ thống cơ quan thuế.
b) Cơ quan thuế các cấp căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thuế thực hiện xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra, cụ thể:
b.1) Chi cục Thuế lập và gửi Cục Thuế xem xét phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm.
b.2) Cục Thuế lập và gửi Tổng cục Thuế xem xét phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm.
b.3) Tổng cục Thuế lập và tự phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra của mình, gửi báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính kế hoạch đã được phê duyệt.
c) Hằng năm cơ quan thuế tiến hành rà soát điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra đối với các trường hợp:
c.1) Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hoặc Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;
c.2) Theo đề xuất của Thủ trưởng cơ quan thuế được giao nhiệm vụ kế hoạch, chuyên đề kiểm tra.
c.3) Do xử lý trùng lặp trong hoạt động kiểm tra.
Cơ quan thuế khi điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề phải nêu rõ lý do điều chỉnh và báo cáo cơ quan phê duyệt kế hoạch, chuyên đề để điều chỉnh.
d) Ngoài việc xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm nêu trên, trong năm cơ quan thuế các cấp có thể thực hiện xây dựng kế hoạch chuyên đề phát sinh theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thuế cùng cấp hoặc theo chỉ đạo của cấp trên. Việc xây dựng kế hoạch chuyên đề phải được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro và Thủ trưởng cơ quan thuế cùng cấp phê duyệt, báo cáo cấp trên.
3. Việc xử lý trùng lặp trong hoạt động kiểm tra
a) Trường hợp đối tượng kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới nếu có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thuế của cơ quan Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, và cơ quan thuế cấp trên;
b) Đối với các trường hợp trùng lặp về đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế với các cơ quan khác của Nhà nước thì Thủ trưởng cơ quan thuế phối hợp với Thủ trưởng cơ quan nhà nước có sự trùng lặp để xử lý và báo cáo cơ quan phê duyệt kế hoạch khi cần thiết.
4. Công khai kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm.
Kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm (kể cả kế hoạch, chuyên đề sau điều chỉnh) phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế (thông báo bằng văn bản hoặc điện thoại hoặc thư điện tử) chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra.
5. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
a) Ban hành Quyết định kiểm tra thuế
Cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế đối với trường hợp quy định tại Điều 110 Luật Quản lý thuế. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra thuế đối với các nội dung và thời kỳ có rủi ro, trừ kiểm tra hoàn thuế. Quyết định kiểm tra thuế lập theo mẫu số 04/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Thời hạn kiểm tra được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế. Trong trường hợp gia hạn, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người có thẩm quyền ban hành Quyết định gia hạn theo mẫu số 05/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra trừ trường hợp phải bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 06/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này hoặc hoãn thời gian kiểm tra.
Khi bắt đầu kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra thuế, lập Biên bản công bố và giải thích nội dung Quyết định kiểm tra để người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết định kiểm tra. Biên bản công bố Quyết định kiểm tra được lập theo mẫu số 07/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
c) Trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra, thì văn bản phải nêu rõ lý do và thời gian hoãn hoặc trường hợp cơ quan thuế có lý do bất khả kháng phải hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế trước khi hết thời hạn công bố quyết định kiểm tra theo mẫu số 08/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát sinh lý do bất khả kháng, không thể tiếp tục thực hiện kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ban hành Quyết định kiểm tra để tạm dừng kiểm tra. Thời gian tạm dừng không tính trong thời hạn kiểm tra.
d) Trường hợp trong quá trình kiểm tra thuế phát sinh việc phải điều chỉnh về Quyết định kiểm tra (thay Trưởng đoàn, thành viên hoặc bổ sung thành viên đoàn kiểm tra, bổ sung nội dung, thời kỳ kiểm tra hoặc điều chỉnh giảm thành viên đoàn kiểm tra, nội dung, thời kỳ kiểm tra) thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người có thẩm quyền để ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định kiểm tra. Quyết định điều chỉnh quyết định kiểm tra được thực hiện theo mẫu số 09/KTT, 10/KTT, 11/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
đ) Biên bản kiểm tra thuế
đ.1) Kết thúc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, Đoàn kiểm tra lập dự thảo Biên bản kiểm tra theo mẫu số 12/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và người nộp thuế để có ý kiến, giải trình. Ý kiến, giải trình của người nộp thuế phải được lưu cùng dự thảo biên bản (nếu có). Biên bản công khai dự thảo Biên bản kiểm tra lập theo mẫu số 13/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Việc có ý kiến giải trình, hoàn thiện và ký Biên bản kiểm tra giữa Đoàn kiểm tra với người nộp thuế phải được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Nếu người nộp thuế vẫn có ý kiến thì được ghi tại Biên bản hoặc lưu cùng Biên bản đã ký. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng (bao gồm cả dấu riêng, giáp lai giữa các trang của biên bản).
đ.2) Trường hợp còn vướng mắc về cơ chế chính sách phải xin ý kiến thì ghi nhận tại biên bản. Khi có văn bản trả lời thì Đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với người nộp thuế theo mẫu số 14/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để xử lý theo quy định của pháp luật.
đ.3) Trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản kiểm tra khi hết thời hạn theo quy định thì Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính về việc không ký biên bản, báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời yêu cầu người nộp thuế ký biên bản kiểm tra.
e) Xử lý kết quả kiểm tra thuế
e.1) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với người nộp thuế, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo kết quả kiểm tra với lãnh đạo bộ phận kiểm tra và người ban hành quyết định kiểm tra.
Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế hoặc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp kết quả kiểm tra không xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì người ban hành Quyết định kiểm tra ban hành Kết luận kiểm tra theo mẫu số 15/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
e.2) Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế để xem xét tiến hành thanh tra hoặc chuyển hồ sơ kiểm tra sang cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục và thời hạn ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế, chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thực hiện hoặc chuyển hồ sơ kiểm tra sang cơ quan điều tra thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật tố tụng hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn.
g) Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được ghi nhật ký điện tử.
6. Giám sát Đoàn kiểm tra
a) Việc giám sát hoạt động Đoàn kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả các Đoàn kiểm tra thuế và thực hiện bằng hình thức Người ban hành Quyết định kiểm tra tự giám sát hoặc giao giám sát.
Trường hợp Người ban hành quyết định kiểm tra thuế tự thực hiện giám sát thì được quy định tại Quyết định kiểm tra. Trường hợp giao giám sát thì Người ban hành Quyết định kiểm tra ban hành Quyết định giám sát.
b) Quyết định giám sát được gửi cho Đoàn kiểm tra thuế, người giám sát, đối tượng kiểm tra thuế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và được công bố cùng thời điểm công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
c) Việc giám sát hoạt động của Đoàn kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành thường xuyên kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc thời gian kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và phải tuân thủ theo pháp luật, bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời.
7. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện các trình tự thủ tục quy định tại khoản 5 Điều này nếu đáp ứng điều kiện để sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin thì không nhất thiết phải tiến hành tại trụ sở của người nộp thuế.
1. Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là nhà cung cấp ở nước ngoài).
2. Tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài.
3. Tổ chức, đại lý thuế hoạt động theo pháp luật Việt Nam được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
4. Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài.
1. Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký giao dịch thuế điện tử cùng với đăng ký thuế lần đầu thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế khi đăng ký giao dịch điện tử, đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau: Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử để giao dịch với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Nhà cung cấp ở nước ngoài đăng ký một địa chỉ thư điện tử chính thức để nhận tất cả các thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3. Sau khi thực hiện thành công thủ tục đăng ký thuế lần đầu, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông tin về tài khoản giao dịch điện tử và mã số thuế vào địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký để thực hiện các thủ tục về thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Mã số thuế đối với trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền đăng ký, kê khai, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế.
1. Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu:
Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký thuế trực tiếp theo mẫu số 01/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
2. Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế:
Nhà cung cấp ở nước ngoài nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 01-1/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
3. Nhà cung cấp ở nước ngoài sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế quản lý cấp qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để xác thực khi đăng ký thuế.
1. Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế quản lý cấp qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, như sau:
a) Khai thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài là loại thuế khai và nộp theo quý.
b) Tờ khai thuế điện tử theo mẫu số 02/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
c) Nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu.
c.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là doanh thu mà nhà cung cấp ở nước ngoài nhận được.
c.2) Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu mà nhà cung cấp ở nước ngoài nhận được.
d) Tỷ lệ phần trăm để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
đ) Tỷ lệ phần trăm để tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Trường hợp sau khi hoàn thành thủ tục khai thuế, nộp thuế, nhà cung cấp ở nước ngoài phát hiện có sai, sót thì thực hiện kê khai điều chỉnh số thuế phải nộp phát sinh tại Việt Nam theo mẫu số 02/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
3. Nguyên tắc xác định doanh thu phát sinh tại Việt Nam để kê khai, tính thuế như sau:
a) Các loại thông tin được sử dụng để xác định giao dịch của tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh tại Việt Nam như sau:
a.1) Thông tin liên quan đến việc thanh toán của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, như thông tin về thẻ tín dụng dựa trên số nhận dạng ngân hàng (BIN), thông tin tài khoản ngân hàng hoặc các thông tin tương tự mà tổ chức, cá nhân mua hàng sử dụng để thanh toán với nhà cung cấp ở nước ngoài.
a.2) Thông tin về tình trạng cư trú của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam (thông tin địa chỉ thanh toán, địa chỉ giao hàng, địa chỉ nhà hoặc các thông tin tương tự mà tổ chức (cá nhân) mua hàng khai báo với nhà cung cấp ở nước ngoài).
a.3) Thông tin về truy cập của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam, như thông tin về mã vùng điện thoại quốc gia của thẻ SIM, địa chỉ IP, vị trí đường dây điện thoại cố định hoặc các thông tin tương tự của tổ chức, cá nhân mua hàng.
b) Khi xác định một giao dịch phát sinh tại Việt Nam để kê khai, tính thuế, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện như sau:
b.1) Sử dụng 02 thông tin không mâu thuẫn nhau bao gồm một thông tin liên quan đến việc thanh toán của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam và một thông tin về tình trạng cư trú hoặc thông tin về truy cập của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nêu trên.
b.2) Trong trường hợp liên quan đến việc thanh toán của tổ chức, cá nhân không thu thập được hoặc mâu thuẫn với thông tin còn lại, nhà cung cấp ở nước ngoài được phép sử dụng 02 thông tin không mâu thuẫn nhau bao gồm một thông tin về tình trạng cư trú và một thông tin về truy cập của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
4. Nhà cung cấp ở nước ngoài sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế quản lý trực tiếp cấp để xác thực khi kê khai, điều chỉnh.
5. Sau khi nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện khai thuế, kê khai điều chỉnh (nếu có), cơ quan thuế quản lý trực tiếp cấp và thông báo cho nhà cung cấp ở nước ngoài mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước để làm cơ sở cho nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thuế.
6. Nhà cung cấp nước ngoài có trách nhiệm lưu trữ các thông tin được sử dụng để xác định giao dịch của tổ chức, cá nhân mua hàng phát sinh tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều này phục vụ công tác thanh, kiểm tra của cơ quan thuế. Việc lưu trữ thực hiện theo các quy định có liên quan của Luật Quản lý thuế.
7. Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam thì thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần theo quy định tại Điều 62 Thông tư này.
1. Đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, sau khi nhận được mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi vào tài khoản thu ngân sách nhà nước theo thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trong đó đảm bảo ghi đúng mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi.
2. Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thừa so với số thuế phải nộp theo tờ khai thì nhà cung cấp ở nước ngoài được bù trừ với số thuế phải nộp ở kỳ tính thuế tiếp theo.
1. Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện ủy quyền cho tổ chức, đại lý thuế hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là bên được ủy quyền), thì bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về thuế (đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế) theo hợp đồng đã ký với nhà cung cấp ở nước ngoài. Căn cứ vào phạm vi ủy quyền, trách nhiệm của mỗi bên quy định tại hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền thực hiện thủ tục về thuế tương ứng quy định tại Điều 76, Điều 77 và Điều 78 Thông tư này đối với nhà cung cấp ở nước ngoài.
2. Trường hợp nhà cung cấp nước ngoài đã trực tiếp đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam mà chuyển sang uỷ quyền cho tổ chức, đại lý thuế kê khai, nộp thuế thay thì chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày hợp đồng ủy quyền có hiệu lực, nhà cung cấp ở nước ngoài phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng cách thay đổi thông tin theo mẫu số 01-1/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và gửi kèm theo tài liệu có liên quan.
a) Nhà cung cấp nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, hồ sơ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan tới việc làm thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.
b) Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài ký hợp đồng ủy quyền với đại lý thuế thì người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế ký tên, đóng dấu vào phần đại diện hợp pháp của người nộp thuế trên văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế. Trên tờ khai thuế phải ghi đầy đủ họ tên và số chứng chỉ hành nghề của nhân viên đại lý thuế. Các văn bản, hồ sơ giao dịch đại lý thuế thực hiện chỉ trong phạm vi công việc thủ tục về thuế được ủy quyền nêu trong hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế đã ký.
3. Bên được ủy quyền có trách nhiệm cung cấp chính xác, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm (nếu có).
4. Cơ quan quản lý thuế trực tiếp có trách nhiệm cung cấp tài khoản và mật khẩu đăng nhập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế cho bên được ủy quyền để thực hiện thủ tục về thuế được ủy quyền và gửi các thông báo liên quan đến thủ tục về thuế được ủy quyền trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử đến địa chỉ thư điện tử của bên được ủy quyền.
1. Tổng cục Thuế là cơ quan thuế quản lý thuế trực tiếp đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, có trách nhiệm cấp mã số thuế cho nhà cung cấp ở nước ngoài theo quy định, tiếp nhận tờ khai thuế và thực hiện các công việc có liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài.
2. Cập nhật danh sách các nhà cung cấp nước nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký thuế, kê khai thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
3. Phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch phát sinh tại Việt Nam.
4. Cơ quan thuế ở Việt Nam có quyền phối hợp với cơ quan thuế ở nước ngoài để trao đổi, đôn đốc nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai, nộp thuế; truy thu thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài nếu chứng minh được nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai, nộp thuế không đúng thực tế; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện và các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không tuân thủ nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
1. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài hoặc thực hiện phân phối hàng hoá, cung cấp dịch vụ thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài mà nhà cung cấp ở nước ngoài không thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định tại Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 79 Thông tư này thì tổ chức mua hàng hoá, dịch vụ hoặc phân phối hàng hoá, dịch vụ thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài số thuế phải nộp theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính.
2. Cá nhân có mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài mà nhà cung cấp ở nước ngoài không thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định tại Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 79 Thông tư này thì ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch cho Hội sở chính của Ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Hội sở chính có trách nhiệm thông báo danh sách nhà cung cấp ở nước ngoài cho các chi nhánh của ngân hàng để các chi nhánh thực hiện kê khai, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế khi thực hiện thanh toán cho các giao dịch với nhà cung cấp ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối. Số thuế kê khai, khấu trừ, nộp thay được xác định trên cơ sở doanh thu mà nhà cung cấp ở nước ngoài nhận được, tỷ lệ phần trăm để tính thuế giá trị gia tăng và tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 77 Thông tư này. Trường hợp không xác định được loại hàng hoá, dịch vụ của từng giao dịch thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ cao nhất.
3. Chậm nhất ngày 20 hằng tháng ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm kê khai, nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài theo mẫu số 03/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
4. Trường hợp cá nhân có mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài có thanh toán bằng thẻ hoặc các hình thức khác mà ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không thể thực hiện khấu trừ, nộp thay thì ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài và định kỳ ngày thứ 10 hằng tháng gửi về Tổng cục Thuế theo mẫu số 04/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
5. Việc kê khai, khấu trừ, nộp thay và theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài của ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 81 Thông tư này được thực hiện kể từ khi Tổng cục Thuế gửi thông báo cho Hội sở chính của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
1. Nội dung chi ủy nhiệm thu
Cơ quan Thuế ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện thu một số khoản thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế sau đây:
a) Thuế sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
b) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
c) Thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán;
d) Lệ phí môn bài, phí bảo vệ môi trường đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán;
đ) Các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khác nếu được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Mức kinh phí ủy nhiệm thu:
Mức kinh phí ủy nhiệm thu đối với các khoản thu tại khoản 1 Điều này được xác định bằng tỷ lệ % trên tổng số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước được quy định trong Hợp đồng ủy nhiệm thu.
Cơ quan Thuế xây dựng mức kinh phí ủy nhiệm thu phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thu thuế đối với từng địa bàn, mức kinh phí ủy nhiệm thu do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận. Nội dung chi ủy nhiệm thu được bố trí ngoài định mức chi quản lý hành chính và được giao trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của Cơ quan Thuế theo quy định.
3. Lập dự toán, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí ủy nhiệm thu.
a) Lập dự toán: Vào thời điểm lập dự toán hằng năm, căn cứ vào nội dung, mức chi được cấp có thẩm quyền quy định, dự toán đối với các khoản thu ngân sách nhà nước được ủy nhiệm thu và tình hình thực hiện dự toán năm trước, ước thực hiện dự toán năm nay để lập dự toán kinh phí ủy nhiệm thu cho năm kế hoạch tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Tổng cục Thuế gửi Bộ Tài chính theo quy định.
b) Quản lý, sử dụng: Dự toán kinh phí ủy nhiệm thu được giao trong dự toán chi ngân sách Nhà nước thường xuyên hằng năm của Tổng cục Thuế. Việc sử dụng kinh phí ủy nhiệm thu phải đúng mục đích, đối tượng, nội dung, mức chi và hợp đồng ủy nhiệm thu theo quy định. Kinh phí ủy nhiệm thu được giao cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
c) Hạch toán, quyết toán: Tổng cục Thuế mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán theo tài khoản kế toán, mục lục ngân sách nhà nước và tổng hợp quyết toán kinh phí ủy nhiệm thu trong Báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm theo quy định hiện hành.
Tổng cục Thuế phối hợp với Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng, Cục Kế hoạch và Tài chính - Bộ Công an theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các công ty quốc phòng, an ninh thực hiện khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và các hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định.
Khi các loại giấy tờ về lai lịch, nhân dạng, cư trú của công dân thuộc thành phần hồ sơ quy định tại Thông tư này mà đã được bãi bỏ bởi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân thì cơ quan thuế có trách nhiệm sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân trên cơ sở trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để giải quyết thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo quy định.
Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản sao hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư này.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 44 Luật Quản lý thuế và Điều 10 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Thời hạn nộp thuế được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 55 Luật Quản lý thuế và Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó theo quy định tại Bộ Luật dân sự.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Mẫu biểu hồ sơ khai thuế quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với các kỳ tính thuế bắt đầu từ ngày 01/01/2022 trở đi. Đối với khai quyết toán thuế của kỳ tính thuế năm 2021 cũng được áp dụng theo mẫu biểu hồ sơ quy định tại Thông tư này.
3. Thông tư này bãi bỏ:
a) Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ;
b) Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
c) Thông tư số 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
d) Thông tư số 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
đ) Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày 07/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường;
e) Thông tư số 06/2017/TT-BTC ngày 20/01/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34a Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (đã được bổ sung tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC);
g) Thông tư số 79/2017/TT-BTC ngày 01/8/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
4. Thông tư này bãi bỏ nội dung tại các Thông tư sau:
a) Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC , 111/2013/TT-BTC , 219/2013/TT-BTC , 08/2013/TT-BTC , 85/2011/TT-BTC , 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế;
b) Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Chương IV Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế;
c) Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của bộ tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
d) Điều 17, Khoản 3 Điều 18 Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa;
đ) Điều 3 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế;
e) Điều 3, Điều 4, Điều 12, Điều 20 và Điều 23 Thông tư số 36/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí;
g) Điều 4, Điều 25 và Điều 26 Thông tư số 176/2014/TT-BTC ngày 17/11/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí của Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro” từ lô 09-1 theo Hiệp định 2010 và Nghị định thư 2013;
h) Điều 3, Điều 4, điểm b khoản 1 Điều 7 và điểm c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư số 22/2010/TT-BTC ngày 12/02/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 100/2009/NĐ-CP ngày 03/11/2009 của Chính phủ quy định thu phụ thu đối với phần dầu lãi được chia của nhà thầu dầu khí khi giá dầu thô biến động tăng;
i) Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Mục II Phần B và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Mục IV Phần B Thông tư số 56/2008/TT-BTC ngày 23/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kê khai, nộp và quyết toán các khoản thu của Nhà nước quy định tại Điều 18 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 142/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ.
k) Điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh (đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 15 Điều 1 Thông tư số 92/2014/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ Tài chính) về hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả đối với ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
l) Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 206/2014/TTLT/BTC-BQP ngày 24/12/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện khai, nộp thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước đối với các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng;
m) Điểm b khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch số 85/2005/TTLT/BTC-BCA ngày 26/09/2005 giữa Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ của các đơn vị thuộc Bộ Công an;
n) Điều 5; Điều 6; Điều 24; khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e.3, e.4, e.5, e.6, e.7 khoản 2, khoản 7, khoản 8 Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
o) Khoản 1, khoản 2, các điểm a.1, a.2, a.3, a.4, b, c, d, đ khoản 3, khoản 4, các điểm b, c, d, đ khoản 6 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Phụ lục 02 và mẫu biểu Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
5. Việc đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài quy định tại Điều 76, Điều 77, Điều 78 và Điều 79 Thông tư này được thực hiện kể từ thời điểm có thông báo của Tổng cục Thuế về hệ thống đăng ký, kê khai, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài trên Cổng Thông tin điện tử đi vào hoạt động.
6. Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới đó.
1. Quyết định gia hạn nộp thuế, Quyết định nộp dần tiền thuế nợ, Thông báo chấp nhận không tính tiền chậm nộp đã ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực được thực hiện đến hết thời gian ghi trên Quyết định, Thông báo.
2. Các khoản nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại Điều 26 Thông tư này (bao gồm cả các khoản phát sinh trước thời điểm Thông tư có hiệu lực), cơ quan thuế thực hiện các thủ tục xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
3. Đối với cá nhân nộp hồ sơ khai thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ và khoản 5 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
4. Đối với các nhà máy thủy điện đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tỷ lệ phân bổ nghĩa vụ thuế trước khi Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo nội dung đã hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Đối với người nộp thuế kinh doanh dịch vụ viễn thông có chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
1. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế thực hiện theo nội dung Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân, người nộp thuế thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện đầy đủ các hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC MẪU BIỂU HỒ SƠ KHAI THUẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
|
||
II. Mẫu biểu hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng |
||
3 |
Tờ khai thuế giá trị gia tăng (áp dụng đối với người nộp thuế tính thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động sản xuất kinh doanh) |
|
4 |
Phụ lục bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện |
|
5 |
Phụ lục bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán |
|
6 |
Phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp (trừ sản xuất thủy điện, kinh doanh xổ số điện toán) |
|
7 |
Tờ khai thuế giá trị gia tăng (áp dụng đối với người nộp thuế tính thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động xây dựng, chuyển nhượng bất động sản tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi đóng trụ sở chính) |
|
8 |
Tờ khai thuế giá trị gia tăng (áp dụng đối với người nộp thuế tính thuế theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế) |
|
9 |
Tờ khai thuế giá trị gia tăng (áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng) |
|
10 |
Tờ khai thuế giá trị gia tăng (áp dụng đối với người nộp thuế tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu) |
III. Mẫu biểu hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt |
||
11 |
Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động sản xuất, pha chế xăng sinh học) |
|
12 |
Phụ lục bảng xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu |
|
13 |
Phụ lục bảng phân bổ số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán |
|
14 |
Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (áp dụng đối với cơ sở sản xuất, pha chế xăng sinh học) |
VI. Mẫu biểu hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp |
||
21 |
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo từng lần phát sinh) |
|
22 |
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với phương pháp doanh thu - chi phí) |
|
23 |
Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng đối với ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ, trừ công ty an ninh, quốc phòng) |
|
24 |
Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng đối với ngành ngân hàng, tín dụng) |
|
25 |
Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) |
|
26 |
Phụ lục chuyển lỗ |
|
27 |
Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với thu nhập từ dự án đầu tư mới, thu nhập của doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
28 |
Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (dự án đầu tư mở rộng) |
|
29 |
Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ |
|
30 |
Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ hoặc doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao |
|
31 |
Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài |
|
32 |
Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản |
|
33 |
Phụ lục báo cáo trích lập, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ |
|
34 |
Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với cơ sở sản xuất |
|
35 |
Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản |
|
36 |
Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện |
|
37 |
Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán |
|
38 |
Phụ lục bảng kê chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản thu tiền theo tiến độ chưa bàn giao trong năm |
|
39 |
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu) |
|
40 |
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn) |
|
41 |
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với hoạt động bán toàn bộ doanh nghiệp dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản) |
VII. Mẫu biểu hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân |
||
42 |
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với doanh nghiệp xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồng cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý bán đúng giá; doanh nghiệp bảo hiểm trả phí tích lũy bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác) |
|
43 |
Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân có phát sinh doanh thu từ hoạt động đại lý xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp (kê khai vào hồ sơ khai thuế của tháng/quý cuối cùng trong năm tính thuế) |
|
44 |
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế) |
|
45 |
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công) |
|
46 |
Phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc |
|
47 |
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản) |
|
48 |
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân) |
|
49 |
Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân chuyển nhượng vốn (áp dụng đối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho nhiều cá nhân) |
|
50 |
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán, lợi tức ghi tăng vốn, chứng khoán thưởng cho cổ đông hiện hữu khi chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân) |
|
51 |
Phụ lục bảng kê chi tiết (áp dụng đối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho nhiều cá nhân) |
|
52 |
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng được trả từ nước ngoài) |
|
53 |
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng không phải là bất động sản) |
|
54 |
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công) |
|
55 |
Phụ lục bảng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và trúng thưởng |
|
56 |
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công) |
|
57 |
Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu luỹ tiến từng phần |
|
58 |
Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần |
|
59 |
Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh |
|
60 |
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh doanh của cá nhân không cư trú; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú) |
|
61 |
Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân có thu nhập trong năm tính thuế (kê khai vào hồ sơ khai thuế của tháng/quý cuối cùng trong năm tính thuế) |
|
62 |
Bản đăng ký người phụ thuộc |
|
63 |
Phụ lục bảng kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng |
|
64 |
Phụ lục bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc cho người giảm trừ gia cảnh (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện đăng ký giảm trừ người phụ thuộc cho người lao động) |
|
65 |
Giấy uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân |
|
66 |
Bản cam kết |
IX. Mẫu biểu hồ sơ khai thuế và các khoản thu liên quan đến đất đai |
||
68 |
Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trừ chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất) |
|
69 |
Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (áp dụng đối với tổ chức) |
|
70 |
Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân kê khai tổng hợp đất ở) |
|
71 |
Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất) |
|
72 |
Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (áp dụng đối với tổ chức có đất chịu thuế) |
|
73 |
Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân có đất chịu thuế) |
|
74 |
Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (áp dụng đối với đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần) |
|
75 |
Tờ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước (áp dụng cho đối tượng chưa có quyết định, hợp đồng cho thuê đất của Nhà nước) |
X. Mẫu biểu hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước |
||
76 |
Tờ khai phí bảo vệ môi trường (áp dụng đối với hoạt động khai thác khoáng sản) |
|
77 |
Tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường (áp dụng đối với hoạt động khai thác khoáng sản) |
|
78 |
Tờ khai phí |
|
79 |
Tờ khai quyết toán phí |
|
80 |
Tờ khai lệ phí trước bạ (áp dụng đối với nhà, đất) |
|
81 |
Tờ khai lệ phí trước bạ (áp dụng đối với tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển và tài sản khác trừ nhà, đất) |
|
82 |
Tờ khai lệ phí |
|
83 |
Tờ khai phí, lệ phí và các khoản thu khác do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu |
|
84 |
Tờ khai quyết toán phí, lệ phí và các khoản thu khác do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu |
|
85 |
Phụ lục bảng kê phí, lệ phí và các khoản thu khác phải nộp theo từng cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu |
XI. Mẫu biểu hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà thầu nước ngoài) |
||
86 |
Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài (áp dụng đối với bên Việt Nam khấu trừ và nộp thuế thay cho Nhà thầu nước ngoài) |
|
87 |
Tờ khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài (áp dụng đối với bên Việt Nam khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài) |
|
88 |
Phụ lục bảng kê các nhà thầu nước ngoài |
|
89 |
Phụ lục bảng kê các nhà thầu phụ tham gia hợp đồng nhà thầu |
|
90 |
Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài (áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ trên doanh thu) |
|
91 |
Tờ khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài (áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài trực tiếp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ trên doanh thu tính thuế) |
|
92 |
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hãng hàng không nước ngoài |
|
93 |
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hãng vận tải nước ngoài |
|
94 |
Phụ lục bảng kê thu nhập vận tải quốc tế (áp dụng đối với doanh nghiệp khai thác tàu) |
|
95 |
Phụ lục bảng kê thu nhập vận tải quốc tế (áp dụng đối với trường hợp hoán đổi/chia chỗ) |
|
96 |
Phụ lục bảng kê doanh thu lưu công-ten-nơ |
|
97 |
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài |
|
98 |
Phụ lục danh mục Hợp đồng tái bảo hiểm |
XII. Mẫu biểu hồ sơ khai thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đối với hoạt động dầu khí |
||
99 |
Tờ khai thuế tạm tính |
|
100 |
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính |
|
101 |
Tờ khai phụ thu tạm tính |
|
102 |
Tờ khai tạm tính tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà (Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro”) |
|
103 |
Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên đối với dầu khí |
|
104 |
Phụ lục bảng kê sản lượng và doanh thu xuất bán dầu khí |
|
105 |
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
106 |
Tờ khai điều chỉnh thuế đặc biệt đối với khí thiên nhiên |
|
107 |
Tờ khai quyết toán phụ thu |
|
108 |
Phụ lục bảng kê số phụ thu tạm tính đã nộp |
|
109 |
Tờ khai quyết toán tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà (Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro”) |
|
110 |
Tờ khai thuế tài nguyên tạm tính đối với dầu khí |
|
111 |
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính đối với dầu khí |
|
112 |
Tờ khai tạm tính tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà |
|
113 |
Tờ khai phụ thu tạm tính |
|
114 |
Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên đối với dầu khí |
|
115 |
Phụ lục sản lượng và doanh thu xuất bán dầu khí |
|
116 |
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dầu khí |
|
117 |
Tờ khai quyết toán phụ thu (áp dụng đối với dự án dầu khí khuyến khích đầu tư) |
|
118 |
Tờ khai quyết toán phụ thu |
|
119 |
Phụ lục bảng kê sản lượng và giá bán dầu thô khai thác |
|
120 |
Phụ lục bảng kê số phụ thu tạm tính đã nộp |
|
121 |
Tờ khai quyết toán tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà |
|
122 |
Phụ lục chi tiết nghĩa vụ thuế của các nhà thầu dầu khí |
|
123 |
Phụ lục phân chia tiền dầu, khí xuất bán |
|
124 |
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí) |
|
125 |
Báo cáo dự kiến sản lượng dầu khí khai thác và tỷ lệ tạm nộp thuế |
|
126 |
Tờ khai các khoản thu về hoa hồng dầu khí, tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu khí |
XIII. Mẫu biểu hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý khai thay cho người nộp thuế có tài sản bảo đảm |
||
127 |
Tờ khai thuế đối với hoạt động khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý |
|
128 |
Phụ lục bảng kê chi tiết số thuế phải nộp đối với hoạt động khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý |
XIV. Mẫu biểu hồ sơ khai lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
||
129 |
Tờ khai cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
|
130 |
Tờ khai quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ |
|
131 |
Phụ lục bảng phân bổ số lợi nhuận sau thuế còn lại phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán |
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC MẪU BIỂU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
STT |
Mẫu số |
Tên mẫu biểu |
Số trang |
Điều, Chương |
||
1. Mẫu biểu hội đồng tư vấn thuế |
Chương II |
|||||
1 |
1 |
Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn thuế |
2 |
|
||
2 |
2 |
Biên bản họp Hội đồng tư vấn |
1 |
|
||
3 |
3 |
Danh sách dự kiến về doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh |
1 |
|
||
4 |
4 |
Danh sách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh điều chỉnh thông tin và tiền thuế |
1 |
|
||
5 |
5 |
Thông báo kết quả tư vấn về doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh |
1 |
|
||
6 |
6 |
Thông báo kết quả tư vấn về điều chỉnh tiền thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh |
1 |
|
||
7 |
7 |
Thông báo kết quả lập bộ, tính thuế và giải quyết điều chỉnh thuế |
1 |
|
2. Mẫu biểu tiền chậm nộp, miễn tiền chậm nộp |
Chương IV |
|||||
8 |
1 |
Thông báo tiền thuế nợ |
1 |
|
||
9 |
2 |
Thông báo tiền thuế nợ |
1 |
|
||
10 |
3 |
Thông báo số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm |
1 |
|
||
11 |
4 |
Văn bản đề nghị không tính tiền chậm nộp |
2 |
|
||
12 |
5 |
Văn bản có xác nhận của đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán |
1 |
|
||
13 |
6 |
Thông báo về việc nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước |
1 |
|
||
14 |
7 |
Thông báo về việc không chấp thuận không tính tiền chậm nộp |
1 |
|
||
15 |
8 |
Thông báo về việc chấp thuận không tính tiền chậm nộp |
2 |
|
||
16 |
9 |
Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp |
1 |
|
||
17 |
10 |
Quyết định về việc miễn tiền chậm nộp |
1 |
|
||
18 |
11 |
Thông báo về việc không chấp thuận miễn tiền chậm nộp |
1 |
|
||
|
4. Mẫu biểu xử lý số tiền thuế, tiền nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa |
Chương IV |
|||||
22 |
1 |
Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa |
2 |
|
||
23 |
2 |
Văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa |
1 |
|
||
24 |
3 |
Thông báo về việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo đề nghị của người nộp thuế |
2 |
|
||
25 |
4 |
Thông báo về việc <khoản nộp thừa không đủ điều kiện thực hiện tất toán/khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm> |
2 |
|
||
26 |
5 |
Quyết định về việc không hoàn trả khoản nộp thừa |
2 |
|
||
27 |
6 |
Danh sách khoản nộp thừa |
2 |
|
5. Mẫu biểu hoàn thuế |
Chương V |
|||||
28 |
1 |
Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước |
2 |
|
||
29 |
2 |
Giấy đề nghị hoàn thuế theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc điều ước quốc tế khác |
3 |
|
||
30 |
3 |
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào |
1 |
|
||
31 |
4 |
Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan |
1 |
|
||
32 |
5 |
Bảng kê thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao |
3 |
|
||
33 |
6 |
Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng |
1 |
|
||
34 |
7 |
Bảng kê chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh |
1 |
|
||
35 |
8 |
Thông báo về việc tiếp nhận <hồ sơ đề nghị hoàn thuế/hồ sơ đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế> |
1 |
|
||
36 |
9 |
Thông báo về việc <chấp nhận/không chấp nhận> <Hồ sơ đề nghị hoàn thuế/Hồ sơ đề nghị huỷ hồ sơ đề nghị hoàn thuế> |
2 |
|
||
37 |
10 |
Bảng kê chứng từ nộp thuế |
1 |
|
||
38 |
11 |
Thông báo về việc hồ sơ không đúng thủ tục |
1 |
|
||
39 |
12 |
Thông báo về việc <hồ sơ chưa đủ điều kiện hoàn thuế/không được hoàn thuế> |
2 |
|
||
40 |
13 |
Thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước hoàn thuế |
1 |
|
||
41 |
14 |
Quyết định về việc hoàn thuế |
2 |
|
||
42 |
15 |
Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả |
1 |
|
||
43 |
16 |
Quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước |
3 |
|
||
44 |
17 |
Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp được bù trừ |
1 |
|
||
45 |
18 |
Quyết định về việc thu hồi hoàn thuế |
2 |
|
||
46 |
19 |
Văn bản đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế |
1 |
|
7. Mẫu biểu hồ sơ miễn, giảm thuế |
Chương VI |
|||||
49 |
1 |
Văn bản đề nghị miễn (giảm thuế) |
2 |
|
||
50 |
2 |
Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản |
2 |
|
||
51 |
3 |
Quyết định về việc miễn giảm thuế |
2 |
|
||
52 |
4 |
Thông báo về việc <người nộp thuế thuộc diện/không thuộc diện được miễn (giảm) thuế theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần và điều ước quốc tế khác> |
2 |
|
||
53 |
5 |
Thông báo về việc người nộp thuế không thuộc diện được miễn thuế (giảm thuế) |
1 |
|
||
54 |
6 |
Thông báo về việc miễn thuế cho người nộp thuế theo danh sách |
1 |
|
||
55 |
7 |
Văn bản đề nghị miễn thuế tài nguyên |
1 |
|
||
56 |
8 |
Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và....(tên nước, vùng, lãnh thổ ký kết) |
4 |
|
||
57 |
9 |
Giấy đề nghị khấu trừ thuế đã nộp ở nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam |
3 |
|
||
58 |
10 |
Giấy xác nhận hoạt động mua bán chứng khoán (thu nhập kinh doanh chứng khoán) |
1 |
|
||
59 |
11 |
Bảng kê thu nhập Vận tải quốc tế trường hợp bán vé tại Việt Nam |
1 |
|
||
60 |
12 |
Bảng kê thu nhập Vận tải quốc tế trường hợp hoán đổi, chia chỗ. |
1 |
|
||
61 |
13 |
Hồ sơ dự kiến: Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và ...(tên vùng, lãnh thổ ký kết) đối với các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam |
3 |
|
||
62 |
14 |
Phụ lục bảng kê các hợp đồng tái bảo hiểm đã hoặc dự kiến ký kết |
1 |
|
||
63 |
15 |
Hồ sơ chính thức: Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và...(tên vùng, lãnh thổ ký kết) đối với các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam |
3 |
|
||
64 |
16 |
Phụ lục bảng kê các hợp đồng tái bảo hiểm đã thực hiện |
1 |
|
||
65 |
17 |
Đề nghị thủ tục thỏa thuận song phương (MAP) |
2 |
|
||
66 |
18 |
Văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế theo Điều ước quốc tế |
2 |
|
8. Mẫu biểu xóa nợ tiền thuế |
||||
67 |
1 |
Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt |
||
68 |
2 |
Thông báo không thuộc trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt |
||
69 |
3 |
Thông báo bổ sung hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt |
||
70 |
4 |
Quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của UBND |
||
71 |
5 |
Quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của TCT |
||
72 |
6 |
Quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của BTC |
||
73 |
7 |
Quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Thủ tướng Chính phủ |
10. Mẫu biểu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế |
||||
79 |
1 |
Văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước |
||
80 |
2 |
Thông báo về việc <xác nhận/không xác nhận> việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước |
||
81 |
3 |
Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam đối với đối tượng cư trú của nước ngoài |
||
82 |
4 |
Giấy xác nhận thuế thu nhập đã nộp tại Việt Nam |
||
83 |
5 |
Giấy xác nhận thuế thu nhập đã nộp tại Việt Nam đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần, lãi tiền cho vay, tiền bản quyền, phí dịch vụ kỹ thuật |
||
84 |
6 |
Giấy đề nghị xác nhận cư trú của Việt Nam |
||
85 |
7 |
Giấy chứng nhận cư trú |
11. Kiểm tra thuế |
||||
86 |
1 |
Thông báo về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu lần 1 |
||
87 |
2 |
Biên bản làm việc về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu |
||
88 |
3 |
Thông báo về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu lần 2 |
||
89 |
4 |
Quyết định về việc kiểm tra thuế |
||
90 |
5 |
Quyết định gia hạn |
||
91 |
6 |
Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra |
||
92 |
7 |
Biên bản công bố Quyết định kiểm tra |
||
93 |
8 |
Thông báo về việc hoãn thời gian kiểm tra |
||
94 |
9 |
Quyết định về việc thay đổi Trưởng đoàn kiểm tra |
||
95 |
10 |
Quyết định điều chỉnh thành viên đoàn kiểm tra |
||
96 |
11 |
Quyết định về việc điều chỉnh nội dung, thời kỳ kiểm tra |
||
97 |
12 |
Biên bản kiểm tra thuế |
||
98 |
13 |
Biên bản công khai và bàn giao dự thảo biên bản kiểm tra |
||
99 |
14 |
Phụ lục biên bản kiểm tra |
||
100 |
15 |
Kết luận Kiểm tra |
12. Thanh tra thuế |
||||
101 |
1 |
Quyết định về việc thanh tra thuế |
||
102 |
2 |
Quyết định về việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra |
||
103 |
3 |
Biên bản về việc công bố quyết định Thanh tra |
||
104 |
4 |
Thông báo về việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác thanh tra thuế |
||
105 |
5 |
Biên bản đối thoại, chất vấn |
||
106 |
6 |
Quyết định về việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế |
||
107 |
7 |
Biên bản về việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế |
||
108 |
8 |
Quyết định về việc xử lý tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ |
||
109 |
9 |
Biên bản về việc trả lại tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ |
||
110 |
10 |
Quyết định về việc niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế |
||
111 |
11 |
Biên bản Về việc niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế |
||
112 |
12 |
Quyết định về việc mở (hoặc hủy) niêm phong tài liệu |
||
113 |
13 |
Quyết định về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động thanh tra |
||
114 |
14 |
Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra |
||
115 |
15 |
Quyết định về việc hủy bỏ kiểm kê tài sản |
||
116 |
16 |
Biên bản xác nhận số liệu thanh tra |
||
117 |
17 |
Biên bản thanh tra |
||
118 |
18 |
Phụ lục biên bản thanh tra |
||
119 |
19 |
Báo cáo kết quả thanh tra |
||
120 |
20 |
Kết luận về việc thanh tra thuế |
||
121 |
21 |
Quyết định về việc ủy quyền công bố công khai kết luận thanh tra thuế |
||
122 |
22 |
Biên bản công bố kết luận thanh tra |
||
123 |
23 |
Quyết định về việc gia hạn thanh tra thuế |
||
124 |
24 |
Quyết định về việc bãi bỏ quyết định thanh tra |
||
125 |
25 |
Quyết định về việc bổ sung nội dung thanh tra |
||
126 |
26 |
Quyết định về việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra |
||
127 |
27 |
Quyết định về việc điều chỉnh thành viên Đoàn thanh tra |
||
128 |
28 |
Văn bản chuyển hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Điều tra |
||
129 |
29 |
Biên bản giao, nhận hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra |
13. Mẫu biểu dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài |
||||
130 |
1 |
Tờ khai đăng ký thuế dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài |
||
131 |
2 |
Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài |
||
132 |
3 |
Tờ khai (điều chinh) số thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quý dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài tự khai |
||
133 |
4 |
Tờ khai số thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo tháng dành cho ngân hàng khấu trừ thay nhà cung cấp ở nước ngoài |
||
134 |
5 |
Danh sách theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài |
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 80/2021/TT-BTC |
Hanoi, September 29, 2021 |
ELABORATION OF SOME ARTICLES OF THE LAW ON TAX ADMINISTRATION AND THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 126/2020/ND-CP DATED OCTOBER 19, 2020 ON ELABORATION OF SOME ARTICLES OF THE LAW ON TAX ADMINISTRATION
Pursuant to the Law on Tax Administration dated June 13, 2019;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Laws, Ordinances and Decrees on tax, fees, charges and other state budget revenues;
Pursuant to the Government’s Decree No. 126/2020/ND-CP dated October 19, 2020 on elaboration of some Articles of the Law on Tax Administration (hereinafter referred to as “Decree No.126/2020/ND-CP");
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of the General Department of Taxation;
The Minister of Finance promulgates a Circular on elaboration of some Articles of the Law on Tax Administration and the Government’s Decree No. 126/2020/ND-CP dated October 19, 2020 on elaboration of some Articles of the Law on Tax Administration.
This Circular provides guidance on state budget revenues under management of tax authorities specified in Article 7, Article 28, Article 42, Article 59, Article 60, Article 64, Article 72, Article 73, Article 76, Article 80, Article 86, Article 96, Article 107 and Article 124 of the Law on Tax Administration dated June 13, 2019, Article 30 and Article 39 of Decree No.126/2020/ND-CP regarding tax declaration currencies, tax payment in foreign currencies, exchange rates; duties, entitlements and responsibilities of tax advisory councils of communes and commune-level towns (hereinafter referred to as "communes"; declaring, calculating, distributing tax; tax forms; handling of late tax payment; handling of overpaid tax, late payment interest, fines; application for tax payment in instalments, application for tax deferral; procedures for tax refund, classification of tax refund applications, receipt of tax refund applications; applications for tax exemption and reduction; applications for cancellation of tax, late payment interest, fine debts; development, collection, processing and management of taxpayers’ information; procedures for tax inspection, tax administration of e-commerce, digital platform-based business and other services provided by overseas suppliers without permanent establishments in Vietnam; authorized collection.
This Circular applies to taxpayers, tax authorities, tax officials, other relevant state authorities, organizations and individuals according to Article 2 of the Law on Tax Administration.
Besides the terms defined in the Law on Tax Administration and Decree No.126/2020/ND-CP, some terms in this Circular are construed as follows:
1. “e-commerce” means some or all commerce processes using electronic media connected to the Internet, mobile telecommunications networks or other open networks as defined in the Government’s Decree No. 52/2013/ND-CP dated 16/5/2013.
2. “digital platform-based business” means business operations by entities via intermediate digital systems in order to connect to customers; all connection activities take place in the digital environments.
3. “province” means a province or a central-affiliated city.
4. “distribution of tax obligations” means the taxpayer declaring tax at the supervisory tax authority or tax state budget revenue-managing tax authority and determine the amount of tax payable in each province to which state budget revenue is distributed (hereinafter referred to as “receiving province”) as prescribed by law.
5. “supervisory tax authorities” include:
a) The tax authority responsible for the administrative division where the taxpayer’s is headquartered, except the case in Point c of this Clause;
b) The tax authority responsible for the administrative division in another province where the taxpayer’s dependent unit is located to which the dependent unit directly declares tax;
c) Major Enterprise Departments of Taxation affiliated to General Department of Taxation that are established under the Prime Minister’s Decision No. 15/2021/QD-TTg dated 30/3/2021;
d) Supervisory tax authorities of individuals earning salaries and remunerations are the tax authorities that issue their taxpayer identification numbers (TIN) and will be changed according to the tax authorities that finalize their tax as per regulations;
dd) In case an individual receives inheritance or gift that are securities or stakes in business organizations in Vietnam and has to declare tax directly at the tax authority, his/her supervisory tax authority shall be the supervisory tax authority of the issuer; in case the issuer has multiple supervisory tax authorities, the supervisory tax authority of the individual shall be the tax authority of the area where he/she resides.
The supervisory tax authority may be written on the taxpayer registration certificate or TIN notice or supervisory tax authority notice when issuing the enterprise ID number, corporate ID number, TIN or when changing registration information or reassigning supervisory tax authorities as prescribed by law.
6. “tax authority of the receiving province” is the tax authority that is located within the administrative division where the state budget revenue is received and specified by the taxpayer on the tax return but must not receive tax declaration dossiers from taxpayers as per regulations. A tax authority of the receiving province can be:
a) The tax authority that is located in the administrative division where the taxpayer is headquartered but is not the supervisory tax authority of the taxpayer.
b) The tax authority that is located in a province other than the province in which the taxpayer is headquartered but still receives the state budget revenues according to Clause 2 and Clause 4 Article 11 of Decree No.126/2020/ND-CP, Articles 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 and 19 of this Circular.
7. “state budget revenue-managing tax authority” is the tax authority that is located within the administrative division where the procedures for declaring, paying, refunding, reducing, exempting tax, and other procedures are completed according to the Law on Tax Administration and its guiding documents or assigning documents of competent authorities, but is not the supervisory tax of the taxpayer.
8. “dependent units” include branches and representative offices.
9. “business location” is any location where the taxpayer’s business operations take place (except the location of the headquarters and dependent units.
10. “sub-departments of taxation” include sub-departments of taxation and regional sub-departments of taxation.
11. “physical damage” means damage to the taxpayer’s assets that can be converted to money such as: equipment, machinery, vehicles, supplies, goods, factories, offices, money, papers that are as valuable as money.
Article 4. Tax declaration currencies, tax payment in convertible foreign currencies and actual exchange rates
1. Cases of tax declaration and tax payment in convertible foreign currencies:
a) Petroleum exploration and extraction (except crude oil, condensate, natural gas for sale in Vietnam or otherwise prescribed by the Government), including: resource royalty, corporate income tax (CIT); surcharges on distributable surplus of oil in case of increase in crude oil price; profit on oil and gas distributed to the host country; signature bonus; discovery bonus; production bonus; payment for access to petroleum documentation; damages for non-fulfillment of minimum requirements; CIT on income from transfer of right to participate in petroleum contracts; special taxes, surcharges and CIT on retained oil surplus of Vietsovpetro JV in block 09.1 that are declared and paid to state budget using convertible foreign currencies.
b) Fees, charges and other amounts collected by diplomatic missions of the Socialist Republic of Vietnam.
Declared and paid to state budget using the foreign currencies prescribed in the documents on fees, charges and other amounts.
c) Fees and charges that may be collected in foreign currencies by agencies and organizations in Vietnam:
Declared and paid to state budget using the foreign currencies prescribed in the documents on fees and charges.
d) E-commerce, digital platform-based business and other services provided by overseas suppliers without permanent establishments in Vietnam:
Declared and paid to state budget using convertible foreign currencies.
2. Actual exchange rates shall comply with accounting laws.
Article 5. Responsibility for tax administration of supervisory tax authorities, tax authority of the receiving province and state budget revenue-managing tax authority
1. Supervisory tax authorities
Supervisory tax authorities shall fully comply with regulations on tax administration of the Law on Tax Administration and its guiding documents (except the regulations of Clause 3 of this Article. To be specific:
a) Receive tax declaration dossiers, extend deadlines for submission of tax declaration dossiers and impose penalties for violations committed by taxpayers against regulations of law on submission of tax declaration dossiers.
b) Calculate late payment interest, adjust late payment interest payable by taxpayers.
c) Instruct, urge taxpayers to declare and pay tax.
d) Implement measures for collection of tax debts and enforce payment of tax debts.
dd) Receive and process applications for tax deferral, tax payment in instalments, chargeoff, tax debt cancellation, exemption of late payment interest, cancellation of late payment interest.
e) Receive and process written requests for settlement of overpaid amounts of taxpayers in accordance with Article 25 and Article 26 of this Circular.
g) Receive and process applications for tax refund of taxpayers in accordance with Chapter V of this Circular.
h) Receive and process applications for tax exemption and reduction in accordance with Chapter VI of this Circular.
i) Carry out inspection and impose penalties for violations discovered on inspection (if any).
k) In case the taxpayer has to pay tax in multiple administrative divisions, the supervisory tax authority shall also have the following duties:
k.1) Determine whether the taxpayer is subject to tax obligation distribution as prescribed in Article 12, Article 13, Article 14, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19 of this Circular in order to provide instructions and urge the taxpayer to determine the amount of tax payable in each receiving province, submit the tax distribution sheet together with the tax declaration dossier to the supervisory tax authority; impose penalties for violations committed by the taxpayer against regulations of law on submission of tax declaration dossiers.
k.2) Calculate late payment interest, adjust late payment interest on the total amount of tax payable by the taxpayer (including the tax payable in the receiving province).
k.3) Instruct, urge taxpayers to declare and pay tax in the receiving province.
k.4) Preside over the implementation of measures for collection of tax debts, enforcement of tax debt payment in the receiving province; concurrently inform the tax authority of the receiving province in accordance with Point b Clause 6 Article 3 of this Circular for cooperation.
k.5) Preside over the receipt of applications for tax deferral, tax payment in instalments, chargeoff, tax cancellation in the receiving province; concurrently inform the tax authority of the receiving province in accordance with Point b Clause 6 Article 3 of this Circular for cooperation.
k.6) Preside over the receipt and processing of applications for exemption of late payment interest, cancellation of late payment interest on the tax debt in the receiving province.
k.7) Preside over the receipt of written requests for settlement of overpaid tax in the receiving province and cooperate with the tax authority of the receiving province specified in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular in processing in accordance with Article 25 and Article 26 this Circular.
k.8) Preside over the receipt of applications for tax refund of taxpayers and cooperate with the tax authority of the receiving province specified in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular in processing in accordance with Section 2 Chapter V of this Circular.
k.9) Preside over the receipt and processing of applications for tax exemption/reduction of the taxpayer in receiving province and cooperate with the tax authority of the receiving province specified in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular in processing in accordance with Section 2 Chapter VI of this Circular.
k.10) Take charge and cooperate with the tax authority of the receiving province in carrying out inspection of the taxpayer’s entire business operation and imposing penalties for violations discovered on inspection (if any), including determination of tax payable in the receiving province.
k.11) Consolidate data and submit reports to the People’s Council and the People’s Committee on collection of state budget revenues, including all amounts paid to state budget and refunded to taxpayers in the administrative division, including the amounts payable by the taxpayers that are located within the administrative division but are under management of other supervisory tax authorities.
2. Tax authorities of the receiving provinces:
a) Supervise taxpayers declaring distribution of tax obligations and paying tax in the receiving province; request taxpayers to provide information and documents relevant to the distributed tax obligations; inform the supervisory tax authority in case a taxpayer fails to comply or fully comply with regulations on tax obligation distribution.
b) Implement certain measures for collection of tax debts, enforcement of tax debt payment in the receiving province and inform supervisory tax authorities (except tax authorities of the receiving provinces specified in Point a Clause 6 Article 3 of this Circular).
c) Cooperate in processing applications for tax deferral, tax payment in instalments, chargeoff, tax cancellation in the province at the request of supervisory tax authorities (except tax authorities of the receiving provinces specified in Point a Clause 6 Article 3 of this Circular).
d) Preside over or cooperate with supervisory tax authorities in offsetting overpaid tax in accordance with Article 25 and Article 26 of this Circular (except tax authorities of the receiving provinces specified in Point a Clause 6 Article 3 of this Circular).
dd) Cooperate in refunding overpaid tax to taxpayers at the request of supervisory tax authorities in accordance with Section 2 Chapter V of this Circular (except tax authorities of the receiving provinces specified in Point a Clause 6 Article 3 of this Circular).
e) Cooperate in inspection of taxpayers at the request of supervisory tax authorities
3. State budget revenue-managing tax authorities:
State budget revenue-managing tax authorities shall fully comply with regulations on tax administration of the Law on Tax Administration and its guiding documents (except the regulations of Clause 3 of this Article regarding the revenues under their management. To be specific:
a) Receive tax declaration dossiers, extend deadlines for submission of tax declaration dossiers and impose penalties for violations committed by taxpayers against regulations of law on submission of tax declaration dossiers regarding the revenues under their management.
b) Calculate, adjust late payment interest on the amounts receivable under their management. In the cases specified in Point b and Point c Clause 13 of this Circular, late payment interest shall be calculated and adjusted by the supervisory tax authority.
c) Instruct, urge taxpayers to declare and pay tax regarding the revenues under their management.
d) Implement measures for collection of tax debts and enforce payment of tax debts regarding the revenues under their management.
dd) Receive and process applications for tax deferral, exemption of late payment interest, cancellation of late payment interest regarding the revenues under their management prescribed in Article 22, Article 23 and Article 24 of this Circular.
e) Receive and process written requests for settlement of overpaid amounts of taxpayers regarding the revenues under their management in accordance with Article 25 and Article 26 of this Circular.
g) Receive and process applications for VAT tax refund of the investment projects under their management in accordance with Section 1 Chapter V of this Circular.
h) Receive and process applications for refund of overpaid tax regarding the revenues under their management in accordance with Section 2 Chapter V of this Circular.
i) Receive and process applications for tax exemption and reduction of taxpayers regarding the revenues under their management in accordance with Chapter VI of this Circular.
k) Carry out inspection of taxpayers having revenues under their management and impose penalties for violations discovered on inspection (if any).
l) In case the taxpayer is subject to tax obligation distribution regarding the revenues specified in Point dd Clause 1 of Article 13, Article 15, Point d Clause 1 Article 17 of this Circular, the state budget revenue-managing tax authority shall also perform the duties of the supervisory tax authority according to Point k Clause 1 of this Article.
TAX ADVISORY COUNCILS OF COMMUNES
Article 6. Composition of the tax advisory council of a commune
1. A tax advisory council shall consist of:
a) The President or Deputy President of the People’s Committee of the commune: President of the Council;
b) The chief or deputy chief of the inter-commune tax team: standing member;
c) A finance official of the People’s Committee of the commune: member;
d) President of Fatherland Front Committee of the commune: member;
dd) Chief of the police department of the commune: member;
e) Chief of the neighborhood: member;
g) Chief of the market management board: member;
h) Representatives of local household businesses and individual businesses: members.
In case the district-level administrative division does not have any commune-level administrative division, the President of the People’s Committee of the district shall decide the establishment of the Tax Advisory Council whose members are conformable with regulations of this Clause.
2. The representatives of local household businesses and individual businesses that participate in the Tax Advisory Council shall:
a) Comply with business laws and tax laws;
b) Have been doing business for at least 03 years before participating the Tax Advisory Council. In case there are no local household businesses and individual businesses that having been operating for at least 03 years, those with the longest operating period shall be selected. Priority shall be given to chiefs, deputies of business lines in the commune, market or shopping mall.
3. Maximum number of representatives of local household businesses and individual businesses that participate in the Tax Advisory Council shall: 05 people. On the basis of the quantity and scale of local household businesses and individual businesses, the President of the People’s Committee of the district shall decide the quantity of their representatives.
Article 7. Establishment of a Tax Advisory Council
1. On the basis of the quantity and scale of local household businesses and individual businesses, the President of the People’s Committee of the district shall decide the establishment of Tax Advisory Councils of communes at the request of Directors of sub-departments of taxation.
2. A Tax Advisory Council may operate for up to 05 years.
3. A Tax Advisory Council may be re-established, add or replace its members in the following cases:
a) The Tax Advisory Council shall be re-established upon expiration of the 5-year period mentioned in Clause 2 of this Article.
b) Members of the Tax Advisory Council may be added or replaced in the following cases:
b.1) The composition of the Tax Advisory Council is no longer conformable with Clause 1 and Clause 2 Article 6 of this Circular;
b.2) Additional household businesses and individual businesses are needed to reach the required number or replace those that have stopped operating in the commune;
b.3) Other changes to the composition of the Tax Advisory Council proposed by the Director of the sub-department of taxation.
4. Procedures for establishment of a Tax Advisory Council
a) The Fatherland Front Committee of the commune shall submit the list of proposed household businesses and individual businesses participating in the Tax Advisory Council to the sub-department of taxation. The sub-department of taxation shall provide information about these household businesses and individual businesses in order to facilitate selection by the Fatherland Front Committee of the commune.
b) On the basis of the composition and the list of participants in the Tax Advisory Council, the Director of the sub-department of taxation shall request the President of the People’s Committee of the district to issue the decision on establishment of the Tax Advisory Council (Form No. 07-1/HDTV in Appendix I hereof).
Article 8. Operation of the Tax Advisory Council
1. The president and members of the Tax Advisory Council shall work on a part-time basis. The Tax Advisory Council shall work directly under the leadership of the President of the Tax Advisory Council.
2. The President of the Tax Advisory Council shall convene meetings to seeks opinions of its members about the advisory contents. A meeting of the Tax Advisory Council shall be opened when it is chaired by its President and participated in by at least two thirds of the members (including the President. The Tax Advisory Council may seeks opinions of its members via electronic means. In case of disagreement among the members, a voting under the majority rule shall be held; in case of a tie, the President of the Tax Advisory Council shall have the casting vote.
3. Meetings of the Tax Advisory Council shall be recorded in writing according to Form No. 07-2/HDTV in Appendix I hereof. The minutes of meeting shall bear signatures of participating members. In case of electronic survey, the standing member shall prepare the minutes as if it was an in-person meeting.
Article 9. Working relationship between the Tax Advisory Council and tax authorities
1. Working relationship in seeking advice
a) The sub-department of taxation shall prepare necessary documents when requesting consultancy and send them to the Tax Advisory Council at least 05 working days before the deadline for provision of consultancy. Documents include:
a.1) Documents requesting advice on revenue and estimated stable presumptive tax of household businesses and individual businesses paying presumptive tax:
a.1.1) List of estimated revenues and presumptive tax payable by household businesses and individual businesses according to Form No 07-3/HDTV in Appendix I hereof;
a.1.2) New legislative and instructional documents about the enquired issues (if any).
a.2) Documents requesting advice on revenue and adjusted presumptive tax of household businesses and individual businesses that made changes to business operation in the tax year:
a.2.1) List of household businesses and individual businesses whose information and tax are changed according to Form No. 07-4/HDTV in Appendix I hereof;
a.2.2) New legislative and instructional documents about the enquired issues (if any).
a.3) Documents requesting advice on management of tax payment by household businesses and individual businesses paying presumptive tax:
a.3.1) The plan for urging and managing household businesses and individual businesses paying presumptive tax in the administrative division according to requirements and instructions of the Department of Taxation and regulations of law;
a.3.2) Directive documents of the Department of Taxation and instructional documents relevant to the proposed issues.
b) The President of the Tax Advisory Council shall send the Tax Advisory Council's responding documents to the sub-department of taxation by the deadline, including:
b.1) Advice of the Tax Advisory Council on adjustments to revenues and presumptive tax of the household businesses and individual businesses according to Form No. 07-5/HDTV and Form No. 07-6/HDTV in Appendix I hereof. This does not apply to requests for advice on the plan for management of household businesses and individual businesses paying presumptive tax.
b.2) The minutes of meeting of the Tax Advisory Council prepared according to Form No. 07-2/HDTV in Appendix I hereof.
2. Working relationship in responding to provided advice
In case the result of tax imposition, tax calculation or tax adjustment is contrary to the advice provided by the Tax Advisory Council, the sub-department of taxation shall send a written notice to the Tax Advisory Council according to Form No. 07-7/HDTV in Appendix I hereof concurrently with the publishing of the tax imposition results.
3. Working relationship in provision of information and documents
The sub-department of taxation shall provide and request inter-commune tax teams to provide information and documents for the Tax Advisory Council within the authority to which the Tax Advisory Council is entitled according to this Circular.
Article 10. Authority of a Tax Advisory Council
1. Be provided with training and documents about applicable tax policies on tax administration of household businesses and individual businesses;
2. Request the sub-department of taxation to provide information about collection of tax from local household businesses and individual businesses paying presumptive tax.
Article 11. Responsibilities of a Tax Advisory Council
1. Responsibility for providing advice on tax and tax administration
a) Provide advice on annual revenues and estimated stable presumptive tax of household businesses and individual businesses paying presumptive tax, including those whose revenues are not subject to VAT, personal income tax (PIT);
b) Provide advice on adjustment of tax payable by household businesses and individual businesses paying presumptive tax in case of changes to their business operation such as: change in scale, location, business lines, business suspension or termination in the tax year;
c) Cooperate with the sub-department of taxation in supervising and managing operation of local household businesses and individual businesses paying presumptive tax.
2. Responsibilities of the President of a Tax Advisory Council:
a) Decide the working plan of the Tax Advisory Council;
b) Invite delegates, summon members and chair meetings of the Tax Advisory Council;
c) Assign specific tasks to members of Tax Advisory Council;
d) Make decisions and assume overall responsibility for the operation of the Tax Advisory Council and its members during performance of their tasks;
dd) Submit written reports to the President of the People’s Committee of the district and the Director of the sub-department of taxation in case an individual or member cannot continue to participate in the Tax Advisory Council;
e) Sign documents on behalf of the Tax Advisory Council;
3. Responsibilities of members of a Tax Advisory Council:
a) Common responsibilities of members of a Tax Advisory Council:
a.1) Perform the tasks assigned by the President of the Tax Advisory Council and take responsibility to the President of the Tax Advisory Council for their performance;
a.2) Participate in all activities of the Tax Advisory Council;
a.3) Offer opinions at the meeting or in writing;
a.4) The member who can no longer participate in the Tax Advisory Council shall submit a written report to the President of the Council.
b) Responsibilities of standing member of a Tax Advisory Council:
b.1) Propose the working plan of the Tax Advisory Council and tasks of each member to the President of the Tax Advisory Council for consideration and decision;
b.2) Prepare documents, take minutes of meetings and record opinions offered by members of the Tax Advisory Council;
b.3) Report to the president of the Tax Advisory Council and the Director of the sub-department of taxation in case of change or replacement of a member of the Tax Advisory Council.
4. The Tax Advisory Council shall concurrently send its advice to the People’s Committee of the district, the People’s Committee of the commune and the sub-department of taxation.
TAX DECLARATION, TAX CALCULATION, DISTRIBUTION OF TAX OBLIGATIONS
Article 12. Distribution of tax obligations of taxpayers doing centralized accounting and having dependent units or business locations in multiple provinces
1. A taxpayer doing business in more than one province shall do centralized accounting in the province where the taxpayer is headquartered according to Clause 2 and Clause 4 Article 11 of Decree No. 126/2020/ND-CP, declare tax and submit tax declaration dossiers to the supervisory tax authority and distribute tax payable in each province where business is done.
2. Cases of distribution, methods for distribution, tax declaration, tax calculation, tax finalization are specified in Articles 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 of this Circular.
3. Taxpayers shall declare tax and distribute their tax obligations fully, accurately and promptly as per regulations. The total tax obligations distributed among the provinces shall not be greater than the tax payable specified in the tax declaration dossier. Distribution of tax obligations is not mandatory if tax is not incurred. This Clause does not apply to Point b and Point c Clause 2 Article 13 and Point b Clause 2 Article 17 of this Circular.
4. The taxpayer shall, on the basis of the tax payable in each province, prepare payment documents and pay tax to state budget as per regulations. The State Treasury that receives payment documents from the taxpayer shall specify the revenue of each province.
5. If the taxpayer, on inspection, is found to declare or distribute tax incorrectly, the supervisory tax authority shall determine the tax distributed among the provinces.
6. In case of distribution VAT, CIT, resource royalty of hydroelectricity producers among multiple provinces, the Department of Taxation of the province where the hydropower plant's operating office is located shall, pursuant to Article 13, Article 15 and Article 17 of this Circular, cooperate with the investor of the hydropower plant and the Departments of Taxation of the provinces among which the hydropower plant or reservoir is shared in determining the ratios of distribution of taxes to each province. If a consensus between the Departments of Taxation and the taxpayer cannot be reached, the Department of Taxation of the province where the hydropower plant's operating office is located shall report to the Ministry of Finance (General Department of Taxation) for instructions.
Article 13. Declaring, calculating, distributing and paying VAT
1. Distribution cases:
a) Computerized lottery business;
b) Transfer of real estate, except the cases specified in Point b Clause 1 Article 11 of Decree No. 126/2020/ND-CP;
c) Construction activities according to regulations of law on national economic sector system and specialized laws.
d) Dependent units and business locations that are factories (including processing and assembly facilities, except the cases specified in Point c Clause 1 Article 11 of Decree No. 126/2020/ND-CP;
dd) A hydroelectric plant that is located in multiple provinces.
2. Distribution methods:
a) Distribution of VAT on computerized lottery business:
VAT payable in each province where computerized lottery business takes place equals (=) VAT payable on computerized lottery business multiplied by (x) the ratio (%) of revenue on selling lottery tickets in each province to total revenue from selling lottery tickets of the taxpayer.
Revenue from selling computerized lottery tickets shall be determined as follows:
In case lottery tickets are distributed by means of terminal devices: Revenue from computerized lottery generated by registered terminal devices in each province shall be determined according to the lottery agent contracts with the computerized lottery company or ticket booths established by the taxpayer in the province.
In case lottery tickets are distributed by phone and internet: The revenue shall be determined in each province where the buyers register their lottery account in accordance with regulations of law on computerized lottery business.
b) Distribution of VAT on real estate transfer:
VAT payable in each province on real estate transfer equals (=) VAT-exclusive revenue from real estate transfer in the province multiplied by (x) 1%.
c) Distribution of VAT on construction activities:
VAT payable in each province on construction activities equals (=) VAT-exclusive revenue from construction activities in the province multiplied by (x) 1%.
VAT-exclusive revenue shall be determined according to the construction contract. In case the construction work or item is relevant to multiple provinces and the revenue generated in each province cannot be determined, after determining the 1% revenue, the taxpayer shall determine the VAT payable in each province according to the ratio (%) of investment in the construction work in each province to total investment.
d) Distribution of VAT in provinces where dependent units and business locations that are factories are located:
d.1) VAT payable in the province equals (=) VAT-exclusive revenue multiplied by 2% (for goods subject to 10% VAT) or 1% (for goods subject to 5% VAT), provided the total VAT payable in the provinces where the factories are located does not exceed the VAT payable in the province where the taxpayer is headquartered. In case the factory delivers or sells the products to other units of the same taxpayer, the revenue from the products shall be determined according to their production costs.
d.2) In case VAT payable in the provinces where the factories are located calculated according to Point d.1 is greater than VAT payable in the province where the taxpayer is headquartered, the taxpayer shall distribute VAT as follows: VAT payable in each province where the factory is located equals (=) VAT payable in the province where the taxpayer is headquartered multiplied by (x) ratio (%) of VAT-exclusive revenue from products manufactured in each province to total VAT-exclusive revenue from all products manufactured by the taxpayer.
d.3) Revenue as the basis for determination of distribution ratio mentioned in Point d.1 and Point d.2 of this Clause is the actual revenue generated in the tax period. In case of supplementary declaration that increases the revenue, the taxpayer shall re-distribute tax payable in each erroneous tax period in order to determine the difference in VAT distributed in each province.
dd) Distribution of VAT payable in each province where a hydroelectric plant is partially located:
VAT payable in each province where a hydroelectric plant is partially located equals (=) VAT payable on the hydroelectric plant multiplied by (x) the ratio (%) of investment in the part of the hydroelectric plant that is located in the province to the total investment in the hydroelectric plant.
3. Declaring and paying tax:
a) Computerized lottery business:
The taxpayer shall declare VAT on computerized lottery business nationwide and submit tax declaration dossiers according to Form No. 01/GTGT and the VAT distribution sheet according to Form No. 01-3/GTGT in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay tax in the provinces where computerized lottery takes place in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
b) Real estate transfer:
b.1) The taxpayer shall declare VAT and submit the VAT declaration dossier according to Form No. 05/GTGT in Appendix II hereof; pay the declared tax in the province where the transferred real estate is located.
b.2) The taxpayer shall include the VAT-exclusive revenue from real estate transfer in the tax declaration dossier prepared at the headquarters in order to determine the VAT payable on the entire business operation at the headquarters. The VAT paid in the province where the transferred real estate is located shall be offset against the VAT payable in the headquarters' province.
c) Construction activities:
c.1) In case the taxpayer is a construction contractor that directly signs the contract with the investor for construction of the work in a province other than the province in which the taxpayer is headquartered, including construction works and items that are relevant to multiple provinces, the taxpayer shall declare VAT on these construction works and items at the tax authority of the area where the construction work is located according to Form No. 05/GTGT in Appendix II hereof; submit the declared tax in the province where the construction work is located. In case the State Treasury has carried out deduction as prescribed in Clause 5 of this Article, the taxpayer is not required to pay the amount deducted by State Treasury to state budget.
c.2) The taxpayer shall include the VAT-exclusive revenue from construction activities in the tax declaration dossier prepared at the headquarters in order to determine the VAT payable on the entire business operation at the headquarters. The VAT paid in the province where construction work is located shall be offset against the VAT payable in the headquarters' province.
d) In case of dependent units and business locations that are factories:
The taxpayer shall declare VAT on business operation of the dependent units and business locations that are factories and submit tax declaration dossiers according to Form No. 01/GTGT and the VAT distribution sheet according to Form No. 01-6/GTGT in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay tax in the provinces where the factories are located in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
dd) In case of a hydroelectric plant that is located in multiple provinces:
The taxpayer shall declare VAT incurred by the hydroelectric plant and submit tax declaration dossiers according to Form No. 01/GTGT and the VAT distribution sheet according to Form No. 01-2/GTGT in Appendix II hereof to the tax authority of the area where the hydroelectric plant's operating office is located; pay tax in the provinces where the hydroelectric plant is located in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
4. In case a dependent unit directly sells goods, uses invoices registered by the dependent unit or the taxpayer to the supervisory tax authority of the dependent unit, fully records input and output VAT, the dependent unit shall declare and pay VAT to its supervisory tax authority.
5. State Treasury shall deduct VAT while the contractor is following procedures for reimbursement of capital construction investment by state budget to the investor:
a) The State Treasury where the investor opens the transaction account shall deduct VAT payable to state budget, which equals (=) 1% of the VAT-exclusive revenue from the volume of completed capital construction works and items, except the cases specified in Point b of this Clause.
b) State Treasury shall not deduct VAT in the following cases:
b.1) The investor is following procedures for advancement of capital construction investment as per regulations.
b.2) Reimbursements for capital construction investment in project management tasks: payment for project management tasks directly performed by the investors; expenditures of the project management board, expenditures land clearance, expenditures on private projects.
b.3) Construction costs of the projects and works covered by commune budget with the total investment of under 01 billion VND.
b.4) The taxpayer has proven the full payment of tax to state budget.
c) When making payment at State Treasury, the investor shall prepare payment documents according to the form provided in the Government’s Decree No. 11/2020/ND-CP and send them to State Treasury for VAT deduction. The VAT deducted by State Treasury on the payment documents shall be deducted from the VAT payable by the investor. The investor shall provide payment documents for the contractors whose tax has been deducted by State Treasury.
d) VAT deducted by State Treasury shall be recorded as State budget revenues of the province in which the capital construction is located.
In case the construction work is located in multiple provinces, the investor shall determine the VAT-exclusive revenue earned in each province, prepare payment documents according to the form in Decree No. 11/2020/ND-CP, and send them to State Treasury for VAT deduction and recording state budget revenues of each province. In case revenue of the construction work in each province cannot be determined, after calculating the 1% of VAT-exclusive revenue, VAT payable in each province shall be determined on the basis of the ratio of investment in the construction work in each province to the total investment. In case the construction work is located within a province but more than one district or in a district that is different from the district in which the contractor is headquartered, the Department of Taxation shall cooperate with the Provincial Department of Finance in advising the People’s Council and the People’s Committee of the province distributing state budget revenues among the districts.
dd) State Treasury shall record the deducted VAT as state budget revenues, include all information on receipt vouchers to the state budget collection sheet and transfer them to tax authorities as per regulations.
Article 14. Declaring, calculating, distributing and paying excise tax
1. Distribution cases:
Computerized lottery business.
2. Distribution methods:
Excise tax payable in each province where computerized lottery business takes place equals (=) excise tax payable on computerized lottery business multiplied by (x) the ratio (%) of revenue on selling lottery tickets in each province to total revenue from selling lottery tickets of the taxpayer.
Revenue from selling computerized lottery tickets shall be determined in accordance with Point a Clause 2 Article 13 of this Circular.
3. Declaring and paying tax:
The taxpayer shall declare excise tax on computerized lottery business nationwide and submit tax declaration dossiers according to Form No. 01/TTDB, the Form No. 01-2/TTDB on deductible excise tax on purchased materials and imports (if any), and the VAT distribution sheet according to Form No. 01-3/TTDB in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay tax in the provinces where computerized lottery takes place in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
Article 15. Declaring, calculating, distributing and paying resource royalty
1. Distribution cases:
Hydropower generation with a reservoir that is located in multiple provinces.
2. Distribution methods:
a) Basis for distribution of resource royalty payable in each province:
a.1) The total area of the reservoir is t; the area of the reservoir in Province G is t.1; the area of the reservoir in Province H is t.2.
The ratio (%) of reservoir area in Province G is T.1 = t.1/t x 100.
The ratio (%) of reservoir area in Province H is T.2 = t.2/t x 100.
a.2) The cost of land clearance and relocation is k; the cost of land clearance and relocation in Province G is k.1; the cost of land clearance and relocation in Province H is k.2.
The ratio (%) of cost of land clearance and relocation in Province G is K.1 = k.1/k x 100.
The ratio (%) of cost of land clearance and relocation in Province H is K.2 = k.2/k x 100.
a.3) The quantity of relocated households is s; the quantity of relocated households in Province G is s.1; the quantity of relocated households in Province H is s.2.
The ratio (%) of quantity of relocated households is s; the quantity of relocated households in Province G is S.1 = s.1/s x 100.
The ratio (%) of quantity of relocated households is s; the quantity of relocated households in Province H is S.2 = s.2/s x 100.
a.4) The total compensation is v; the compensation in Province G is v.1; the compensation in Province H is v.2.
The ratio (%) of compensation in Province G is V.1 = v.1/v x 100.
The ratio (%) of compensation in Province H is V.2 = v.2/v x 100.
b) Formula:
Resource royalty payable in Province G |
= |
T.1 + K.1 + S.1 + V.1 |
x Resource royalty payable |
4 |
Resource royalty payable in Province H |
= |
T.2 + K.2 + S.2 + V.2 |
x Resource royalty payable |
4 |
3. Declaring, paying resource royalty:
The taxpayer that has a hydroelectric plant shall declare resource royalty and submit tax declaration dossiers according to Form No. 01/TAIN and tax finalization dossiers according to Form No. 02/TAIN to the state budget revenue-managing tax authority of the area where water extraction takes place. In case the reservoir of the hydroelectric plant is located in multiple province, submit the resource royalty declaration dossier according to Form No. 01/TAIN, the resource royalty finalization dossier according to Form No. 02/TAIN and the resource royalty distribution sheet according to Form No. 01-1/TAIN in Appendix II hereof to the tax authority where the hydroelectric plant's operating office is located; pay resource royalty in the provinces where the hydroelectric reservoir is located in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
Article 16. Declaring, calculating, distributing and paying environment protection tax
1. Distribution cases:
a) Oil and gas in the cases specified in Point a.2 Clause 4 Article 11 of Decree No. 126/2020/ND-CP;
b) Coal extracted and sold domestically in the cases specified in Point b Clause 4 Article 11 of Decree No. 126/2020/ND-CP.
2. Distribution methods:
a) Distribution of environment protection tax on oil and gas;
Environment protection tax payable in each province where a dependent unit is located equals (=) environment protection tax payable in each province on each petroleum product. Environment protection tax payable in each province on each petroleum product equals (=) environment protection tax payable on each petroleum product multiplied by (x) the ratio (%) of quantity of each petroleum product which is subject to environment protection tax sold by the dependent unit to total quantity of petroleum product which is subject to environment protection tax sold by the taxpayer.
b) Distribution of environment protection tax on coal extracted and sold domestically:
Environment protection tax payable in each province where the coal extraction company is located shall be determined as follows:
Percentage (%) of domestic coal consumption in the period |
= |
Domestic coal consumption in the period |
Total coal consumption in the period |
Resource royalty payable in provinces where coal is extracted |
= |
Percentage (%) of domestic coal consumption in the period |
x |
Coal purchased by units in provinces where coal is extracted |
x |
Fixed tax on 1 tonne of coal consumed |
3. Declaring and paying tax:
a) Oil and gas:
In case dependent units or subsidiary companies of the wholesaler do business in provinces other than the provinces in which the wholesaler and subsidiary company of the wholesaler are headquartered and do not do accounting separately, the wholesaler and the subsidiary companies of the wholesaler shall declare environment protection tax and submit the tax declaration dossier according to Form No. 01/TBVMT, the environment protection tax distribution sheet according to Form No. 01-2/TBVMT in Appendix II hereof to the supervisory tax authorities; pay tax in the provinces where the dependent units are located in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
b) Distribution of environment protection tax on coal extracted and sold domestically:
In case an enterprise that extracts and sells coal domestically by assigning the extraction, processing and sale to its subsidiary companies or dependent units, the units assigned to sell coal shall declare environment protection tax on the entire amount of coal extracted and submit the tax declaration dossier according to Form No. 01/TBVMT, the environment protection tax distribution sheet according to Form No. 01-2/TBVMT in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay tax in the province where the coal extraction company is located in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
Article 17. Declaring, calculating, finalizing, distributing and paying corporate income tax (CIT)
1. Distribution cases:
a) Computerized lottery business;
b) Real estate transfer;
c) Dependent units and business locations that are factories;
d) A hydroelectric plant that is located in multiple provinces.
2. Distribution methods:
a) Distribution of CIT on computerized lottery business:
CIT payable in each province where computerized lottery business takes place equals (=) CIT payable on computerized lottery business multiplied by (x) the ratio (%) of revenue on selling lottery tickets in each province to total revenue from selling lottery tickets of the taxpayer.
Revenue from selling computerized lottery tickets shall be determined in accordance with Point a Clause 2 Article 13 of this Circular.
b) Distribution of CIT on real estate transfer:
Quarterly and finalized CIT payable in each province where real estate transfer takes place equals (=) revenue subject to CIT from real estate transfer in the province multiplied by (x) 1%.
c) Distribution of CIT payable by taxpayers having dependent units, business locations that are factories:
CIT payable in each province where a factory is located equals (=) CIT on business operation multiplied by (x) the ratio (%) of cost of each factory to total cost of the taxpayer (excluding costs of operations eligible for CIT incentives. The costs as the basis for distribution shall be actual costs incurred in the tax period.
CIT on business operation does not include CIT on operations eligible for CIT incentives. CIT on operations eligible for CIT incentives shall be determined according to the performance of these operations and the level of incentives for which they are eligible.
d) Distribution of CIT in case a hydroelectric plant is located in multiple provinces:
CIT on the entire hydroelectric plant equals (=) CIT on business operation multiplied by (x) the ratio (%) of cost of each plant to total cost of the taxpayer (excluding costs of operations eligible for CIT incentives. The costs as the basis for distribution shall be actual costs incurred in the tax period. CIT on business operation does not include CIT on operations eligible for CIT incentives.
After determining CIT on the entire hydroelectric plant, the CIT payable in each province equals (=) CIT on the entire hydroelectric plant multiplied by (x) the ratio (%) of investment in the part of the hydroelectric plant that is located in the province to the total investment in the hydroelectric plant.
3. Declaring, finalizing, paying tax:
a) Computerized lottery business:
a.1) Declaring, paying provisional tax quarterly:
The taxpayer is not required to submit tax declaration dossiers quarterly but have to pay provisional tax quarterly in each province where computerized lottery business takes place according to Point b Clause 6 Article 8 of Decree No. 126/2020/ND-CP.
a.2) Tax finalization:
The taxpayer shall finalize CIT on the entire computerized lottery business according to Form No. 03/TNDN, submit the CIT distribution sheet according to Form No. 03-8C/TNDN in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay CIT in the provinces where computerized lottery business takes place in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
In case the paid provisional CIT is smaller than the finalized CIT payable in each province, the taxpayer shall pay the CIT arrears in the provinces. In case the paid provisional CIT is greater than the CIT payable, the overpaid CIT shall be handled in accordance with Article 60 of the Law on Tax Administration and Article 25 of this Circular.
b) Real estate transfer:
a.1) Declaring, paying provisional tax quarterly:
The taxpayer is not required to submit tax declaration dossiers quarterly but have pay provision tax quarterly according to Point b Clause 2 of this Article in the provinces where real estate transfer takes place.
a.2) Tax finalization:
The taxpayer shall finalize CIT on every real estate transfer according to Form No. 03/TNDN, determine the CIT payable in each province according to Point b Clause 2 of this Article in the CIT distribution sheet, which is prepared according to Form No. 03-8A/TNDN in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay CIT in the provinces where real estate transfer takes place in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
Paid provisional tax in the provinces (excluding provisional tax paid on behalf of enterprises executing infrastructure, housing projects for transfer or lease purchase with collection of advances from buyers which are yet to be included in revenue subject to CIT in the year) shall be deducted from the CIT on real estate transfer payable in each province specified in Form No. 03-8A/TNDN in Appendix II hereof. The remainder (if any) shall be deducted from the finalized CIT on real estate transfer at the headquarters, which is specified in Form No. 03/TNDN in Appendix II hereof.
In case the paid provisional CIT is smaller than the finalized CIT specified in Form No. 03/TNDN in Appendix II hereof, the taxpayer shall pay the CIT arrears in the province where the taxpayer is headquartered. In case the paid provisional CIT is greater than the CIT payable, the overpaid CIT shall be handled in accordance with Article 60 of the Law on Tax Administration and Article 25 of this Circular.
c) For dependent units and business locations that are factories:
a.1) Declaring, paying provisional tax quarterly:
The taxpayer is not required to submit tax declaration dossiers quarterly but have to pay provisional tax quarterly in the provinces where the factories are located, including those with units eligible for CIT incentives, in accordance with Point b Clause 6 Article 8 of Decree No. 126/2020/ND-CP.
a.2) Tax finalization:
The taxpayer shall finalize CIT on the entire business operation of the taxpayer according to Form No. 03/TNDN, submit the CIT distribution sheet according to Form No. 03-8/TNDN in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay CIT in the provinces where the factories are located in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
For activities that are eligible for CIT incentives, the taxpayer shall submit tax finalization form No. 03/TNDN in Appendix II hereof to the supervisory tax authority, determine CIT on the activities that are eligible for CIT incentives according to Form No. 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN in Appendix II hereof and submit them to the supervisory tax authority and tax authorities of the areas where the units eligible for incentives are located.
In case the paid provisional CIT is smaller than the finalized CIT payable in each province, the taxpayer shall pay the CIT arrears in the provinces. In case the paid provisional CIT is greater than the CIT payable in each province, the overpaid CIT shall be handled in accordance with Article 60 of the Law on Tax Administration and Article 25 of this Circular.
d) In case of a hydroelectric plant that is located in multiple provinces:
a.1) Declaring, paying provisional tax quarterly:
The taxpayer is not required to submit tax declaration dossiers quarterly but have to quarterly determine and pay provisional tax payable in each province where the hydroelectric plant is located according to Point b Clause 6 Article 8 of Decree No. 126/2020/ND-CP.
a.2) Tax finalization:
The taxpayer shall finalize CIT on the entire business operation of the taxpayer according to Form No. 03/TNDN, submit the CIT distribution sheet according to Form No. 03-8/TNDN and Form No. 03-8B/TNDN in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay CIT in the provinces where the hydroelectric plant is located in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
In case the paid provisional CIT is smaller than the finalized CIT payable in each province, the taxpayer shall pay the CIT arrears in the provinces. In case the paid provisional CIT is greater than the CIT payable in each province, the overpaid CIT shall be handled in accordance with Article 60 of the Law on Tax Administration and Article 25 of this Circular.
4. In case revenues, costs and taxable income of a corporation's subsidiary can be determined, the subsidiary shall declare and pay PIT to its supervisory tax authority.
5. In case a subsidiary's business operation is different from that of the corporation and is able to determine revenue from such business operation, the subsidiary shall declare and pay CIT to its supervisory tax authority.
Article 18. Declaring, calculating, finalizing, distributing and paying remaining post-tax profit after making fund contributions
1. Distribution cases:
Computerized lottery business.
2. Distribution methods:
Remaining post-tax profit after making fund contributions in each province where computerized lottery business takes place equals (=)Remaining post-tax profit from computerized lottery business after making fund contributions multiplied by (x) the ratio (%) of revenue on selling lottery tickets in each province to total revenue from selling lottery tickets of the taxpayer.
Revenue from selling computerized lottery tickets shall be determined in accordance with Point a Clause 2 Article 13 of this Circular.
3. Declaration and payment:
a) Quarterly declaration and payment of provisional post-tax profit
The taxpayer is not required to submit tax declaration dossiers quarterly but have to quarterly determine and pay provisional remaining post-tax profit from computerized lottery business after making fund contributions payable in each province where computerized lottery business takes place according to Point c Clause 6 Article 8 of Decree No. 126/2020/ND-CP.
b) Tax finalization:
The taxpayer shall finalize the remaining post-tax profit from computerized lottery business after making fund contributions payable nationwide and submit the declaration dossier according to Form No. 01/QT-LNCL, the distribution sheet according to Form No. 01-1/QT-LNCL in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay the distributable amount in the provinces where computerized lottery business takes place in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular.
In case the paid provisional amount is smaller than the finalized amount payable in each province, the taxpayer shall pay the arrears in the provinces. In case the paid provisional CIT is greater than the CIT payable in each province, the overpaid CIT shall be handled in accordance with Article 60 of the Law on Tax Administration and Article 25 of this Circular.
Article 19. Declaring, calculating, distributing and paying personal income tax (PIT)
1. Distribution methods:
a) Deduction of PIT on income from salaries and remunerations paid at the headquarters to employees working at dependent units or business locations in other provinces.
b) Deduction of PIT on individuals' income from computerized lottery prizes.
2. Distribution methods:
a) Distribution of PIT on income from salaries and remunerations:
The taxpayer shall determine the PIT on salaries and remunerations of individuals working in each province according to the PIT deducted in reality from income of each individual. In case an employee is reassigned or seconded, PIT shall be paid in the province in which the employee is working at the time of income payment.
b) Distribution of PIT on individuals' income from computerized lottery prizes:
The taxpayer shall determine the PIT on income from computerized lottery prizes earned by the individual in each province where the individual participates by phone or internet and the where computerized lottery tickets are issue via terminal devices according to the PIT deducted in reality.
3. Declaring and paying tax:
a) PIT on income from salaries and remunerations:
a.1) The taxpayer that pays salaries and remunerations to employees who work at dependent units and business locations in provinces other than the province where the taxpayer is headquartered shall deduct PIT from salaries and remunerations, submit tax declaration dossiers according to Form No. 05/KK-TNCN, the PIT distribution sheet according to Form No. 05-1/PBT-KK-TNCN in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay PIT in the provinces where the employees work in accordance with Clause 4 Article 12 of this Circular. PIT payable in each province shall be determined monthly or quarterly and shall not be adjusted during PIT finalization.
a.2) Individuals who earn income from salaries and remunerations and have to declare tax directly to tax authorities include: resident individuals whose salaries and remunerations are paid from foreign countries; non-resident individuals whose salaries and remunerations are earned in Vietnam but paid from foreign countries; individuals whose salaries and remunerations are paid by international organizations, Embassies, Consulates in Vietnam but PIT has not been deducted; individuals receiving bonus shares from paying organizations.
b) PIT on individuals' income from winning computerized lottery prizes:
The taxpayer is the income payer that deducts PIT from the individual's prize, submit the PIT declaration dossier according to Form No. 06/TNCN, the PIT distribution sheet according to Form No. 05-1/PBT-KK-TNCN in Appendix II hereof to the supervisory tax authority; pay PIT in the provinces where individual participates in computerized lottery by phone or internet and where computerized lottery tickets are distributed via terminal devices according to Clause 4 Article 12 of this Circular.
Article 20. Declaration forms, appendices and relevant documents in the tax declaration dossier
The tax form, appendices; additional declaration; registration of dependants; PIT declaration authorization form; report on estimated petroleum production and provisional tax rate; declaration of increase in tax declared monthly compared to quarterly declared tax; application for conversion from monthly declaration to quarterly declaration of taxes and other state budget revenues are provided in Appendix II hereof.
SETTLEMENT OF TAX, LATE PAYMENT INTEREST, FINES
Article 21. Settlement of late tax payment
1. Determination of late payment interest
Late payment interest shall be determined according to the tax arrears, the number of days of late payment, and the interest rate specified in Article 59 of the Law on Tax Administration. Late payment period begins on the day succeeding the day on which late payment interest is charged and ends on the day preceding the day on which tax arrears are paid to state budget.
2. Notification of late payment interest
The tax authority shall notify the late payment interest and tax debt (according to Form No. 01/TTN in Appendix I hereof) to the taxpayer whose tax debt is overdue for at least 30 days. For non-agricultural land use tax, the tax authority shall inform the tax debt and late payment interest of taxpayers that are individuals and households via the authorized collectors.
In order to complete administrative procedures for taxpayers or at the request of competent authorities, the tax authority shall determine and notify tax debt that accumulates by the time the tax authority issues the notification (according to Form No. 02/TTN in Appendix I hereof).
3. Decreasing late payment interest
a) In case the taxpayer makes a supplementary declaration that decreases tax obligations, the taxpayer shall determine the decreased late payment interest on the supplementary declaration. The tax authority shall determine the decreased late payment interest on the basis of information about the taxpayer's obligations and send a notification to the taxpayer according to Form No. 03/TTN in Appendix I hereof.
b) In case the tax authority or a competent authority, upon inspection, discovers that the tax payable is decreased or issues a decision on or notification of decrease in tax payable, the tax authority shall decrease the late payment interest in proportion to the decrease in tax payable and send a notification to the taxpayer according to Form No. 03/TTN in Appendix I hereof.
Article 22. Procedures and application for cancellation of late payment interest
1. The period over which late payment interest is not charged in the cases specified in Point a Clause 5 Article 59 of the Law on Tax Administration begins on the day on which payment to the taxpayer by the state budget is due to the day on which the taxpayer is paid by the state budget user.
2. Procedures for cancellation of late payment interest in the cases specified in Point a Clause 5 Article 59 of the Law on Tax Administration:
a) Procedures
a.1) The taxpayer shall prepare the application for cancellation of late payment interest and send it to the supervisory tax authority or the state budget revenue-managing tax authority.
a.2) In case the application for cancellation of late payment interest is not satisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the tax authority shall send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP and request the taxpayer to provide explanation or supplement the application.
In case the application for cancellation of late payment interest is satisfactory, within 10 working days from the receipt of the application, the tax authority shall decide whether to send a notification of cancelled late payment interest (Form No. 04/KTCN in Appendix I hereof) if the taxpayer is eligible, or send a notification of rejected application (Form No. 05/KTCN in Appendix I hereof) if the taxpayer is not eligible.
b) The application for cancellation of late payment interest shall contain:
b.1) The application form No. 01/KTCN in Appendix I hereof.
b.2) Written state budget user's confirmation that the taxpayer has not received the payment according to Form No. 02/KTCN in Appendix I hereof (original copy or certified true copy);
b.3) The contract for provision of goods and/or services with the investor (original copy or copy certified by the taxpayer).
3. Responsibilities of the taxpayer and relevant authorities
a) The taxpayer shall pay tax debt to state budget by the working day succeeding the day on which the state budget user pays the taxpayer and sends a notification to the tax authority according to Form No. 03/KTCN in Appendix I hereof.
b) The state budget user shall confirm the status of payment to the taxpayer and take legal responsibility for such confirmation.
c) The tax authority shall supervise the taxpayer's fulfillment of their tax obligations.
d) State Treasury shall cooperate with tax authorities in providing information about payment by state budget.
Article 23. Procedures and application for exemption of late payment interest
1. Procedures for processing an application for exemption of late payment interest in the cases specified in Clause 8 Article 59 of the Law on Tax Administration:
a) The taxpayer shall prepare the application for exemption of late payment interest and send it to the state budget revenue-managing tax authority.
b) In case the application for exemption of late payment interest is not satisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the tax authority shall send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP and request the taxpayer to provide explanation or supplement the application.
In case the application for exemption of late payment interest is satisfactory, within 10 working days from the receipt of the application, the tax authority shall decide whether to send a notification of exempted late payment interest (Form No. 03/MTCN in Appendix I hereof) if the taxpayer is eligible, or send a notification of rejected application (Form No. 02/MTCN in Appendix I hereof) if the taxpayer is not eligible.
2. The application for exemption of late payment interest:
a) In case of a natural disaster, epidemic, conflagration or accident, the application shall contain:
b.1) The application form No. 01/MTCN in Appendix I hereof;
a.2) Documents issued by competent authorities confirming the time, location of the natural disaster, epidemic, conflagration or accident (original copies or copies certified by the taxpayer);
a.3) Documents determining physical damage issued by a financial authority or an independent assessing authority (original copies or certified true copies);
a.4) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) attributing responsibility of specific organizations and individuals for paying compensation (if any);
a.5) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) relevant to payment of compensation (if any).
b) In other force majeure events specified in Clause 1 Article 3 of Decree No. 126/2020/ND-CP, the application shall contain:
b.1) The application form No. 01/MTCN in Appendix I hereof;
b.2) Documents determining physical damage issued by a financial authority or an independent assessing authority (original copies or certified true copies) inflicted by the war, riot, strike that caused the taxpayer to suspend or terminate business operation;
b.3) Documents proving that the risk is not subjectively caused by the taxpayer and that the taxpayer is not financially capable of making payment to state budget if that is the case (original copies or certified true copies).
b.4) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) relevant to insurance payout provided by the insurer (if any).
3. Determination of exempted late payment interest
a) In case of a natural disaster, epidemic, conflagration or accident mentioned in Point a Clause 27 Article 3 of the Law on Tax Administration, the exempted late payment interest shall be the unpaid late payment interest upon the occurrence of such event and must not exceed the physical damage minus compensation and insurance payout (if any).
b) In case of other force majeure events mentioned in Clause 1 Article 3 of Decree No. 126/2020/ND-CP, the exempted late payment interest shall be the unpaid late payment interest upon the occurrence of such event and must not exceed the physical damage minus compensation and insurance payout (if any).
4. Authority to issue decisions on exemption of late payment interest
Heads of supervisory tax authorities or state budget revenue-managing tax authority shall issue decisions on exemption of late payment interest according to Form No. 04/MTCN in Appendix I hereof.
Article 24. Procedures and application for tax deferral
1. Procedures for processing an application for tax deferral in the cases specified in Article 62 of the Law on Tax Administration:
a) The taxpayer shall prepare the application for tax deferral and send it to the supervisory tax authority or the state budget revenue-managing tax authority.
b) In case the application for tax deferral is not satisfactory, the value of physical damage determined by the taxpayer and specified in the application is suspicious, or there are other errors, within 03 working days from the receipt of the application, the tax authority shall send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP and request the taxpayer to provide explanation or supplement the application.
In case the application for tax deferral is satisfactory, within 10 working days from the receipt of the application, the tax authority shall decide whether to send the decision on tax deferral (Form No. 02/GHAN in Appendix I hereof) if the taxpayer is eligible, or send a notification of rejected application (Form No. 03/GHAN in Appendix I hereof) if the taxpayer is not eligible.
2. Composition of an application for tax deferral
a) In case of a natural disaster, epidemic, conflagration or accident specified in Point a Clause 27 Article 3 of the Law on Tax Administration, the application shall contain:
a.1) The application form No. 01/GHAN in Appendix I hereof;
a.2) Documents issued by competent authorities confirming the time, location of the natural disaster, epidemic, conflagration or accident (original copies or copies certified by the taxpayer);
a.3) Documents about physical damage determined by the taxpayer or the taxpayer's legal representative, who is responsible for the accuracy of the physical damage determined;
a.4) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) attributing responsibility of specific organizations and individuals for paying compensation (if any);
a.5) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) relevant to payment of compensation (if any).
b) In other force majeure events specified in Clause 1 Article 3 of Decree No. 126/2020/ND-CP, the application shall contain:
a.1) The application form No. 01/GHAN in Appendix I hereof;
a.2) Documents about physical damage determined by the taxpayer or the taxpayer's legal representative, who is responsible for the accuracy of the physical damage determined;
b.3) Documents confirming the time and location of the force majeure event issued by competent authorities; documents proving that business suspension or shutdown is caused by the war, riot, strike (original copies or copies certified by the taxpayer);
b.4) Documents proving that the risk is not subjectively caused by the taxpayer and that the taxpayer is not financially capable of making payment to state budget if that is the case (original copies or certified true copies).
b.5) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) relevant to insurance payout provided by the insurer (if any).
c) In case of relocation of the business establishment specified in Point b Clause 1 Article 62 of the Law on Tax Administration, the application shall contain:
a.1) The application form No. 01/GHAN in Appendix I hereof;
c.2) The decision on relocation of the business establishment issued by a competent authority (original copy or copy certified by the taxpayer);
c.3) The relocation scheme or plan which specifies the taxpayer's plan and schedule for relocation (original copy or copy certified by the taxpayer);
3. Determination of deferred amount
a) In case of a natural disaster, epidemic, conflagration or accident mentioned in Point a Clause 27 Article 3 of the Law on Tax Administration, the deferred amount is the tax debt that has accumulated by the date of occurrence of the natural disaster, epidemic, conflagration or and must not exceed the physical damage minus compensation and insurance payout (if any).
b) In case of other force majeure events mentioned in Clause 1 Article 3 of Decree No. 126/2020/ND-CP, the deferred amount shall be the tax debt that has accumulated by the date of the occurrence of such event and must not exceed the physical damage minus compensation and insurance payout (if any).
c) In case of relocation specified in Point b Clause 1 Article 62 of the Law on Tax Administration, the deferred amount shall be the tax debt that has accumulated by the day on which business operation is suspended for relocation but must not exceed the relocation costs and damage caused by the relocation minus compensation and insurance payout as per regulations. Relocation costs do not include the costs of construction of the new business establishment. In case a competent authority discovers that the relocation does not happen, the taxpayer shall pay the deferred amount and late payment interest on the deferred amount.
Article 25. Settlement of overpaid tax, late payment interest and fines
1. Overpaid tax, late payment interest or fine (hereinafter referred to as "overpaid amount") specified in Clause 1 Article 60 of the Law on Tax Administration shall be handled as follows:
a) Offsetting against the outstanding tax, late payment interest, fines (hereinafter referred to as "debts") or offset against tax, late payment interest, fines payable next time (hereinafter referred to as "new amounts payable") in the following cases:
a.1) Offset against the taxpayer's debts that belong to the same category and area as those of the overpaid amount.
a.2) Offset against the taxpayer's new amount payables that belong to the same category and area as those of the overpaid amount.
a.3) The income payer that has the overpaid PIT shall offset it in accordance with Point a.1 and Point a.2 of this Clause. Overpaid PIT equals (=) overpaid PIT of the authorizing individual minus (-) PIT payable of the authorizing individual; the income payer shall return the overpaid PIT to the authorizing individual when it finalizes PIT.
a.4) Offset against another taxpayer's debts or new amount payables that belong to the same category and area as those of the overpaid amount if the current taxpayer has no more debt.
a.5) In case the taxpayer's overpaid amount is in a foreign currency as prescribed in Article 4 of this Circular, it shall be converted into VND at the selling rate at the beginning of the day quoted by Vietcombank on the day on which overpaid tax is determined.
b) Refund, refund combined with budget offsetting
In case the overpaid amount cannot be completely offset according to Point a of this Clause or the taxpayer does not have any debt, the taxpayer may submit an application for refund or refund combined with state budget offsetting in accordance with Article 42 of this Circular. The overpaid amount will be refunded when the taxpayer has no debt.
c) Date of determination of overpaid amount for offsetting or refund:
c.1) If the taxpayer calculate, declare and pay the declared tax themselves, the date of determination of overpaid amount shall be the day on which tax is paid to state budget; In case the taxpayer pays tax before submitting the tax declaration dossier, it shall be the day on which the tax declaration dossier is submitted. In case of supplementary declaration, it shall be the date the supplementary tax declaration dossier is submitted.
c.2) If the taxpayer calculate, declare and pay the declared tax themselves, the date of determination of overpaid amount shall be the day on which tax is paid to state budget; In case the taxpayer pays tax before submitting the tax declaration dossier, it shall be the day on which the tax declaration dossier is submitted. In case of supplementation of the tax declaration dossier, it shall be the date the supplementary documents are submitted.
c.3) If the taxpayer pays tax according to a decision issued by the tax authority, a decision or document issued by a competent authority, the date of determination of overpaid amount shall be the day on which tax is paid to state budget; In case the taxpayer pays tax before the decision or document is issued, it shall be the issuance date of the decision or document. In case of multiple decisions or documents, it shall be the issuance date of the last decision or document.
c.4) In case the taxpayer has paid tax before having to implement a court's judgment or decision, the date of determination of overpaid amount shall be the effective date of the court's judgment or decision.
2. Procedures for offsetting overpaid tax, late payment interest and fines
a) The taxpayer who has an overpaid amount to be offset against debts or new amounts payable according to Point a.1, Point a.2, Point a.3 Clause 1 of this Article is not required to submit the application for offsetting to the tax authority. The tax authority shall automatically offset the overpaid amount on the tax administration system in the cases specified in Point a.1, Point a.2 Clause 1 of this Article and provide information for the taxpayer in accordance with Article 69 of this Circular.
b) The taxpayer who has an overpaid amount to be offset against debts or new amounts payable according to Point a.4 Clause 1 of this Article shall submit an application which shall contain: the application form No. 01/DNXLNT in Appendix I hereof and relevant documents to the tax authority specified in Clause 3 of this Article.
c) The tax authority shall receive and process the taxpayer's application for offsetting in accordance with Clause 3 of this Article. Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the tax authority shall compare the overpaid amount, debts and new amounts payable specified in the taxpayer's application with those on the tax administration system:
c.1) If the information matches, the tax authority shall offset the overpaid amount against the debts and new amounts payable as requested by the taxpayer and send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-XLBT in Appendix I hereof.
c.2) If the taxpayer is not eligible for offsetting as prescribed in Clause 1 of this Article, the tax authority shall send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-XLBT in Appendix I hereof and provide explanation.
If information in the taxpayer's application does match that on the tax administration system, the tax authority shall request the taxpayer to provide explanation and supplementary documents according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP and send it to the taxpayer. The explanation and supplementation time shall be excluded from the application processing time. If the taxpayer's explanation and supplementary documents match information on the tax administration system, carry out the offsetting according to Point c.1 of this Clause.
If the taxpayer fails to provide explanation or supplementary documents by the deadline imposed by the tax authority or information in the taxpayer's application does not match information on the tax administration system, the tax authority shall send the taxpayer a notification according to Form No. 01/TB-XLBT in Appendix I hereof and provide explanation for not offsetting the overpaid amount.
3. Authority of to offset overpaid amounts
a) Supervisory tax authorities shall:
a.1) Offset the overpaid amount against the debts and new amounts payable of taxpayers under their management in the cases specified in Point a.1 and Point a.2 Clause 1 of this Article.
a.2) Receive, process applications for settlement of taxpayers' overpaid amounts in the cases specified in Point a.4 Clause 1 of this Article that are collected by supervisory tax authorities or managed by tax authorities of the receiving provinces according to Point b Clause 6 Article 3 of this Circular.
b) State budget revenue-managing tax authorities shall:
b.1) Offset on the tax administration system the overpaid amounts of the taxpayers under their management in the cases specified in Point a.1 and Point a.2 Clause 1 of this Article.
b.2) Receive, process applications for settlement of taxpayers' overpaid amounts in the cases specified in Point a.4 Clause 1 of this Article that are under their management.
c) The tax authority of the receiving province prescribed in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular shall:
c.1) Offset the overpaid amount against the debts and new amounts payable under their management in the cases specified in Point a.1 and Point a.2 Clause 1 of this Article.
c.2) Cooperate with supervisory tax authorities in offsetting overpaid amounts against the debts and new amounts under their management according to Point a.4 Clause 1 of this Article.
Article 26. Cancellation of refund of overpaid tax, late payment interest and fines
In case the taxpayer has an overpaid amount which is not eligible for refund and the tax authority finalizes the overpaid amount on the accounting books or tax administration system according to Clause 3 Article 60 of the Law on Tax Administration:
1. In the case specified in Point a Clause 3 Article 60 of the Law on Tax Administration:
a) The taxpayer shall send a document rejecting the refund according to Form No. 01/DNKHT in Appendix I hereof.
b) The tax authority specified in Clause 4 of this Article shall receive and process the taxpayer's document within 05 working days from its receipt as follows:
b.1) If information matches, the tax authority shall issue the decision on refund cancellation according to Form No. 01/QD-KHTNT in Appendix I hereof and send it to the taxpayer.
b.2) If information does not match, the tax authority shall send the taxpayer a request for explanation and supplementary documents according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP.
The explanation and supplementation time shall be excluded from the processing time. If the taxpayer's explanation and supplementary documents match the information on the tax administration system, the tax authority shall issue the decision on refund cancellation. If the taxpayer fails to provide explanation and supplementary information by the deadline imposed by the tax authority, the tax authority shall send the taxpayer a notification that the taxpayer's overpaid amount cannot be finalized according to Form No. 02/TB-KHTNT and provide explanation.
2. In case the taxpayer is not operating at the registered address where the overpaid amount occurs as prescribed in Point b Clause 3 and Clause 4 Article 60 of the Law on Tax Administration:
a) After 180 days from the day on which the tax authority issues the notification that the taxpayer no longer operates at the registered address, the supervisory tax authority shall publish the notification of the taxpayer's overpaid amount (Form No. 01/DSKNT) on its website and mass media after the tax authority offsets the overpaid amount and debts of the taxpayer nationwide.
b) before issuing the notification of the taxpayer's overpaid amount mentioned in Point a of this Clause, the supervisory tax authority shall cooperate with the state budget revenue-managing tax authority or the tax authority of the receiving province in determining the taxpayer's overpaid amounts and debts nationwide after offsetting is carried out by the tax administration system according to Point a.1 Clause 1 Article 25 of this Circular; issue a decision on refund cum state budget offsetting according to Form No. 02/QDHT in Appendix I hereof (the refunded amount is equal to the offset debt, no amount is refunded after offsetting). The tax authority shall send an order for return and offsetting of state budget revenues to State Treasury in accordance with Article 47 of this Circular.
c) After 01 years from the issuance date of the notification mentioned in Point a of this Clause, if the tax authority does not receive any written request for refund of the overpaid amount form the taxpayer, the supervisory tax authority shall issue the decision on refund cancellation according to Form No. 01/QD-KHTNT in Appendix I hereof and finalized the taxpayer's overpaid amount which is not refunded on the accounting book.
d) Within 03 working days from the day on which the taxpayer's overpaid amount is finalized on the accounting books, the supervisory tax authority shall publish the decision on refund cancellation on its website.
3. In case the taxpayer fails to offset the overpaid amount against tax obligations and does not claim tax refund according to Point c Clause 3 Article 60 of the Law on Tax Administration:
a) After March 31 every year, pursuant to Clause 4 of this Article, the tax authority shall compile a list of overpaid amounts that have been overdue for 10 years according to Form No. 01/DSKNT in Appendix I hereof.
b) The tax authority shall send the taxpayer the notification of the overpaid amount that has been overdue for 10 years according to Form No. 02/TB-KHTNT in Appendix I hereof. The tax authority shall publish overpaid amounts of taxpayers that no longer operate at their registered addresses or whose TINs have been invalidated.
c) If the tax authority does not receive the taxpayer's response within 15 working days from the day on which the notification is sent to the taxpayer or published on the tax authority's website, the tax authority shall issue the decision on refund cancellation according to Form No. 01/QD-KHTNT in Appendix I hereof and finalized the taxpayer's overpaid amount on the accounting book.
d) Within 03 working days from the day on which the taxpayer's overpaid amount is finalized on the accounting books, the supervisory tax authority shall publish the decision on refund cancellation on its website.
4. Authority to issue decisions on refund cancellation
a) Supervisory tax authorities shall:
a.1) Receive, process applications for refund cancellation of taxpayers and issue decisions on refund cancellation regarding the overpaid amounts under their management or under management of the tax authority of the receiving province according to Point b Clause 6 Article 3 of this Circular.
a.2) Issue decisions on refund cancellation in cases where taxpayers under their management no longer operate at their registered addresses.
a.3) Issue decisions on refund cancellation in cases where overpaid amounts have been overdue for 10 years under their management or under management of the tax authority of the receiving province according to Point b Clause 6 Article 3 of this Circular.
b) State budget revenue-managing tax authorities shall:
b.1) Receive, process applications for refund cancellation of taxpayers and issue decisions on refund cancellation regarding the overpaid amounts under their management.
b.2) Cooperate in reviewing overpaid amounts and debts before the supervisory tax authorities issue decisions on refund cancellation in cases where taxpayers no longer operate at their registered addresses; finalize overpaid amounts under their management according to issued decisions.
b.3) Issue decisions on refund cancellation in cases where overpaid amounts have been overdue for 10 years under their management.
c) The tax authority of the receiving province prescribed in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular shall:
Cooperate in reviewing overpaid amounts and debts before the supervisory tax authorities issue decisions on refund cancellation in the cases specified in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article; offset and finalize overpaid amounts under their management according to issued decisions.
Section 1. TAX REFUND ACCORDING TO TAX LAWS
Article 27. Responsibilities of tax authorities for processing tax refund applications
1. Cases of tax refund according to tax laws
a) VAT refund according to VAT laws.
b) Refund of excise tax according to excise tax laws on biological gasoline.
c) Tax refund according to Double Taxation Agreements and other International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Responsibility for receiving and processing applications for tax refund according to tax laws
a) Provincial Departments of Taxation shall receive and process tax refund applications mentioned in Clause 1 of this Article (except the cases specified in Point b and Point c of this Clause) submitted by taxpayers under management of Departments of Taxation and sub-departments of taxation.
Heads of Departments of Taxation of Hanoi, Ho Chi Minh City, Binh Duong province, Dong Nai province may assign sub-department of taxation to receive and process VAT refund applications from taxpayers under direct management of sub-departments of taxation, including the following tasks: classify tax refund applications eligible for tax refund before inspection or subject to inspection before refund; determine refundable tax; determine tax debt, fine, late payment interest to be offset against refundable tax; draft tax refund decisions or decisions on tax refund and state budget revenue offsetting (hereinafter referred to as "tax refund decision") or notification of rejected applications (if any); then transfer all documents to the Department of Taxation for completion according to this Circular.
b) The Department of Taxation where the taxpayer declares VAT on the investment project according to Point a Clause 1 Article 11 of Decree No. 126/2020/ND-CP shall receive and process applications for refund of tax on the investment project of the taxpayer.
c) Supervisory tax authorities shall receive and process applications for refund of input VAT that remains after deduction upon transfer of ownership, conversion of enterprises, consolidation, merger, full division, partial division, bankruptcy and shutdown of enterprises.
Article 28. Application for VAT refund
An application for VAT refund according to VAT laws (except refund of VAT under international treaties; refund of input VAT that remains after deduction upon transfer of ownership, conversion of enterprises, consolidation, merger, full division, partial division, bankruptcy and shutdown of enterprises specified in Article 30 and Article 31 of this Circular) shall contain:
1. The application form No. 01/HT in Appendix I hereof.
2. Documents that are relevant to the case. To be specific:
a) Refund of VAT on an investment project:
a.1) Copy of the Certificate of Investment Registration or Investment Certificate or Investment License in case the Certificate of Investment Registration is mandatory;
a.2) If the project has a construction work: Copy of the Land Use Right (LUR) Certificate, land allocation decision or land lease contract of a competent authority; the construction license;
a.3) Copy of the charter capital contribution certificate;
a.4) Copy of the license for conditional business; certificate of eligibility for conditional business; documents issued by competent authorities permitting the conditional business according to Point c Clause 2 Article 10 of the Government’s Decree No. 209/2013/ND-CP dated 18/12/2013, which is amended by Clause 6 Article 1 of the Government’s Decree No. 100/2016/ND-CP dated 01/7/2016;
a.5) A list of invoices and documentary evidence for purchases according to Form No. 01-1/HT in Appendix I hereof, unless the taxpayer has sent electronic invoices to the tax authority;
a.6) The decision on establishment of the Project Management Board, the project owner's decision on assignment of project management tasks, regulations on organizational structure and operation of the branch or Project Management Board (if tax refund is applied by the branch or Project Management Board).
b) Refund of VAT on exported goods and services:
b.1) A list of invoices and documentary evidence for purchases according to Form No. 01-1/HT in Appendix I hereof, unless the taxpayer has sent electronic invoices to the tax authority;
b.2) A list of customs declarations that are granted customs clearance according to Form No. 01-2/HT in Appendix I hereof (for exports granted customs clearance in accordance with customs laws).
c) Refund of VAT on a program/project funded by ODA grant:
c.1) In case the ODA grant is under direct management of the owner of the program/project:
c.1.1) Copy of the international treaty or agreement on ODA grant or documents discussing the provision and receipt of ODA grant; copy of the decision to approve the project/non-project grant aid documents or decision on investment in the program and the project documents or feasibility study report that is approved in accordance with Point a and Point b Clause 2 Article 80 of the Government’s Decree No. 56/2020/ND-CP dated 25/5/2020.
c.1.2) The written request for public service expenditure validation and reimbursement of the project owner according to Point c Clause 2 Article 80 of Decree No. 56/2020/ND-CP and Point a Clause 10 Article 10 of Decree No. 11/2020/ND-CP.
c.1.3) A list of invoices and documentary evidence for purchases according to Form No. 01-1/HT in Appendix I hereof, unless the taxpayer has sent electronic invoices to the tax authority.
c.1.4) Copy of the written confirmation issued by the governing body of the ODA program/project to the program/project owner that the ODA grant provided for the program/project is eligible for VAT refund and that state budget will not provide counterpart fund for payment of VAT.
c.1.5) In case the program/project owner assigns the management or execution of all or part of the program/project to another unit or organization in accordance with regulations of law on management and use of ODA grant but this is not mentioned in any of the documents specified in Point c.1.1 and Point c.1.4 of this Clause, in addition to the documents specified in Points c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 of this Clause, there shall be copies of documents about the assignment of management or execution of the program/project to the unit or organization that applies for tax refund.
c.1.6) In case the application for tax refund is prepared by the main contractor, in addition to the documents specified in Points c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 of this Clause, there shall be a contract between the project owner and the main contractor showing that the contractual prices are exclusive of VAT.
The taxpayer only has to include the documents specified in Points c.1.1, c.1.4, c.1.5, c.1.6 of this Clause in the first tax refund application or in the supplementary application.
c.2) In case the ODA grant is under direct management of the donor:
c.2.1) The documents specified in Point c.1.1 and Point c.1.3 of this Clause;
c.2.2) In case the donor appoints the donor's representative office or an organization to manage, execute the program/project (except the case specified in Point c.2.3 of this Clause) but this is not mentioned in any of the documents specified in Point c.1.1 of this Clause, the following documents shall also be included:
c.2.2) Copies of documents proving that the donor appoints the donor's representative office or an organization to manage, execute the program/project;
c.2.2.2) Copies of documents issued by competent authorities about establishment of the donor's representative office or the organization appointed by the donor.
c.2.3) In case the application for tax refund is prepared by the main contractor, in addition to the documents specified in Point c.2.1, there shall be copies of the contract between the donor and the main contractor or the contract summary bearing the donor's confirmation of the contract between the donor and the main contractor, including the following information: contract number, contract conclusion date, contract duration, scope of contract, value of contract, method of payment, VAT-exclusive contractual prices.
The taxpayer only has to include the documents specified in Points c.1.1, c.2.2, c.2.3 of this Clause in the first tax refund application or in the supplementary application.
d) Refund of VAT on domestic goods and services purchased with non-ODA grant aid
d.1) Copy of the decision to approve the program/project documents, the non-project assistance and the program/project/non-project grant aid documents according to Point a Clause 2 Article 24 of the Government’s Decree No. 80/2020/ND-CP dated 08/7/2020;
d.2)) The written request for public service expenditure validation and reimbursement of the project owner according to (when receiving grant aid classified as state budget revenue) according to Point b Clause 2 Article 25 of the Government’s Decree No. 80/2020/ND-CP dated 08/7/2020 and Point a Clause 10 Article 10 of the Government’s Decree No. 11/2020/ND-CP dated 20/01/2020.
d.3) A list of invoices and documentary evidence for purchases according to Form No. 01-1/HT in Appendix I hereof, unless the taxpayer has sent electronic invoices to the tax authority.
The taxpayer only has to include the documents specified in Point d.1 of this Clause in the first tax refund application or in the supplementary application.
dd) Refund of VAT on domestic goods and services purchased with international emergency aid for natural disaster recovery in Vietnam:
dd.1) Copy of the decision to receive emergency aid or decision to receive receiving international emergency aid for natural disaster recovery and according to Clauses 6, 7, 8 Article 3 of the Government’s Decree No. 50/2020/ND-CP dated 20/4/2020.
dd.2) A list of invoices and documentary evidence for purchases according to Form No. 01-1/HT in Appendix I hereof, unless the taxpayer has sent electronic invoices to the tax authority.
The taxpayer only has to include the documents specified in Point dd.1 of this Clause in the first tax refund application or in the supplementary application.
e) Tax refund due to diplomatic immunity:
e.1) The list of VAT on goods and services purchased for the diplomatic mission according to Form No. 01-3a/HT in Appendix I hereof which is certified by Directorate of State Protocol – the Ministry of Foreign Affairs that the expenses are eligible for tax refund due to diplomatic immunity.
e.2) List of foreign service officers who are eligible for VAT refund according to Form No. 01-3b/HT in Appendix I hereof.
g) Tax refund for commercial banks that are VAT refund agents for outbound passengers
The list of VAT refund documents for outbound passengers according to Form No. 01-4/HT in Appendix I hereof.
h) VAT refund under decision of a competent authority: The decision issued by the competent authority.
Article 29. Application for refund of excise tax on biological gasoline
1. The application form No. 01a/DNHT enclosed with the Government’s Decree No. 14/2019/ND-CP dated 01/02/2019.
2. Copies of documents issued by competent authorities specifying that the taxpayer is permitted to produce biological gasoline, enclosed with the application for excise tax refund for the first time.
Article 30. Application for tax refund under Double Taxation Agreements and other International Agreements
1. The application for tax refund under a Double Taxation Agreement shall contain:
a) Application form No. 02/HT in Appendix I hereof.
b) Relevant documents, including:
b.1) The residence certificate issued by the tax authority of the country of residence which has been granted consular legalization and specifies the year of residence;
b.2) Copies of the business contract, service contract, agent contract, authorization contract, technology transfer contract or employment contract with the Vietnamese party, certificate of deposit in Vietnam, certificate of capital contribution in the company in Vietnam (on a case-by-case basis) certified by the taxpayer;
b.3) Written confirmation provided by the Vietnamese party of the duration and actual execution of the contract (in case of tax refund to foreign transport companies);
b.4) The authorization letter in case the legal representative is authorized to follow procedures for application of Tax Agreement. In case the legal representative is authorized to apply for tax refund into the account of another entity, consular legalization (if authorized overseas) or notarization (if authorized in Vietnam) is mandatory;
b.5) The list of tax payment documents according to Form No. 02-1/HT in Appendix I hereof.
2. An application for tax refund under other international treaties shall contain:
a) The application form No. 02/HT in Appendix I hereof which is confirmed by the authority that proposed the conclusion of the international treaty.
b) Relevant documents, including:
b.1) Copies of the international treaty;
b.2) Copies of the contract with the Vietnamese party certified by the foreign party or the authorized representative;
b.3) Summary of the contract certified by the foreign party or the authorized representative. The summary shall include: names of the contract and its articles; scope of the contract and tax obligations specified in the contract;
b.4) The authorization letter in case the foreign party authorizes a Vietnamese organization or individual to follow procedures for tax refund under the international treaty. In case the legal representative is authorized to apply for tax refund into the account of another entity, consular legalization (if authorized overseas) or notarization (if authorized in Vietnam) is mandatory;
b.5) The list of tax payment documents according to Form No. 02-1/HT in Appendix I hereof.
Article 31. Applications for refund of input VAT that remains after deduction upon transfer of ownership, conversion of enterprises, consolidation, merger, full division, partial division, bankruptcy or shutdown of enterprises.
1. In case a site inspection has to be carried out at the taxpayer's premises according to Point g Clause 1 Article 110 of the Law on Tax Administration and Chapter VIII of this Circular, the taxpayer is not required to send the application form No. 01/HT in Appendix I hereof.
On the basis of the verdict, settlement decision and other documents, the tax authority shall determine the VAT that remains after deduction and is eligible for refund, and refund it to the taxpayer in accordance with regulations of this Section.
2. In case a site inspection mentioned in Clause 1 of this Article is not required, the taxpayer shall prepare and send application form No. 01/HT in Appendix I hereof to the tax authority.
Article 32. Receiving applications for tax refund
1. Electronic applications
a) The taxpayer shall send the electronic application for tax refund via the information portal of General Department of Taxation or other information portals as prescribed by regulations of law on electronic tax transactions.
b) Electronic applications for tax refund of taxpayers shall be received as prescribed by regulations of law on electronic tax transactions.
c) Within 03 working days from the date written on the receipt note (Form No. 01/TB-HT in Appendix I hereof), the tax authority that processes the tax refund application in accordance with Article 27 of this Circular (hereinafter referred to as "processing authority") shall decide whether to issue a notice of granted application according to Form No. 02/TB-HT in Appendix hereof or notice of rejected application according to Form No. 04/TB-HT in Appendix I hereof via the information portal of General Department of Taxation or other information porters through which the taxpayer submits the electronic tax refund application.
2. Physical applications
a) In case the taxpayer submits a physical application at the tax authority, the tax official shall examine the satisfactoriness of the application as per regulations. In case the application is not satisfactory, the tax official shall request the taxpayer to supplement the application. In case the application is satisfactory, the tax official shall send a notice of receipt of the application according to Form No. 01/TB-HT in Appendix I hereof to the taxpayer record the application on the tax administration system.
b) In case the taxpayer sends the physical application by post, the tax official shall append the date stamp on the application and record the application on the tax administration system.
c) Within 03 working days from the day on which the application is received, the tax authority shall decide whether to issue the notice of granted application according to Form No. 02/TB-HT in Appendix hereof (if the application is granted), or the notice of unsatisfactory application according to Form No. 03/TB-HT in Appendix I hereof (for applications sent by post), or the notice of rejected application according to Form No. 04/TB-HT in Appendix I hereof (if the application is rejected).
3. Cancellation of tax refund application
In case the taxpayer wishes to cancel the tax refund application that was sent to the tax authority, the taxpayer shall submit the written request for cancellation of the tax refund application according to Form No. 01/DNHUY in Appendix I hereof. Within 03 working days from the receipt of Form No. 01/DNHUY, the processing shall send the taxpayer a notice of cancelled tax refund application according to Form No. 02/TB-HT in Appendix I hereof and close it on the tax authority's records.
The taxpayer may carry deduct refundable tax from the tax payable on the tax form of the next period from the date of issuance of the notice of cancelled tax refund application if the conditions for declaration, deduction or re-submission of the tax refund application are satisfied.
In case the tax authority has issued the decision on inspection before tax refund, the taxpayer must not send the written request for cancellation of the tax refund application. The processing authority shall carry out the inspection in accordance with Article 110 of the Law on Tax Administration and Chapter VIII of this Circular.
Article 33. Classification of tax refund application
1. A tax refund application shall be subject to inspection before refund in one of the following cases:
a) The taxpayer submits the application for tax refund according to tax laws for the first time. In case the taxpayer's first tax refund application is not granted, the next tax refund application is still considered the first application. Specific cases:
a.1) Tax refund according to VAT laws including:
a.1.1) Refund of VAT on goods and services purchased for the investment project;
a.1.2) Refund of VAT on goods and services purchased for production, sale of goods and services for exports.
a.1.3) Refund of VAT on program/project funded by ODA grant;
a.1.4) Refund of VAT on domestic goods and services purchased with non-ODA grant aid from foreign organizations.
a.2) First refund of excise tax.
a.3) First tax refund under separate contracts or agreements with organizations and individuals in Vietnam according to Double Taxation Agreements and other International Agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
b) The application for tax refund is submitted within 02 years from the day on which the taxpayer's was penalized for tax evasion;
In case the taxpayer submits multiple tax refund applications in 02 years, when the taxpayer submits the first application after being penalized for tax evasion, if the tax authority determines that the taxpayer does not understate tax payable or overstate refundable tax according to Article 142 of the Law on Tax Administration, or does not commit tax evasion according to Article 143 of the Law on Tax Administration, the next tax refund applications of the taxpayer will not be subject to inspection before refund. In case the taxpayer declares tax incorrectly in the next tax refund application according to Article 142 or Article 143 of the Law on Tax Administration, these applications will be subject to inspection before refund for 02 years from the day on which penalties for tax evasion are imposed.
c) The tax refund application is submitted upon transfer (for state-owned enterprises), dissolution, bankruptcy, shutdown, sale of the organization or enterprise;
In case the taxpayer mentioned in this Point has to finalize tax for shutdown and has determined refundable tax, the tax authority shall consider refunding tax according to the inspection result instead of classifying the application as being subject to inspection before refund.
d) The tax refund application poses high tax risks according to regulations on risk management in tax administration;
dd) The tax refund application is eligible for tax refund before inspection but the taxpayer fails to provide explanation or supplement the tax refund application before the deadline specified in writing by the tax authority, or the explanation or supplementary documents are not able to prove that the declared tax is correct;
e) The application for refund of VAT on exports or imports that are not paid for via a bank or credit institution as prescribed by law.
2. Tax refund applications that are not in the case specified in Clause 1 of this Article shall be eligible for refund before inspection.
Article 34. Processing tax refund applications
1. Determination of refundable tax
a) In case the refundable tax determined by the tax authority is different from the refund claimed by the taxpayer:
a.1) In case the claimed refund is greater than the refundable tax, the taxpayer will receive the refundable amount.
a.2) In case the claimed refund is smaller than the refundable tax, the taxpayer will receive the claimed amount.
b) For tax refund applications eligible for refund before inspection
On the basis of the taxpayer's tax refund application and information about the taxpayer in the database, the tax authority shall inspect the tax refund application at the tax authority in order to determine eligibility for tax refund. To be specific:
b.1) In case the taxpayer is eligible for tax refund, the tax authority shall compare the claimed amount specified in the tax refund application with the tax declaration dossier of the taxpayer. The refundable amount shall be conformable with the Law on Tax Administration and its guiding documents.
b.2) If information is not adequate for determination of the taxpayer's eligibility for tax refund, the tax authority shall send the taxpayer a request for explanation and supplementary documents according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP within 03 working days from the day on which the tax authority receives the tax refund application. In case the taxpayer submits an electronic application, the request shall be sent via the information portal of General Department of Taxation.
Within 10 working days from the day on which the request is issued by the tax authority, the taxpayer shall provide explanation or supplementary documents to the tax authority.
If the taxpayer fails to provide explanation or supplementary documents by the deadline or the explanation and supplementary documents are not able to prove that the declared tax is correct, the tax authority shall send the taxpayer a notice that the tax refund application is subject to inspection before refund according to Form No. 05/TB-HT in Appendix I hereof within 06 working days from the day on which the tax refund application is received according to Article 32 of this Circular.
The period of time from the issuance date of the request for explanation or supplementary documents to the day the tax authority receives the taxpayer's explanation or supplementary documents shall be excluded from the tax refund application processing time of the tax authority.
c) Cases of inspection before refund:
If the tax authority, while inspecting the tax refund application, determines that the application is eligible for refund, the tax authority shall refund tax to the taxpayer without waiting for the result of verification of the entire tax refund application; in case verification is necessary or the taxpayer is required to provide explanation or supplementary documents, tax shall be refunded when all conditions are satisfied as per regulations.
In case the pre-refund inspection record shows that the taxpayer has both refundable tax and unpaid tax, late payment interest or fine, the tax authority shall issue a decision on penalties for tax offences and offset the refundable tax specified in the refund decision (Form No. 02/QD-HT in Appendix I hereof).
d) In case the taxpayer is suspected of tax evasion at a level that is liable to criminal prosecution, the tax authority shall transfer the case to the police authority for handling according to the Criminal Procedure Code.
dd) If the tax authority does not receive any response from the police authority or competent authority after expiration the time limit for tax inspection:
dd.1) In case the tax authority determines that the taxpayer is eligible for refund, the tax authority shall refund tax to the taxpayer without waiting for the result of verification of the entire tax refund application; in case verification is necessary or the taxpayer is required to provide explanation or supplementary documents, tax shall be refunded when all conditions are satisfied as per regulations.
dd.2) The tax authority has to end the post-refund inspection on time. Regarding the refunded tax pending responses from relevant authorities, the tax authority shall specify in the inspection record that the taxpayer's eligibility for tax refund is not final. In case the tax authority determines that the application is not eligible when relevant authorities respond, the tax authority shall issue a refund disgorgement decision according to Form No. 03/QD-THH in Appendix I hereof, impose fines and late payment interest (if any) as per regulations.
2. Determination of tax, late payment interest, fines and other amount payable to state budget that can be offset against refundable tax.
The processing authority shall offset the refundable tax against the unpaid tax, late payment interest, fines and other amounts payable to state budget (hereinafter referred to as "tax debts).
The following tax debts shall be offset (excluding tax debts undergoing cancellation and debts paid in instalment specified in Article 83 and Article 124 of the Law on Tax Administration), including:
a) Tax debts managed by tax authorities on the tax administration system;
b) Tax debts (excluding customs fees and charges) provided by customs authorities according to regulations on information exchange and cooperation between customs authorities and tax authorities;
c) Tax debts specified in written requests of agencies and organizations assigned to manage state budget revenues that are not under management of tax authorities according to Clause 3 Article 3 of the Law on Tax Administration (hereinafter referred to as "other agencies").
d) In case the taxpayer has refundable tax at the headquarters but a dependent unit has tax debt on the tax administration system, the tax authority shall offset them against each other. In case multiple dependent units have tax debts, the tax debt with latest due date shall be offset first.
In case the dependent unit has refundable tax, it shall be offset against the taxpayer's tax debt at the headquarters.
dd) In case the taxpayer request that the tax authority offset part of the remaining refundable tax against tax debt of another taxpayer, the tax authority shall determine the refundable tax and offset it against tax debt of the other taxpayer after offsetting the taxpayer's tax debt in accordance with Points a, b, c, d of this Clause.
e) Tax authorities shall be responsible for tax debts on the tax administration system; customs authorities shall be responsible for information about tax debts on the customs system provided for tax authorities; other agencies shall be responsible for other debts offset against refundable tax by tax authorities.
In case the offset tax debt is higher than the actual tax debt, it will be considered an overpaid amount. The tax authority, customs authority and other agencies shall handle this situation in accordance with of Article 25 of this Circular and relevant laws.
Article 35. Implementation of specialized measures during processing of tax refund applications
1. The customs authority shall be responsible for information about exports and imports on the customs declaration according to customs laws and tax administration laws.
In case the customs declaration is not available on the database provided by the customs authority, the processing authority shall send request relevant customs authorities in writing to provide database as the basis for processing the VAT refund application.
2. On the basis of result of analysis, risk assessment, in order to serve management of VAT refunds, or tax offences or customs offences are suspected during inspection, the tax authority shall provide information about the taxpayer's offences for the customs authority to serve customs supervision and inspection as per regulations.
The General Department of Taxation shall, every quarter on the 20th of the succeeding month or whenever necessary, send the written request to General Department of Customs for application of channeling criteria to inspect and supervise exports and imports having high risk of incorrect tax refund. The written request shall specify the criteria and method for inspection and supervision of exports and imports by enterprise, category, area, field according to the Law on Customs.
Within 05 working days from the receipt of the written request from General Department of Taxation, General Department of Customs shall apply channeling criteria to inspect and supervise exports and imports. In case the request is rejected or there are difficulties, General Department of Customs shall send a written response to General Department of Taxation within this time limit and provide explanation.
3. In case through tax inspection, it is discovered that the taxpayer purchases goods and services from another taxpayer (supplier) that commits tax evasion, the tax authority shall include inspection of the supplier in the inspection plan, or request the supervisory tax authority of the supplier to carry out the inspection and provide information about the supplier compliance to tax laws as the basis for tax refund.
4. In case the taxpayer has payment transactions that are relevant to an organization or individual that has suspicious transactions according to the warning list of the Banking Supervision and Inspection Agency; or the taxpayer's bank transfer confirmations are found to be inadequate or unconformable:
a) The processing authority shall send a written request to the credit institution or payment service provider for information (including account statements) of the payer (or transferor), the beneficiary or their related persons as the basis for VAT refund;
b) The processing authority shall send a written request to the border checkpoint customs authority for information about the cash (in foreign currencies or VND) that is brought into Vietnam through the border checkpoint within 05 working days from the receipt of the request as the basis for refund of VAT on goods exported through road checkpoint as per regulations.
5. In case the tax authority, through inspection during the tax refund process, suspects that the taxpayer has committed violations of law and has transfer the case to the police for investigation, or the taxpayer's accounting books, invoices and documents relevant to the claimed refund have been confiscated by a competent authority, the tax authority shall send a notice of ineligibility for tax refund according to Form No. 04/TB-HT in Appendix I hereof to the taxpayer. The tax authority shall refund tax when upon availability of result or receipt of opinions from the police or competent authorities or when the application is adequate as per regulations.
Article 36. Tax refund decisions
1. The processing authority shall determine the refundable amount, the tax debt to be offset against refundable amount, tax to be paid on behalf of another taxpayer, remaining refundable amount after offsetting, then prepare the refund proposal and draft the decision on tax refund or decision on state budget revenue offsetting (hereinafter referred to as "tax refund decision") according to Form No. 01/QDHT or Form No. 02/QDHT, a Appendix of tax, late payment interest, fines that are offset against refundable amount (if any) according to Form No. 01/PL-BT, the notice of ineligibility for tax refund (if any) according to Form No. 04/TB-HT in Appendix I hereof.
2. The tax authority shall update on the tax administration system information about the tax refund application, including: the tax declaration dossier, tax refund application, tax refund inspection record (if any), post-inspection tax decision (if any), draft tax refund decision, appendix of tax, late payment interest, fines that are offset against refundable amount (if any) or notice of ineligibility for tax refund (if any).
3. The sub-department of taxation that is assigned to receive and process the tax refund application according to Point a Clause 2 Article 27 of this Circular shall transfer all tax refund-related documents specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article to the Department of Taxation. The Department of Taxation shall issue a tax refund decision according to Form No. 01/QDHT if the taxpayer does not have tax debt, or a tax refund decision according to Form No. 02/QDHT, an appendix of tax, late payment interest and fines to be offset against refundable amount according to From No. 01/PL-BT (if any) if the taxpayer still has tax debt or the taxpayer wishes to have the refundable amount offset against the debts and other amounts payable by another taxpayer, or a decision to transfer the refundable amount to a bank which is a VAT refund agent according to Article 21 of Circular No. 72/2014/TT-BTC dated 30/5/2014 of the Ministry of Finance, which is amended by Clause 15 Article 1 of Circular No. 92/2019/TT-BTC dated 31/12/2019 of the Ministry of Finance in case tax is refunded to a bank which is a VAT refund agent, or a notice of ineligibility for tax refund according to Form No. 04/TB-HT in Appendix I hereof. The Department of Taxation shall take responsibility for the tax refund decision as prescribed by law.
4. The tax authority (except in the case specified in Clause 3 of this Article) shall issue a tax refund decision according to Form No. 01/QDHT in Appendix I hereof if the taxpayer does not have tax debt, or a tax refund decision according to Form No. 02/QDHT, an appendix of tax, late payment interest and fines to be offset against refundable amount according to From No. 01/PL-BT if the taxpayer still has tax debt or the taxpayer wishes to have the refundable amount offset against the debts and amounts payable by another taxpayer, or a decision to transfer the refundable amount to a bank which is a VAT refund agent according to Article 21 of Circular No. 72/2014/TT-BTC dated 30/5/2014 of the Ministry of Finance, which is amended by Clause 15 Article 1 of Circular No. 92/2019/TT-BTC dated 31/12/2019 of the Ministry of Finance in case tax is refunded to a bank which is a VAT refund agent.
5. The tax authority shall fully update and record the tax refund decision or the decision on tax refund to the bank that is a VAT refund agent to the tax administration system within its issuance date.
Article 37. Issuance of an order for return of state budget revenues or an order for return and offsetting of state budget revenues
1. The tax authority that issued the tax refund decision or decision on tax refund to VAT refund agent shall issue an order for return of state budget revenues or an order for return and offsetting of state budget revenues in accordance with regulations of law on state budget accounting and State Treasury operations
Right after the issuance of the order for return of state budget revenues or an order for return and offsetting of state budget revenues, the tax authority shall send it to the State Treasury electronically; if the order cannot be sent electronically, the tax authority shall send the physical order to the State Treasury for refunding tax to the taxpayer.
2. The State Treasury shall refund tax to the taxpayer within 01 working day from the day on which the order is received.
Article 38. Return of tax refund result
1. The tax authority shall send the notice of ineligibility for tax refund, the tax refund decision or the decision on tax refund to the VAT refund agent to the taxpayer, relevant organizations and agencies via the website of General Department of Taxation within the issuance date of the decision or notice, or within the next working day at the latest.
2. In case the Department of Taxation issues a tax refund decision or a decision on tax refund to the VAT refund agent to a taxpayer under the management of the sub-department of taxation, the Department of Taxation shall send the decision to the sub-department of taxation for monitoring.
3. In case the taxpayer offsets the refundable amount against tax debt of another taxpayer or against tax payable at another tax authority according to Article 34 of this Circular, the tax authority shall issue a tax refund decision and send it to the state budget revenue-managing tax authority and tax authority of the receiving province for recording.
Article 39. Post-refund inspection
1. Tax authorities shall carry out post-refund inspections in accordance with Section 1, Section 2, Section 3 Chapter XIII of the Law on Tax Administration and regulations of law on inspection.
2. When the result of post-refund inspection at the taxpayer's premises is available and if the refunded tax is found to be unconformable, the tax authority shall issue a decision on refund disgorgement according to Form No. 03/QD-THH in Appendix I hereof, impose penalties and late payment interest (if any) as per regulations.
Article 40. Disgorgement of tax refund
1. In case the tax authority or a competent authority, through inspection, discovers that tax is refunded against the regulations, the taxpayer shall return the excess refund and pay late payment interest thereon in accordance with Article 59 of the Law on Tax Administration and Article 21 of this Circular for the period from the day on which State Treasury refunds tax or offsets refundable tax against other state budget revenues under the refund disgorgement decision (Form No. 03/QD-THH in Appendix I hereof), decision or document of the competent authority.
2. If the taxpayer that discovers the unconformable refund themselves shall submit supplementary documents according to Article 47 of the Law on Tax Administration and Article 7 of Decree No. 126/2020/ND-CP; return the excess refund and pay late payment interest in accordance with Article 59 of the Law on Tax Administration and Article 21 of this Circular for the period from the day on which State Treasury refunds tax or offsets refundable tax against other state budget revenues.
3. In case the taxpayer has received the refund of VAT on exports but the exports are returned by the seller, the taxpayer shall submit supplementary documents according to Article 47 of the Law on Tax Administration and Article 7 of Decree No. 126/2020/ND-CP; return the VAT refund on the returned goods and pay late payment interest in accordance with Article 59 of the Law on Tax Administration and Article 21 of this Circular for the period from the day on which State Treasury refunds tax or offsets refundable tax against other state budget revenues.
4. The taxpayer may declare deduction of the unconformable refund if conditions for VAT deduction are fully satisfied according to VAT laws from the tax period succeeding the period in which the error is found in the cases specified in Clause 2 of this Article on declare it in the tax declaration dossier of the tax period in which the decision on refund disgorgement is received, or the decision/document of the competent authority mentioned in Clause 1 of this Article.
Section 2. REFUND OF OVERPAYMENTS
Article 41. Responsibilities of tax authorities for receiving and processing applications for refund of overpayments
1. Responsibility to receive applications for refund of overpayments:
a) Supervisory tax authorities shall receive and process applications for refund of overpayments (including refund of overpaid CIT; refund of overpaid VAT according to Point b, c Clause 3 Article 13 of this Circular; refund of overpayments upon transfer of ownership, conversion of enterprises, consolidation, merger, full division, partial division, bankruptcy and shutdown of enterprises), except the cases specified in Point b and Point c of this Clause.
b) State budget revenue-managing tax authorities shall receive applications for refund of overpayments and mistaken payments from taxpayers in their area.
c) Tax authorities that receive PIT finalization dossiers from individuals that finalize tax themselves shall receive applications of refund of overpaid PIT.
2. Responsibility to process applications for refund of overpayments:
a) The tax authorities receiving applications for refund of overpayments mentioned in Clause 1 of this Article shall process these applications, whether they are eligible for refund before inspection or not; determine refundable amount of overpaid tax, late payment interest and fines; determine the tax debt, fines and late payment interest to be offset against the refundable amount; issue the tax refund decision or notice of ineligibility for refund (if any); issue the order for return of state budget revenue and send it to the State Treasury for refund of tax to the taxpayers as per regulations.
b) In case the application for refund includes an overpayment in the area of the tax authority of the receiving province, the supervisory tax authority shall cooperate with the tax authority of the receiving province in processing the application according to Point a of this Clause.
b) In case the application for refund of overpayment upon ownership transfer, enterprise conversion, merger, consolidation, division, bankruptcy, dissolution, shutdown includes an overpayment in the another area, the supervisory tax authority shall cooperate with the state budget revenue-managing tax authority or the tax authority of the receiving province in processing the application according to Point a of this Clause.
Article 42. Application for refund of overpayments
1. Application for refund of overpaid personal income tax (PIT) on income from salaries and remunerations
a) In case the income payer finalize tax as authorized by the individual, the application shall include:
a.1) The application form No. 01/DNXLNT in Appendix I hereof;
a.2) The authorization letter in case the taxpayer does not apply for tax refund himself/herself, unless the tax agent submits the tax refund application under a contract between the tax agent and the taxpayer;
a.3) The list of tax payment documents according to Form No. 02-1/HT in Appendix I hereof (prepared by the income payer).
b) In case the income earner directly finalizes tax with the tax authority and has overpaid tax on the terminal PIT form, the tax refund application is not required.
The tax authority shall decide whether to refund overpaid tax according to PIT finalization dossier as per regulations.
2. An application for refund of overpayments of other taxes and amounts shall include:
a) The application form No. 01/DNXLNT in Appendix I hereof;
b) The authorization letter in case the taxpayer does not apply for tax refund himself/herself, unless the tax agent submits the tax refund application under a contract between the tax agent and the taxpayer;
c) Enclosed documents (if any).
3. c) In case refund upon ownership transfer, enterprise conversion, merger, consolidation, division, bankruptcy, dissolution, shutdown where a site inspection at the taxpayer's premises is required according to Point g Clause 1 Article 110 of the Law on Tax Administration and Chapter VIII of this Circular, the taxpayer is not required to
submit the tax refund application as prescribed in this Clause if the inspection verdict or other inspection-related documents shows that the taxpayer has overpaid tax. The tax authority shall complete procedures for refunding the overpaid tax according to the inspection verdict or other inspection-related documents.
Article 43. Receiving applications for refund of overpayments
Applications for refund of overpayments shall be received in accordance with Article 32 of this Circular.
Article 44. Classifying applications for refund of overpayments
1. The applications for refund of overpayments specified in Points b, c, d, dd Clause 1 Article 33 of this Circular are subject to inspection before refund.
2. The applications for refund of overpayments other than those mentioned in Clause 1 of this Article are eligible for refund before inspection.
Article 45. Processing applications for refund of overpayments
1. Determination of refundable amount
a) Point a Clause 1 Article 34 of this Circular shall apply in case the refundable amount determined by the tax authority is different from the amount claimed by the taxpayer.
b) For tax refund applications eligible for refund before inspection
On the basis of the taxpayer's refund application and information about the taxpayer's tax obligations and paid tax on the tax administration system, the tax authority shall determine the taxpayer's eligibility for refund and the refundable amount of tax, late payment interest and fines.
b.1) In case the taxpayer is eligible for tax refund, the tax authority shall compare the claimed amount specified in the refund application with the tax declaration dossier of the taxpayer and info about fulfillment of the taxpayer's tax obligations on the tax administration system in order to determine the refundable amount and the time of occurrence of the refundable amount in accordance with tax laws.
b.2) If information is not adequate for determination of the taxpayer's eligibility for refund, the tax authority shall send the taxpayer a request for explanation and supplementary documents according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP within 03 working days from the day on which the tax authority receives the tax refund application. In case the taxpayer submits an electronic application, the request shall be sent via the information portal of General Department of Taxation.
Within 10 working days from the day on which the request is issued by the tax authority, the taxpayer shall provide explanation or supplementary documents to the tax authority.
If the taxpayer fails to provide explanation or supplementary documents by the deadline or the explanation and supplementary documents are not able to prove that the declared tax is correct, the tax authority shall send the taxpayer a notice that the tax refund application is subject to inspection before refund according to Form No. 05/TB-HT in Appendix I hereof within 06 working days from the day on which the tax refund application is received according to Article 32 of this Circular. The period of time from the issuance date of the request to the day on which the tax authority receives the taxpayer's explanation or supplementary documents shall not be included in the time limit for processing the tax refund application.
c) For tax refund applications subject to inspection before refund
If the tax authority, while inspecting the tax refund application, determines that the application is eligible for refund, the tax authority shall refund tax to the taxpayer without waiting for the result of verification of the entire tax refund application; in case verification is necessary or the taxpayer is required to provide explanation or supplementary documents, tax shall be refunded when all conditions are satisfied as per regulations.
In case the pre-refund inspection record shows that the taxpayer has both refundable tax and unpaid tax, late payment interest or fine, the tax authority shall issue a decision on penalties for tax offences and offset the refundable tax specified in the refund decision (Form No. 02/QD-HT in Appendix I hereof).
d) In case the application for refund includes an overpayment in the provinces to which the state budget revenues are distributed (receiving provinces), the supervisory tax authority shall consolidate the tax obligations and paid tax at the headquarters and these provinces. Within 03 working days from the receipt of the tax refund application, the supervisory tax authority and the tax authority of the receiving province prescribed in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular shall compare and confirm the paid tax and tax debts in each receiving province. The tax authorities shall be responsible for the adequacy and accuracy of data on the tax administration system as the basis for refunding tax as per regulations.
dd) In case the income earner directly finalizes tax with the tax authority and has overpaid tax on the terminal PIT form, the tax refund application is not required.
e) In case the application for refund of overpayment upon ownership transfer, enterprise conversion, merger, consolidation, division, bankruptcy, dissolution, shutdown includes overpaid tax, late payment interest or fines at a state budget revenue-managing tax authority or tax authority of the receiving province prescribed in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular,
within 10 working days from the receipt of the tax refund application, the supervisory tax authority, the state budget revenue-managing tax authority and the tax authority of the receiving province shall compare and confirm the unpaid tax, late payment interest and fines in each area. The tax authorities shall be responsible for the adequacy and accuracy of data on the tax administration system as the basis for refunding tax as per regulations.
g) In case the taxpayer has paid VAT as prescribed in Point b and Point c Clause 3 Article 13 of this Circular or CIT as prescribed in Point b Clause 3 Article 17 of this Circular and still has overpaid tax after offsetting it against tax obligations at the headquarters, the supervisory tax authority shall refund tax to the taxpayer.
2. Tax, fines, late payment interest to be offset against refundable amount shall be determined in accordance with Clause 2 Article 34 of this Circular.
Article 46. Tax refund decision
1. The processing authority shall determine the refundable amount, the tax debt to be offset against refundable amount, tax to be paid on behalf of another taxpayer, remaining refundable amount after offsetting, then prepare the refund proposal and draft the tax refund decision, an appendix of refundable tax, late payment interest and fines according to Form No. 01/PL-HTNT (if any), an appendix of tax, late payment interest and fines to be offset according to Form No. 01/PL-BT (if any), or the notice of ineligibility for tax refund (if any).
2. The tax authority shall fully update on the tax administration system information about the tax refund application, including: the tax declaration dossier, tax refund application, tax refund inspection record (if any), post-inspection tax decision (if any), draft tax refund decision, appendix of refundable tax, late payment interest and fines (if any), appendix of tax, late payment interest, fines to be offset (if any) or notice of ineligibility for tax refund (if any).
3. On the basis of the refundable tax and unpaid tax of the taxpayer, the head of the tax authority shall decide whether to:
a) Issue the tax refund decision according to Form No. 01/QDHT, an appendix of refundable tax, late payment interest and fines according to Form no. 01/PL-HTNT (if any) in Appendix I hereof in case the taxpayer no longer has tax debt; or
b) Issue the tax refund decision according to Form No. 02/QDHT, an appendix of refundable tax, late payment interest and fines according to Form no. 01/PL-HTNT (if any), an appendix of unpaid tax, late payment interest and fines to be offset (if any) in Appendix I hereof in case the taxpayer still has tax debt or wishes to offset the refundable amount against another taxpayer's debts or other amounts payable.
4. The tax authority shall fully update and record the tax refund decision to the tax administration system within its issuance date. In case the refunded amount is in a foreign currency, the tax authority shall convert it into VND at the selling rate quoted by Vietcombank on the date of issuance of the tax refund decision.
Article 47. Issuance of an order for return of state budget revenues or an order for return and offsetting of state budget revenues
1. On the basis of the tax refund decision, the tax authority shall issue an order for return of state budget revenues or an order for return and offsetting of state budget revenues in accordance with regulations of law on state budget accounting and State Treasury operations.
Right after the issuance of the order for return of state budget revenues or an order for return and offsetting of state budget revenues, the tax authority shall send it to the State Treasury electronically; if the order cannot be sent electronically, the tax authority shall send the physical order to the State Treasury for refunding tax to the taxpayer.
The State Treasury shall refund tax to the taxpayer by the deadline according to regulations on State Treasury-related administrative procedures.
2. In case of refund of allocated revenues (except the case specified in Clause 5 of this Article, the supervisory tax authority of the taxpayer's headquarters shall determine the refundable amount in each province where state budget revenue has been collected, the amount to be offset in each province where revenue is allocated, prepare and send an order for return of state budget revenues or an order for return and offsetting of state budget revenues to State Treasury.
The State Treasury shall pay the taxpayer according to the order for return of state budget revenues or order for return and offsetting of state budget revenues issued by the tax authority, record the refunded amounts in its province, transfer documents to the State Treasury of the provinces where state budget revenue has been collected and where state budget revenue is allocated.
3. In case the refund of overpayment upon ownership transfer, enterprise conversion, merger, consolidation, division, bankruptcy, dissolution, shutdown includes a refundable amount at the state budget revenue-managing tax authority or tax authority of the receiving province, the supervisory tax authority shall determine the refundable amount in each province where state budget revenue has been collected and the amount to be offset in each province where state budget revenue is allocated. The State Treasury of each province shall refund the amount in its province and transfer documents to the State Treasury of the provinces where state budget revenue has been collected and where state budget revenue is allocated.
4. State Treasury shall pay the taxpayer according to the order for return of state budget revenues or order for return and offsetting of state budget revenues issued by the tax authority, record the refunded amounts if its province, transfer docs to the State Treasury of the provinces where state budget revenue has been collected and where state budget revenue is allocated.
5. In case of an application for refund of VAT or CIT of the taxpayer specified in Point g Clause 1 Article 45 of this Circular, the supervisory tax authority shall issue an order for return of state budget revenues or order for return and offsetting of state budget revenues and send it to the State Treasury for execution and transfer documents to the State Treasury of the provinces where state budget revenues are offset for recording.
Article 48. Return of tax refund result
1. The tax authority shall send the notice of ineligibility for tax refund, the tax refund decision, the appendix of refundable tax, late payment interest and finds according to Form No. 01/PL-HTNT (if any) or Form No. 01/PL-HNTKBT to the taxpayer and relevant organizations via the website of General Department of Taxation within the day from the issuance date of the decision or notice.
In case the taxpayer does not have an account for electronic transaction with the tax authority, tax authority shall send the result to the single-window department of the tax authority if the application is submitted in person or by post.
2. In case the taxpayer has refundable amounts in multiple administrative divisions, the supervisory tax authority shall send the tax refund decision, the Appendix of refundable tax, late payment interest and fines to the state budget revenue-managing tax authority, the tax authority of the receiving province for monitoring and recording.
3. In case the application for refund of overpayment upon ownership transfer, enterprise conversion, merger, consolidation, division, bankruptcy, dissolution, shutdown includes a refundable amount at a state budget revenue-managing tax authority or tax authority of the receiving province, the supervisory tax authority shall send the notice of ineligibility for refund or the tax refund decision to the state budget revenue-managing tax authority or the tax authority of the receiving province.
Article 49. Post-refund inspection
Post-refund inspection shall be carried out in accordance with Article 39 of this Circular.
Article 50. Disgorgement of tax refund
In case the taxpayer, the tax authority or a competent authority, through inspection, discovers that tax is refunded against the law, follow the instructions in Clause 1 and Clause 2 Article 40 of this Circular.
TAX EXEMPTION, TAX REDUCTION; TAX PAYMENT IN INSTALMENTS; CANCELLATION OF UNPAID TAX, FINES AND LATE PAYMENT INTEREST
Article 51. Procedures, documentation and the cases in which taxpayers determine tax eligible for exemption or reduction themselves
1. Taxpayers may determine tax eligible for exemption or reduction themselves in the following cases:
a) CIT: the taxpayer is eligible for incentives including preferential tax rates, duration of tax exemption or reduction, and tax-free income according to CIT laws;
b) Resource royalty: Natural fishing is exempted from resource royalty; extraction of branches, tops, firewood, bamboo, rattan, cork, apricot for domestic use is exempted from resource royalty; extraction of natural water for hydropower production by households and individuals for domestic use; use of allocated or leased land; extraction of dirt for leveling, construction of military works, dikes;
c) Licensing fees: Cases of licensing fee exemption are prescribed in Article 3 of the Government’s Decree No. 139/2016/ND-CP dated 04/10/2016, Clause 1 Article 1 of the Government’s Decree No. 22/2020/ND-CP dated 24/02/2020 on amendments to Decree No. 139/2016/ND-CP.
d) PIT: Any individual earning income from salary or remuneration and has the tax payable after annual finalization of 50.000 VND or lower;
dd) In other cases, the taxpayer shall determine the amount of tax eligible for exemption or reduction in the tax declaration dossier or application for tax exemption or tax reduction and send it to the supervisory tax authority or the state budget revenue-managing tax authority, except the cases specified in Clause 1 Article 52 of this Circular.
2. Procedures and documentation for tax exemption and tax reduction:
a) Regarding CIT mentioned in Point a Clause 1 of this Article:
a.1) The tax finalization form;
a.2) The Appendix of CIT eligible for incentives;
a.3) Documents relevant to the determination of tax eligible for exemption or reduction.
b) Regarding resource royalty mentioned in Point b Clause 1 of this Article:
b.1) Organizations and individuals are not required to prepare monthly resource royalty returns and finalize resource royalty annually.
b.2) Procedures for exemption of resource royalty on extraction of branches, tops, firewood, bamboo, rattan, cork, apricot for domestic use by individuals:
The application form No. 06/MGTH in Appendix I hereof which must be certified by the People’s Committee of the commune where the individual resides. This document shall be sent 01 time before extraction to the sub-department of taxation responsible for the area in which the individual resides.
b.3) Procedures for exemption of resource royalty on natural water used for hydropower production for domestic use by households and individuals:
The application form No. 06/MGTH in Appendix I hereof enclosed with the description of the equipment for hydropower production serving domestic use which must be certified by the People’s Committee of the commune where the individual resides. This document shall be sent 01 time before extraction to the supervisory tax authority of the area where water is used.
b.4) Procedures for exemption of resource royalty on allocated or leased land; extraction of dirt for leveling, construction of military works, dikes
The organization or individual to which land is allocated or leased or the contractor shall submit application form No. 06/MGTH enclosed with this Circular together with copies of the documents issued by competent authorities to approve the construction in the area of the investor, about the construction of the military works, dikes; the contractor (if any) shall have a contract with the investor. These documents shall be sent to the supervisory tax authority of the area where the piece of land is located before extraction in order to be granted resource royalty exemption.
c) The aforementioned procedures do not apply to natural fishing and extraction of natural water by households and individuals for domestic use, which is eligible for resource royalty exemption, and the cases in which the taxpayer determines the resource royalty eligible for exemption or reduction specified in Point c and Point d Clause 1 of this Article.
Article 52. Procedures, documentation and the cases in which tax authorities issue notices and decisions on tax exemption or tax reduction
1. The tax authority shall issue a notice or decision on tax exemption or tax reduction in the following cases:
a) Exemption of PIT on the incomes prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 Article 4 of the Law on Personal Income Tax;
b) Reduction of tax payable by individuals, household businesses and individual businesses facing difficulties due to natural disasters, conflagrations, accidents, fatal diseases that affect their ability to pay tax;
c) Reduction of excise tax payable by taxpayers that produce goods subject to excise tax and are facing difficulties due to natural disasters, conflagrations, accidents according to regulations of law on excise tax;
d) Exemption, reduction of resource royalty payable by taxpayers that are affected by natural disasters, conflagration or accidents that cause damage to the resources on which resource royalty is paid;
dd) Exemption and reduction of non-agricultural land use tax:
e) Exemption and reduction of non-agricultural land use tax shall be granted in accordance with regulations of the Law on Use of Non-agricultural Land and the National Assembly’s Resolutions;
g) Exemption, reduction of land rents, water surface rents and land levies;
h) Exemption of registration fees.
2. Procedures and documentation of tax exemption and tax reduction in the cases specified in Clause 1 of this Article shall comply with Articles 53 through 61 of this Circular
Article 53. Procedures and documentation for tax exemption in the cases mentioned in Point a Clause 1 Article 52 of this Circular
1. In case of transfer, inheritance, gifting of real estate (including off-the-plan housing, off-the-plan construction works, construction works and housing that have been transferred and put into operation by project owners but have not been granted certificates of LUR and ownership of property on land according to housing laws and real estate business laws) between spouses, biological parents and children, adoptive parents and adopted children, parents-in-law and children-in-law, grandparents and grandchildren, siblings. The tax exemption application shall include: the application form No. 03/BDS-TNCN in Appendix II hereof and documents proving eligibility for tax exemption on a case-by-case basis. To be specific:
a) Regarding transfer, inheritance, gifting of real estate between two spouses, one of the following documents is required: copy of the family register, copy of the marriage certificate, court decision on divorce, remarriage (in case of division of a house due to divorce, consolidation of ownership due to remarriage).
b) Regarding transfer, inheritance, gifting of real estate between a biological parent and biological child, one of the following documents is required: copy of the family register (if they share the same family register) or copy of the birth certificate. In case of an illegitimate child, it is required to have copies of the decision on parental recognition issued by a competent authority.
c) Regarding transfer, inheritance, gifting of real estate between an adoptive parent and an adopted child, one of the following documents is required: copy of the family register (if they share the same family register) or copy of the decision on recognition of adoption issued by a competent authority.
d) Regarding transfer, inheritance, gifting of real estate between a paternal grandparent and a grandchild, the following documents are required: copy of the birth certificate of the grandchild, copy of the birth certificate of the grandchild's biological father; or copy of the family register showing the relationship between the grandparent and the grandchild; or other documents showing the relationship between the grandparent and the grandchild certified by competent authorities.
dd) Regarding transfer, inheritance, gifting of real estate between a maternal grandparent and a grandchild, the following documents are required: copy of the birth certificate of the grandchild, copy of the birth certificate of the grandchild's biological mother; or copy of the family register showing the relationship between the grandparent and the grandchild; or other documents showing the relationship between the grandparent and the grandchild certified by competent authorities.
e) Regarding transfer, inheritance, gifting of real estate between two siblings, the following documents are required: copy of the family register or copy of the birth certificates of the transferor and the transferee showing that they are children of the same parents, the same father or the same mother, or other documents proving their consanguinity certified by competent authorities.
g) Regarding transfer, inheritance, gifting of real estate between two a parent-in-law and a child-in-law, the following documents are required: copy of the family register showing their relationship; or copy of the birth certificate and marriage certificate of the child-in-law.
h) In case the transfer, inheritance, gifting of real estate is eligible for tax exemption mentioned in Clause 1 of this Article but the transferor or the transferee does not have a birth certificate of family register, it is mandatory to have confirmation of a competent authority of the relationship between the transferor and the transferee as the basis for determination of income eligible for tax exemption.
2. In case the State allocates land to an individual free of charge or grants land levy reduction as prescribed by law, the application shall include:
Copy of the decision on land allocation issued by the competent authority.
3. In case of relocation of agricultural land granted by the State for production among households and individuals, the application shall include: Written agreement or contract on relocation between the parties which is certified by a competent authority.
Copies of the documents in case of real estate transfer and relocation of agriculture land mentioned in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 must be notarized or authenticated by competent authorities.
4. In case the transferring individual only has one house or one piece of residential land in Vietnam and it is eligible for PIT exemption, the application shall include:
The transferring individual shall submit the tax declaration dossier according to Point 9.3 of Appendix I of Decree No. 126/2020/ND-CP. On the tax return form No. 03/BDS-TNCN in Appendix II hereof, the individual shall declare the income eligible for PIT exemption according to regulations of law on sole house or piece of land and take legal responsibility for this declaration.
Article 54. Procedures and documentation for tax reduction in the cases mentioned in Point b Clause 1 Article 52 of this Circular
1. In case the taxpayer is facing difficulties due to a natural disaster or conflagration, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) The damage assessment record issued by a competent authority and confirmed by the authority of the commune where the natural disaster or conflagration occurred according to Form No. 02/MGTH in Appendix I hereof. Damage shall be assessed by a finance authority or an authority specialized in property damage assessment.
c) In case of damage to goods, the taxpayer shall provide the damage assessment record issued by an assessing authority, which is legally responsible for its accuracy as prescribed by law;
d) In case of damage to soil or crops, the finance authority shall assess the damage;
dd) Documents about provision of indemnity by the insurer or compensation agreement with the person that caused the conflagration (if any);
e) Documents on payments for the costs of the conflagration or disaster recovery;
g) The PIT finalization form No. 02/QTT-TNCN in Appendix II hereof (if the taxpayer applies for reduction of PIT on salary or remunerations).
2. In case the taxpayer is facing difficulties due to an accident, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) A document confirming the accident issued by a police authority, or a document confirming the taxpayer's injuries issued a health authority;
c) Documents about provision of indemnity by the insurer or compensation agreement with the person that caused the conflagration (if any);
d) Documents on payments for the costs of the accident;
dd) The PIT finalization form No. 02/QTT-TNCN in Appendix II hereof (if the taxpayer applies for reduction of PIT on salary or remunerations).
3. In case the taxpayer is having a fatal disease, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copies of the medical record or medial record summary or health record as prescribed by regulations of law on medical examination and treatment;
c) Documents proving the cost of medical examination and treatment issued by health authorities; or invoices for purchase of medicines and the doctors' prescriptions;
d) The PIT finalization form No. 02/QTT-TNCN in Appendix II hereof (if the taxpayer applies for reduction of PIT on salary or remunerations).
Article 55. Procedures and documentation for reduction of excise tax cases mentioned in Point b Clause 1 Article 52 of this Circular
1. In case the taxpayer is facing difficulties due to a natural disaster, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) The damage assessment record issued by a competent authority and confirmed by the authority of the commune where the natural disaster occurred according to Form No. 02/MGTH in Appendix I hereof;
Damage shall be assessed by a finance authority or an authority specialized in property damage assessment.
In case of damage to goods, the taxpayer shall provide the damage assessment record issued by an assessing authority, which is legally responsible for its accuracy as prescribed by law.
c) The financial statement (if the taxpayer is an enterprise) enclosed with the analysis of damage and loss.
2. In case the taxpayer is facing difficulties due to an accident, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) A document confirming the accident issued by a police authority, or a document confirming the taxpayer's injuries issued a health authority;
c) Documents about provision of indemnity by the insurer or compensation agreement with the person that caused the conflagration (if any);
d) Documents on payments for the costs of the accident.
Article 56. Procedures and documentation for exemption and reduction of resource royalty mentioned in Point d Clause 1 Article 52 of this Circular
1. In case of exemption or reduction of resource royalty due to a natural disaster or conflagration that causes damage to the resources on which resource royalty is paid, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof.
b) The damage assessment record issued by a competent authority and confirmed by the authority of the commune where the natural disaster or conflagration occurred according to Form No. 02/MGTH in Appendix I hereof.
Damage shall be assessed by a finance authority or an authority specialized in property damage assessment.
c) In case of damage to goods, the taxpayer shall provide the damage assessment record issued by an assessing authority, which is legally responsible for its accuracy as prescribed by law.
2. In case of exemption, reduction of resource royalty due to an accident that causes damage to the resources on which resource royalty is paid, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) A document confirming the accident issued by a police authority, or a document confirming the taxpayer's injuries issued a health authority;
c) Documents about provision of indemnity by the insurer or compensation agreement with the person that caused the conflagration (if any);
d) Documents on payments for the costs of the accident.
Article 57. Procedures and documentation for exemption and reduction of non-agricultural land use tax mentioned in Point d Clause 1 Article 52 of this Circular
1. In case of exemption of reduction of annual non-agricultural land use tax payable by a household or individual which is not exceeding 50.000 VND, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copies of documents relevant to the land plot on which tax is imposed, such as, the LUR Certificate, land allocation decision, land lease decision or contract, decision to permit land repurposing;
c) Documents of documents proving eligibility for exemption or reduction of non-agricultural land use tax.
The head of the tax authority responsible for the area where the land plot is location shall, on the basis of the application for tax exemption/reduction specified in this Clause, determine the amount of non-agricultural land use tax eligible to exemption or reduction and decide whether to grant exemption or decision.
In the cases specified in Clause 4, Clause 5, Clause 6 Article 9 and Clause 2, Clause 3 Article 10 of the Law on Non-Agricultural Land Use Tax, the head of the tax authority responsible for the area where the land plot is located shall issue a common decision according to the list of eligible taxpayers compiled by the People’s Committee of the commune. Annually, the People’s Committee of the commune shall review and send the list of taxpayers eligible for tax exemption or reduction to the tax authority.
In the cases specified in Clause 9 Article 9 and Clause 4 Article 10 of the Law on Non-Agricultural Land Use Tax, the head of the tax authority responsible for the area where the land plot is located shall issue a decision on tax exemption or reduction according to application submitted by the taxpayer and confirmation of the People’s Committee of the commune where the land plot is located.
2. In case the annual non-agricultural land use tax payable by a household or individual is not exceeding 50.000 VND, submission of the tax exemption application is not required. The tax authority shall, via TMS application, extract a list of taxpayers eligible for tax exemption and send it to the People’s Committee of the communes where the taxpayers' land is located for comparison and confirmation.
Article 58. Procedures and documentation for exemption and reduction of agricultural land use tax mentioned in Point e Clause 1 Article 52 of this Circular
1. In case the taxpayer is facing difficulties due to a natural disaster or conflagration, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) The damage assessment record issued by a competent authority and confirmed by the authority of the commune where the natural disaster or conflagration occurred according to Form No. 02/MGTH in Appendix I hereof;
c) The financial statement (if the taxpayer is an enterprise) enclosed with the analysis of damage and loss.
2. In case the taxpayer is facing difficulties due to an accident, the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) A document confirming the accident issued by a police authority, or a document confirming the taxpayer's injuries issued a health authority;
c) Documents about provision of indemnity by the insurer or compensation agreement with the person that caused the conflagration (if any);
d) Documents on payments for the costs of the accident.
3. In the cases of exemption or reduction of agricultural land use tax prescribed by the Law on Agricultural land use tax and its guiding documents, the Law on Agricultural land use tax and its guiding documents shall apply.
4. In the cases of exemption of agricultural land use tax prescribed by the National Assembly’s Resolutions, these Resolutions and their guiding documents shall apply.
Article 59. Procedures and documentation for exemption and reduction of land rents and water surface rents mentioned in Point g Clause 1 Article 52 of this Circular
1. An application for exemption of land rents and water surface rents during capital construction period shall include:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the Certificate of Investment Registration or Investment Certificate or Investment License (unless the taxpayer is not required to obtain these documents according to investment laws);
c) Copy of the decision on investment guidelines issued by a competent authority according to investment laws (unless it is not mandatory for the project according to investment laws) or the written approval for investment guidelines according to investment laws, or the written approval for the project as prescribed by law;
d) Copy of the decision on land or water surface lease issued by the competent authority.
2. An application for exemption or reduction of land rents/water surface rents according to investment laws shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the Certificate of Investment Registration or Investment Certificate or Investment License (unless the taxpayer is not required to obtain these documents according to investment laws, or the taxpayer is currently leasing the piece of land that was initially allocated by the State without collecting land levies, or the piece of land leased out by the State to the taxpayer is now eligible for exemption or reduction of land rents);
c) Copy of the decision on investment guidelines issued by a competent authority according to investment laws (unless it is not mandatory for the project according to investment laws) or the written approval for investment guidelines according to investment laws, or the written approval for the project as prescribed by law;
d) Copy of the decision on land or water surface lease issued by the competent authority.
3. An application for exemption or reduction of land rents/water surface rents payable by a cooperative shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the Certificate of Investment Registration or Investment Certificate or Investment License (unless the taxpayer is not required to obtain these documents according to investment laws);
c) Copy of the decision on investment guidelines issued by a competent authority according to investment laws (unless it is not mandatory for the project according to investment laws) or the written approval for investment guidelines according to investment laws, or the written approval for the project as prescribed by law;
d) Copy of the decision on land or water surface lease issued by the competent authority.
4. An application for exemption or reduction of land rents/water surface rents that are not relevant to new land lease according to regulations of the Government shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the decision on land or water surface lease issued by the competent authority;
c) Copies of documents proving the eligibility for exemption or reduction of land rents/water surface rents.
5. An application for exemption of land rents/water surface rents payable by a farmer household, member of an agricultural cooperative according to regulations of the Government shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the decision on lease of land/water surface or the contract for lease of land/water surface according to land laws;
c) Copies of documents proving the eligibility for exemption or reduction of land rents/water surface rents.
6. An application for exemption of land rents and water surface rents during business suspension because of a force majeure event shall include:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Written confirmation issued by the investment registration authority about the suspension period of the project or a written confirmation issued by a competent authority;
c) Copy of the decision on land/water surface lease issued by the competent authority.
7. In case the investor executes a project for construction of housing for lease to workers on a piece of land leased out by the enterprise operating the infrastructure of an industrial zone or industrial complex (hereinafter referred to as "infrastructure-operating enterprise"), the application shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof prepared by the infrastructure-operating enterprise requesting exemption of rents for the area of land leased out to the investor in the worker housing project;
b) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof prepared by the investor in the worker housing project which leases land from the infrastructure-operating enterprise;
c) Copies of the worker housing project which must be prepared, appraised and approved in accordance with investment and housing laws;
d) Copy of decision to approve the worker housing project as prescribed by law;
dd) Copy of the land lease contract between the investor in the worker housing project and the infrastructure-operating enterprise.
8. An application for exemption or reduction of rents for land for construction of a scientific research facility shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the Certificate of High Technology Enterprise, Science and Technology Enterprise or Science and Technology Organization;
c) Copy of the decision on land lease issued by the competent authority.
9. An application for exemption or reduction of land rents according to other regulations of the Government shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the Certificate of Investment Registration or Investment Certificate or Investment License (unless the taxpayer is not required to obtain these documents according to investment laws, or the State initially allocates land to the taxpayer without collecting land levy and the taxpayer is currently leasing the piece of land, or the taxpayer is leasing land from the State and is eligible for exemption or reduction of land rents);
c) Copy of the decision on investment guidelines issued by a competent authority according to investment laws (unless it is not mandatory for the project according to investment laws) or the written approval for investment guidelines according to investment laws, or the written approval for the project as prescribed by law;
d) Copy of the decision on land lease issued by the competent authority;
dd) Copies of documents proving the eligibility for exemption or reduction of land rents.
10. An application for reduction of rent for land used for agricultural production, forestry, aquaculture or salt production which incurring loss due to a natural disaster or conflagration shall include:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) The damage assessment record issued by a competent authority and confirmed by the authority of the commune where the natural disaster or conflagration occurred according to Form No. 02/MGTH in Appendix I hereof;
Damage shall be assessed by a finance authority or an authority specialized in property damage assessment.
In case of damage to goods, the taxpayer shall provide the damage assessment record issued by an assessing authority, which is legally responsible for its accuracy as prescribed by law.
c) Copy of the decision on land lease issued by the competent authority.
Article 60. Procedures and documentation for exemption and reduction of land levies mentioned in Point g Clause 1 Article 52 of this Circular
1. Regarding land within the limit on homestead land allocated to people with meritorious services to the revolution:
An application for exemption or reduction of land levy within the limit on allocation of homestead land when land is used for execution of policies on housing or homestead land for people with meritorious services to the revolution shall include:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Documents proving the eligibility for land levy exemption or reduction according to regulations of law on people with meritorious services to the revolution;
c) The decision or document on exemption or reduction of land levy issued by the People’s Committee of the province or an agency authorized by the People’s Committee of the province.
2. An application for exemption of land levy within the limit on homestead land allocation for poor households, ethnic minority households in extremely disadvantaged areas, bordering areas, islands according to the lists of communes issued by competent authorities; an application for reduction of land levy within the limit on homestead land allocation for poor households, ethnic minority households in extremely disadvantaged areas, bordering areas, islands shall include:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) For ethnic minority households, the family register (or confirmation of the People’s Committee of the commune if case the family register is not available);
c) For poor households, family register showing permanent residence in the homestead land on which land levy is reduced or exempted and confirmation of poor household issued by a competent authority according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.
3. An application for exemption of land levy within the limit on homestead land allocation upon issuance of the first land use right certificate due to conversion of non-homestead land which is the result of household division in an extremely disadvantaged areas, ethnic minority areas and mountainous areas shall include:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Documents issued by competent authorities confirming repurposing of land from non-homestead land to homestead land due to household division;
c) Authenticated copy of the family register of if the applicant is an ethnic minority household or poor household, or confirmation of the People’s Committee of the commune if the family register is not available; a poor household shall have confirmation of poor household according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.
4. An application for exemption of land levy on the area of land assigned within the limit on homestead land allocation to households in fish villages, people living on rivers, lagoons and are relocated under planning and projects approved by competent authorities shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the decision on land allocation issued by the competent authority.
c) Copies of project execution documents issued by competent authorities.
5. An application for exemption of land levy on the area of land assigned within the limit on homestead land allocation for relocation or allocation in households and individuals in flooded areas under projects approved by competent authorities shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the decision on land allocation for relocation issued by the competent authority;
c) Copies of project execution documents issued by competent authorities.
6. An application for exemption or reduction of land levy of private investment projects in the public sector before the effective date of the 2013's Law on Land shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the Certificate of Investment Registration or Investment Certificate or Investment License (unless the taxpayer is not required to obtain these documents according to investment laws);
c) Copy of the decision on investment guidelines issued by a competent authority according to investment laws (unless it is not mandatory for the project according to investment laws) or the written approval for investment guidelines according to investment laws, or the written approval for the project as prescribed by law;
d) Copy of the decision on land allocation for project execution issued by the competent authority.
7. An application for exemption or reduction of land levy of a project for investment in cemetery infrastructure shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the Certificate of Investment Registration or Investment Certificate or Investment License (unless the taxpayer is not required to obtain these documents according to investment laws);
c) Copy of the decision on investment guidelines (unless the taxpayer is not required to obtain the Investment License or Certificate of Investment Registration according to investment laws);
d) Copy of the decision on land allocation for project execution issued by the competent authority.
8. Applications for land levy exemption for social housing projects:
a) An application for land levy exemption for a social housing project prescribed in Clause 1 Article 53 of the 2014's Law on Housing shall contain:
a.1) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
a.2) Copy of the decision on investment guidelines or written project approval issued by a competent authority;
a.3) Copy of the decision on land allocation issued by the competent authority.
b) An application for land levy exemption for a social housing project prescribed in Clause 2 Article 53 of the 2014's Law on Housing (except the cases specified in Point c of this Clause) shall contain:
b.1) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b.2) Copy of the decision on investment guidelines or written project approval issued by a competent authority;
b.3) Copy of the decision on land allocation issued by the competent authority;
b.4) The enterprise's or cooperative's commitment to not collect rents exceeding the maximum limits set by the People’s Committee of the province according to housing laws.
c) An application for land levy exemption for a social housing project for lease to internal employees prescribed in Clause 2 Article 53 of the 2014's Law on Housing shall contain:
c.1) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
c.2) Copy of the decision on investment guidelines or written project approval issued by a competent authority;
c.3) Copy of the decision on land allocation issued by the competent authority;
c.4) Copy of the list of tenants who are employees of the enterprise or cooperative, confirmed by a competent authority according to housing laws;
c.5) The enterprise's or cooperative's commitment to not collect rents exceeding the maximum limits set by the People’s Committee of the province according to housing laws.
d) An application for land levy exemption for a social housing project prescribed in Clause 3 Article 53 of the 2014's Law on Housing shall contain:
d.1) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
d.2) Copy of the decision on investment guidelines or written project approval issued by a competent authority;
d.3) Copies of documents issued by land authorities certifying lawful homestead land are of the investor for construction of social housing according to social housing laws.
9. An application for land levy exemption in other cases according to decisions of the Prime Minister shall contain:
a) The application form No. 01/MGTH in Appendix I hereof;
b) Copy of the Certificate of Investment Registration or Investment Certificate or Investment License (unless the taxpayer is not required to obtain these documents according to investment laws); or the Certificate of Science and Technology Enterprise if the applicant is a science and technology enterprise;
c) Copy of the decision on investment guidelines (unless the taxpayer is not required to obtain the Investment License or Certificate of Investment Registration according to investment laws).
Article 61. Documents proving ownership of property in the application for registration fee exemption
1. Regarding land allocated, leased or recognized by the State for agriculture, forestry, aquaculture or salt production: Confirmation of the LUR Registration Office that the land is eligible for issuance of the LUR Certificate in the form of LUR allocated, leased or recognized by the State.
2. Regarding land use for community purposes of a religious organization that is recognized or permitted for operation by the State: documents proving that the religious organization is permitted operation by the State.
3. Regarding houses, land, special property, property serving defense and security: decisions of competent authority on allocation or purchase of property; or confirmation of polices authorities or defense authorities of property serving defense or security.
4. Regarding houses and land (property) provided as compensation or for relocation:
a) The decision on expropriation of the old property and allocation of the new property issued by a competent authority.
b) The certificate of LUR and ownership of property on land of the person whose LUR is expropriated; the certificate must be issued by a competent authority and does not contain financial obligations.
In case the certificate is not issued or lost even though registration fee has been fully paid: documents proving payment of registration fee of the owner of the property expropriated by the State, or confirmation of the authority responsible for management of the property-related documents, or the decision on registration fee exemption issued by a competent authority.
c) Invoices or the lawful contract for LUR transfer or house sale enclosed with original copies of documents proving the receipt of compensation provided by the expropriating authority (in case of monetary compensation).
5. In case of replacement of the certificate of LUR and ownership of property on land: documents proving the replacement.
6. Regarding assets of an enterprise that has been equitized and become a joint stock company:
a) The decision of competent authority on equitization of the enterprise or re-arrangement of the enterprise.
b) A list of assets transferred from the enterprise to the joint stock company (in case of partial equitization, a decision on transfer of the enterprise's assets) or to the new enterprise under the enterprise re-arrangement decision issued by a competent authority; or a report on inventory and re-valuation of the enterprise's assets, including the assets on which registration fee is charged.
7. Regarding assets on which registration fee has been paid that the organization or individual receives after the full division, partial division, consolidation or merger:
a) Documents proving the asset owner is a member of that organization (decision on establishment of the organization or charter of the organization which includes the name of the member that contributes the assets, or documents proving capital contribution in the form of assets; or the Certificate of Business Registration that contains the member's name and documents proving the capital contribution in the form of assets).
b) The decision on full division, partial division, consolidation or merger and distribution of assets among contributing members.
c) Documents proving registration fee payment (if registration fee is payable); or the registration fee declaration which specifies that registration fee is exempted (if registration fee is exempted); or the registration fee notice issue by the tax authority of the transferor; or the certificate of right to ownership/enjoyment of property in the name of the contributor (if registration fee is declared by the organization to which capital is contributed); or the certificate of right to ownership/enjoyment of property in the name of the dissolved organization (if registration fee is declared by individuals to which the property is distributed).
d) The business cooperation contract (in case of capital contribution), or the decision on distribution of assets by recording increases and decreases in capital issued by a competent authority (in case of circulation of assets among subsidiaries or within a unit).
8. For gratuitous houses, solidarity houses, humanitarian houses: documents proving transfer of LUR and house ownership between the donor and the beneficiary.
9. Regarding finance lease assets:
a) The finance lease contract between the lessor and the lessee in accordance with finance lease laws.
b) The finance lease contract finalization record between the lessor and the lessee.
c) Certificates of right to ownership, right to enjoyment of assets of the finance lease company.
10. Regarding bodywork, chassis, engines that have to be replaced and re-register within warranty period:
a) The warranty document.
b) Documents about provision of the replacing asset and withdrawal of the replaced asset provided by the seller for the buyer.
11. For proving family relationship, one of the following documents: family register, birth certificate, adoption certificate issued by a competent authority, or relationship confirmation issued by a competent authority.
12. In case a motor vehicle has been registered and is issued with a military license plate by the Ministry of National Defense, and then repurposed for business operation due conversion of a state-owned enterprise into a joint stock company or re-arrangement as prescribed by law:
a) The decision of the Chief of the General Staff on use of the vehicle for military purposes.
b) The decision of competent authority on equitization of the enterprise or re-arrangement of the state-owned enterprise.
c) A list of repurposed military vehicles transferred from the enterprise to the joint stock company or to the new enterprise under the enterprise re-arrangement decision issued by a competent authority; or a report on inventory and re-valuation of the enterprise's assets as per regulations.
13. Ships, speedboats, container ships used for inland waterway passenger transports are eligible for registration fee exemption according to their certificates of technical safety and environmental safety issued by Vietnam Register. To be specific:
On the certificate of technical safety and environmental safety issued by Vietnam Register, write:
a) For “Tàu chở khách tốc độ cao (tàu khách cao tốc)” ("high-speed passenger train"):
a.1) In “công dụng” box: write “tàu khách” ("passenger train").
a.2) In the section "Chứng nhận phương tiện có đặc tính kỹ thuật và ngăn ngừa ô nhiễm được ghi trong giấy chứng nhận này có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các yêu cầu của quy phạm, quy định hiện hành và được trao cấp", write: VRH HSC; VRM HSC; or in "Khả năng khai thác", write 30 km/h or more.
b) For container train, write " chở công-ten-nơ" ("container transport") in purpose section.
Article 62. Application for tax exemption or reduction under Double Taxation Agreements
1. For foreign contractors:
In addition to the tax declaration dossier, the foreign contractor shall also prepare an application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement.
a) In case the credit-invoice method is applied:
a.1) When calculating provisional CIT, the taxpayer shall send the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement to the tax authority as the same time as the payment of provisional corporate income tax. The application shall contain:
a.1.1) The application form No. 01/HTQT in Appendix I hereof;
a.1.2) The consular legalized original copy (or authenticated copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence in the year preceding the year in which the eligibility for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement is notified;
a.1.3) Copies of the contract with the Vietnamese and foreign parties certified by the taxpayer;
a.1.4) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
a.2) IN case the taxpayer already submitted the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement in the previous year, the taxpayer only needs to send copies of the new contracts with Vietnamese and foreign organizations and individuals (if any) that are certified by the taxpayer.
a.3) After finalizing CIT, the taxpayer shall send the residence certificate that is granted consular legalization in the tax year and confirmation of contract execution provided by the contracting parties together with the CIT finalization form.
b) In case direct method is applied:
b.1) For operating activities and other incomes:
b.1.1) Within 15 days before the deadline for tax declaration, the foreign contractor or the Vietnamese party that signs the contract or pays income (hereinafter referred to as "Vietnamese party") to the foreign contractor shall send the supervisory tax authority of the Vietnamese party the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement, which shall contain:
b.1.1.1) The application form No. 01/HTQT in Appendix I hereof;
b.1.1.2) The consular legalized original copy (or authenticated copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence in the year preceding the year in which the eligibility for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement is notified;
b.1.1.3) Copies of the contract with the organizations and individuals in individual certified by the taxpayer;
b.1.1.4) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
b.1.2) In case of securities trade without a contract, the taxpayer shall submit the certificate of depository account for shares or bonds certified by the depository bank or the securities company according to Form No. 01/TNKDCK in Appendix I hereof.
b.1.3) Regarding income from capital transfer: The taxpayer shall also submit a copy (bearing the taxpayer's certification) of the capital transfer contract, copy (bearing the taxpayer's certification) of the investment certificate of the Vietnamese company to which the foreign investor contribute capital.
b.1.4) In case the foreign governmental authority earns income eligible for tax exemption according to the loan interest clauses of the Double Taxation Agreement, the taxpayer shall submit a copy (bearing the taxpayer's certification) of the loan contract between the foreign governmental authority and the organization or individual in Vietnam.
b.1.5) In case the taxpayer already submitted the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement in the previous year, the taxpayer only needs to send copies of the new business contracts with Vietnamese and foreign organizations and individuals (if any) that are certified by the taxpayer.
b.1.6) Within 15 days before the expiration of the employment contract in Vietnam or before the end of the tax year, whichever comes first, the foreign contractor shall send the consular legalized original copy (or authenticated copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country in which the taxpayer resides in the tax year to the Vietnamese party. Within 03 working days from the receipt of the residence certificate, the Vietnamese party shall submit it to the tax authority.
b.1.6) In case the residence certificate is still unavailable, the foreign contractor shall make a commitment to send the consular legalized original copy (or authenticated copy) of the residence certificate in the quarter succeeding the end of the tax year.
b.2) For foreign airlines:
b.2.1) Within 15 days before operation of the flight market or before the first tax period of the year, whichever comes first, the office in Vietnam of the foreign airline shall send the tax authority an application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement, which shall contain:
b.2.1.1) The application form No. 01/HTQT in Appendix I hereof;
b.2.1.2) The consular legalized original copy (or authenticated copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence in the year preceding the year in which the eligibility for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement is notified;
b.2.1.3) Copy of the flight permit which is issued by Civil Aviation Administration of Vietnam in accordance with the Law on Civil aviation and certified by the taxpayer;
b.2.1.4) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
b.2.2) IN case the taxpayer already submitted the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement in the previous year, the taxpayer only needs to send the copy of the flight permit.
b.2.3) Within 15 days before the termination of the employment contract in Vietnam or the end of the tax, whichever comes first, the office in Vietnam of the foreign airline shall send the consular legalized residence certificate and the statement of income from international transport in case tickets are sold in Vietnam according to Form No. 01-1/HKNN or Form No. 01-2/HKNN to the tax authority. These are the basis for grant of exemption or reduction of CIT on international transport by the foreign airliner.
b.3) For foreign transport companies
b.3.1) Upon tax finalization, the foreign transport company or agent thereof shall send the tax authority an application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement, which shall contain:
b.3.1.1) The application form No. 01/HTQT in Appendix I hereof;
b.3.1.2) The original copy (or certified copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the foreign transport company's home country in the tax year preceding the year in which the application is submitted. The copy must be consular legalized.
b.3.2) The agent or representative office of the foreign transport company shall retain documents in accordance with the Law on Accounting, its elaborating Decrees and the Law on Maritime; present them when requested by tax authorities.
b.3.3) In case the foreign transport company or its agent authorizes a legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement, which shall contain, the original authorization letter shall be included.
b.3.4) At the end of the year, the foreign transport company or its agent shall send the tax authority the residence certificate of the company in the year, which must be consular legalized.
b.3.5) In case the taxpayer already submitted the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement in the previous year, the foreign transport company or its agent only needs to notifications of changes in Form No. 01/HTQT of the previous year and provide supporting documents.
b.3.6) In case the foreign transport company has agents in multiple provinces of Vietnam or the agent of the foreign transport company has branches or representative offices (hereinafter referred to as "branches") in multiple provinces of Vietnam, the foreign transport company or its agent shall submit the consular legalized original copy (or certified copy) of the residence certificate to the Department of Taxation of the province where the agent is headquartered, send consular legalized copies of the residence certificates to the Departments of Taxation of the provinces where the branches are located and specify where the original copy (or certified copy) is submitted in the written request for tax exemption or tax reduction under the Double Taxation Agreement.
b.4) Foreign reinsurers
The foreign reinsurer shall directly submit the application for Double Taxation Agreement application in each year to all reinsurance contracts that have been concluded or will be concluded in the year. The foreign reinsurer may authorize tax agents, representative offices in Vietnam or a Vietnamese reinsurer to submit the application, in which case the foreign reinsurer shall submit 02 applications, including a draft application and an official application. To be specific:
b.4.1) Draft application: 05 days before the date of conclusion of the contract or 05 days after execution of the contract; 05 days before payment, whichever comes first, the foreign reinsurer shall submit to the tax authority the draft application together with relevant documents. The foreign reinsurer that has a representative office in Vietnam shall submit the application at the Department of Taxation of the province where the representative office is located. In case the foreign reinsurer does not have a representative office in Vietnam:
b.4.1.1) In case the foreign reinsurer directly submits the application, it shall be submitted to the Department of Taxation of the province where the first Vietnamese reinsurer plans to conclude the contract;
b.4.1.2) In case the foreign reinsurer authorizes a legal representative in Vietnam (tax agent, audit company or the first Vietnamese reinsurer that concludes the contract) to submit the application, it shall be submitted to the Department of Taxation of the province where the legal representative registers to pay tax.
b.4.1.3) The draft application shall include: The application form No. 01/TBH-TB in Appendix I hereof; consular legalized original copy (or authenticated copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence in the year preceding the year in which the draft application is submitted; a list of reinsurance contracts that have been or are expected to be concluded according to Form No. 01-1/TBH-TB in Appendix I hereof, the authorization letter in case the taxpayer authorizes a legal representative to follow procedures for application or the Double Taxation Agreement.
b.4.2) An official application shall contain: Within the first quarter of the next year, the foreign reinsurer shall submit the official application and relevant documents to the tax authority together in the same manner as the submission of the draft application.
The official application shall include: The application form No. 02/TBH-TB in Appendix I hereof; original copy (or authenticated copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence which is consular legalized in the same year; copies of reinsurance contracts that are executed in the year (including the contracts in the plan and the contracts that are not in the plan sent to the tax authority) but have not been sent to the tax authority; the list of contracts according to Form No. 02-1/TBH-TB in Appendix I hereof.
When submitting the official application, the taxpayer shall classify the contracts and send a list of contracts that are sorted by type (under certain criteria); each type of contract shall have a copy certified by the taxpayer for use as a model contract. The taxpayer shall be responsible for this; The authorization letter in case the taxpayer authorizes a legal representative to follow procedures for application or the Double Taxation Agreement.
c) In case combined method is applied:
c.1) Within 15 days before the deadline for tax declaration, the foreign contractor shall submit the application to the tax authority that granted taxpayer registration. The application shall contain:
c.1.1) The application form No. 01/ HTQT in Appendix I hereof;
c.1.2) The original copy (or certified copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence in the tax year preceding the year in which the application is submitted. The copy must be consular legalized;
c.1.3) Copies of the contract with the organizations and individuals in individual certified by the taxpayer;
c.1.4) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
c.2) In case the taxpayer already submitted the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement in the previous year, the taxpayer only needs to send copies of the new business contracts with Vietnamese and foreign organizations and individuals (if any) that are certified by the taxpayer.
c.3) Within 15 days before the expiration of the employment contract in Vietnam or before the end of the tax year, whichever comes first, the foreign contractor shall send the residence certificate that is consular legalized in the same tax year to the tax authority where taxpayer registration is granted.
c.4) In case the residence certificate is still unavailable, the foreign contractor shall make a commitment to send the consular legalized residence certificate in the quarter succeeding the end of the tax year.
2. For foreign individuals:
a) Regarding individuals who are foreign residents, earns income from salaries, remunerations, business operation, capital investment, copyright, real estate transfer, capital transfer, securities transfer, independence practice and other incomes and pays tax via the Vietnamese party:
a.1) Within 15 days before execution of the contract with the Vietnamese party, the foreign individual shall send the Vietnamese party an application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement, which shall be submitted to the supervisory tax authority of the Vietnamese party together with the first tax declaration dossier. The application shall contain:
a.1.1) The application form No. 01/HTQT in Appendix I hereof;
a.1.2) The original copy (or certified copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence in the tax year preceding the year in which the application is submitted. The copy must be consular legalized;
a.1.3) Copies of the employment contract with the overseas employer bearing the individual's signature (if any);
a.1.4) Copies of the employment contract with the employer in Vietnam (for income from salaries, remunerations and income from business operation) or copies of legal documents proving income origins (for other incomes) bearing the individual's signatures;
a.1.5) Copies of the passport used for entry into Vietnam bearing the individual's signature;
a.1.6) Copies of the business registration certificate or practice certificate, tax registration certificate issued by the country of residence if the individual earns income from independence practice (as a physician, lawyer, engineer, architecture, dentist, accountant) bearing the taxpayer's signature;
a.1.7) Copies of the business registration certificate or practice certificate issued by Vietnamese authorities (required by Vietnam's law) if the individual earns income from independence practice (as a physician, lawyer, engineer, architecture, dentist, accountant) bearing the taxpayer's signature;
a.1.8) Copies of the contract with the Vietnamese organizations and individuals bearing the taxpayer's signature. To be specific:
a.1.8.1) In case of real estate transfer: copies of the real estate transfer contract.
a.1.8.2) In case of capital transfer: copies of the capital transfer contract; investment certificate of the Vietnamese company to which the foreign investor contribute capital. The copies must bear the taxpayer's signature.
a.1.8.3) In case of securities transfer: Copies of the securities trade contract. In case securities are traded without a contract, the taxpayer shall submit the certificate of depository account for shares or bonds certified by the depository bank or the securities company according to Form No. 01/TNKDCK in Appendix I hereof.
a.1.9) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
a.2) IN case the taxpayer already submitted the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement in the previous year, the taxpayer only needs to send copies of the new employment contracts with Vietnamese and foreign organizations and individuals (if any).
a.3) Within 15 days before the termination of the employment contract in Vietnam or before the end of the tax year, whichever comes first, the individual shall send the residence certificate of the tax year and copy of the passport to the Vietnamese party. Within 03 working days from the receipt of the residence certificate, the Vietnamese party shall submit it to the tax authority.
a.4) In case the residence certificate is still unavailable, the foreign individual shall make a commitment to send the residence certificate in the quarter succeeding the end of the tax year.
a.5) In case the individual belongs to a country or territory that has entered into a Double Taxation Agreement with Vietnam and does not have the residence certificate, the passport copy may be provided instead.
a.6) In case it is not determined that whether the individual is a resident of the foreign country or territory when the passport copy is submitted, the individual shall make a commitment to send the passport copy in the first quarter of the succeeding year.
b) Regarding athletes and artists who are foreign residents and earn income from art performance or sport activities in Vietnam:
b.1) Within 15 days before execution of the contract (or the art/sport exchange program) with the Vietnamese party, the foreign individual shall send the Vietnamese party an application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement, which shall be submitted to the supervisory tax authority of the Vietnamese party together with the first tax declaration dossier. The application shall contain:
b.1.1) The application form No. 01/HTQT in Appendix I hereof;
b.1.2) The original copy (or certified copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence in the tax year preceding the year in which the application is submitted. The copy must be consular legalized;
b.1.3) A certificate issued by the Vietnamese representative authority in the art/sport exchange program regarding the activities and the income to be granted tax exemption under the Double Taxation Agreement;
b.1.4) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
b.2) Within 15 days before the termination of the employment contract in Vietnam (or the art/sport exchange program) or before the end of the tax year, whichever comes first, the foreign individual shall send the residence certificate of the tax year to the Vietnamese party. Within 03 working days from the receipt of the residence certificate, the Vietnamese party shall submit it to the tax authority.
b.3) In case the residence certificate is still unavailable, the foreign individual shall make a commitment to send the residence certificate in the quarter succeeding the end of the tax year.
b.4) In case there is not employment contract with the overseas employer or with the Vietnamese employer, the taxpayer may submit the designation letter or any document that is equivalent to an employment contract to the tax authority.
b.5) In case the individual belongs to a country or territory that has entered into a Double Taxation Agreement with Vietnam and does not have the residence certificate, the passport copy may be provided instead. The individual shall make a declaration and take responsibility for the unavailability of the residence certificate in the written request for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement.
b.6) In case it is not determined that whether the individual is a resident of the foreign country or territory when the passport copy is submitted, the individual shall make a commitment to send the passport copy in the first quarter of the succeeding year.
c) Regarding individuals who are foreign residents, whose incomes are earned from salaries, remunerations, business operation, receipt of inheritance, gift in Vietnam, paid by overseas organizations and individuals (including non-resident individual earning income in Vietnam but receiving income overseas)
c.1) On the date of submission of the first tax declaration dossier, the individual who is a foreign resident shall directly or authorize another entity in Vietnam to submit the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement to the Department of Taxation of the province in which the individual works or does business. The application shall contain:
c.1.1) The application form No. 01/HTQT in Appendix I hereof;
c.1.2) The original copy (or certified copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence in the tax year preceding the year in which the application is submitted. The copy must be consular legalized;
c.1.3) A copy of the employment contract or legal documents proving origin of the income or the right to receive the inheritance or the gift, or copies of the business contracts with Vietnam organizations and individuals (if income is earned from business operation) bearing the individual's signature;
c.1.4) Copies of the passport used for entry into Vietnam bearing the individual's signature;
c.1.5) Copies of the business registration certificate or practice certificate, tax registration certificate issued by the country of residence if the individual earns income from independence practice (as a physician, lawyer, engineer, architecture, dentist, accountant) bearing the taxpayer's signature;
c.1.6) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
c.2) In case the taxpayer already submitted the application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement in the previous year, the taxpayer only needs to send copies of the new employment contracts with Vietnamese and foreign organizations and individuals (if any).
c.3) Within 15 days before the expiration of the employment contract in Vietnam or before the end of the tax year, whichever comes first, the individual shall directly or authorize another entity in Vietnam to send the residence certificate of the same tax year to the supervisory tax authority of the area where the individual works or does business.
c.4) In case the residence certificate is still unavailable, the foreign individual shall make a commitment to send the residence certificate in the quarter succeeding the end of the tax year.
c.5) In case the individual belongs to a country or territory that has entered into a Double Taxation Agreement with Vietnam and does not have the residence certificate, the passport copy may be provided instead.
c.6) In case it is not determined that whether the individual is a resident of the foreign country or territory when the passport copy is submitted, the individual shall make a commitment to send the passport copy in the first quarter of the succeeding year.
d) Regarding individuals who are Vietnamese resident and are eligible for exemption or reduction of tax on incomes from serving the Government, incomes of university and vocational school students, incomes of teachers, professors and researchers
d.1) Within 15 days before execution of the contract with the Vietnamese party, the foreign individual shall send the Vietnamese party an application for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement, which shall be submitted to the supervisory tax authority of the Vietnamese party together with the first tax declaration dossier. The application shall contain:
d.1.1) The application form No. 01/HTQT in Appendix I hereof;
d.1.2) The original copy (or authenticated copy) of the residence certificate issued by the tax authority in the year preceding the year in which the eligibility for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement is notified.
d.1.3) A certificate issued by the Vietnamese representative authority about the income-generating activities;
d.1.4) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
3. Deduction of tax paid overseas from tax payable in Vietnam
If the organization or individual that is a Vietnamese resident has paid tax in the country that entered into the Double Taxation Agreement with Vietnam and the tax was paid in accordance with the foreign country's law and the Double Taxation agreement, it will be deducted from the tax payable in Vietnam. Deduction procedures:
a) The taxpayer shall send an application for tax deduction (or tax cancellation) to the supervisory tax authority. The application shall contain:
a.1) The application form No. 02/HTQT in Appendix I hereof which shall contain information about the transactions that are relevant to the deducted tax.
a.2) Other documents according to the deduction method. To be specific:
a.2.1) Direct deduction: The tax paid in the foreign country shall be directly deducted from the tax payable in Vietnam under the Double Taxation Agreement.
a.2.1.1) Copies of the foreign tax form certified by the taxpayer;
a.2.1.2) Copies of overseas tax payment documents certified by the taxpayer;
a.2.1.3) Original certification of tax payment issued by the foreign tax authority.
a.2.2) In case of presumptive tax deduction: In case the taxpayer, pursuant to the foreign country's law, is eligible for exemption or reduction of tax as a special treatment, the tax that was supposed to be paid in the foreign country may be deducted from the tax payable in Vietnam under the Double Taxation Agreement.
a.2.2.1) Copies foreign tax form certified by the taxpayer;
a.2.2.2) Copies of the business registration certificate or legal documents confirming the overseas business operation practice certified by the taxpayer;
a.2.2.3) A confirmation letter issued by foreign competent authorities of the exempted or reduced tax and confirmation procedures the request for deduction of presumptive tax is conformable with the Double Taxation Agreement and the law of relevant Member States.
a.2.3) Indirect deduction: The taxpayer has paid the CIT on the income before it is distributed to the taxpayer in the foreign country and it may be deducted from the tax payable in Vietnam under the Double Taxation Agreement.
a.2.3.1) Legal documents proving the relationship and capital contribution proportion of the applicant;
a.2.3.2) Copies foreign tax form of the company to which the capital is contribute and that distributes dividends (the copies must be certified by the taxpayer);
a.2.3.3) Copies of the declaration of tax deducted at source on distributed share premium (the copies must be certified by the taxpayer);
a.2.3.4) Confirmation of issued by the foreign tax authority of the distributed share premium and the CIT paid by the company before dividend distribution.
a.3) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
b) Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application prescribed in Point a of this Clause. The tax authority shall consider permitting deduction of the tax paid in the foreign country from the amount of tax payable in Vietnam in accordance with the Double Taxation Agreement and regulations of this Circular. The 10-day time limit does not include the time needed for providing explanation and supplementation of the application.
4. Request for application of mutual agreement procedures under a Double Taxation Agreement:
a) In case a taxpayer that is a Vietnamese resident may submit the request for application of the mutual agreement procedures to a Vietnamese tax authority if the taxpayer finds that the foreign tax authority's action has or will render the tax payment unconformable with the Double Taxation Agreement. The taxpayer that is a foreign resident shall submit the request to the tax authority of the country of residence.
b) This guidance does not include mutual agreement procedures of Advance Pricing Agreements (APA)
c) The taxpayer may request application of mutual agreement procedures within the time limit specified in the mutual agreement procedures clauses of each Double Taxation Agreement.
d) The taxpayer shall send the following documents to request application of bilateral agreement to the General Department of Taxation,:
d.1) The application form No. 01/DTA-MAP in Appendix I hereof;
d.2) The financial statement and tax returns that are relevant to the application of mutual agreement procedures;
d.3) Documents that are relevant to the tax obligations notice issued by the foreign tax authority;
d.4) Documents determining the price of the related-party transactions of the tax period in which application of mutual agreement procedures is requested (for mutual agreement procedures related to determination of transfer prices);
d.5) Information, documents, contracts, detailed description of the transactions and activities that are relevant to determination of tax obligations, the applicant's reasoning for application of mutual agreement procedures and analysis of determination of tax obligations;
d.6) Documents proving tax payment in case the applicant has paid the tax related to the application of mutual agreement procedures;
d.7) Copies of the written request for application of mutual agreement procedures and enclosed documents in case the applicant has submitted or will submit the request for application of mutual agreement procedures to the foreign tax authority;
d.8) Copies of the complaint and enclosed documents in case the applicant has filed or will file the complaint following other complaint settlement mechanism within and outside of Vietnam, and the complaint settlement result (if any).
dd) The General Department of Taxation shall receive the request for application of mutual agreement procedures submitted taxpayers that are Vietnamese residents and execute the mutual agreement procedures with the foreign tax authority in accordance with the Double Taxation Document.
Article 63. Application for tax exemption or reduction under an international treaty that is not a Double Taxation Agreement
1. In case the foreign organization or individual directly registers and pays tax to the tax authority:
a) Within 03 working days from the date of conclusion of the contract with the Vietnamese party, the foreign organization or individual shall submit the application for tax exemption or reduction to the tax authority that granted taxpayer registration. The application shall contain:
a.1) The application form No. 01/DUQT in Appendix I hereof which is confirmed by the authority that proposed the conclusion of the international treaty;
a.2) Copies of the international treaty;
a.3) Copies of the contract with the Vietnamese party certified by the foreign party or the authorized representative;
a.4) Summary of the contract certified by the foreign party or the authorized representative. The summary shall include: names of the contract and its articles; scope of the contract and tax obligations specified in the contract;
a.5) The authorization letter in case the foreign party authorizes a Vietnamese organization or individual to follow procedures for tax exemption or reduction. The authorization letter must bear signatures of the representatives of both parties.
b) In special cases where the contract between the foreign party and the Vietnamese party cannot be provided, the foreign party shall submit documents that are equivalent to the contract and provide explanation in Form No. 01/DUQT.
2. In case the foreign party does not directly registers and pays tax to the tax authority:
a) The foreign party shall perform the following tasks:
a.1) On the date of contract conclusion, send the Vietnamese party the application for tax exemption or reduction. The application shall contain:
a.1.1) The application form No. 01/DUQT in Appendix I hereof which is confirmed by the authority that proposed the conclusion of the international treaty;
a.1.2) Copies of the international treaty;
a.1.3) Copies of the contract with the Vietnamese party certified by the foreign party or the authorized representative;
a.1.4) Summary of the contract certified by the foreign party or the authorized representative. The summary shall include: names of the contract and its articles; scope of the contract and tax obligations specified in the contract;
a.1.5) The authorization letter in case the foreign party authorizes a Vietnamese organization or individual to follow procedures for tax exemption or reduction. The authorization letter must bear signatures of the representatives of both parties.
a.2) In special cases where the contract between the foreign party and the Vietnamese party cannot be provided, the foreign party shall submit documents that are equivalent to the contract and provide explanation in the application form.
b) The Vietnamese party shall:
Within 03 working days from the receipt of the application from the foreign party, the Vietnamese party shall send the application to the tax authority that granted taxpayer registration to the Vietnamese party.
Article 64. Time limits and return of results
1. Time limit for processing an application for tax exemption or reduction:
Within 30 days from the receipt of the satisfactory application, the tax authority shall issue a decision on tax exemption or reduction or send the taxpayer a notice of ineligibility for tax exemption or reduction.
In case a site inspection is necessary for processing the application, within 40 days from the receipt of the satisfactory application, the tax authority shall issue a decision on tax exemption or reduction or send the taxpayer a notice of ineligibility for tax exemption or reduction.
In case the tax authority receives the application for tax exemption or reduction and the tax declaration dossier via the single-window system, within 05 working days from the receipt of the satisfactory application via the single-window system, the tax authority shall determine the amount of tax eligible for tax exemption or reduction or send the taxpayer a notice of ineligibility for tax exemption or reduction.
2. Return of results
a) In case the tax authority directly receives the application:
a.1) Issue the decision on tax exemption or reduction according to Form No. 03/MGTH in Appendix I hereof if the taxpayer is eligible for tax exemption or reduction (except the case specified in Point a.3 Clause 2 of this Article);
a.2) Issue the notice of ineligibility for tax exemption or reduction according to Form No. 04/MGTH in Appendix I hereof and provide explanation if the taxpayer is ineligible for tax exemption or reduction (except the case specified in Point a.3 Clause 2 of this Article);
a.3) Issue the notice of the taxpayer's eligibility or ineligibility for tax exemption or reduction under the Double Taxation Agreement or another international treaty according to Form No. 03-1/MGTH in Appendix I hereof;
In case additional information or documents are needed while processing the application for tax exemption or reduction, the tax authority shall send a request according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP to the taxpayer.
b) In case the tax authority receives the application for tax exemption or reduction together with the tax declaration dossier using the single-window system:
b.1) The tax authority shall determine the amount of tax eligible for tax exemption or reduction and specify it in the tax notice according to the form in Appendix II of Decree No. 126/2020/ND-CP if the taxpayer is eligible for tax exemption or reduction.
b.2) Issue the notice of ineligibility for tax exemption or reduction according to Form No. 04/MGTH in Appendix I hereof and provide explanation if the taxpayer is ineligible for tax exemption or reduction. In case additional information or documents are needed while processing the application for tax exemption or reduction, the tax authority shall send a request according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP to the receiving authority.
c) In the case of tax exemption specified in Point a Clause 2 Article 79 of the Law on Tax Administration: the tax authority shall issue a list of households and individuals that are eligible for tax exemption according to Form No. 05/MGTH in Appendix I hereof.
Article 65. Cancellation of unpaid tax, late payment interest and fines
1. Procedures for processing applications for cancellation of unpaid tax, late payment interest and fines
a) Pursuant to Clause 1 Article 87 of the Law on Tax Administration, the supervisory tax authority of the taxpayer shall prepare an application for cancellation of unpaid tax, late payment interest and fines and send it to the superior authority in the following order:
a.1) If the application is prepared and sent by a sub-department of taxation and processed by the Department of Taxation:
a.1.1) In case of ineligibility for debt cancellation, the Department of Taxation shall send a notice to the sub-department of taxation according to Form No. 02/XOANO in Appendix I hereof;
a.1.2) In case of eligibility for debt cancellation but inadequate documents, the Department of Taxation shall send a notice to the sub-department of taxation according to Form No. 03/XOANO in Appendix I hereof;
a.1.3) In case of eligibility for debt cancellation and adequate documents, the Department of Taxation prepare a written request and draft a debt cancellation decision according to 04/XOANO in Appendix I hereof, send them and the application to the People’s Committee of the province for consideration and decision.
a.2) If the application is prepared by a Department of Taxation:
In case of eligibility for debt cancellation and adequate documents, the Department of Taxation prepare a written request and draft a debt cancellation decision according to 04/XOANO in Appendix I hereof, send them and the application to the People’s Committee of the province for consideration and decision.
b) Pursuant to Clause 2, Clause 3 and Clause 4 Article 87 of the Law on Tax Administration, the supervisory tax authority of the taxpayer shall prepare the application for debt cancellation and send it to the superior authority in the following order:
b.1) In case of applying for cancellation of unpaid tax, late payment interest and fines that are worth from 05 billion VND to less than 10 billion VND:
b.1.1) The sub-department of taxation shall prepare and send the application to the Department of Taxation for processing in accordance with Point a.1 of this Clause. In case of ineligibility, the Department of Taxation shall send a notice to the sub-department of taxation according to Form No. 02/XOANO in Appendix I hereof. In case of eligibility, the Department of Taxation shall send a written request and the application to the General Department of Taxation.
b.1.2) The Department of Taxation shall prepare applications for taxpayer under its direct management and send them to General Department of Taxation for consideration and decision.
b.1.3) The application shall be processed by General Department of Taxation as follows:
b.1.3.1) In case of ineligibility for cancellation, General Department of Taxation shall send a notice to the Department of Taxation according to Form No. 02/XOANO in Appendix I hereof;
b.1.3.2) In case of eligibility but inadequate documents, General Department of Taxation shall send a notice to the Department of Taxation according to Form No. 03/XOANO in Appendix I hereof;
b.1.3.3) In case of eligibility and adequate documents, General Department of Taxation shall issue a debt cancellation decision according to 05/XOANO in Appendix I hereof.
b.2) In case of applying for cancellation of unpaid tax, late payment interest and fines that are worth from 10 billion VND to less than 15 billion VND:
b.2.1) The sub-department of taxation and Department of Taxation shall prepare and send the application in accordance with Point b.1 of this Clause;
b.2.2) The application shall be processed by General Department of Taxation as follows:
b.2.2.1) In case of ineligibility or supplementary documents are needed, General Department of Taxation shall send a notice to the Department of Taxation in accordance with Point b.1 of this Clause;
b.2.2.2) In case of eligibility and adequate documents, General Department of Taxation shall draft a debt cancellation decision according to 06/XOANO in Appendix I hereof, and then submit it to the Ministry of Finance for consideration and decision.
b.3) In case of applying for cancellation of unpaid tax, late payment interest and fines that are worth 15 billion VND or more:
b.3.1) The sub-department of taxation, the Department of Taxation and General Department of Taxation shall prepare and send the application in accordance with Point b.1 of this Clause;
b.3.2) In case of eligibility and adequate documents, General Department of Taxation shall draft a debt cancellation decision according to 07/XOANO in Appendix I hereof, and then submit it to the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall submit it to the Prime Minister for consideration and decision.
2. Application for cancellation of unpaid tax, late payment interest and fines
a) In case an enterprise or cooperative is declared bankrupt according to Clause 1 Article 85 of the Law on Tax Administration, the application shall contain:
a.1) The application form No. 01/XOANO in Appendix I hereof;
a.2) The decision on bankruptcy of the enterprise or cooperative (original copy or a copy certified by the tax authority);
a.3) The enforcement official's documents about division of assets specifying the recovered and unrecovered tax debt (original copies or copies certified by the tax authority);
a.4) The decision on suspension of the decision to declare bankrupt issued by a civil judgment enforcement authority (original copy or copy certified by the taxpayer);
a.5) The notice of tax debt at the time of applying for debt cancellation (original copy or a copy certified by the tax authority).
b) In case an individual is dead or declared dead or incapacitated by the Court according to Clause 2 Article 85 of the Law on Tax Administration, the application shall be prepared as follows:
b.1) In case the individual is dead or declared dead by the Court:
b.1.1) The application form No. 01/XOANO in Appendix I hereof;
b.1.2) The death certificate, death notice, or declaration of death issued by the court or equivalent document according to regulations of law on civil registration (original copy or a copy certified by the tax authority);
b.1.3) Documents showing that the deceased does not have property, including inheritance issued by the People’s Committee of the last commune where the deceased resides (original copy or a copy certified by the tax authority).
b.1.4) The notice of tax debt at the time of applying for debt cancellation (original copy or a copy certified by the tax authority).
b.2) In case a person is considered incapacitated by law:
b.2.1) The application form No. 01/XOANO in Appendix I hereof;
b.2.2) The court's declaration that the person in incapacitated (original copy or a copy certified by the tax authority);
b.2.3) The document prepared by the incapacitated person's guardian and certified by the People’s Committee of the commune where the incapacitated person resides showing that the incapacitated person does not have property, including inheritance issued (original copy or a copy certified by the tax authority);
b.2.4) The notice of tax debt at the time of applying for debt cancellation (original copy or a copy certified by the tax authority).
c) Regarding debts of tax, late payment interest and fines that have been overdue for more than 10 years according to Clause 3 Article 85 of the Law on Tax Administration, the application shall contain:
c.1) The application form No. 01/XOANO in Appendix I hereof;
In case of debt cancellation for individuals, individual businesses, household owners, household businesses, sole proprietorship owners and single-member limited liability company owners, the application form shall include the following information: Full name, ID number, passport or other ID papers of the individual.
c.2) The document issued by the supervisory tax authority requesting the business registration authority or competent authority to revoke the Certificate of Enterprise Registration, Certificate of Business Registration, Certificate of Cooperative Registration, Investment Certificate, License for Establishment and Operation, or practice certificate (original copy or a copy certified by the tax authority);
c.3) The decision to revoke the Certificate of Enterprise Registration, Certificate of Business Registration, Certificate of Cooperative Registration, Investment Certificate, License for Establishment and Operation, or practice certificate (original copy or a copy certified by the tax authority);
c.4) The notice of tax debt at the time of applying for debt cancellation (original copy or a copy certified by the tax authority).
c.5) The decision on enforcing the implementation of the tax decision or documents proving that the enforcement measures have been implemented (original copy or copy certified by the taxpayer);
c.6) A document certified by the People’s Committee of the commune showing that the taxpayer does not have property and no longer operates business in the (original copy or a copy certified by the tax authority).
Article 66. Tax payment in instalments
1. Procedures for processing applications for tax payment in instalments
a) The taxpayer shall prepare the application for tax payment in instalments in accordance with Clause 2 of this Article and send it to the supervisory tax authority.
b) In case the application is not satisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the tax authority shall send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP and request the taxpayer to provide explanation or supplement the application.
In case the application is satisfactory, within 10 working days from the receipt of the application, the tax authority shall issue:
b.1) A notice of rejection according to Form No. 03/NDAN in Appendix I hereof if the guarantee letter is suspected to be illegal, and Form No. 05/NDAN in Appendix I hereof to the guarantor requesting the guarantor to provide confirmation to the tax authority within a specific period time as prescribed by law;
b.2) The permission for tax payment in instalment according to Form No. 04/NDAN in Appendix I hereof if the taxpayer is eligible for tax payment in instalments.
2. Application for tax payment in instalments
a) The application form No. 01/NDAN in Appendix I hereof;
b) The guarantee letter according to regulations of law on guarantee, which shall contain the declaration the guarantor will pay the tax in case the taxpayer fails to pay tax on schedule;
c) The decision on enforcing the implementation of the tax decision (if any).
3. The number of instalments and the amount of tax to be paid in instalments
a) The amount of tax to be paid in instalments must not exceed the amount guaranteed by the credit institution.
b) The taxpayer may pay tax in instalments for up to 12 months and within the effective period of the guarantee letter.
c) The taxpayer may pay tax in monthly instalments; each instalment must be at least the average tax paid monthly. The taxpayer shall determine the late payment interest and pay as the same time as the instalment.
4. Time limit for tax payment in instalments
The deadline for paying tax by instalments instalment is the last day of the month. If the taxpayer fails to fully pay the instalments monthly or the guarantor fails to pay tax on behalf of the taxpayer, within 05 working days from the deadline, the tax authority shall issue a document according to Form No. 02/NDAN in Appendix I hereof and send it to the guarantor to request fulfillment of the guarantor's obligations as prescribed by law.
Article 67. Development of infrastructure of information technology and software serving collection, processing and management of taxpayer information
1. The taxpayer information system shall be developed and managed uniformly from central to local government in order to promptly serve tax administration and other state management tasks; meet socio-economic development requirements; ensure safety, confidentiality and national security; comply with technical regulations and standards for information technology.
2. Infrastructure of the taxpayer information system includes: servers, storage and backup devices, connection, networking devices, security devices (or software), synchronization devices, peripheral devices, auxiliary devices, local networks and public network, infrastructure management services.
3. The software system for collection, processing and management of taxpayer information includes: operating system, database administration system, open source software, commercial software, internal software.
Article 68. Collection, processing and management of taxpayer information
1. Collection of taxpayer information
Taxpayer information shall be collected and updated in a timely manner in order to ensure accuracy and objectivity. Information shall be collected from taxpayers, relevant organizations and individuals that are responsible for provision of taxpayer information as prescribed in Article 97 and Article 98 of the Law on Tax Administration, Articles 26 through 28 of Decree No. 126/2020/ND-CP, and other relevant regulations of law.
2. Processing of taxpayer information
The tax authority shall process taxpayer information and save it in the database following procedures. Information processing includes the following tasks:
a) Inspect, assess compliance to regulations and procedures for collecting information and data;
b) Inspect, assess legal basis and reliability of information and data;
c) Consolidate, arrange, sort, process information and data following procedures;
d) Regarding information and data updated from databases of relevant organizations and individuals, the information providers shall be responsible for the accuracy of the information and data provided.
3. Management of taxpayer information system.
Tax authorities shall manage taxpayer information system as follows:
a) Taxpayer information shall be managed, used, shared electronically for proper purposes and in accordance with regulations of law;
b) Taxpayer information shall be exchanged among information systems of Ministries, central authorities, local authorities and relevant organizations as per regulations;
c) Provide instructions; inspect and supervise the update, processing and use of the taxpayer information system;
d) Formulate and promulgate regulations on composition of taxpayer data, method for transmission of information with tax authorities as the basis for development of uniform information technology systems;
dd) Establish procedures for uniform update, processing and use of the taxpayer information system;
e) Grant access to the taxpayer information system; manage the connection and exchange of data with databases of Ministries, central authorities and local authorities.
Article 69. Provision of information; fixing errors; scrutinizing and adjusting information
1. Provision of information for taxpayers
The supervisory tax authority shall send information about taxpayers' fulfillment of tax obligations nationwide via electronic tax transaction accounts of taxpayers on the website of General Department of Taxation, including: processing of amounts paid, unpaid, overpaid, cancelled, refundable, refunded; refundable amounts in the previous months, amounts payable, overpaid amounts and refundable amounts recorded in the tax administration system.
2. Errors in information about payments to state budget shall be scrutinized and adjusted (hereinafter referred to as "scrutiny") in the following cases:
a) The taxpayer discovers that information on the tax administration system which is periodically provided by the tax authority according to Clause 1 of this Article is different from the taxpayer's information.
b) The taxpayer discovers that information on the state budget payment documents is incorrect, in which case the revision shall be subject to the following restrictions:
b.1) The previous year's document may be revised in the next year within the time limit for revision of state budget statements.
b.2) Do not revise information about the total amount and type of money on these documents.
b.3) It is not the case of offsetting overpaid amounts or requesting tax refunds specified in Article 25 and Article 42 of this Circular.
c) The error is discovered by the tax authority or a competent authority.
d) State Treasury discovers the errors or is scrutinizing the amounts recorded into revenues pending processing of the tax authority.
dd) The commercial bank where the State Treasury opens the account or the commercial bank where the taxpayer opens the account (in case the amount is transferred to State Treasury via the bank) discovers the error in the information about payments to state budget which has been transferred to the State Treasury.
e) The commercial bank or the payment service provider through which the taxpayer makes the payment to state budget discovers the error in the information about payments to state budget which has been transferred to the commercial bank where the State Treasury opens the account.
g) The tax authority or competent authority discovers errors in information exchanged between the authorities.
3. An application for scrutiny shall include:
a) The application form No. 01/TS in Appendix I hereof.
b) Supporting documents (if any): copies of the taxpayer's documents about payments to state budget or copies of relevant documents, notices, decisions.
4. Procedures:
a) Processing applications for scrutiny at the tax authority:
a.1) In case the taxpayer discovers the errors mentioned in Point a Clause 2 of this Article:
a.1.1) The taxpayer shall send the application to the tax authority in accordance with Clause 5 of this Article.
a.1.2) Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the tax authority shall compare information provided by the taxpayer with data on the tax administration system.
In case information about the taxpayer's fulfillment of tax obligations on the tax administration system is erroneous (according to the tax declaration dossier accepted by the tax authority, documents about payments to state budget, other decisions and documents issued by the tax authority and competent authorities), the tax authority shall revise information and send the result to the taxpayer according to Form No. 01/TB-TS in Appendix I hereof.
Regarding errors in information about payments to state budget according to state budget payment documents, within 01 working day from the receipt of the satisfactory application, the tax authority shall issue Form No. C1-07a/NS or C1-07b/NS (enclosed with a Circular of the Ministry of Finance) and send it to State Treasury for revision. Pursuant to the revisions sent via the website of General Department of Taxation, the tax authority shall record the revised information, adjust the late payment interest, which is increased or decreased, and send the result to the taxpayer according to Form No. 01/TB-TS in Appendix I hereof.
In case information about the taxpayer's fulfillment of tax obligations on the tax administration system is correct (according to the tax declaration dossier accepted by the tax authority, documents about payments to state budget, other decisions and documents issued by the tax authority and competent authorities), the tax authority shall send a notice of no revisions according to Form No. 01/TB-TS in Appendix I hereof and provide explanation. In case of inadequate information, the tax authority shall send a request for supplementary information according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP. The time needed for provision of supplementary information shall not be included in the application processing time. After receiving supplementary information from the taxpayer, revise information if it is erroneous.
a.2) In case the taxpayer discovers the errors mentioned in Point b Clause 2 of this Article:
Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the tax authority shall compare information on the documents recorded on the tax administration system and the information to which revisions are requested:
a.2.1) In case information must be revised according to Point b Clause 2 of this Article, within 02 working days from the receipt of the satisfactory application, the tax authority shall issue Form No. C1-07a/NS or C1-07b/NS (enclosed with a Circular of the Ministry of Finance) and send it to State Treasury for revision. Pursuant to the revisions sent via the website of General Department of Taxation, the tax authority shall record revised information, adjust the late payment interest, which is increased or decreased, and send the result to the taxpayer according to Form No. 01/TB-TS in Appendix I hereof.
a.2.2) In case information cannot be revised, the tax authority shall issue a notice of no revisions according to Form No. 01/TB-TS in Appendix hereof and provide explanation, or send a request for supplementary information according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP. The time needed for provision of supplementary information shall not be included in the application processing time. After receiving supplementary information from the taxpayer, revise information if the conditions specified in Point b Clause 2 of this Article are fully satisfied.
a.3) In case the tax authority discovers the errors mentioned in Point c Clause 2 of this Article, the tax authority shall issue Form No. C1-07a/NS or C1-07b/NS (enclosed with a Circular of the Ministry of Finance) and send it to State Treasury for revision.
b) Processing applications for scrutiny at State Treasury:
b.1) In case revisions are made by State Treasury at the request of the tax authority according to Point a of this Clause: Within 02 working days from the receipt of the tax authority's request, the State Treasury shall carry the scrutiny, revise information, and send the revised documents to the tax authority as per regulations.
b.2) In case the State Treasury discovers the errors or needs to provide supplementary information about state budget revenues according to Point d Clause 2 of this Article:
b.2.1) State Treasury shall revise information and send the revised documents to the tax authority for revision of information about state budget revenues.
b.2.2) The State Treasury shall send the tax authority requests for scrutiny of amounts recorded as revenues pending settlement, which is the basis for the tax authority to supplement information about state budget revenues.
b.3) In case the State Treasury receives a request for scrutiny from the bank where the State Treasury opens the account or where the taxpayer makes payment to state budget (in case money is paid directly to State Treasury via the bank), or the from the taxpayer (in case money is paid directly at the State Treasury) regarding errors in information about state budget payment documents which have been transferred to State Treasury according to Point dd Clause 2 of this Article:
The State Treasury shall revise erroneous information. If the information has been sent to the tax authority, the State Treasury shall also send the revised information to the tax authority and notice the bank where the State Treasury opens the account. Erroneous overpayments and underpayments shall be handled in accordance with regulations on handling of payment errors of the bank or State Treasury.
c) Processing applications for scrutiny at a commercial bank where the State Treasury opens the account:
Upon receipt of the electronic request for scrutiny from the commercial bank or payment service provider where the taxpayer makes payment to state budget according to Point e Clause 2 of this Article, the bank where the State Treasury opens the account shall perform the following tasks:
c.1) In case the information about state budget revenue documents has not been sent to the State Treasury, the bank shall revise information in accordance with regulations on handling of payment errors.
c.2) In case the information about state budget revenue documents has not been sent to the State Treasury, the bank shall revise information in accordance with regulations on handling of payment errors.
d) Handling errors at the commercial bank or payment service provider where the taxpayer makes payment to state budget:
Upon discovery of the error, the commercial bank or payment service provider where the taxpayer makes payment to state budget shall:
d.1) In case money has not been transferred and information about the payment has not been sent to the bank where the State Treasury opens the account or to the State Treasury (in case money is transferred directly to the State Treasury via bank), the commercial bank or the payment service provider shall carry out the scrutiny and fix the errors in accordance with regulations on handling payment errors.
d.2) In case money has been transferred and information about the payment has been sent to the commercial bank where the State Treasury opens the account or to the State Treasury (in case money is transferred directly to the State Treasury via bank), the commercial bank or the payment service provider shall send the electronic request for scrutiny to the commercial bank where the State Treasury opens the account or to the State Treasury (in case money is transferred directly to the State Treasury via bank).
dd) Handling errors at tax authorities or competent authorities in the cases mentioned in Point g Clause 2 of this Clause:
dd.1) The tax authority or the competent authority that discovers the errors shall send the application for scrutiny prescribed in Clause 3 of this Article to the relevant authority via the electronic information exchange system among the authorities.
dd.1) The tax authority or the competent authority that receives the application shall carry out the scrutiny and send the result to the requesting authority via the electronic information exchange system among the authorities.
5. Responsibility for receiving and processing applications for scrutiny:
a) Tax authorities receiving applications for scrutiny from taxpayers:
a.1) Supervisory tax authorities:
a.1.1) Receive and process applications for scrutiny of documents about payments to state budget from taxpayers whose supervisory tax authorities are the tax authorities responsible for management of these payments.
a.1.2) Receive and process taxpayers' applications for scrutiny of tax declaration dossiers, documents about payments to state budget, notices, decisions and other documents of tax authorities and competent authorities which have been received or issued by tax authorities.
a.2) The state budget revenue-managing tax authority shall receive and process taxpayers' applications for scrutiny of tax declaration dossiers, documents about payments to state budget, notices, decisions and other documents of tax authorities and competent authorities which have been received or issued by the state budget revenue-managing tax authority.
a.3) The tax authority of the receiving province mentioned in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular shall:
Cooperate with supervisory tax authorities in processing applications for scrutiny of the amounts mentioned in Point a.1 of this Clause.
b) The State Treasury shall receive applications for scrutiny sent by commercial banks where the State Treasury opens their accounts or where taxpayers make payments to state budget (in case the amount is transferred to State Treasury via the bank).
c) The commercial bank where the State Treasury opens accounts shall receive and process applications for scrutiny sent by commercial banks or payment service providers where taxpayers make payment to state budget.
d) Commercial banks or payment service providers where taxpayers make payments to state budget shall receive the taxpayers' applications for scrutiny in accordance with their own regulations.
Article 70. Confirmation of fulfillment of tax obligations
1. Receipt, processing of requests for confirmation of fulfillment of tax obligations or confirmation of tax payment (hereinafter referred to as "confirmation of fulfillment of tax obligations").
a) The taxpayer shall send the written request for confirmation of fulfillment of tax obligations according to Form No. 01/DNXN in Appendix I hereof to the tax authority in accordance with Point c of this Clause.
In case tax incurred by the foreign contractor is declared and paid by the Vietnamese party and the Vietnamese party has fulfilled the foreign contractor's tax obligations: The foreign contractor or the Vietnamese party shall send the written request for confirmation of fulfillment of tax obligations to the supervisory tax authority of the Vietnamese party.
b) Processing of requests for confirmation of fulfillment of tax obligations at state budget revenue-managing tax authorities
b.1) Review of data and information about the taxpayer's fulfillment of their tax obligations.
On the basis of the tax administration database on the tax administration system, the state budget revenue-managing tax authority shall review the information about the taxpayer's fulfillment of tax obligations, including:
b.1.1) Paid, unpaid and overpaid tax, late payment interest and fines;
b.1.2) The taxpayer's administrative tax offences (if any).
b.2) In case the taxpayer's information matches information on the tax administration system, the tax authority shall send a notice of confirmation of fulfillment of tax obligations according to Form No. 01/TB-XNNV in Appendix I hereof to the taxpayer in accordance with Point b.4 of this Clause.
b.3) In case the taxpayer's information and information on the tax administration system are inadequate or inconsistent, the tax authority shall send the taxpayer a request for explanation and supplementary information according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP in accordance with Point b.4 of this Clause.
The time needed for providing supplementary information shall be excluded from the time for processing the request for confirmation of fulfillment of tax obligations.
If the taxpayer's supplementary information is adequate, the tax authority shall send the taxpayer a notice of confirmation of fulfillment of tax obligations according to Form No. 01/TB-XNNV in Appendix I hereof to the taxpayer in accordance with Point b.4 of this Clause. In case the confirmation cannot be given, the tax authority shall send a notice according to Form No. 01/TB-XNNV in Appendix I hereof and provide explanation in accordance with Point b.4 of this Clause.
b.4) Within 10 working days from the receipt of the taxpayer's request, the tax authority shall issue a notice according to Form No. 01/TB-XNNV to grant or reject the confirmation, or issue Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP requesting the taxpayer to provide explanation or supplementary information
c) Responsibility for receiving and processing written requests for confirmation of fulfillment of tax obligations:
c.1) Supervisory tax authorities shall:
c.1.1) Receive and process requests for confirmation of fulfillment of tax obligations submitted by their taxpayers.
c.1.2) Preside over the process of receiving and processing of requests for confirmation of fulfillment of tax obligations regarding revenues under management of multiple tax authorities (including the revenues of state budget revenue-managing tax authorities and tax authorities of the receiving provinces).
c.1.3) In case tax incurred by the foreign contractor is declared and paid by the Vietnamese party, the supervisory tax authority of the Vietnamese party shall only gives confirmation to the foreign contractor once the Vietnamese party has fully deducted and paid the tax to state budget on behalf of the foreign contractor as per regulations.
c.2) State budget revenue-managing tax authorities shall:
c.2.1) Receive and process requests for confirmation of fulfillment of tax obligations regarding the revenues under their management.
c.2.2) Cooperate with and take responsibility for the collection of the amounts under their management on the tax administration system.
c.3) Tax authorities of receiving provinces prescribed in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular shall:
c.3.1) Receive and process requests for confirmation of fulfillment of tax obligations regarding the amounts they receive.
c.3.2) Cooperate with and take responsibility for the collection of the amounts under their management on the tax administration system.
2. Confirming tax paid in Vietnam by foreign residents:
In case a resident of member state that has entered into a Double Taxation Agreement with Vietnam, has paid income tax in Vietnam under the Double Taxation Agreement and Vietnam's law and wishes to have the paid tax confirmed in order to have it deducted from tax payable in his/her country of residence:
a) The taxpayer that wishes to have confirmation of tax paid in Vietnam shall send an application to the Department of Taxation of the province where taxpayer information is registered. The application shall contain:
a.1) The application form No. 03/HTQT in Appendix I hereof which shall contain information about the transactions that are relevant to the taxable income and the tax regulated by the Double Taxation Agreement;
a.2) The original copy (or certified copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence (specify the tax period). The copy must be consular legalized;
a.3) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
Within 07 working days from the receipt of the application, the Department of Taxation shall issue the confirmation according to Form No. 04/HTQT or Form No. 05/HTQT in Appendix I hereof. The former shall be used for confirmation of personal income tax and corporate income tax; the latter shall be used for tax on income from dividends, loan interest, royalties or technical service charges.
In case additional information or documents are needed while processing the application for tax exemption or reduction, the tax authority shall send a request according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP to the taxpayer.
Within 10 working days from the day on which the request is issued by the tax authority, the taxpayer shall provide explanation or supplementary documents to the tax authority.
b) In case the taxpayer has submitted the application for confirmation of tax paid in Vietnam but the tax is cancelled due to tax incentives and is considered paid in order to be deducted from tax incurred in the country of residence, the application sent to the Department of Taxation shall contain:
b.1) The application form No. 03/HTQT in Appendix I hereof which shall contain information about the transactions that are relevant to the taxable income and the tax regulated by the Double Taxation Agreement;
b.2) The original copy (or certified copy) of the residence certificate issued by the tax authority of the country of residence (specify the tax period). The copy must be consular legalized;
b.3) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
Within 07 working days from the receipt of the application, the Department of Taxation shall issue the confirmation.
In case additional information or documents are needed while processing the application for tax exemption or reduction, the tax authority shall send a request according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP to the taxpayer.
Within 10 working days from the day on which the request is issued by the tax authority, the taxpayer shall provide explanation or supplementary documents to the tax authority.
3. Confirmation of Vietnamese residents:
a) Procedures for confirmation of Vietnamese residents under Double Taxation Agreements:
a.1) If the applicant is a taxpayer, submit the application form No. 06/HTQT in Appendix I hereof (and the authorization letter if the taxpayer authorizes the legal representative to follow the procedures) to the Department of Taxation where taxpayer registration is granted.
a.2) If the applicant is not a taxpayer:
a.2.1) The application form specified in Point a.1 Clause 3 of this Article;
a.2.2) Confirmation of the supervisory authority or local authority of the permanent residence (for individuals) or the certificate of registration (for organizations).
a.2.3) Confirmation of the income-paying organization (if any). If this confirmation is not available, the applicant shall make a declaration in the application form and take legal responsibility for this;
a.2.4) The authorization letter in case the taxpayer authorizes the legal representative to follow procedures for application of the Double Taxation Agreement.
b) Within 07 working days from the receipt of the complete application, the Department of Taxation shall, pursuant to Article 4 of the Double Taxation Agreement on definition of "resident", consider issuing the residence certificate according to Form No. 07/HTQT in Appendix I hereof to the applicant.
In case the Double Taxation Agreement is applied in the other member state and the tax authority of the member state requests the Vietnamese resident to provide the certificate of residence issued by a Vietnamese tax authority using the form of the foreign tax authority: If the form contains similar information as that on Form No. 07/HTQT in Appendix I hereof or extra information under the management of the tax authority (nationality, business lines of the applicant), the Department of Taxation shall give confirmation on this form.
In case additional information or documents are needed while processing the application for tax exemption or reduction, the tax authority shall send a request according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP to the taxpayer.
Within 10 working days from the day on which the request is issued by the tax authority, the taxpayer shall provide explanation or supplementary documents to the tax authority.
Article 71. Tax record inspection at tax authorities
1. Classification of tax records:
Tax records shall be classified according to 03 levels of risks: low risk, medium risk, high risk.
2. The tax authority shall propose the tax record inspection at the tax authority or follow the instructions in Clause 3, Clause 4 of this Article for high-risk records.
3. Tax record inspection
In case the tax authority needs to compare and analyze the tax records on which information is inaccurate, inadequate or needs clarifying regarding tax payable, tax eligible for exemption, reduction, refundable tax, tax carried forward to next periods, the tax authority shall issue the first notice according to Form No. 01/KTT requesting the taxpayer to provide explanatory or supplementary information/documents.
Within 10 working days from the day on which the request is issued by the tax authority, the taxpayer shall provide explanatory or supplementary information/documents to the tax authority. Explanatory or supplementary information/documents may be provided in person at the tax authority of in writing (physical documents or electronic documents).
In case the taxpayer provides explanatory documents at the tax authority, the tax authority shall issue Form No. 02/KTT in Appendix I hereof.
4. Handling inspection results
a) In case the taxpayer has provided explanatory or supplementary information/documents (first time or second time) and is able to prove that the declared tax is correct, the tax records shall be accepted; explanatory and supplementary documents shall be retained together with the tax records.
b) In case the taxpayer has provided explanatory or supplementary information/documents but is not able to prove that the declared tax is correct or further clarification is necessary, the tax authority shall issue the second notice according to Form No. 03/KTT requesting the taxpayer to provide further explanatory or supplementary information/documents or adjust the tax declaration dossier, for which the taxpayer is parent company. The time limit for provision of further explanatory and supplementary information or documents or adjusting the tax declaration dossier is 10 days from the day on which the notice is issued by the tax authority. The tax authority shall make up to 02 requests for explanatory or supplementary information/documents per inspection at the tax authority.
c) If the taxpayer fails to provide explanatory or supplementary information or documents by the deadline specified in the second notice, or fails to adjust the tax declaration dossier, or fails to prove that the declared tax is correct, the tax authority shall impose the tax payable if this is well founded. Otherwise, the tax authority shall issue a decision on inspection at the taxpayer's premises.
d) In case the taxpayer has provided explanatory or supplementary information/documents for the second time ant the tax authority is able to identify the tax offences, the tax authority shall issue a violation notice and take actions as per regulations.
Article 72. Inspection at taxpayers' premises (Tax inspection visit)
1. In the case of tax inspection visits, inspection frequency and time for sending the inspection decision are specified in Point a, b, d, dd, e, g Clause 1, Clause 2 and Clause 3 Article 110 of the Law on Tax Administration.
The cases of dissolution, shutdown in which tax finalization is not required mentioned in Point g Clause 1 Article 110 of the Law on Tax Administration:
a) The taxpayer that undergoes dissolution or shutdown pays corporate income tax (CIT) as a percentage (%) of revenue from sale of goods and services according to regulations of law on CIT
b) The taxpayer does not earn revenue, does not use invoices over the period from the date of establishment to the date of dissolution or shutdown.
2. Development, approval and revision of annual inspection plans and objectives
a) Annually, General Department of Taxation shall provide instructions on development of inspection plans and objectives in the entire system of tax authorities.
b) Tax authorities shall, according to instructions of General Department of Taxation, develop their own inspection plans and objectives:
b.1) Sub-departments of taxation shall develop and send their annual inspection plans and objectives to their superior Department of Taxation for approval.
b.2) Departments of Taxation shall develop and send their annual inspection plans and objectives to General Department of Taxation for approval.
b.3) General Department of Taxation shall develop and approval its own annual inspection plans and objectives, and send a report on the approved plans to the inspectorate of the Ministry of Finance.
c) Tax authorities shall annually review and revise annual inspection plans and objectives in the following cases:
c.1) It is requested by the Minister of Finance or the head of a superior tax authority;
c.2) It is requested by the head of the tax authority that is responsible for the inspection plans and objectives.
c.3) Elimination of duplications in inspection.
While revising an inspection plan or topic, the tax authority shall specify the reasons for revision and submit a report to the authority that approved such plan or topic.
d) In addition to preparation of annual inspection plans and objectives, tax authorities may prepare irregular plans and objectives at the request of heads of same-level or superior tax authorities. Plans and objectives shall be develop according to risk management rules, approved and reported to superior authorities by heads of same-level tax authorities.
3. Elimination of duplications in inspection
a) In case an inspection subject of an inferior tax authority is also an inspection subject of the State Inspectorate, State Audit or superior tax authority, the inspection plan of the latter shall prevail;
b) In case of duplicated inspection subjects in inspection plans of a tax authority and another state authority , the head of the tax authority shall cooperate with the head of the other authority in settlement and submit a report to the approving authority where necessary.
4. Publishing of annual inspection plans and objectives.
Annual inspection plans and objectives (including revisions thereto) shall be published on the websites of tax authorities or notified to taxpayers and their supervisory tax authorities (in writing, by phone or by email) within 30 working days from the issuance date of the decision to approve or revise the inspection plans and objectives.
5. Procedures for tax inspection visit
a) Issuance of the tax inspection decision
The tax authority shall issue the tax inspection decision in the cases specified in Article 110 of the Law on Tax Administration. A tax inspection visit may only be carried out after a decision on tax inspection visit is issued.
The tax authority shall issue the tax inspection decision regarding the contents and periods with risks, except tax refund inspection. Tax inspection decisions shall be prepared according to Form No. 04/KTT in Appendix I hereof.
Duration of the inspection visit shall be determined according to Clause 4 Article 110 of the Law on Tax Administration. In case of extension, the chief of the inspectorate shall request a competent person to issue an extension decision according to Form No. 05/KTT in Appendix I hereof.
b) The inspection visit under the tax inspection decision shall be carried out within 10 working days from the issuance date of the tax inspection decision, unless it has to be revoked according to Form No. 06/KTT in Appendix I hereof or the inspection visit has to be postponed.
At the beginning of the inspection, the chief of the inspectorate shall announce the tax inspection decision and issue a record on announcement and explanation of the tax inspection decision according to Form No. 07/KTT in Appendix I of this Circular in order to make sure the taxpayer understands and comply with the tax inspection decision.
c) In case the taxpayer submits a written request for postponement of the inspection, the request shall specify the reasons and the duration of postponement. In case the tax authority has to postpone the inspection due to a force majeure event, the tax authority shall send a written notification to the taxpayer before the deadline for announcing the tax inspection decision according to Form No. 08/KTT in Appendix I hereof.
In case of the inspection cannot continue due to a force majeure event, the chief of the inspectorate shall submit a report to the person that issued the tax inspection decision in order to suspend the inspection. The suspension period shall not be included in the inspection time.
d) In case the tax inspection decision has to be revised (change of chief or member of the inspectorate, addition of inspection contents, change of inspection period or reduction of inspectorate members, inspection contents or inspection period), the chief of the inspectorate shall request the competent person to issue a decision on revisions to the tax inspection decision according to Form No. 09/KTT, 10/KTT, 11/KTT in Appendix I hereof.
dd) Tax inspection record
dd.1) At the end of the tax inspection visit, the inspectorate shall draft the inspection record according to Form No. 12/KTT in Appendix I hereof and disclose it to the inspectorate and the taxpayer in order for them to comment and explain. The taxpayer's comment and explanation (if any) shall be attached to the draft record. The record on disclosure of the draft inspection record shall be prepared according to Form No. 13/KTT in Appendix I hereof.
The provision of explanation, completion and signing of the inspection record between the inspectorate and the taxpayer shall be done within 05 working days from the end of the inspection. Additional comments of the taxpayer shall be written in the record or attached to the signed record. Every page of the inspection record shall bear the signatures and seals of the chief of the inspectorate and the taxpayer (or the taxpayer's legal representative) if the taxpayer is an organization and has its own seal (including separate seals and overlapping seals on the pages of the record).
dd.2) Any difficulties in terms of policies and mechanisms shall be specified in the record. When a response is provided, the inspectorate or inspecting unit shall prepare an appendix to the record according to Form No. 14/KTT in Appendix I hereof.
dd.3) In case the taxpayer fails to sign the inspection record by the deadline, the chief of the inspectorate shall issue a administrative violation record and request a competent person to issue a decision on penalties for administrative violations as per regulations and request the taxpayer to sign the inspection record.
e) Handling inspection results
e.1) Within 03 working days from the day on which the inspection record is signed by the taxpayer, the chief of the inspectorate shall report the result to the chief of the inspection unit and the person that issued the tax inspection decision.
In case the inspection result requires tax actions or imposition of administrative penalties, the head of the tax authority shall issue a tax penalty decision or transfer documents to a person with power to impose penalties. In case the inspection result does not requires tax actions or imposition of administrative penalties, the person that issued the tax inspection decision shall issue a conclusion according to Form No. 15/KTT in Appendix I hereof.
e.2) In case tax evasion or tax fraud is suspected during tax inspection, the inspectorate shall report to the head of the tax authority within 05 working days in order to carry out a more thorough inspection or transfer the case to an investigation authority as prescribed by law.
Procedures and time limit for issuing the decision on imposition of penalties for tax offences or transferring documents to the person with power to impose penalties or transferring documents to an investigation authority shall comply with the Law on Actions Against Administrative Violations, the Law on Criminal Procedures, their elaborating documents and the Government’s Decree No. 125/2020/ND-CP dated 19/10/2020 in administrative penalties for tax- and invoice-related offences.
g) Inspection visits shall be logged electronically.
6. Supervising the inspectorate
a) All tax inspectorates carrying out inspection visits shall be supervised by the persons that issue the tax inspection decisions or by authorized persons.
In case the inspection visit is supervised by the person that issues the tax inspection decision, it shall be specified in the tax inspection decision. In case it is supervised by an authorized person, the person that issues the tax inspection decision shall also issue a supervision decision.
b) The supervision decision shall be sent to the inspectorate, the supervisor, the inspected entity, relevant organizations and individuals and announced together with the tax inspection decision.
c) The supervision shall be carried out regularly from the day on which the tax inspection decision is announced until the end of the inspection visit, and must be conformable with law, accurate, objective, democratic and timely.
7. If the database serving completion of the procedures specified in Clause 5 of this Article is suitable for IT application, an inspection visit is not required.
TAX ADMINISTRATION OF E-COMMERCE, DIGITAL PLATFORM-BASED BUSINESS AND OTHER SERVICES PROVIDED BY OVERSEAS SUPPLIERS WITHOUT PERMANENT ESTABLISHMENTS IN VIETNAM
Article 73. Organizations and individuals relevant to tax administration of e-commerce, digital platform-based business and other services provided by overseas suppliers without permanent establishments in Vietnam
1. Overseas suppliers without permanent establishments in Vietnam carrying out e-commerce, digital platform-based business and provide other services for organizations and individuals in Vietnam (hereinafter referred to as "overseas suppliers")
2. Organizations and individuals in Vietnam buying goods and services from overseas suppliers.
3. Tax agencies, organizations that are operating under Vietnam's law and authorized by overseas suppliers to apply for taxpayer registration, declare and pay tax in Vietnam.
4. Commercial banks, payment service providers, organizations and individuals whose rights and obligations are relevant to e-commerce, digital platform-based business and other services provided by overseas suppliers without permanent establishments in Vietnam.
Article 74. Registering electronic tax transactions
1. Overseas suppliers shall register electronic tax transactions together with first-time taxpayer registration via the online portal of General Department of Taxation, ensuring internet connection and availability of email addresses for transaction with the supervisory tax authorities.
2. Each overseas supplier shall register an official email address for receiving all notifications during electronic transactions with the supervisory tax authority.
3. After the first-time taxpayer registration is completed, the online portal of General Department of Taxation shall send information about the account and TIN to the registered email address for completion of tax procedures on the portal.
Article 75. Taxpayer identification number (TIN)
The TIN of an overseas supplier that registers, declares and pays tax directly or by authorization shall comply with Circular No. 105/2020/TT-BTC dated 03/12/2020 of the Ministry of Finance on taxpayer registration.
Article 76. Direct taxpayer registration by overseas suppliers
1. Application for first-time taxpayer registration:
The overseas supplier shall complete and submit Form No. 01/NCCNN in Appendix I hereof on the online portal of General Department of Taxation.
2. Application for change of taxpayer registration information
The overseas supplier shall complete and submit Form No. 01-1/NCCNN in Appendix I hereof to the supervisory tax authority on the online portal of General Department of Taxation.
3. The overseas supplier shall use the verification code provided by the supervisory tax authority via the online portal of General Department of Taxation for verification during the process of taxpayer registration.
Article 77. Direct tax calculation and declaration by overseas suppliers
1. Overseas suppliers shall declare tax directly on the online portal of General Department of Taxation, use verification codes provided by their supervisory tax authorities via the online portal of General Department of Taxation, and send electronic tax declaration dossiers to their supervisory tax authorities as follows:
a) Overseas suppliers shall declare and pay tax quarterly
b) The electronic tax form shall be prepared according to Form No. 02/NCCNN in Appendix I hereof.
c) Overseas supplier shall pay VAT and CIT as a percentage of revenue.
c.1) The revenue subject to VAT shall be the revenue received by the overseas supplier.
c.2) The revenue subject to CIT shall be the revenue received by the overseas supplier.
VAT rates are specified in Point b Clause 2 Article 8 of the Government’s Decree No. 209/2013/ND-CP dated 18/12/2013 elaborating some Article of the Law on Value-added Tax.
dd) CIT rates are specified in Point b Clause 3 Article 11 of the Government’s Decree No. 218/2013/ND-CP dated 26/12/2013 elaborating some Article of the Law on Corporate Income Tax.
2. In case errors are discovered by the overseas supplier after tax has been declared and paid, complete and submit Form No. 02/NCCNN in Appendix I hereof to adjust the amount of tax payable in Vietnam.
3. Rules for determination of revenue subject to tax in Vietnam:
a) Information used for identification of transactions of organizations and individuals purchasing goods and services in Vietnam:
a.1) Information relevant to payments made by the organization or individual in Vietnam, such as information about the credit card based on Bank Identification Number (BIN), bank account or similar information used by the buyer to pay the overseas supplier.
a.2) Information about residence of the organization or individual in Vietnam (payment address, delivery address, home address or similar information provided by the buyer for the overseas supplier).
a.3) Information about access of the organization or individual in Vietnam such as country code of the SIM card, IP address, landline location or similar information about the buyer.
b) When a transaction is found to be located in Vietnam, the overseas supplier shall:
b.1) Use 02 consistent pieces of information, including information about payment made by the organization or individual in Vietnam and information about residence or access of the organization or individual in Vietnam.
b.2) In case information about the payment made by the organization or individual cannot be collected or contradict the other information, the overseas supplier may use 02 consistent pieces of information, including information about residence and information about access of the organization or individual in Vietnam.
4. The overseas supplier shall use the verification code provided by the supervisory tax authority when declaring or making adjustments.
5. After the overseas supplier has declared or adjusted tax, the supervisory tax authority shall provide a tax payment identifier for the overseas supplier.
6. The overseas supplier shall retain the information used for identification of transactions of buyers in Vietnam according to Clause 3 of this Article in order to facilitate tax inspection by tax authorities. Retention of information shall comply with relevant regulations of the Law on Tax Administration.
7. In case the overseas supplier is located in a country or territory that has entered into a Tax Agreement with Vietnam, procedures for tax exemption or reduction under Double Taxation Agreement specified in Article 62 of this Circular shall be followed.
Article 78. Direct tax payment by overseas suppliers
1. After the overseas supplier receives the tax payment identifier from the supervisory tax authority, the overseas supplier shall pay tax in a convertible foreign currency to the receiving account notified on the online portal of General Department of Taxation and correctly specify the tax payment identifier.
2. In case tax is overpaid by the overseas supplier, the overseas supplier may offset the overpayment against the tax payable in the next tax period.
Article 79. Authorizing taxpayer registration, tax declaration and tax payment in Vietnam by overseas suppliers
1. In case the overseas supplier authorizes a tax agent or tax organization operating under Vietnam's law (hereinafter referred to as "authorized party"), the authorized party shall complete tax procedures (taxpayer registration, tax declaration and tax payment), under the contract with the overseas supplier. On the basis of the scope of authorization and responsibilities of each party specified in the authorization contract, the authorized party shall complete corresponding tax procedures specified in Article 76, Article 77 and Article 78 on behalf of the overseas supplier.
2. In case the overseas supplier has directly applied for taxpayer registration, declared and paid tax in Vietnam but then authorizes a tax agent to declare and pay tax, within 05 working days before the effective date of the authorization contract, the overseas supplier shall send a notification to the supervisory tax authority according to Form No. 01-1/NCCNN in Appendix I hereof and enclose it with relevant documents.
a) The overseas supplier has the responsibility to provide adequate and accurate documents and information that are necessary for completion of tax procedures under the contract between the parties.
b) IN case the overseas supplier enters into an authorization contract with the tax agent, the legal representative of the tax agent shall append the seal and signature on in the part for the taxpayer's legal representative on the documents submitted to the tax authority. Tax return must contain the full name and practice certificate number of the tax agent's employee. The transaction documents handled by the tax agent shall not exceed the scope specified in the concluded authorization contract.
3. The authorized party shall promptly and accurately provide documents at the request of the tax authority to prove the accuracy of the declared and paid tax, the refundable tax, tax eligible for exemption or reduction claimed (if any).
4. The supervisory tax authority shall provide the username and password for logging into the online portal of the General Department of Taxation to the authorized party for completion of tax procedures; send notifications relevant to the tax procedures covered by the authorization contract to the email address of the authorized party during the process of electronic transactions.
Article 80. Responsibilities of tax authorities in tax administration of e-commerce, digital platform-based business and other services provided by overseas suppliers
1. General Department of Taxation is the supervisory tax authority of overseas suppliers and has the responsibility to issue TINs to overseas suppliers as per regulations, receive tax returns and perform tasks relevant to tax declaration and tax payment by overseas suppliers.
2. Update the list of overseas suppliers that apply for taxpayer registration and declare tax directly or by authorization on the online portal of General Department of Taxation.
3. Cooperate with relevant agencies in determining, announcing names and websites of overseas suppliers that have not applied for taxpayer registration, declared and paid tax on goods and services purchased by buyers in Vietnam.
4. Tax authorities in Vietnam are entitled to cooperate with the overseas tax authorities in urging overseas suppliers to declare and pay tax; collect tax arrears if it is possible to prove overseas suppliers declare and pay tax honestly; cooperate with competent authorities in taking actions against overseas suppliers that fail to fulfill their tax obligations in Vietnam.
Article 81. Responsibilities of relevant organizations and individuals in Vietnam when buying goods and services from overseas suppliers
1. In case an organizations that is established and operating under Vietnam's law, an organization that is registered under Vietnam's law purchases goods or services from an overseas supplier or distributes goods or services on behalf of an overseas supplier that does not apply for taxpayer registration, declare and pay tax in Vietnam in accordance with Article 76, Article 77, Article 78, Article 79 of this Circular, the buyer of distributor shall declare, deduct and pay tax on behalf of the overseas supplier in accordance with Circular No. 103/2014/TT-BTC dated 06/08/2014 of the Ministry of Finance.
2. In case an individual purchases goods or services form an overseas supplier that does not apply for taxpayer registration, declare and pay tax in Vietnam in accordance with Article 76, Article 77, Article 78, Article 79 of this Circular, the commercial bank or payment service provider shall deduct and pay tax in accordance with Point a Clause 3 Article 30 of Decree No. 126/2020/ND-CP.
General Department of Taxation shall provide names and websites of the overseas suppliers that have not applied for taxpayer registration, declared and paid tax for the headquarters of banks and payment service providers in order for their branches to declare, deduct ant pay tax when processing payments for transactions with these overseas suppliers in accordance with the Government’s Decree No. 70/2014/ND-CP. The amount of tax declared, deducted and paid on behalf of overseas suppliers shall be determined according to the revenues received by the overseas suppliers, VAT rates and CIT rates specified in Point d and Point dd Clause 1 Article 77 of this Circular. In case the categories of goods and services of each transaction cannot be determined, the highest VAT and CIT rates shall apply.
3. By the 20th every month, commercial banks and payment service providers shall declare and pay the tax payable by overseas suppliers to state budget according to Form No. 03/NCCNN in Appendix I hereof.
4. In case an individual purchases goods or services from an overseas supplier and pays with a card or a method where tax deduction by the commercial bank or payment service provider is not possible, the commercial bank or payment service provider shall monitor the amounts transferred to the overseas supplier and send reports to General Department of Taxation on the 10th every month according to Form No. 04/NCCNN in Appendix I hereof.
5. The declaration, deduction, payment of tax and monitoring of amounts transferred to the overseas supplier by the commercial bank or payment service provider according to Clauses 2, 3, 4 Article 81 of this Circular shall be carried out as soon as the General Department of Taxation sends a notification to the headquarters of the bank or payment service provider.
Article 82. Authorized collection budget
1. Authorized collection contents
Tax authorities shall authorize other organizations and individuals to collect certain taxes and amounts payable to state budget under their management. To be specific:
a) Agricultural land levies payable by households and individuals;
b) Non-agricultural land levies payable by households and individuals;
c) Presumptive tax payable by household businesses and individual businesses;
d) Licensing fees and environmental protection fees payable by household businesses and individual businesses paying presumptive tax;
dd) Other taxes and amounts payable to state budget with the consent of the Minister of Finance.
2. Authorized collection budget
The budget derived from authorized collection of the amounts specified in Clause 1 of this Article shall be a percentage of the total receivables specified in the authorized collection contract.
The tax authority shall propose an appropriate authorized collection budget in each area, which shall be decided by the Director of the General Department of Taxation after accepted by the Ministry of Finance. Expenditures on authorized collection shall be excluded from expenditures on administrative management and included in the regular expense estimate of the tax authority as per regulations.
3. Estimation, management, use, payment, statement of authorized collection budget.
a) Estimation: Authorized collection budget shall be estimated annually according to the expenses prescribed by competent authorities, estimation of state budget revenues that are collected by authorization, realization of the previous year's budget estimate and the expectation of the current year's budget estimate, included in the state budget expenditure estimate of General Department of Taxation and sent to the Ministry of Finance as per regulations.
b) Management and use: The estimated authorized collection budget shall be part of the annual budget expenditure estimate of General Department of Taxation. The use of authorized collection budget shall be appropriate in terms of subjects, purposes, expenditures and authorized collection contract. Unused budget at the end of the year shall be carried forward to the succeeding year.
c) Statement: General Department of Taxation shall record and include authorized collection budget its annual budget statement in accordance with applicable regulations.
Article 83. Cooperation in tax administration of defense and security enterprises
General Department of Taxation shall cooperate with Finance Department of the Ministry of National Defense, Planning and Finance Department of the Ministry of Public Security in monitoring and supervising defense and security companies declaring, paying, stating CIT incurred during manufacture and sale of goods and services serving defense and security, manufacture and sale of other goods and services as per regulations.
Article 84. Use of national database for population and citizen identity cards
In case documents that contain information about identity and residence of citizens are invalidated by the national database for population, residence and citizen identity cards, the tax authority shall use information in the national database for population, residence and citizen identity cards on the basis of exchange of information among state authorities in accordance with Point c Clause 2 Article 26 of Decree No. 126/2020/ND-CP in order to enable taxpayers to complete administrative procedures.
Article 85. Languages in documents exchanged with tax authorities
The language used in tax documents shall be Vietnamese. Documents written in foreign languages must be translated into Vietnamese. Taxpayers shall append their signatures and seals on the Vietnam translations and take legal responsibility for the translations. In case a document in foreign language is longer than 20 A4 pages, the taxpayer shall submit a written explanation and request for permission to translate the part that is relevant to determination of tax obligations.
Regarding an application for tax exemption or reduction under a Double Taxation Agreement, depending on the characteristics of contract and requirements of the tax authority (if any), the taxpayer must translate the following information: title of the contract, titles of the articles, contract duration or actual time of presence of experts in Vietnam of the foreign contractor (if any), responsibilities and commitments of each party, regulations on confidentiality and ownership of products (if any), entities with authority to sign the contract, contents that are relevant to determination of tax obligations and similar contents. Copies of the contract bearing the taxpayer's confirmation must be enclosed.
Consular legalization of the documents issued by foreign authorities is only mandatory in the cases specified in Articles 30, 62 and 70 of this Circular.
Article 86. Deadlines for submission of tax declaration dossiers and tax payment
Deadlines for submission of tax declaration dossiers shall comply with Clauses 1, 2, 3, 4, 5 Article 44 of the Law on Tax Administration and Article 10 of Decree No. 126/2020/ND-CP. Deadlines for tax payment shall comply with Clauses 1, 2, 3 Article 55 of the Law on Tax Administration and Article 18 of Decree No. 126/2020/ND-CP. In case the deadline is not a working day, it shall be the succeeding working day according to the Civil Code.
1. This Circular comes into force from January 01, 2022.
2. The tax declaration forms provided by this Circular shall be used for tax periods starting from January 01, 2022 and may also be used for 2021's tax finalization.
3. This Circular annuls:
a) Circular No. 156/2013/TT-BTC dated 06/11/2013 of the Ministry of Finance elaborating some Articles of the Law on Tax Administration, the Law on Amendments to the Law on Tax Administration and the Government’s Decree No. 83/2013/ND-CP dated 22/7/2013;
b) Circular No. 99/2016/TT-BTC dated 29/6/2016 of the Ministry of Finance on management of VAT refunds;
c) Circular No. 31/2017/TT-BTC dated 18/4/2017 on amendments to Circular No. 99/2016/TT-BTC dated 29/6/2016 of the Minister of Finance on management of VAT refunds;
d) Circular No. 208/2015/TT-BTC dated 28/12/2015 of the Ministry of Finance on operation of commune-level Tax Advisory Councils;
dd) Circular No. 71/2010/TT-BTC dated 07/5/2010 of the Ministry of Finance on imposition of tax on motor vehicle and motorbike dealers that write lower prices on invoices issued to buyers than normal market prices;
e) Circular No. 06/2017/TT-BTC dated 20/01/2017 of the Ministry of Finance on amendments to Clause 1 Article 34a of Circular No. 156/2013/TT-BTC dated 06/11/2013 elaborating some Articles of the Law on Tax Administration, which is amended by Clause 10 Article 2 of Circular No. 26/2015/TT-BTC);
g) Circular No. 79/2017/TT-BTC dated 01/8/2017 of the Ministry of Finance on amendments to Point b1 Clause 4 Article 48 of Circular No. 156/2013/TT-BTC dated 06/11/2013 elaborating some Articles of the Law on Tax Administration.
4. This Circular annuls the following contents:
a) Article 1 of Circular No. 119/2014/TT-BTC dated 25/8/2014 of the Ministry of Finance amending Circular No. 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC and 78/2014/TT-BTC for reform and simplification of tax-related administrative procedures;
b) Articles 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 Chapter IV of Circular No. 151/2014/TT-BTC dated 10/10/2014 of the Ministry of Finance elaborating the Government’s Decree No. 91/2014/ND-CP dated October 01, 2014 on amendments to some tax-related Decrees;
c) Article 2 of Circular No. 26/2015/TT-BTC dated 27/02/2015 of the Ministry of Finance elaborating regulations on VAT and tax administration of the Government’s Decree No. 12/2015/ND-CP.
d) Article 17, Clause 3 Article 18 of Circular No. 84/2016/TT-BTC dated 17/6/2016 of the Ministry of Finance on procedures for collection of domestic receivables and taxes;
dd) Article 3 of Circular No. 130/2016/TT-BTC dated 12/8/2016 of the Ministry of Finance elaborating the Government’s Decree No. 100/2016/ND-CP dated July 01, 2016 elaborating the Law on Amendments to some Articles of the Law on Value-added Tax, the Law on Excise Tax and the Law on Tax Administration, and amendments to some Articles of tax-related Circulars;
e) Articles 3, 4, 12, 20, 23 of Circular No. 36/2016/TT-BTC dated 26/02/2016 of the Ministry of Finance providing guidance on implementation of regulations on tax payable by organizations and individuals conducting survey, exploration and extraction of oil and gas according to regulation of Petroleum Law;
g) Articles 4, 25, 26 of Circular No. 176/2014/TT-BTC dated 17/11/2014 of the Ministry of Finance providing guidance on tax on survey, exploration, development and extraction of petroleum by Vietsovpetro JV in block 09.1 according to Agreement 2010 and Protocol 2013;
h) Article 3, Article 4, Point b Clause 1 Article 7, Points c, d, dd Clause 2 Article 7 of Circular No. 22/2010/TT-BTC dated 12/02/2010 of the Ministry of Finance providing guidance on implementation of the Government’s Decree No. 100/2009/ND-CP dated 03/11/2009 on surcharges on distributable surplus of oil in case of increases in crude oil price;
i) Clauses 2, 3, 4 Section II Part B and Clauses 2, 3, 4 Section IV Part B of Circular No. 56/2008/TT-BTC dated 23/6/2008 of the Ministry of Finance providing guidance on declaration, payment and statement of amounts receivable by the State specified in Article 18 of the Financial Management Regulation of the Parent Company - Vietnam National Oil and Gas Group enclosed with the Government’s Decree No. 142/2007/ND-CP dated 5/9/2007.
k) Point a, Point b Clause 1 Article 21 of Circular No. 72/2014/TT-BTC dated 30/5/2014 of the Ministry of Finance on refund of VAT on goods carried by foreigners and Vietnamese nationals residing overseas upon exit, which is amended by Clause 15 Article 1 of Circular No. 92/2014/TT-BTC dated 31/12/2019 of the Ministry of Finance);
l) Clause 2 Article 3 of Joint Circular No. 206/2014/TTLT/BTC-BQP dated 24/12/2014 of the Ministry of Finance and the Ministry of National Defense providing guidance on declaration and payment of taxes and State budget revenues by units and enterprises affiliated to the Ministry of National Defense;
m) Point b Clause 2 Section II of Joint Circular No. 85/2005/TTLT/BTC-BCA dated 26/09/2005 of the Ministry of Finance and the Ministry of Public Security providing guidance on implementation of policies on tax and the state budget revenues regarding production and sale of goods and services by units affiliated to the Ministry of Public Security;
n) Articles 5, 6, 24; Clause 1, Points a, b, c, d, dd, e.3, e.4, e.5, e.6, e.7 Clause 2, Clause 7, Clause 8 Article 26 of Circular No. 111/2013/TT-BTC dated 15/8/2013 of the Ministry of Finance providing guidance on implementation of the Law on Personal Income Tax, the Law on Amendments to the Law on Personal Income Tax and the Government’s Decree No. 65/2013/ND-CP elaborating some Article of the Law on Personal Income Tax and the Law on Amendments to the Law on Personal Income Tax.
o) Clause 1, Clause 2, Points a.1, a.2, a.3, a.4, b, c, d, dd Clause 3, Clause 4, Points b, c, d, dd Clause 6 Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Appendix 02 and set forms enclosed with Circular No. 92/2015/TT-BTC dated 15/6/2015 of the Ministry of Finance providing guidance on VAT and personal income tax payable by resident individuals doing business; providing guidance on implementation of regulations on personal income tax in the Law No. 71/2014/QH13 on Amendments to tax Laws and the Government’s Decree No. 12/2015/ND-CP dated 12/02/2015 elaborating the Law on Amendments to tax Laws and tax Decrees.
5. The taxpayer registration, tax declaration and payment by overseas suppliers prescribed in Articles 76, 77, 78, 79 of this Circular shall be carried out from the day on which General Department of Taxation announces the initiation of the system for taxpayer registration, tax declaration and payment by overseas suppliers on the online portal.
6. In case a legislative document referred to in this Circular is amended or replaced, the newer document shall apply.
Article 88. Transition clauses
1. Decisions on tax deferral, decisions on tax payment in instalments, notifications of cancelled late payment interest that are issued before the effective date of this Circular shall remain effective until the expiration dates written thereon.
2. Overpaid amounts of taxpayers prescribed in Article 26 of this Circular (including those that are paid before the effective date of this Circular shall not be refunded by tax authorities.
3. Individuals shall declare personal income tax on real estate transfer by the deadline specified in Clause 11 Article 2 of the Government’s Decree No. 12/2015/ND-CP dated 12/01/2015 and Clause 5 Article 21 of Circular No. 92/2015/TT-BTC dated 15/6/2015 of the Ministry of Finance.
4. Hydroelectric plants whose tax obligation distribution ratios have been specified by the Ministry of Finance before the effective date of this Circular shall continue following instructions of the Ministry of Finance.
5. In case a taxpayer that provides telecommunications services and has a branch that is located in a province other than that where the headquarters is located and also provides post-paid telecommunications services according to Clause 4 Article 20 of Circular No. 219/2013/TT-BTC dated 31/12/2013 of the Ministry of Finance, the taxpayer shall submit the tax declaration form No. 01/GTGT, the VAT distribution sheet according to Form No. 01-6/GTGT in Appendix II hereof to the supervisory tax authority.
Article 89. Responsibility for implementation
1. Tax authorities at all levels shall provide guidance on implementation of this Circular for organizations, individuals and taxpayers.
2. Organizations, individuals and taxpayers that are regulated by this Circular shall fully follow the guidance in this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for timely settlement./.
|
PP MINISTER |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 17. Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 21. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
Điều 22. Trình tự, thủ tục, hồ sơ không tính tiền chậm nộp
Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn tiền chậm nộp
Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 25. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 26. Xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 32. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế
Điều 33. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
Điều 34. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Điều 39. Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế đối với người nộp thuế
Điều 64. Thời hạn và trả kết quả giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
Điều 65. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 68. Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 13. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
Điều 16. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế bảo vệ môi trường
Điều 17. Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn tiền chậm nộp
Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xử lý hồ sơ hoàn thuế
Điều 68. Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 84. Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân
Điều 53. Thủ tục hồ sơ miễn thuế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Thông tư này
Điều 60. Thủ tục hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Thông tư này
Điều 61. Các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản trong hồ sơ miễn lệ phí trước bạ
Điều 70. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Điều 84. Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân