Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi
Số hiệu: | 70/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/07/2014 | Ngày hiệu lực: | 05/09/2104 |
Ngày công báo: | 20/08/0014 | Số công báo: | Từ số 729 đến số 730 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bổ sung vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, chỉ những người cư trú là công dân Việt Nam mới được sử dụng ngoại tệ để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.
Theo quy định cũ tại Nghị định 160/2006/NĐ-CP thì người cư trú là cá nhân đều được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, không phân biệt cá nhân đó có phải là công dân Việt Nam hay không.
Nghị định cũng quy định một số điểm mới liên quan đến việc chuyển thu nhập từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài, việc thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu.
Nghị định này có hiệu lực từ 05/09/2014 thay thế nghị định 160/2006/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối về các hoạt động ngoại hối của người cư trú, người không cư trú tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Các nội dung liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, vay có bảo lãnh của Chính phủ, xử lý vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối được thực hiện theo quy định khác của Chính phủ.
1. Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân là người cư trú có liên quan trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
1. Hoạt động ngoại hối phải tuân theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Trường hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan theo các nguyên tắc sau:
1. Người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai.
2. Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
3. Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam.
1. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, trừ một số trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài.
2. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép.
1. Người cư trú là tổ chức có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.
2. Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc rút tiền mặt để sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 13 Nghị định này.
1. Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:
a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
3. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.
4. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.
1. Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
2. Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép nơi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để thực hiện các giao dịch thu chi hợp pháp bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết việc mở và sử dụng các tài khoản vốn đầu tư trực tiếp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Trường hợp có nhu cầu chuyển các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày mua được ngoại tệ.
1. Khi được phép phát hành chứng khoán ở nước ngoài bằng ngoại tệ dưới hình thức phát hành trái phiếu, người cư trú là tổ chức phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Khi được phép phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác, người cư trú là tổ chức phải mở một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép, thực hiện thu, chi ngoại tệ có liên quan đến việc phát hành chứng khoán thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Người không cư trú là tổ chức chỉ được phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên quan.
2. Khi được phép phát hành chứng, khoán tại Việt Nam, người không cư trú là tổ chức phải mở 01 (một) tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi bằng đồng Việt Nam liên quan đến việc phát hành chứng khoán thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thủ tục cấp và thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài.
2. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.
1. Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng được phép và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, phương thức, các loại hình nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ.
2. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường cho các giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tín dụng được phép và giữa các tổ chức tín dụng được phép với nhau. Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ theo các phương thức, loại hình nghiệp vụ giao dịch trên cơ sở các thỏa thuận, cam kết giữa các bên theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ.
2. Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ,
Tổ chức tín dụng được phép và tổ chức khác được phép hoạt động ngoại hối khi thực hiện các giao dịch ngoại hối cho khách hàng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong phạm vi khả năng ngoại tệ hiện có, tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của người cư trú, người không cư trú để thanh toán cho các giao dịch vãng lai căn cứ theo nhu cầu thực tế và hợp lý của từng giao dịch.
1. Tổ chức tín dụng được phép và tổ chức khác được phép hoạt động ngoại hối phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Quyền và nghĩa vụ về thông tin, báo cáo của tổ chức tín dụng được phép:
a) Báo cáo các thông tin, số liệu liên quan đến ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo đúng thời hạn quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động ngoại hối;
b) Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin nhằm phục vụ việc thu thập số liệu, thông tin liên quan đến ngoại hối và hoạt động ngoại hối;
c) Giữ bí mật và chịu trách nhiệm về các thông tin thuộc danh mục bí mật của ngành ngân hàng.
3. Quyền và nghĩa vụ về thông tin, báo cáo của tổ chức và cá nhân:
a) Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, số liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng được phép theo đúng thời hạn quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động ngoại hối;
b) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng được phép cung cấp các thông tin hướng dẫn để thực hiện đúng các chính sách về quản lý ngoại hối.
1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Ban hành chế độ thông tin báo cáo, phân tích, dự báo và công bố thông tin về hoạt động ngoại hối;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thu thập thông tin, số liệu nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm báo cáo thông tin, số liệu về hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 nám 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.70/2014/ND-CP |
Hanoi, July 17, 2014 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF SEVERAL PROVISIONS OF THE ORDINANCE AND THE AMENDED ORDINANCE ON THE FOREIGN EXCHANGE
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam date June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010;
Pursuant to the Ordinance on the foreign exchange dated December 13, 2005 and the amended Ordinance on the foreign exchange dated March 18, 2013;
At the request of the Governor of the State Bank of Vietnam,
The Government hereby promulgates this Decree on detailing the implementation of several provisions of the Ordinance on the foreign exchange and the amended Ordinance on the foreign exchange.
Article 1. Governing scope
1. This Decree provides for the specific implementation of several provisions of the foreign exchange Ordinance and the amended foreign exchange Ordinance in respect of foreign exchange transactions of residents and non-residents in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Issues regarding the management of foreign-exchange reserves; gold trade; the Government’s foreign loan, repayment of the Government’s unsecured foreign debts; the Government’s foreign loans and repayment of the Government’s secured foreign debts as well as the handling of any violation against regulations on foreign exchange transactions shall be governed by other relevant laws promulgated by the Government.
Article 2. Applied entities
1. Organizations or individuals are residents or non-residents performing their foreign exchange transactions in Vietnam.
2. Organizations or individuals are residents involved in the management, inspection, supervision and handling of violations of foreign exchange transactions.
Article 3. Application of laws on foreign exchange, international treaties, foreign laws and international practices
1. Foreign exchange transactions must comply with regulations of this Decree and other relevant laws.
2. In case international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member has regulations different than regulations of this Decree, these treaties shall be applied.
3. Whenever any foreign exchange transaction is not regulated by Vietnam laws, parties can agree on applying foreign laws and international practices provided that this application is not in breach of basic principles specified in Vietnam laws.
Chapter II
SPECIFIC PROVISIONS
Article 4. Liberalization of current transactions
In the territory of Vietnam, all of non-current payment and money transfer transactions of residents and non-residents are freely performed in accordance with regulations of this Decree and other relevant laws to follow the principles below:
1. Residents, non-residents are entitled to purchase, remit and carry foreign currency overseas to serve the demands for payment and money transfer of current transactions.
2. Residents, non-residents are responsible to submit required records as regulated by credit institutions upon purchase, transfer and carry of foreign currency overseas to perform current transactions as well as take legal responsibility for the authentication of these records provided for authorized credit institutions.
3. Upon purchase, transfer and carry of foreign currency overseas to perform current transactions, residents and non-residents do not need to present any record regarding the confirmation of fulfillment of their tax obligations in Vietnam.
Article 5. Foreign currency payment and transfer regarding imported and exported goods and services as well as other current sources
1. Foreign currency revenues of residents earned from the import and export of goods and services or other current sources overseas must be deposited into the foreign currency accounts opened at authorized credit institutions in Vietnam, which corresponds to the payment term specified in the relevant contracts or payment records, except for some cases that the State Bank of Vietnam considers allowing to retain a partly or entire amount of foreign currency revenue overseas.
2. Foreign currency payment and transfer regarding imported and exported goods and services must be performed by wire transfer through authorized credit institutions.
Article 6. Money transfer from foreign countries to Vietnam
1. Foreign currency receipts of residents as organizations earned from such transfer process must be deposited into foreign currency accounts opened at authorized credit institutions or sold to these credit institutions.
2. Foreign currency receipts of residents as individuals earned from such transfer process must be deposited into foreign currency accounts or used as cash withdrawals to serve for the purposes regulated in Article 13 of this Decree.
Article 7. Money transfer from Vietnam to foreign countries
1. Residents as organizations are entitled to perform money transfer from foreign countries to serve the purposes of aids, grants or others as stipulated by the State Bank of Vietnam.
2. Residents as Vietnamese citizens are entitled to purchase, transfer and carry foreign currency overseas according to regulations specified by the State Bank of Vietnam to serve the following purposes:
a) Overseas study and medical healthcare;
b) Overseas business trips, tourism and travels to visit friends or families;
c) Payment of fees and charges abroad;
d) Grants provided for relatives living overseas;
d) Money transfer of an inheritance to heirs living abroad;
e) Money transfer in case of people who settle overseas;
g) One-way money transfer in case of other legal demands.
3. Non-residents and residents are foreigners who keep foreign currency in their accounts or legal receipts remitted or carried overseas; in case they own legal receipts in Vietnamese dong, they are allowed to purchase foreign currency to remit and carry overseas.
4. Authorized credit institutions are responsible to examine records and documents submitted by residents and non-residents for the purchase, transfer and confirmation of their personal foreign currency or an amount of foreign currency purchased from authorized credit institutions to carry abroad, depending on actual and proper requirements for each money transfer transaction.
Article 8. Opening and use of direct investment accounts
1. Residents as foreign direct investment enterprises and foreign investors who are involved in the business cooperation agreement (hereinafter collectively referred to as foreign investment enterprise) must open foreign currency accounts for the direct investment at 01 (one) authorized credit institution to perform the receipt and expenditure transactions regarding the FDI activities in Vietnam.
2. In the event that the investment is paid in Vietnamese dong, residents as foreign investment enterprises are entitled to open 01 (one) Vietnamese dong account for the direct investment at authorized credit institutions where foreign investment enterprises have open the foreign currency account for the direct investment in accordance with regulations stated at Clause 1 of this Article to perform the legal transaction of foreign currency receipts and expenditures regarding the foreign direct investment in Vietnam.
3. The State Bank of Vietnam promulgates specific regulations on the opening and use of direct investment accounts as stipulated in Clause 1 and 2 of this Article.
Article 9. Transfer of earnings created by direct investments from Vietnam to foreign countries
If there are demands for the transfer of legal Vietnamese dong revenues created by the direct investments in Vietnam to foreign countries, foreign investors are allowed to purchase foreign currency at authorized credit institutions and transfer this foreign currency amount overseas within the period of 30 (thirty) working days from the date of foreign currency purchase.
Article 10. Residents as securities offering organizations in foreign countries
1. When being allowed to issue foreign currency securities in foreign countries in the form of bonds, residents as organizations must observe current laws and regulations on the management of borrowing and foreign debt repayment as well as other relevant laws.
2. Whenever foreign currency securities offering in the form of stocks, investment fund certificate and other securities in foreign countries are allowed, residents as organizations must open one account of foreign currency securities capital at one authorized credit institution as well as perform the transactions of foreign currency receipts and expenditures regarding the securities offering through this account as stipulated by the State Bank of Vietnam
Article 11. Non-residents as securities offering organizations in Vietnam
1. Non-residents as organizations are only allowed to release Vietnamese dong securities in the territory of Vietnam on condition that they must adhere to laws on securities and other relevant legal regulations.
2. Whenever their securities offerings are licensed in Vietnam, non-residents as organizations must open 01 (one) Vietnamese dong account of securities offering capital at 01 (one) authorized credit institution to perform the transactions of Vietnamese dong receipts and expenditures regarding the securities offering through this account as stipulated by the State Bank of Vietnam.
Article 12. Opening and use of foreign currency accounts in foreign countries held by residents as organizations
The State Bank of Vietnam regulates procedures for the issuance and revocation of the certificate of opening and use of foreign currency accounts in foreign countries that residents as organizations below must follow:
1. Economic organizations that establish their agencies and representative offices overseas or wish to open foreign currency accounts overseas to obtain loans and fulfill their contract commitments and obligations to foreign parties.
2. Regulatory agency, the armed forces unit, political organization, socio-political organization, socio-occupational political organizations, social organization, socio-occupational organization, social fund and charity fund in Vietnam wish to open foreign currency accounts overseas in order to receive foreign grants and aids or others licensed by Vietnam's competent agencies.
Article 13. Use of personal foreign currency cash
1. Individual residents, non-residents have the rights to keep, carry, give, present, inherit and sell foreign currency cash to authorized credit institutions, transfer it overseas as regulated in this Decree, and pay it to any entity eligible for the receipt of foreign currency cash.
2. Residents as Vietnamese citizens are eligible to use foreign currency cash to open foreign currency savings account at authorized credit institutions, withdraw interest and savings amount of currency which they have deposited.
Article 14. Vietnam’s foreign currency market
1. Foreign currency market is the place where the trading of various foreign currencies occurs. Entities involved in the foreign currency market consist of the State Bank of Vietnam, authorized credit institutions and clients as residents or non-residents in Vietnam.
The State Bank of Vietnam provides for standards, modes and types of foreign currency transactions on foreign currency market.
2. Inter-bank foreign currency market is considered the marketplace where the transactions between the State Bank of Vietnam and authorized credit institutions or between credit institutions take place. Those who participate in inter-bank foreign currency market perform the trading of foreign currency in the modes and types of transactions that participants agree on and promise between them in conformity with international practices and regulations of the State Bank of Vietnam
Article 15. System of Vietnamese dong exchange rate
1. Vietnamese dong exchange rate is formed on the basis of foreign currency demand and supply on the state-controlled market. The State Bank of Vietnam shall regulate the exchange rate through the use of monetary policies and take measures to control transactions on the foreign currency market.
2. Vietnamese dong exchange rate system is a managed floating system that the State Bank of Vietnam defines on the basis of a basket of currencies of countries that establish a cooperation of commerce, loaning, debt repayment and investment with Vietnam, which conforms to macroeconomic objectives in each period.
Article 16. Document inspection
Authorized credit institutions and other organizations eligible to perform foreign exchange transactions are responsible to examine, review and keep any relevant document and record during actual transactions to ensure that the supply of foreign exchange services serve the right purpose and complies with legal regulations.
Article 17. Satisfaction of demands for foreign currency for current account transactions
Within the existing amount of foreign currency, authorized credit institutions are responsible to satisfy the demand of residents and non-residents for foreign currency to perform current payment transactions, depending on the actual demand of each transaction.
Article 18. Inspection, supervision and report
1. Authorized credit institutions and other organization eligible to perform foreign exchange transactions are subject to inspection, supervision and adhere to the report requirements as regulated by the State Bank of Vietnam.
2. Rights and obligations of authorized credit institutions in terms of report and information
a) Report information and data regarding foreign exchange transactions in a timely manner as regulated in current laws on the foreign exchange;
b) Request clients to provide their information for the purpose of collecting data and information regarding foreign exchange transactions;
c) Protect the confidentiality of information defined as the secret list of the banking sector.
3. Rights and obligations of organizations and individuals in terms of report and information
a) Organizations, individuals involved in foreign exchange transactions are obliged to provide information and data if required by the State Bank of Vietnam and authorized credit institutions in the deadline as regulated in current laws on the foreign exchange;
b) Organizations, individuals have the right to request authorized credit institutions to provide instructions on the compliance with foreign exchange management policies.
Article 19. Regulations on information and report
1. Responsibilities of the State Bank of Vietnam:
a) Release regulations on report, analysis, forecast and publicize information on foreign exchange transactions;
b) Direct and cooperate with Ministries and regulatory agencies to collect information and data for the State management of foreign exchange and make balance of international payments.
2. Responsibilities of Ministries, ministerial-level agencies, the Government’s bodies, the People’s Committee of centrally-governed cities and provinces
Ministries, ministerial-level agencies, the Government’s bodies, the People’s Committee of centrally-governed cities and provinces within the scope of their power shall be responsible to report information and data about foreign exchange transactions to the State Bank of Vietnam for the State management of foreign exchange and the establishment of balance of international payments.
Chapter III
IMPLEMENTATION
Article 20. Effect
1. This Decree comes into effect from September 05, 2014.
2. This Decree shall supersede the Decree No.160/2006/ND-CP dated December 28, 2006 of the Government on detailing the implementation of the Foreign Exchange Ordinance.
Article 21. Implementation responsibility
The Governor of the State Bank of Vietnam, Minister, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, relevant organization and individual are responsible for the implementation of this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |