Chương VIII Thông tư 80/2021/TT-BTC: Kiểm tra thuế
Số hiệu: | 80/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 29/09/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 17/11/2021 | Số công báo: | Từ số 959 đến số 960 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 01/01/2022, hàng loạt Thông tư về quản lý thuế hết hiệu lực
Ngày 29/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Theo đó, từ ngày Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực thì hàng loạt Thông tư về quản lý thuế bị bãi bỏ, gồm:
- Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013.
- Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 sửa đổi Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
- Thông tư 71/2010/TT-BTC ngày 07/5/2010 hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường.
- Thông tư 06/2017/TT-BTC ngày 20/1/2017 sửa đổi khoản 1 Điều 34a Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
- Thông tư 79/2017/TT-BTC ngày 01/8/2017 về sửa đổi tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phân loại hồ sơ thuế:
Hồ sơ thuế được phân loại thành 03 mức độ rủi ro: Rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao.
2. Cơ quan thuế đề xuất kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này đối với hồ sơ có rủi ro cao.
3. Kiểm tra hồ sơ thuế
Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích hồ sơ thuế mà có nội dung khai không chính xác, khai thiếu hoặc có những nội dung cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 1) theo mẫu số 01/KTT về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo về việc giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu, người nộp thuế phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu. Việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản (bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử).
Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì cơ quan thuế lập Biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
4. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu (lần 1 hoặc lần 2) mà chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin được lưu cùng hồ sơ thuế.
b) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu nhưng chưa đủ căn cứ chứng minh nội dung khai thuế là chính xác hoặc có những nội dung cần làm rõ thêm thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 2) theo mẫu số 03/KTT về việc người nộp thuế có thể tiếp tục giải trình, cung cấp thêm tài liệu hoặc tự giác khai bổ sung hồ sơ khai thuế và người nộp thuế tự chịu trách nhiệm đối với nội dung khai bổ sung. Thời hạn giải trình, cung cấp thêm tài liệu hoặc khai bổ sung hồ sơ khai thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo. Cơ quan thuế thông báo người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 lần đối với mỗi cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
c) Hết thời hạn theo thông báo (lần 2) của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp nếu có đủ căn cứ ấn định; trong trường hợp không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
d) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu (lần 2) mà cơ quan thuế đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo quy định.
1. Các trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, tần suất kiểm tra, thời gian gửi Quyết định kiểm tra được thực hiện theo điểm a, b, d, đ, e, g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế.
Các trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động không phải thực hiện quyết toán thuế nêu tại điểm g khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế:
a) Người nộp thuế thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.
b) Người nộp thuế giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ thời điểm thành lập đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
2. Xây dựng, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm
a) Hằng năm, Tổng cục Thuế thực hiện hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra trong toàn hệ thống cơ quan thuế.
b) Cơ quan thuế các cấp căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thuế thực hiện xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra, cụ thể:
b.1) Chi cục Thuế lập và gửi Cục Thuế xem xét phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm.
b.2) Cục Thuế lập và gửi Tổng cục Thuế xem xét phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm.
b.3) Tổng cục Thuế lập và tự phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra của mình, gửi báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính kế hoạch đã được phê duyệt.
c) Hằng năm cơ quan thuế tiến hành rà soát điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra đối với các trường hợp:
c.1) Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hoặc Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;
c.2) Theo đề xuất của Thủ trưởng cơ quan thuế được giao nhiệm vụ kế hoạch, chuyên đề kiểm tra.
c.3) Do xử lý trùng lặp trong hoạt động kiểm tra.
Cơ quan thuế khi điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề phải nêu rõ lý do điều chỉnh và báo cáo cơ quan phê duyệt kế hoạch, chuyên đề để điều chỉnh.
d) Ngoài việc xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm nêu trên, trong năm cơ quan thuế các cấp có thể thực hiện xây dựng kế hoạch chuyên đề phát sinh theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thuế cùng cấp hoặc theo chỉ đạo của cấp trên. Việc xây dựng kế hoạch chuyên đề phải được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro và Thủ trưởng cơ quan thuế cùng cấp phê duyệt, báo cáo cấp trên.
3. Việc xử lý trùng lặp trong hoạt động kiểm tra
a) Trường hợp đối tượng kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới nếu có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thuế của cơ quan Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, và cơ quan thuế cấp trên;
b) Đối với các trường hợp trùng lặp về đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế với các cơ quan khác của Nhà nước thì Thủ trưởng cơ quan thuế phối hợp với Thủ trưởng cơ quan nhà nước có sự trùng lặp để xử lý và báo cáo cơ quan phê duyệt kế hoạch khi cần thiết.
4. Công khai kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm.
Kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hằng năm (kể cả kế hoạch, chuyên đề sau điều chỉnh) phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế (thông báo bằng văn bản hoặc điện thoại hoặc thư điện tử) chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra.
5. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
a) Ban hành Quyết định kiểm tra thuế
Cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế đối với trường hợp quy định tại Điều 110 Luật Quản lý thuế. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra thuế đối với các nội dung và thời kỳ có rủi ro, trừ kiểm tra hoàn thuế. Quyết định kiểm tra thuế lập theo mẫu số 04/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Thời hạn kiểm tra được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế. Trong trường hợp gia hạn, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người có thẩm quyền ban hành Quyết định gia hạn theo mẫu số 05/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra trừ trường hợp phải bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 06/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này hoặc hoãn thời gian kiểm tra.
Khi bắt đầu kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra thuế, lập Biên bản công bố và giải thích nội dung Quyết định kiểm tra để người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết định kiểm tra. Biên bản công bố Quyết định kiểm tra được lập theo mẫu số 07/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
c) Trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra, thì văn bản phải nêu rõ lý do và thời gian hoãn hoặc trường hợp cơ quan thuế có lý do bất khả kháng phải hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế trước khi hết thời hạn công bố quyết định kiểm tra theo mẫu số 08/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát sinh lý do bất khả kháng, không thể tiếp tục thực hiện kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ban hành Quyết định kiểm tra để tạm dừng kiểm tra. Thời gian tạm dừng không tính trong thời hạn kiểm tra.
d) Trường hợp trong quá trình kiểm tra thuế phát sinh việc phải điều chỉnh về Quyết định kiểm tra (thay Trưởng đoàn, thành viên hoặc bổ sung thành viên đoàn kiểm tra, bổ sung nội dung, thời kỳ kiểm tra hoặc điều chỉnh giảm thành viên đoàn kiểm tra, nội dung, thời kỳ kiểm tra) thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người có thẩm quyền để ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định kiểm tra. Quyết định điều chỉnh quyết định kiểm tra được thực hiện theo mẫu số 09/KTT, 10/KTT, 11/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
đ) Biên bản kiểm tra thuế
đ.1) Kết thúc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, Đoàn kiểm tra lập dự thảo Biên bản kiểm tra theo mẫu số 12/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và người nộp thuế để có ý kiến, giải trình. Ý kiến, giải trình của người nộp thuế phải được lưu cùng dự thảo biên bản (nếu có). Biên bản công khai dự thảo Biên bản kiểm tra lập theo mẫu số 13/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Việc có ý kiến giải trình, hoàn thiện và ký Biên bản kiểm tra giữa Đoàn kiểm tra với người nộp thuế phải được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Nếu người nộp thuế vẫn có ý kiến thì được ghi tại Biên bản hoặc lưu cùng Biên bản đã ký. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng (bao gồm cả dấu riêng, giáp lai giữa các trang của biên bản).
đ.2) Trường hợp còn vướng mắc về cơ chế chính sách phải xin ý kiến thì ghi nhận tại biên bản. Khi có văn bản trả lời thì Đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với người nộp thuế theo mẫu số 14/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để xử lý theo quy định của pháp luật.
đ.3) Trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản kiểm tra khi hết thời hạn theo quy định thì Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính về việc không ký biên bản, báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời yêu cầu người nộp thuế ký biên bản kiểm tra.
e) Xử lý kết quả kiểm tra thuế
e.1) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với người nộp thuế, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo kết quả kiểm tra với lãnh đạo bộ phận kiểm tra và người ban hành quyết định kiểm tra.
Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế hoặc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp kết quả kiểm tra không xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì người ban hành Quyết định kiểm tra ban hành Kết luận kiểm tra theo mẫu số 15/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
e.2) Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế để xem xét tiến hành thanh tra hoặc chuyển hồ sơ kiểm tra sang cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục và thời hạn ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế, chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thực hiện hoặc chuyển hồ sơ kiểm tra sang cơ quan điều tra thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật tố tụng hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn.
g) Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được ghi nhật ký điện tử.
6. Giám sát Đoàn kiểm tra
a) Việc giám sát hoạt động Đoàn kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả các Đoàn kiểm tra thuế và thực hiện bằng hình thức Người ban hành Quyết định kiểm tra tự giám sát hoặc giao giám sát.
Trường hợp Người ban hành quyết định kiểm tra thuế tự thực hiện giám sát thì được quy định tại Quyết định kiểm tra. Trường hợp giao giám sát thì Người ban hành Quyết định kiểm tra ban hành Quyết định giám sát.
b) Quyết định giám sát được gửi cho Đoàn kiểm tra thuế, người giám sát, đối tượng kiểm tra thuế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và được công bố cùng thời điểm công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
c) Việc giám sát hoạt động của Đoàn kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành thường xuyên kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc thời gian kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và phải tuân thủ theo pháp luật, bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời.
7. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện các trình tự thủ tục quy định tại khoản 5 Điều này nếu đáp ứng điều kiện để sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin thì không nhất thiết phải tiến hành tại trụ sở của người nộp thuế.
Article 71. Tax record inspection at tax authorities
1. Classification of tax records:
Tax records shall be classified according to 03 levels of risks: low risk, medium risk, high risk.
2. The tax authority shall propose the tax record inspection at the tax authority or follow the instructions in Clause 3, Clause 4 of this Article for high-risk records.
3. Tax record inspection
In case the tax authority needs to compare and analyze the tax records on which information is inaccurate, inadequate or needs clarifying regarding tax payable, tax eligible for exemption, reduction, refundable tax, tax carried forward to next periods, the tax authority shall issue the first notice according to Form No. 01/KTT requesting the taxpayer to provide explanatory or supplementary information/documents.
Within 10 working days from the day on which the request is issued by the tax authority, the taxpayer shall provide explanatory or supplementary information/documents to the tax authority. Explanatory or supplementary information/documents may be provided in person at the tax authority of in writing (physical documents or electronic documents).
In case the taxpayer provides explanatory documents at the tax authority, the tax authority shall issue Form No. 02/KTT in Appendix I hereof.
4. Handling inspection results
a) In case the taxpayer has provided explanatory or supplementary information/documents (first time or second time) and is able to prove that the declared tax is correct, the tax records shall be accepted; explanatory and supplementary documents shall be retained together with the tax records.
b) In case the taxpayer has provided explanatory or supplementary information/documents but is not able to prove that the declared tax is correct or further clarification is necessary, the tax authority shall issue the second notice according to Form No. 03/KTT requesting the taxpayer to provide further explanatory or supplementary information/documents or adjust the tax declaration dossier, for which the taxpayer is parent company. The time limit for provision of further explanatory and supplementary information or documents or adjusting the tax declaration dossier is 10 days from the day on which the notice is issued by the tax authority. The tax authority shall make up to 02 requests for explanatory or supplementary information/documents per inspection at the tax authority.
c) If the taxpayer fails to provide explanatory or supplementary information or documents by the deadline specified in the second notice, or fails to adjust the tax declaration dossier, or fails to prove that the declared tax is correct, the tax authority shall impose the tax payable if this is well founded. Otherwise, the tax authority shall issue a decision on inspection at the taxpayer's premises.
d) In case the taxpayer has provided explanatory or supplementary information/documents for the second time ant the tax authority is able to identify the tax offences, the tax authority shall issue a violation notice and take actions as per regulations.
Article 72. Inspection at taxpayers' premises (Tax inspection visit)
1. In the case of tax inspection visits, inspection frequency and time for sending the inspection decision are specified in Point a, b, d, dd, e, g Clause 1, Clause 2 and Clause 3 Article 110 of the Law on Tax Administration.
The cases of dissolution, shutdown in which tax finalization is not required mentioned in Point g Clause 1 Article 110 of the Law on Tax Administration:
a) The taxpayer that undergoes dissolution or shutdown pays corporate income tax (CIT) as a percentage (%) of revenue from sale of goods and services according to regulations of law on CIT
b) The taxpayer does not earn revenue, does not use invoices over the period from the date of establishment to the date of dissolution or shutdown.
2. Development, approval and revision of annual inspection plans and objectives
a) Annually, General Department of Taxation shall provide instructions on development of inspection plans and objectives in the entire system of tax authorities.
b) Tax authorities shall, according to instructions of General Department of Taxation, develop their own inspection plans and objectives:
b.1) Sub-departments of taxation shall develop and send their annual inspection plans and objectives to their superior Department of Taxation for approval.
b.2) Departments of Taxation shall develop and send their annual inspection plans and objectives to General Department of Taxation for approval.
b.3) General Department of Taxation shall develop and approval its own annual inspection plans and objectives, and send a report on the approved plans to the inspectorate of the Ministry of Finance.
c) Tax authorities shall annually review and revise annual inspection plans and objectives in the following cases:
c.1) It is requested by the Minister of Finance or the head of a superior tax authority;
c.2) It is requested by the head of the tax authority that is responsible for the inspection plans and objectives.
c.3) Elimination of duplications in inspection.
While revising an inspection plan or topic, the tax authority shall specify the reasons for revision and submit a report to the authority that approved such plan or topic.
d) In addition to preparation of annual inspection plans and objectives, tax authorities may prepare irregular plans and objectives at the request of heads of same-level or superior tax authorities. Plans and objectives shall be develop according to risk management rules, approved and reported to superior authorities by heads of same-level tax authorities.
3. Elimination of duplications in inspection
a) In case an inspection subject of an inferior tax authority is also an inspection subject of the State Inspectorate, State Audit or superior tax authority, the inspection plan of the latter shall prevail;
b) In case of duplicated inspection subjects in inspection plans of a tax authority and another state authority , the head of the tax authority shall cooperate with the head of the other authority in settlement and submit a report to the approving authority where necessary.
4. Publishing of annual inspection plans and objectives.
Annual inspection plans and objectives (including revisions thereto) shall be published on the websites of tax authorities or notified to taxpayers and their supervisory tax authorities (in writing, by phone or by email) within 30 working days from the issuance date of the decision to approve or revise the inspection plans and objectives.
5. Procedures for tax inspection visit
a) Issuance of the tax inspection decision
The tax authority shall issue the tax inspection decision in the cases specified in Article 110 of the Law on Tax Administration. A tax inspection visit may only be carried out after a decision on tax inspection visit is issued.
The tax authority shall issue the tax inspection decision regarding the contents and periods with risks, except tax refund inspection. Tax inspection decisions shall be prepared according to Form No. 04/KTT in Appendix I hereof.
Duration of the inspection visit shall be determined according to Clause 4 Article 110 of the Law on Tax Administration. In case of extension, the chief of the inspectorate shall request a competent person to issue an extension decision according to Form No. 05/KTT in Appendix I hereof.
b) The inspection visit under the tax inspection decision shall be carried out within 10 working days from the issuance date of the tax inspection decision, unless it has to be revoked according to Form No. 06/KTT in Appendix I hereof or the inspection visit has to be postponed.
At the beginning of the inspection, the chief of the inspectorate shall announce the tax inspection decision and issue a record on announcement and explanation of the tax inspection decision according to Form No. 07/KTT in Appendix I of this Circular in order to make sure the taxpayer understands and comply with the tax inspection decision.
c) In case the taxpayer submits a written request for postponement of the inspection, the request shall specify the reasons and the duration of postponement. In case the tax authority has to postpone the inspection due to a force majeure event, the tax authority shall send a written notification to the taxpayer before the deadline for announcing the tax inspection decision according to Form No. 08/KTT in Appendix I hereof.
In case of the inspection cannot continue due to a force majeure event, the chief of the inspectorate shall submit a report to the person that issued the tax inspection decision in order to suspend the inspection. The suspension period shall not be included in the inspection time.
d) In case the tax inspection decision has to be revised (change of chief or member of the inspectorate, addition of inspection contents, change of inspection period or reduction of inspectorate members, inspection contents or inspection period), the chief of the inspectorate shall request the competent person to issue a decision on revisions to the tax inspection decision according to Form No. 09/KTT, 10/KTT, 11/KTT in Appendix I hereof.
dd) Tax inspection record
dd.1) At the end of the tax inspection visit, the inspectorate shall draft the inspection record according to Form No. 12/KTT in Appendix I hereof and disclose it to the inspectorate and the taxpayer in order for them to comment and explain. The taxpayer's comment and explanation (if any) shall be attached to the draft record. The record on disclosure of the draft inspection record shall be prepared according to Form No. 13/KTT in Appendix I hereof.
The provision of explanation, completion and signing of the inspection record between the inspectorate and the taxpayer shall be done within 05 working days from the end of the inspection. Additional comments of the taxpayer shall be written in the record or attached to the signed record. Every page of the inspection record shall bear the signatures and seals of the chief of the inspectorate and the taxpayer (or the taxpayer's legal representative) if the taxpayer is an organization and has its own seal (including separate seals and overlapping seals on the pages of the record).
dd.2) Any difficulties in terms of policies and mechanisms shall be specified in the record. When a response is provided, the inspectorate or inspecting unit shall prepare an appendix to the record according to Form No. 14/KTT in Appendix I hereof.
dd.3) In case the taxpayer fails to sign the inspection record by the deadline, the chief of the inspectorate shall issue a administrative violation record and request a competent person to issue a decision on penalties for administrative violations as per regulations and request the taxpayer to sign the inspection record.
e) Handling inspection results
e.1) Within 03 working days from the day on which the inspection record is signed by the taxpayer, the chief of the inspectorate shall report the result to the chief of the inspection unit and the person that issued the tax inspection decision.
In case the inspection result requires tax actions or imposition of administrative penalties, the head of the tax authority shall issue a tax penalty decision or transfer documents to a person with power to impose penalties. In case the inspection result does not requires tax actions or imposition of administrative penalties, the person that issued the tax inspection decision shall issue a conclusion according to Form No. 15/KTT in Appendix I hereof.
e.2) In case tax evasion or tax fraud is suspected during tax inspection, the inspectorate shall report to the head of the tax authority within 05 working days in order to carry out a more thorough inspection or transfer the case to an investigation authority as prescribed by law.
Procedures and time limit for issuing the decision on imposition of penalties for tax offences or transferring documents to the person with power to impose penalties or transferring documents to an investigation authority shall comply with the Law on Actions Against Administrative Violations, the Law on Criminal Procedures, their elaborating documents and the Government’s Decree No. 125/2020/ND-CP dated 19/10/2020 in administrative penalties for tax- and invoice-related offences.
g) Inspection visits shall be logged electronically.
6. Supervising the inspectorate
a) All tax inspectorates carrying out inspection visits shall be supervised by the persons that issue the tax inspection decisions or by authorized persons.
In case the inspection visit is supervised by the person that issues the tax inspection decision, it shall be specified in the tax inspection decision. In case it is supervised by an authorized person, the person that issues the tax inspection decision shall also issue a supervision decision.
b) The supervision decision shall be sent to the inspectorate, the supervisor, the inspected entity, relevant organizations and individuals and announced together with the tax inspection decision.
c) The supervision shall be carried out regularly from the day on which the tax inspection decision is announced until the end of the inspection visit, and must be conformable with law, accurate, objective, democratic and timely.
7. If the database serving completion of the procedures specified in Clause 5 of this Article is suitable for IT application, an inspection visit is not required.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 17. Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 21. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
Điều 22. Trình tự, thủ tục, hồ sơ không tính tiền chậm nộp
Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn tiền chậm nộp
Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 25. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 26. Xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 32. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế
Điều 33. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
Điều 34. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Điều 39. Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế đối với người nộp thuế
Điều 64. Thời hạn và trả kết quả giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
Điều 65. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 68. Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 13. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
Điều 16. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế bảo vệ môi trường
Điều 17. Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn tiền chậm nộp
Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xử lý hồ sơ hoàn thuế
Điều 68. Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 84. Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân
Điều 53. Thủ tục hồ sơ miễn thuế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Thông tư này
Điều 60. Thủ tục hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Thông tư này
Điều 61. Các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản trong hồ sơ miễn lệ phí trước bạ
Điều 70. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Điều 84. Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân