Thông tư 92/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2014/TT-BTC quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 92/2019/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 26/02/2020 | Số công báo: | Từ số 241 đến số 242 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sửa quy định về hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 92/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 72/2014/TT-BTC quy định về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
Theo đó, Điều 11 Thông tư 72 quy định 06 điều kiện để hàng hóa được hoàn thuế GTGT, nay Thông tư 92 sửa đổi 02 trong 06 điều kiện này như sau:
- Thứ nhất, Nghị định 187/2013/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 15/5/2018 và được thay thế bởi Nghị định 69/2018/NĐ-CP nên:
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương hoặc hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành sẽ thực hiện theo Nghị định 69 kể từ ngày Thông tư 92 có hiệu lực.
- Thứ hai, về việc mua hàng hóa:
Hàng hóa phải được mua tại doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT, chưa qua sử dụng, còn nguyên đai, nguyên kiện khi mua hàng, có hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được lập trong thời gian tối đa 60 ngày tính đến ngày người nước ngoài xuất cảnh.
(Hiện hành quy định là hàng hóa được mua tại Việt Nam và có hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được lập tối đa 60 ngày tính đến ngày xuất cảnh).
Xem thêm chi tiết tại Thông tư 92/2019/TT-BTC có hiệu lực từ 01/07/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2019/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI THÔNG TƯ SỐ 72/2014/TT-BTC NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2014 QUY ĐỊNH VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI MANG THEO KHI XUẤT CẢNH
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2014 quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2014 quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát hải quan, quản lý thuế đối với việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 23/05/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.”
“Điều 4a. Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài và cách truy cập
1. Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài (sau đây gọi tắt là Hệ thống) là hệ thống tích hợp, lưu trữ, trao đổi thông tin liên quan đến việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Thông tư này do Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và vận hành.
2. Các đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống:
a) Cơ quan hải quan;
b) Cơ quan thuế;
c) Ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài;
d) Doanh nghiệp được cơ quan thuế công nhận là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
3. Truy cập, trao đổi thông tin qua Hệ thống:
a) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 2 Điều này sử dụng tài khoản cơ quan hải quan cấp để truy cập Hệ thống.
b) Cơ quan thuế thực hiện cung cấp thông tin về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho Hệ thống theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
c) Ngay sau khi nhận được thông tin về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng do cơ quan thuế truyền đến Hệ thống, cơ quan hải quan (Tổng cục Hải quan) gửi tài khoản và mật khẩu truy cập Hệ thống cho doanh nghiệp qua địa chỉ thư điện tử đã được doanh nghiệp đăng ký.
d) Doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng truy cập Hệ thống và thay đổi mật khẩu truy cập Hệ thống.
đ) Việc truy cập, trao đổi thông tin giữa các đơn vị, tổ chức qua Hệ thống phải đảm bảo đúng thẩm quyền và phải ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”
3. Khoản 2, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Đăng ký việc bán hàng đúng địa chỉ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng. Trường hợp điều chỉnh hoặc chấm dứt bán hàng hoàn thuế, phải thực hiện điều chỉnh hoặc chấm dứt theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
6. Căn cứ các thông tin trên hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh còn giá trị và hàng hóa được mua, doanh nghiệp bán hàng lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế cho hàng hóa quy định tại Điều 11 Thông tư này trên Hệ thống hoặc phần mềm của doanh nghiệp kết nối với Hệ thống, nhập đầy đủ thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này, ký số, truyền các thông tin về hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo quy định tại mục II.1 Phụ lục 10 Thông tư này cho cơ quan hải quan, in hóa đơn và giao cho người nước ngoài. Chứng từ in ra có giá trị như chứng từ điện tử.
Trường hợp Hệ thống xảy ra sự cố, doanh nghiệp không truy cập được vào Hệ thống, doanh nghiệp lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này, ký, đóng dấu và giao cho người nước ngoài. Chứng từ in ra là cơ sở để cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu với hàng hóa của người nước ngoài.
Ngay sau khi Hệ thống hoạt động bình thường, doanh nghiệp bán hàng cập nhật các thông tin đã lập tại hóa đơn giấy vào Hệ thống như trường hợp lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế trên Hệ thống. Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được cập nhật trên Hệ thống phải đảm bảo trùng khớp về số, ký hiệu, nội dung thể hiện trên hóa đơn giấy.
7. In, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế điện tử theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.
8. Được cấp tài khoản truy cập và tham gia vào Hệ thống theo quy định tại Điều 4a Thông tư này.”
4. Khoản 9 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“9. Được cấp tài khoản truy cập và tham gia vào Hệ thống theo quy định tại Điều 4a Thông tư này.”
5. Sửa đổi khoản 4, khoản 5, khoản 7 và bổ sung khoản 7a Điều 8 như sau:
“4. Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị của ngân hàng thương mại, trình Bộ Tài chính lựa chọn Ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế theo đúng quy định tại Điều 15 Thông tư này và tiếp nhận hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, trình Bộ Tài chính lựa chọn sân bay, cảng biển quốc tế áp dụng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài đảm bảo hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu quản lý.
5. Cập nhật thông tin theo các chỉ tiêu quy định tại mục II.2 Phụ lục 10 Thông tư này vào Hệ thống.
7. Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống theo quy định tại Điều 4a Thông tư này. Trường hợp Hệ thống xảy ra sự cố, cơ quan hải quan thông báo theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục 11 Thông tư này trên Trang thông tin điện tử hải quan (www.customs.gov.vn) để các đơn vị có liên quan biết.
7a. Ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản với Cục thuế quản lý doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp không lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục 3 Thông tư này trên Hệ thống hoặc lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế nhưng không truyền đến Hệ thống trừ trường hợp Hệ thống xảy ra sự cố theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư này;
b) Doanh nghiệp lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế với các thông tin không đầy đủ, chính xác theo quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này hoặc không đầy đủ, chính xác, khớp đúng với hàng hóa thực tế;
c) Doanh nghiệp vi phạm các quy định về việc hoàn thuế giá trị gia tăng tại Thông tư này.”
6. Sửa đổi khoản 2, khoản 8 và bổ sung khoản 2a Điều 9 như sau:
“2. Tiếp nhận hồ sơ, lựa chọn doanh nghiệp bán hàng theo đúng quy định tại Điều 13 Thông tư này. Thực hiện công khai Danh sách doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cục thuế nơi công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành văn bản công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; đồng thời ký số và truyền thông tin về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng quy định tại mục II.4 Phụ lục 10 Thông tư này đến Hệ thống theo phương thức điện tử.
2a. Ngay sau khi nhận được thông tin của cơ quan hải quan về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Thông tư này, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin và xử lý theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp bán hàng không lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục 3 Thông tư này trên Hệ thống hoặc lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế nhưng không truyền đến Hệ thống thì trên cơ sở thông tin của cơ quan hải quan cung cấp, cơ quan thuế lập biên bản vi phạm. Trường hợp doanh nghiệp bán hàng không lập hóa đơn theo Phụ lục 3 hoặc lập nhưng không truyền đến Hệ thống lần thứ hai thì cơ quan thuế thực hiện xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn (nếu có hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn), đồng thời xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
8. Tham gia, kết nối vào Hệ thống theo quy định tại Điều 4a Thông tư này.”
7. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Định kỳ tháng, năm, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh đối chiếu, xác nhận báo cáo kế toán hoàn thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế đồng cấp theo quy định.”
8. Khoản 1, khoản 5 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương hoặc Danh mục hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn Nghị định này.
5. Hàng hóa mua tại doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, chưa qua sử dụng, còn nguyên đai, nguyên kiện khi mua hàng, có hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được lập trong thời gian tối đa 60 (sáu mươi) ngày tính đến ngày người nước ngoài xuất cảnh.”
9. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng
1. Để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, kinh doanh các mặt hàng được hoàn thuế theo quy định tại Điều 11 Thông tư này tại một trong các địa điểm sau đây:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
- Địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
b) Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
c) Cam kết tham gia vào Hệ thống theo quy định tại Điều 4a Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế:
a) Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
b) Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.
3. Thủ tục chọn doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
b) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm Việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ;
- Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp;
- Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản công nhận theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục 2 Thông tư này và gửi cho doanh nghiệp (đối với trường hợp cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp là Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc Chi cục thuế gửi hồ sơ đề nghị Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp là Chi cục thuế). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chi cục thuế, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản công nhận theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục 2 Thông tư này và gửi cho doanh nghiệp.”
10. Khoản 3 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về việc hoàn thuế giá trị gia tăng, tùy hành vi và mức độ vi phạm, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp bị lập biên bản đến lần thứ hai về hành vi không lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục 3 Thông tư này hoặc lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế nhưng không truyền đến Hệ thống, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính (nếu có), Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định chấm dứt việc bán hàng hoàn thuế, truyền thông tin đến Hệ thống theo phương thức điện tử, đồng thời đăng trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế và Tổng cục Thuế.”
11. Khoản 2, khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thủ tục lựa chọn:
Ngân hàng thương mại nộp cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) các giấy tờ sau đây:
a) Công văn đăng ký tham gia đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài, có các thông tin về chữ ký số của ngân hàng thương mại bao gồm số định danh chứng thư số, tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số, tên người được cấp chứng thư số, ngày hiệu lực, ngày hết hiệu lực, khóa công khai;
b) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của ngân hàng thương mại.
3. Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do ngân hàng thương mại gửi.
a) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho ngân hàng bổ sung hồ sơ;
b) Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời cho ngân hàng;
c) Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các điều kiện quy định, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có văn bản thông báo ngân hàng thương mại đủ điều kiện tham gia đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng và cấp tài khoản truy cập Hệ thống cho ngân hàng thương mại ”
12. Khoản 1 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế lập, sử dụng hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư này.
Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa đơn và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
13. Khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa tại quầy kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, hàng hóa. Việc kiểm tra thực hiện như sau:
a) Đối chiếu xác định từng nội dung khớp đúng giữa thông tin ghi trên hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh với thông tin trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế; thông tin hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế trên Hệ thống do doanh nghiệp bán hàng nhập và các quy định về hàng hóa được hoàn thuế quy định tại Điều 11 Thông tư này;
b) Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa phải kiểm tra thực tế theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Trường hợp hàng hóa xuất trình không phù hợp với mô tả hàng hóa tại hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế nêu tại Phụ lục 10 Thông tư này hoặc hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế ghi không đầy đủ thông tin theo quy định hoặc hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế không có trên Hệ thống (trừ trường hợp Hệ thống xảy ra sự cố) thì cơ quan hải quan trao đổi, xác minh với doanh nghiệp bán hàng. Trường hợp thông tin trao đổi với doanh nghiệp bán hàng không khớp đúng với thông tin hàng hóa, hóa đơn và hộ chiếu thì cơ quan hải quan từ chối hoàn thuế;
c) Ghi kết quả kiểm tra, đóng dấu đồng ý hoàn thuế hay từ chối hoàn thuế. Trường hợp cơ quan hải quan đồng ý hoàn thuế thì xác định mặt hàng, tính số tiền thuế giá trị gia tăng người nước ngoài thực tế được hoàn theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
d) Cập nhật thông tin quy định tại mục II.2 Phụ lục 10 Thông tư này vào Hệ thống, ký số.
Trường hợp, Hệ thống xảy ra sự cố, cơ quan hải quan ký, đóng dấu xác nhận đồng ý hoàn thuế hay từ chối hoàn thuế vào hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế.”
14. Khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Ngân hàng thương mại thực hiện:
a) Kiểm tra thẻ lên tàu bay/tàu biển; hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế; kiểm tra trên Hệ thống thông tin về người xuất cảnh, hàng hóa, xác nhận đồng ý hoàn thuế của cơ quan hải quan và số thuế được hoàn.
Trường hợp thông tin về tên hành khách trên thẻ lên tàu bay/tàu biển không đúng với thông tin trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đã được cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận thì ngân hàng thương mại trao đổi, xác minh với cơ quan hải quan. Trường hợp, thông tin trao đổi với cơ quan hải quan không khớp đúng với thông tin trên thẻ lên tàu bay/tàu biển thì ngân hàng thương mại từ chối hoàn thuế và thông báo trên Hệ thống để cơ quan hải quan biết;
b) Cập nhật thông tin số hiệu, ngày tháng chuyến bay/chuyến tàu của người nước ngoài và các thông tin khác quy định tại mục II.3 Phụ lục 10 Thông tư này vào Hệ thống hoặc trên phần mềm cửa ngân hàng thương mại kết nối với Hệ thống, ký số và truyền cho cơ quan hải quan;
c) Trả tiền hoàn thuế cho người nước ngoài bằng tiền mặt hoặc qua thẻ quốc tế của người nước ngoài theo số tiền thuế giá trị gia tăng người nước ngoài thực tế được hoàn do cơ quan hải quan tỉnh ghi trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế.
Trường hợp trả tiền hoàn thuế cho người nước ngoài qua thẻ quốc tế, ngân hàng đối chiếu thông tin (tên, số thẻ) người nước ngoài đăng kí nhận tiền hoàn thuế và thẻ thực tế xuất trình để thực hiện việc hoàn thuế.
Trường hợp, Hệ thống xảy ra sự cố, ngân hàng thương mại căn cứ hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế giấy và xác nhận của cơ quan hải quan theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 Thông tư này, thực hiện hoàn trả tiền thuế cho người nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này, đồng thời ký tên, đóng dấu xác nhận đã thanh toán tiền hoàn thuế cho người nước ngoài lên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế.
Ngay sau khi Hệ thống hoạt động bình thường, ngân hàng thương mại cập nhật các thông tin hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đã hoàn thuế trên Hệ thống hoặc phần mềm của ngân hàng thương mại kết nối với Hệ thống, ký số và truyền cho cơ quan hải quan;
d) Trả lại người nước ngoài thẻ lên tàu bay/tàu biển;
đ) Lưu trữ hồ sơ hoàn thuế đối với chứng từ điện tử và chứng từ giấy theo quy định của pháp luật.”
15. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng
1. Định kỳ tối đa năm (5) ngày làm việc một lần, ngân hàng thương mại căn cứ tình hình thực tế, lập hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế được hưởng trên Hệ thống và gửi Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại đăng ký, khai thuế, Cục Hải quan địa phương nơi Ngân hàng thương mại thực hiện việc hoàn thuế. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh toán số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của kỳ thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này;
b) Bảng kê đề nghị thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này.
2. Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thanh toán của ngân hàng thương mại, căn cứ thông tin xác nhận hoàn thuế do cơ quan hải quan cung cấp theo đường điện tử, Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại đăng ký, khai thuế ban hành Quyết định thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này đồng thời lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước trong trường hợp đủ điều kiện hoàn thuế, gửi Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đồng cấp để thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng thương mại.
3. Căn cứ Quyết định thanh toán và Lệnh hoàn trả do Cục Thuế ban hành, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền cho ngân hàng thương mại theo quy định tại Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 và Thông tư số 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
4. Việc hạch toán và luân chuyển chứng từ thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 và khoản 3 Điều 59 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”
16. Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo của quý phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế báo cáo cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc bán hàng cho người nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư này và theo quy định do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
3. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 của tháng sau, Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bán hàng đăng ký, khai thuế chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước đối chiếu số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này; phối hợp với Cục Hải quan đồng cấp rà soát, đối chiếu số tiền thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp bán hàng đã kê khai hoặc đã nộp, tiền thuế giá trị gia tăng và tiền phí dịch vụ hoàn thuế đã thanh toán cho ngân hàng thương mại để đảm bảo khớp đúng số liệu giữa các bên. Trường hợp số liệu không khớp đúng, các cơ quan phối hợp tìm nguyên nhân và xử lý bảo đảm việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo đúng quy định.
4. Cục Thuế nơi Ngân hàng thương mại đăng ký, khai thuế tổng hợp báo kết quả và tình hình thanh toán, hoàn trả tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế cho ngân hàng thương mại; các Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả, tình hình bán hàng cho người nước ngoài của doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế theo địa bàn quản lý với Tổng cục Thuế theo quy định do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.”
17. Các Phụ lục được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Thay thế Phụ lục 1 Thông tư số 72/2014/TT-BTC bằng Phụ lục 1 Thông tư này; Phụ lục 2 Thông tư số 72/2014/TT-BTC bằng Phụ lục 2 Thông tư này; Phụ lục 3 Thông tư số 72/2014/TT-BTC bằng Phụ lục 3 Thông tư này; Phụ lục 7 Thông tư số 72/2014/TT-BTC bằng Phụ lục 7 Thông tư này, Phụ lục 8 Thông tư số 72/2014/TT-BTC bằng Phụ lục 8 Thông tư này.
b) Bổ sung Phụ lục 10, Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bãi bỏ khoản 5 Điều 10, khoản 4 Điều 15, khoản 5 Điều 18 Thông tư số 72/2014/TT-BTC.
2. Bãi bỏ Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 72/2014/TT-BTC.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các doanh nghiệp đã được cơ quan thuế công nhận là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động và phải bổ sung thông tin chữ ký số theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục 8 Thông tư này (trong trường hợp phần mềm kết nối với Hệ thống) hoặc truy cập Hệ thống, thay đổi mật khẩu (trong trường hợp sử dụng truy cập trực tiếp Hệ thống để in hóa đơn).
2. Chậm nhất trước tháng 6 năm 2020, Tổng cục Hải quan căn cứ thông tin về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng do cơ quan thuế cung cấp cho Hệ thống, gửi thông tin tài khoản và mật khẩu truy cập Hệ thống cho doanh nghiệp qua địa chỉ thư điện tử đã được doanh nghiệp đăng ký.
3. Khi Nghị định hướng dẫn về hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành thì hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế sẽ thực hiện theo quy định của Nghị định này và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2020.
2. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…….., ngày……tháng… năm 20… |
Kính gửi: Cục Thuế/Chi cục Thuế……………..
Tên doanh nghiệp: ………………..(1)……………………………….
Mã số thuế: …………………………………..
Địa chỉ:………………………………(1)……………………………………………………………..
Số điện thoại……………………………; Số Fax:………………………….Email………………
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh: Số....... Ngày cấp……… Nơi cấp………
Ngành nghề kinh doanh:……………………(chỉ kê ngành nghề kinh doanh liên quan đến việc đăng ký cửa hàng bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng)
Nay, ………………….(1)………………………………….. đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014, Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tại các địa điểm sau:
STT |
Tên chi nhánh/cửa hàng/cửa hàng đại lý (2) |
Mã số thuế |
Địa chỉ thuế |
Thông tin chữ ký số (3) |
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh/cửa hàng/cửa hàng đại lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
……………………………(1) cam kết kinh doanh bán hàng hoàn thuế tại các địa điểm nêu trên, lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế trên Hệ thống khi bán hàng hoặc chuyển dữ liệu hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đã lập đến Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này.
………………… (1) ………… kính đề nghị Cục Thuế/Chi cục Thuế…………….. công nhận ……………………(1) là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP |
Ghi chú: (1) Ghi tên, địa chỉ doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp đăng ký;
(2) Ghi tên chi nhánh/ cửa hàng của doanh nghiệp/cửa hàng đại lý;
(3) Ghi chi tiết theo các thông tin sau; số định danh chứng thư số, tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số, tên người được cấp chứng thư số, ngày hiệu lực, ngày hết hiệu lực, khóa công khai Trường hợp các địa điểm bán hàng đều dùng chung một chữ ký số thì chỉ phải ghi một lần;
(4) Trường hợp doanh nghiệp đăng ký điểm bán hàng cho chi nhánh, cửa hàng, cửa hàng đại lý thì gửi cho cơ quan thuế nơi quản lý chi nhánh, cửa hàng, cửa hàng đại lý 01 bản để biết và thực hiện
(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /CT-……. |
Hà Nội, ngày tháng năm |
Kính gửi: …………(1)……………
Cục Thuế ....(2)………… nhận được công văn số ………… của ……(1) …… đề nghị được tham gia bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh. Sau khi xem xét hồ sơ ……….(1)…………… gửi, Cục Thuế...(2)... có ý kiến như sau:
- Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;
- Căn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật thuế giá trị gia tăng;
- Căn cứ Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Căn cứ Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cục Thuế ...(2).... công nhận (1)……………………...; Mã số thuế………………………… địa chỉ tại…………………(3) là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
Danh sách địa điểm bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài như sau:
STT |
Tên chi nhánh/cửa hàng/cửa hàng đại lý |
Mã số thuế |
Địa chỉ |
Thông tin chữ ký số (4) |
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh/cửa hàng/cửa hàng đại lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cục Hải quan sẽ cấp tài khoản truy cập Hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài cho (1).... vào địa chỉ email của doanh nghiệp đã đăng ký với Cục Thuế...(2)
Sau khi cấp tài khoản truy cập vào Hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài (1)……. truy cập Hệ thống, xác nhận thông tin với cơ quan hải quan, thay đổi mật khẩu truy cập Hệ thống và nhập thông tin việc bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài vào Hệ thống đồng thời thực hiện đúng quy định về việc bán hàng hoàn thuế theo quy định tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC, Thông tư số 92/2019/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký bán hàng hoàn thuế.
Cục Thuế...(2)... thông báo để ……………….(1)…………………….biết./.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ |
Ghi chú: (1) Ghi tên doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế;
(2) Ghi tên Cục thuế địa phương lựa chọn và công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế;
(3) Ghi tên, địa chỉ của doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế;
(4) Ghi chi tiết theo các thông tin sau: số định danh chứng thư số, tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số, tên người được cấp chứng thư số, ngày hiệu lực, ngày hết hiệu lực, khóa công khai. Trường hợp các địa điểm bán hàng đều dùng chung một chữ ký số thì chỉ phải ghi một lần.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Appendix 3 (issued with Cirular No 92/2019/TT-BTC dated 31/12/2019 by Minister of Finance)
Trang 1 (Page 1) |
Mẫu số (Form No): |
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ
(VAT INVOICE CUM TAX REFUND DECLARATION)
……..ngày....tháng……năm….(…..day .... month .... year....)
PHẦN A (do cửa hàng ghi) PART A (completed by retailer) |
1. Thông tin về doanh nghiệp (Company’s information) |
a. Tên đơn vị bán hàng (Name of retailer): ..................................................................... b. Mã số thuế (Tax code): ............................................................................................ c. Địa chỉ (Address):..................................................................................................... |
2. Thông tin về khách hàng (Tourist's information) |
a. Họ và tên (Full name): .............................................................................................. b. Số hộ chiếu (Passport number)/Giấy tờ nhập xuất cảnh (Entry or exit documents):........ Ngày cấp hộ chiếu (Date of issue)/Giấy tờ nhập xuất cảnh (Entry or exit documents): ...... Ngày hết hạn hộ chiếu (Date of expiry)/Giấy tờ nhập xuất cảnh (Entry or exit documents): …… c. Quốc tịch (Nationality):.............................................................................................. |
3. Thông tin về hàng hóa (Commodities’ information) |
STT (No) |
Tên hàng hóa (1) |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thuế suất |
Thành tiền chưa có thuế GTGT |
Tiền thuế GTGT |
Thành tiền có thuế GTGT |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 = 4 x 5 |
8 = 6 x 7 |
9 = 7 + 8 |
1 |
A |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
B |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
C |
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng tiền chưa có thuế GTGT (Total excluding VAT): …………………… |
||||||||
Tổng số tiền thuế GTGT (Total VAT): ……………………. |
||||||||
Tổng cộng tiền thanh toán (Total payment): ……………………… |
||||||||
Số tiền viết bằng chữ (Total payment by word): ……………………… |
Người nước ngoài mua hàng
|
Đại diện đơn vị bán hàng (Seller) (Ký, đóng dấu (nếu có), ghi rõ họ tên)
|
Trang 1/2 (page 1/2)
Ghi chú: (1) bao gồm nhãn hiệu, ký hiệu hàng hóa (số seri, model (nếu có), xuất xứ hàng hóa áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, số máy áp dụng đối với mặt hàng cơ khí điện tử. Note: (1) including trademarks and markings (products' serial, model numbers (if available), origin for imported goods, or engine number for electro-mechanical goods |
|
Trang 2 (page 2) |
Mẫu số (Form No): |
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ
(VAT INVOICE CUM TAX REFUND DECLARATION)
...ngày....tháng……năm…...(……day.... month .... year....)
Trang 2/2 (page 2/2)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CƠ QUAN THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……/QĐ-… |
……ngày…….tháng……..năm… |
Về việc thanh toán cho ngân hàng thương mại số tiền đã ứng trước để hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh và phí dịch vụ hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng
CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ………………………………
- Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này;
- Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;
- Căn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật thuế giá trị gia tăng;
- Căn cứ Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Căn cứ Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Xét đề nghị của Ngân hàng………… tại công văn số… ngày....về việc đề nghị thanh toán tiền đã ứng trước để hoàn trả thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh và phí dịch vụ hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thanh toán cho ngân hàng thương mại…………(mã số thuế….), số tài khoản:……………, số tiền đã ứng trước để hoàn trả thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh và phí dịch vụ hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng, kỳ đề nghị thanh toán từ ngày…../.../....đến ngày…../…./…. là …………………….đồng
(bằng chữ:………………………………………………….), trong đó:
- Số tiền đã ứng trước để hoàn trả thuế GTGT cho người nước ngoài:……………………đồng.
- Số tiền phí dịch vụ được hưởng: …………………………..đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, Ngân hàng……………..... (Trưởng các bộ phận có liên quan của cơ quan thuế) và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v điều chỉnh việc bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài |
………, ngày……tháng… năm 20… |
Kính gửi: Cục Thuế/Chi cục Thuế…………….
Tên doanh nghiệp: (1)…………………….
Mã số thuế: …………………………..
Địa chỉ: ………………………………..
Số điện thoại ……………………........; Số Fax:………………….Email……………….
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:………ngày …..tháng…..năm....
Cơ quan cấp: ……………………..
Ngành nghề kinh doanh: ………………(chỉ kê ngành nghề kinh doanh liên quan đến việc đăng ký cửa hàng bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng)
Ngày……….doanh nghiệp ...(1) đã được Cục Thuế...(2)……….. công nhận là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
Nay, do...(3)………….. đề nghị Cục Thuế………..điều chỉnh/bổ sung:
- Cửa hàng (địa chỉ): ………………(4)…………………
- Đại lý bán hàng cho doanh nghiệp (địa chỉ):……………….(4)……………
- Kinh doanh các mặt hàng: ……………………………
- Thông tin chữ ký số (5)...............
- Số điện thoại……………………………..; Số Fax:………………………….; Email…………..
Được điều chỉnh việc bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh theo quy định tại theo quy định tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
…………………(1) cam kết thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này.
……………………(1) kính đề nghị Cục Thuế/Chi cục Thuế……………. điều chỉnh………………(4) doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP |
Ghi chú:(1): ghi tên doanh nghiệp đăng ký; (2) Ghi tên Cục thuế đã cấp giấy công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế, (3): ghi lý do sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh; (4) Ghi nội dung đề nghị điều chỉnh; (5) Ghi chi tiết theo các thông tin sau: số định danh chứng thư số, tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số, tên người được cấp chứng thư số, ngày hiệu lực, ngày hết hiệu lực, khóa công khai. Trường hợp các địa điểm bán hàng đều dùng chung một chữ ký số thì chỉ phải ghi một lần
DANH MỤC DỮ LIỆU DÙNG CHUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN ĐẦU VÀO CỦA HỆ THỐNG HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. Danh mục dữ liệu dùng chung
STT |
Tên danh mục |
1 |
Cơ quan hải quan |
2 |
Cơ quan thuế |
3 |
Doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng |
4 |
Loại hình xuất cảnh |
5 |
Loại hình nhập cảnh |
6 |
Quốc tịch |
7 |
Thông tin người mua hàng |
8 |
Ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng |
II. CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI
STT |
Tên chỉ tiêu |
Ghi chú |
II.1. Thông tin do doanh nghiệp bán hàng lập |
||
1 |
Số hóa đơn |
|
2 |
Ký hiệu hóa đơn |
|
3 |
Ngày hóa đơn |
|
5 |
Tên đơn vị bán hàng |
|
6 |
Mã số thuế |
|
7 |
Địa chỉ |
|
8 |
Số điện thoại |
Thông tin này được lấy từ cơ quan thuế. |
9 |
|
Thông tin này được lấy từ cơ quan thuế |
Thông tin người mua hàng |
||
10 |
Số hộ chiếu/ Giấy tờ nhập xuất cảnh |
|
11 |
Quốc tịch |
|
12 |
Họ và tên |
|
13 |
Ngày cấp hộ chiếu |
|
14 |
Ngày hết hạn hộ chiếu |
|
Thông tin hàng hóa |
||
15 |
Tên hàng hóa |
bao gồm nhãn hiệu, ký hiệu hàng hóa (số seri, model (nếu có), số máy áp dụng đối với mặt hàng cơ khí điện tử. |
16 |
Xuất xứ hàng hóa (đối với hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu) |
|
17 |
Đơn vị tính |
|
18 |
Số lượng |
|
19 |
Đơn giá |
|
20 |
Thành tiền |
|
21 |
Tổng tiền hàng |
|
22 |
Thuế suất |
|
23 |
Tiền thuế giá trị gia tăng |
|
24 |
Tổng cộng tiền thanh toán |
|
25 |
Số tiền bằng chữ |
|
II.2. Thông tin cán bộ hải quan nhập liệu để xác nhận hóa đơn hoàn thuế |
||
26 |
Số lượng hàng hóa người nước ngoài ký gửi |
Số lượng hàng hóa người nước ngoài gửi tại khu ký gửi. |
27 |
Số lượng hàng hóa người nước ngoài mang theo vào khu cách ly (xách tay) |
|
28 |
Tổng số lượng hàng hoàn thuế |
|
29 |
Số tiền người nước ngoài được hoàn |
|
30 |
Đối chiếu với thông tin của cơ quan thuế về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế |
|
31 |
Xác nhận hoàn thuế |
Chọn 1 trong 2 lựa chọn - Đồng ý hoàn thuế; - Từ chối hoàn thuế. |
32 |
Lý do từ chối hoàn thuế |
Nếu chọn “Từ chối hoàn thuế” cần nêu rõ lý do từ chối. |
33 |
Ngày giờ xác nhận hoàn thuế |
|
34 |
Nhập âm số tiền hoàn thuế |
Trong trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế đã được xác nhận hoàn nhưng khách hàng lại mang hàng trở lại Việt Nam. |
35 |
Nước xuất cảnh |
|
36 |
Loại hình nhập cảnh |
Chọn trong danh mục do Hệ thống cung cấp. |
37 |
Loại hình xuất cảnh |
Chọn trong danh mục do Hệ thống cung cấp. |
II.3. Thông tin ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế nhập liệu |
||
38 |
Nhập số hiệu, ngày tháng chuyến bay/ chuyến tàu của người nước ngoài xuất cảnh |
|
39 |
Số tiền thuế hoàn cho người nước ngoài xuất cảnh |
|
40 |
Hình thức hoàn thuế |
- Tiền mặt - Qua thẻ |
41 |
Ngày giờ hoàn thuế |
|
42 |
Tổng số lượng hàng hoàn thuế |
|
43 |
Xác nhận hoàn thuế |
Chọn 1 trong 2 lựa chọn - Đồng ý hoàn thuế; - Từ chối hoàn thuế. |
44 |
Lý do từ chối hoàn thuế |
Nếu chọn “Từ chối hoàn thuế” cần nêu rõ lý do từ chối. |
45 |
Phí dịch vụ hoàn thuế |
|
II.4. Thông tin do cơ quan thuế cung cấp cho cơ quan hải quan |
||
46 |
Thông tin doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài |
Chi tiết theo các chỉ tiêu: 1. Thông tin doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, ngành nghề kinh doanh, tên người đại diện. 2. Thông tin địa điểm bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng: Tên chi nhánh/cửa hàng, mã số thuế (nếu có), địa chỉ; số, ngày thông báo về việc công nhận bán hàng hoàn thuế của cơ quan thuế; số, ngày thông báo về việc chấm dứt bán hàng hoàn thuế của cơ quan thuế. 3. Thông tin chữ ký số của địa điểm bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng. - Số định danh chứng thư số; - Tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số; - Tên người được cấp chứng thư số; - Ngày hiệu lực; - Ngày hết hiệu lực; - Khóa công khai. 4. Thông tin điều chỉnh/bổ sung việc bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của doanh nghiệp về: - Cửa hàng (địa chỉ); - Đại lý bán hàng cho doanh nghiệp (địa chỉ); - Các mặt hàng điều chỉnh, bổ sung; - Thông tin chữ ký số bao gồm: Số định danh chứng thư số; tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số; tên người được cấp chứng thư số; ngày hiệu lực; ngày hết hiệu lực; khóa công khai; - Số điện thoại, số fax, email. |
47 |
Quyết định về việc thanh toán cho ngân hàng thương mại |
- Số, ngày quyết định. - Số tiền thanh toán: số tiền đã ứng trước, phí dịch vụ. |
II.5. Thông tin do cơ quan hải quan cung cấp cho cơ quan thuế |
||
48 |
Số tiền thuế người nước ngoài được hoàn |
Chi tiết theo các chỉ tiêu: 1. Đơn vị hải quan xác nhận 2. Thông tin hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế; ký hiệu, số, ngày tháng năm phát hành; tên doanh nghiệp bán hàng; mã số thuế doanh nghiệp; số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn 3. Thông tin của ngân hàng: ngân hàng thực hiện hoàn, ngày hoàn, số tiền thuế ngân hàng đã ứng trước, số tiền phí dịch dụ ngân hàng được hưởng. |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-TCHQ |
….., ngày … tháng ….. năm….. |
Về sự cố kỹ thuật của Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của Tổng cục Hải quan
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
Do sự cố kỹ thuật, Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài sẽ tạm dừng hoạt động từ ngày.... tháng.... năm ...... đến ngày …… tháng... năm...
Tổ chức, đơn vị có liên quan cần biết thêm chi tiết, xin vui lòng truy cập theo đường dẫn: http://www.customs.gov.vn hoặc gọi điện tới số hotline: <024.39440833> để được hỗ trợ trực tiếp.
Tổng cục Hải quan thông báo để các tổ chức, đơn vị có liên quan được biết.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 92/2019/TT-BTC |
Hanoi, December 31, 2019 |
AMENDMENTS TO CIRCULAR NO. 72/2014/TT-BTC DATED MAY 30, 2014 ON REFUND OF VALUE-ADDED TAX ON GOODS CARRIED BY FOREIGNERS AND OVERSEAS VIETNAMESE UPON THEIR EXIT FROM VIETNAM
Pursuant to the Law on value-added tax dated June 03, 2008; Law on amendments to certain articles of the Law on value-added tax dated June 19, 2013;
Pursuant to the Law on amendments to certain articles of the Law on value-added tax, the Law on excise tax and the Law on tax administration dated April 06, 2016;
Pursuant to the Law on tax administration dated June 13, 2019;
Pursuant to the Government’s Decree No. 209/2013/ND-CP dated December 18, 2013 elaborating and providing guidance on the Law on value-added tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 100/2016/ND-CP dated July 01, 2016 elaborating and providing guidance on the Law on amendments to certain articles of the Law on value-added tax, the Law on excise tax and the Law on tax administration;
Pursuant to the Government’s Decree No. 146/2017/ND-CP dated December 15, 2017 providing amendments to the Government’s Decree No. 100/2016/ND-CP dated July 01, 2016 and the Government’s Decree No. 12/2015/ND-CP dated February 12, 2015;
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director General of the General Department of Customs,
The Minister of Finance promulgates a Circular providing amendments to Circular No. 72/2014/TT-BTC dated May 30, 2014 on refund of value-added tax on goods carried by foreigners and overseas Vietnamese upon their exit from Vietnam.
Article 1. Amendments to Circular No. 72/2014/TT-BTC dated May 30, 2014 on refund of value-added tax on goods carried by foreigners and overseas Vietnamese upon their exit from Vietnam
1. Article 3 is amended as follows:
“Article 3. Rules for carrying out customs procedures, customs supervision, and tax administration
The physical inspection of goods, customs supervision and tax administration in respect of refund of VAT to foreigners shall be carried out in accordance with the provisions of Government's Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 and Government's Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 elaborating and providing measures for implementation of the Law on customs regarding customs procedures, customs inspection, supervision and control; Circular No. 38/2015/TT-BTC dated May 23, 2015 and Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Ministry of Finance prescribing customs procedures, customs inspection and supervision, import and export duties, and tax administration in respect of imports and exports; the Law on tax administration No. 38/2019/QH14 dated June 13, 2019 and guiding documents.”
2. Article 4a is added as follows:
“Article 4a. System for management of VAT refunds to foreigners and access method
1. The System for management of VAT refunds to foreigners (hereinafter referred to as “VAT refund system”) is an integrated system developed, managed and operated by the General Department of Customs in order to serve the retention and exchange of information on the refund of VAT to foreigners between regulatory authorities, organizations and individuals prescribed in this Circular.
2. Entities granted the right to access and exchange information through the VAT refund system:
a) Customs authorities;
b) Tax authorities;
c) Commercial banks approved as VAT refund agents;
d) Enterprises certified by tax authorities as retailers of VAT-refunded goods to foreigners.
3. Access to and information exchange through the VAT refund system:
a) The entities prescribed in Point a, Point c and Point d Clause 2 of this Article access the VAT refund system using user accounts provided by customs authorities.
b) Tax authorities shall provide information on certified retailers of VAT-refunded goods through the VAT refund system in accordance with the provisions in Clause 2 Article 9 of this Circular.
c) Immediately after receiving information on certified retailers of VAT-refunded goods provided by tax authorities through the VAT refund system, customs authorities (General Department of Customs) shall send user accounts and passwords for accessing the VAT refund system to registered emails of retailers.
d) Retailers of VAT-refunded goods shall access the VAT refund system and change passwords of their user accounts.
dd) Access to and information exchange through the VAT refund system must be carried out intra vires and by using digital signatures in accordance with regulations of the Law on e-transactions.”
3. Clause 2, Clause 6, Clause 7 and Clause 8 Article 6 are amended as follows:
“2. Carry out registration of the sale of VAT-refunded goods at their registered addresses and assume legal responsibility for such registration. Any modification or termination of registered sale of VAT-refunded goods must be carried out in accordance with the provisions in Article 14 of this Circular.
6. Based on information in the foreigner’s unexpired passport or entry and exit documents and the sold goods, the retailer shall make the VAT invoice cum tax refund declaration, using the form in Appendix 3 enclosed herewith, for the goods eligible for VAT refund as prescribed in Article 11 of this Circular on the VAT refund system or its software system which is connected to the VAT refund system, digitally sign the VAT invoice cum tax refund declaration, send information about the VAT invoice cum tax refund declaration as prescribed in Section II.1 Appendix 10 enclosed herewith to customs authorities, print and give the VAT invoice to the foreigner. The printed invoice shall be valid as the electronic one.
In the case of failure of the VAT refund system, the retailer shall make the VAT invoice cum tax refund declaration according to the form in Appendix 3 enclosed herewith, sign, stamp and give it to the foreigner. The printed invoice shall be used as the basis for the customs authority to check and examine the goods.
Immediately when the VAT refund system works again, the retailer shall update it with information on the issued paper invoice in the same manner as a VAT invoice cum tax refund declaration made on the VAT refund system. The updated VAT invoice cum tax refund declaration must have the same number, reference number and contents as those of the paper invoice.
7. Print, issue, manage and use electronic VAT invoice cum tax refund declaration according to Clause 1 Article 18 of this Circular.
8. Be provided with user accounts for accessing and using the VAT refund system as prescribed in Article 4a of this Circular.”
4. Clause 9 Article 7 is amended as follows:
“9. Be provided with user accounts for accessing and using the VAT refund system as prescribed in Article 4a of this Circular.”
5. Clause 4, Clause 5 and Clause 7 Article 8 are amended and Clause 7a is added to Article 8 as follows:
“4. General Department of Customs shall receive and transfer applications for approval as VAT refund agents submitted by commercial banks to the Ministry of Finance for selection as prescribed in Article 15 of this Circular; receive and transfer applications from provincial People's Committees to the Ministry of Finance for selection of international airports and seaports accepting foreigners’ claims for VAT refund in a manner ensuring economic efficiency and meeting management requirements.
5. Update the VAT refund system with the information prescribed in Section II.2 Appendix 10 enclosed herewith.
7. Develop, manage, operate and use the VAT refund system according to Article 4a of this Circular. In the case of failure of the VAT refund system, customs authorities shall publish notification thereof according to the form in Appendix 11 enclosed herewith on the customs information portal (www.customs.gov.vn).
7a. Within the same working day or not later than the next working day, customs authorities shall give written notification to the Department of Taxation in charge of managing retailers of VAT-refunded goods in the following cases:
a) The retailer does not make the VAT invoice cum tax refund declaration according to the form in Appendix 3 enclosed herewith on the VAT refund system or fails to transmit the complete VAT invoice cum tax refund declaration to the VAT refund system, except cases of the VAT refund system failure as prescribed in Clause 6 Article 6 of this Circular;
b) The retailer makes a VAT invoice cum tax refund declaration which does not contain adequate and accurate information as prescribed in Appendix 3 enclosed herewith or whose information does not match with the actual conditions of goods;
c) The retailer violates any regulations on VAT refund laid down in this Circular.”
6. Clause 2 and Clause 8 Article 9 are amended and Clause 2a is added to Article 9 as follows:
“2. Receive applications and select qualified retailers according to Article 13 of this Circular. Publish the list of certified retailers of VAT-refunded goods on the websites of General Department of Taxation and of the provincial Department of Taxation that certifies the retailer of VAT-refunded goods within the same working day or not later than the beginning of the working day following the day on which the written certification of retailer of VAT-refunded goods is made as prescribed in Article 13 of this Circular; digitally sign and transmit information on certified retailers of VAT-refunded goods as prescribed in Section II.4 of Appendix 10 enclosed herewith to the VAT refund system.
2a. Immediately after receiving information on retailers of VAT-refunded goods from customs authorities as prescribed in Clause 7 Article 8 of this Circular, tax authorities shall check the received information and carry out following processing steps as prescribed.
In cases where a retailer does not make the VAT invoice cum tax refund declaration according to the form in Appendix 3 enclosed herewith on the VAT refund system or fails to transmit the issued VAT invoice cum tax refund declaration to the VAT refund system, tax authorities shall, based on information provided by customs authorities, make violation records. Where the retailer repeats the violation of failure to make VAT invoice according to the form in Appendix 3 enclosed herewith or failure to transmit the issued VAT invoice cum tax refund declaration to the VAT refund system, the tax authority shall impose penalties for administrative violations against regulations on taxation and invoice (if any) and take actions against the violations in accordance with Clause 3 Article 14 of this Circular.
8. Access and make connections to the VAT refund system as prescribed in Article 4a of this Circular.”
7. Clause 2 Article 10 is amended as follows:
“2. On the monthly and annual basis, provincial branches of the State Treasury shall compare and certify accounting reports on VAT refunds with tax authorities of the same level as prescribed.”
8. Clause 1 and Clause 5 Article 11 are amended as follows:
“1. Goods are not included in the List of goods banned from export, the list of goods to be exported according to the export license issued by the Ministry of Industry and Trade, or the list of goods put under specialized administration as prescribed in the Government's Decree No. 69/2018/ND-CP dated May 15, 2018 and its guiding documents.
5. Goods must be bought at certified retailers of VAT-refunded goods, in brand-new and full-package conditions and must be sold with the VAT invoice cum tax refund declaration issued within the maximum duration of 60 (sixty) days before the date of exit.”
9. Article 13 is amended as follows:
“Article 13. Eligibility requirements, applications and procedures for certification as retailers of VAT-refunded goods
1. In order to be certified as a retailer of VAT-refunded goods, the enterprise is required to meet the following eligibility requirements:
a) It is duly established and operating under the Law of Vietnam, has completed the registration of sale of VAT-refunded goods as prescribed in Article 11 of this Circular at one of the following locations:
- Its headquarters;
- Its branch or store; or
- The place where its sales agent is located.
b) It complies with regulations on accounting, invoices and documents; declares and pays VAT by adopting the credit-invoice method.
c) It has a commitment to make connections to the VAT refund system as prescribed in Article 4a of this Circular.
2. Application for certification as a retailer of VAT-refunded goods:
a) The application form for certification as a retailer of VAT-refunded goods, which is made according to the form in Appendix 1, enclosed herewith;
b) The sales agent contract signed by and between the enterprise and its sales agent (if VAT-refunded goods are sold by the sales agent): 01 copy bearing the enterprise’s “certified true copy” stamp.
3. Procedures for certification as a retailer of VAT-refunded goods:
a) The enterprise shall send an application for certification as a retailer of VAT-refunded goods to its supervisory tax authority. If an enterprise wishes to sell VAT-refunded goods at its branch or store located in a province or city different from the one where its headquarters is located, that branch or store shall send the application to its supervisory tax authority;
b) The enterprise’s supervisory tax authority shall examine and process the received application as follows:
- Request the enterprise in writing to modify its application within three (03) working days from the receipt of the application, if it is inadequate;
- Give a written response to the enterprise within 07 (seven) working days from the receipt of the adequate application, if the application is refused; or
- If the application is adequate and the enterprise meets all eligibility requirements, within 07 (seven) working days from the receipt of the adequate application, the Department of Taxation of province or city where the enterprise’s headquarters is located shall make a written certification according to the form in Appendix 2 enclosed herewith and send it to the enterprise (if the enterprise’s supervisory tax authority is a provincial Department of Taxation), or the Sub-department of Taxation shall send a written request to the Department of Taxation of province or city where the enterprise’s headquarters is located to issue a written certification of retailer of VAT-refunded goods (if the enterprise’s supervisory tax authority is a Sub-department of Taxation). Within 05 working days from the receipt of the written request from the Sub-department of Taxation, the Department of Taxation of province or city where the enterprise’s headquarters is located shall make a written certification according to the form in Appendix 2 enclosed herewith and send it to the enterprise.”
10. Clause 3 Article 14 is amended as follows:
“3. If the retailer violates any regulations on VAT refund, the provincial Department of Taxation shall, depending on each violation and its severity, take actions against the violation. If the retailer repeats the violation of failure to make VAT invoice according to the form in Appendix 3 enclosed herewith or failure to transmit the issued VAT invoice cum tax refund declaration to the VAT refund system, in addition to the administrative penalty (if any), the provincial Department of Taxation shall consider deciding to terminate the sale of VAT-refunded goods, transmit information to the VAT refund system, and publish the same on its website and the website of General Department of Taxation.”
11. Clause 2 and Clause 3 Article 15 are amended as follows:
“2. Procedures for approval as a VAT refund agent:
The commercial bank shall submit the following documents to the Ministry of Finance (the General Department of Customs):
a) The application for approval as a VAT refund agent, which includes information on the digital signature of the commercial bank such as number, certification authority and holder of the digital certification, date of validity, expiry date and public key;
b) The license to provide foreign exchange services issued to the commercial bank by the State Bank: 01 copy bearing the commercial bank’s “certified true copy” stamp.
3. The General Department of Customs shall receive and examine the application submitted by the commercial bank.
a) If the application is inadequate, a written request for modification of the application shall be sent to the commercial bank within three (03) working days from the receipt of the application;
b) If the application is refused, a written response shall be given to the commercial bank within 05 (five) working days from the receipt of the application;
c) If the application is adequate and the commercial bank meets all eligibility requirements, within seven (07) working days from the receipt of the application, the Ministry of Finance (General Department of Customs) shall send a written notification to the commercial bank eligible to act as a VAT refund agent and provide it with a user account for accessing the VAT refund system”.
12. Clause 1 Article 18 is amended as follows:
“1. Retailers shall make and use VAT invoice cum tax refund declaration as prescribed in Clause 6 Article 6 of this Circular.
Printing, issuance, management and use of VAT invoice cum tax refund declaration shall comply with regulations on invoices and relevant guiding documents.”
13. Clause 2 Article 19 is amended as follows:
“2. Customs authorities shall carry out the physical inspection of goods at the counter for examination of VAT invoice cum tax refund declaration and goods. Contents of the physical inspection:
a) Compare information on the passport or entry and exit document with those on the VAT invoice cum tax refund declaration; information on the VAT invoice cum tax refund declaration input into the VAT refund system by retailers and regulations on VAT-refunded goods as prescribed in Article 11 of this Circular;
b) Physically inspect the goods that are subject to the physical inspection according to the risk management rules.
If the actual conditions of the good do not match the description of the good on the VAT invoice cum tax refund declaration in Appendix 10 enclosed herewith or the VAT invoice cum tax refund declaration does not contain adequate information or is not available on the VAT refund system (except the case of failure of the VAT refund system), the customs authority shall verify information with the relevant retailer. If the information provided by the retailer does not match with the information about the good, and the information on the VAT invoice and passport, the customs authority shall refuse to refund VAT;
c) Record examination results and append a stamp to approve or reject VAT refunds. If the customs authority approves VAT refunds, it shall determine the good and calculate the actual amount of VAT refunds paid to the foreigner as prescribed in Article 12 of this Circular;
dd) Update the VAT refund system with the information prescribed in Section II.2 Appendix 10 enclosed herewith, and apply the digital signature.
In the case of failure of the VAT refund system, the customs authority shall append signature and stamp to approve or reject VAT refunds on the VAT invoice cum tax refund declaration.”
14. Clause 2 Article 20 is amended as follows:
“2. The commercial bank shall:
a) Check the boarding pass to the aircraft or ship; the VAT invoice cum tax refund declaration; information on the VAT refund system about the passenger, the good, approval of VAT refunds given by the customs authority, and actual amount of VAT refund.
If the information about the passenger on the boarding pass to the aircraft or the ship does not match with those on the VAT invoice cum tax refund declaration examined and certified by the customs authority, the commercial bank shall verify the information with the customs authority. If the information provided by the customs authority does not match with the information on the boarding pass to the aircraft or the ship, the commercial bank shall reject VAT refunds and notify the customs authority of such rejection through the VAT refund system;
b) Update the VAT refund system or the commercial bank’s software system connected to the VAT refund system with number and date of the flight or trip, and other information prescribed in Section II.3 of Appendix 10 enclosed herewith, digitally sign and transmit such information to the customs authority;
c) Make payment, in cash or via international card of the foreigner, of the actual amount of VAT refunds specified on the VAT invoice cum tax refund declaration by the customs authority.
In the case of payment of VAT refunds via the foreigner’s international card, the bank shall compare information (name and card number) registered by the foreigner for receiving VAT refunds with those on the card presented by the foreigner.
In the case of failure of the VAT refund system, the commercial bank shall, based on the VAT invoice cum tax refund declaration and certification of the customs authority as prescribed in Point d Clause 2 Article 19 hereof, pay VAT refunds to the foreigner according to Clause 2 of this Article, and append signature and stamp certifying the payment on the VAT invoice cum tax refund declaration.
Immediately when the VAT refund system works again, the commercial bank shall update the VAT refund system or its software system connected to the VAT refund system with information on the VAT invoice cum tax refund declaration for which payment of VAT refunds has been made, digitally sign and transmit such information to the customs authority;
d) Return the boarding pass to the flight or ship to the foreigner;
dd) Keep electronic and paper VAT refund-related documents in accordance with applicable laws.”
15. Article 21 is amended as follows:
“Article 21. Reimbursement of advanced VAT refunds and payment of VAT refund fees
1. Every five (5) working days, based on its actual conditions, the commercial bank shall make a request for reimbursement of advanced VAT refunds and payment of VAT refund fees on the VAT refund system, and send it to the provincial Department of Taxation where it registers and declares tax, and to the Customs Department of province or city where the payment of VAT refunds was made by the commercial bank. Such request includes:
a) The written request for reimbursement of advanced VAT refunds and payment of VAT refund fees, which is made according to the form in Appendix 5 enclosed herewith;
b) The statement of payments to be reimbursed, which is made according to the form in Appendix 6 enclosed herewith.
2. Within the maximum duration of two (02) working days from the receipt of the request from the commercial bank, based on certifications of VAT refunds electronically provided by customs authorities, the provincial Department of Taxation where the commercial bank registers and declares tax shall promulgate a decision on payment according to the form in Appendix 7 enclosed herewith, and make an order for refund of state budget revenues according to the form enclosed with the Circular No. 77/2017/TT-BTC dated July 28, 2017 of the Minister of Finance providing guidance on state budget accounting and State Treasury operations, and then send them to the commercial bank and the State Treasury's branch of the same level for transferring money to the commercial bank.
3. Based on the decision on payment and refund order issued by the provincial Department of Taxation, the State Treasury shall transfer money to the commercial bank in accordance with the Circular No. 99/2016/TT-BTC dated June 29, 2016 and the Circular No. 31/2017/TT-BTC dated April 18, 2017 of the Minister of Finance providing guidance on management of VAT refunds.
4. Statement and transfer of documents shall be carried out in accordance with Article 19 of the Circular No. 99/2016/TT-BTC dated June 29, 2016, as amended in the Circular No. 31/2017/TT-BTC dated April 18, 2017 and Clause 3 Article 59 of the Circular No. 156/2013/TT-BTC dated November 06, 2013 of the Minister of Finance.”
16. Clause 2, Clause 3 and Clause 4 Article 23 are amended as follows:
“2. By the 20th of the month following the quarter in which tax liability arises, the retailer of VAT-refunded goods shall submit reports to its supervisory tax authority on the sale of goods to foreigners according to the form in Appendix 9 enclosed herewith and in accordance with regulations promulgated by the Director General of General Department of Taxation.
3. By the 10th of the following month, the Provincial Department of Taxation where the commercial bank or the retailer registers and declares tax shall play the leading role and cooperate with the State Treasury in comparing actual amounts of VAT refunds according to Clause 2 Article 10 of this Circular; cooperate with the Customs Department of the same level to review and compare the actual amounts of VAT refunds declared or paid by the retailer, VAT refunds and VAT refund fees reimbursed and paid to the commercial bank. In cases where figures between the relevant parties are not matched, regulatory authorities shall cooperate to find the causes and deal with that to ensure the processing of claims for VAT refund of foreigners in accordance with applicable regulations.
4. The provincial Department of Taxation where the commercial bank registers and declares tax shall prepare consolidated reports on paid amounts of VAT refunds, amounts of VAT refunds and VAT refund fees reimbursed and paid to commercial banks; Provincial Departments of Taxation shall report on the sale of VAT-refunded goods by retailers under their management to the General Department of Taxation according to regulations promulgated by the Director General of General Department of Taxation.”
17. Appendixes are amended as follows:
a) Appendix 1, Appendix 2, Appendix 3, Appendix 7 and Appendix 8 enclosed with the Circular No. 72/2014/TT-BTC are respectively replaced with Appendix 1, Appendix 2, Appendix 3, Appendix 7 and Appendix 8 enclosed herewith.
b) Appendix 10 and Appendix 11 are additionally enclosed with this Circular.
Article 2. Abrogation of regulations
The following are abrogated:
1. Clause 5 Article 10, Clause 4 Article 15, Clause 5 Article 18 of the Circular No. 72/2014/TT-BTC.
2. Appendix 4 enclosed with the Circular No. 72/2014/TT-BTC.
1. Enterprises which have been certified as retailers of VAT-refunded goods by tax authorities before this Circular comes into force shall continue their operations and provide additional information on digital signature according to the form in Appendix 8 enclosed herewith (if they have software systems connected to the VAT refund system) or access the VAT refund system for changing passwords of their user accounts (if they print VAT invoices from the VAT refund system).
2. By June, 2020, based on information on certified retailers of VAT-refunded goods provided by tax authorities through the VAT refund system, General Department of Customs shall send user accounts and passwords for accessing the VAT refund system to registered emails of retailers.
3. When the Decree providing guidance on electronic invoices as prescribed in the Law on tax administration No. 38/2019/QH14 comes into force, VAT invoice cum tax refund declaration shall be issued in accordance with this Decree and its guiding documents.
1. This Circular comes into force from July 01, 2020.
2. During implementation of this Circular, if relevant documents referred to in this Circular are amended or replaced, the new ones shall apply./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực