Chương V Luật an toàn vệ sinh lao động 2015: Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Số hiệu: | Nghị định 75/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 02/11/2015 |
Ngày công báo: | 21/09/2015 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hộ nghèo thuộc đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người Kinh sinh sống tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi tham gia trồng rừng sẽ được hỗ trợ theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP . Cụ thể:
- Được hỗ trợ từ 05 đến 10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán.
Ngoài mức hỗ trợ này, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) hoặc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại với mức tối đa 15 triệu đồng/ha, lãi suất 1,2%/năm.
- Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
- Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm để chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác với mức vay tối đa 50 triệu đồng với mức lãi suất là 1,2%/năm…
Nghị định 75/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/11/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh khi tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động ngoài việc phải tuân thủ các quy định, về an toàn, vệ sinh lao động tại các chương I, II, III và IV của Luật này còn phải thực hiện các quy định tại Chương này.
2. Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý; phối hợp tổ chức kiểm tra hoạt động về an toàn, vệ sinh lao động và báo cáo về hoạt động an toàn, vệ sinh lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi quản lý, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
3. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động, Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng quy định về an toàn, vệ sinh lao động của Luật này đối với các cơ sở khác, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với điều kiện lao động, tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và các quy định khác của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ;
b) Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
c) Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
đ) Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
g) Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;
h) Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên;
i) Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động;
b) Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng;
c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham dự lớp huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
4. Người làm công tác an toàn, vệ sinh, lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật và có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
5. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì phải thuê các tổ chức có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện các nhiệm vụ an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
c) Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
d) Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;
đ) Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
e) Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này.
3. Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này; quản lý trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
b) Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
4. Người làm công tác y tế ở cơ sở phải có trình độ chuyên môn về y tế và chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
3. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.
4. An toàn, vệ sinh viên có nghĩa vụ sau đây:
a) Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
c) Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;
d) Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
đ) Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.
5. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.
3. Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở bao gồm:
a) Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng;
d) Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh;
đ) Các thành viên khác có liên quan.
Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ thành viên nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, điều kiện thực tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh.
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
3. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
b) Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
c) Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
d) Chăm sóc sức khỏe người lao động;
đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.
3. Các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động phải được áp dụng bắt buộc và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Căn cứ vào nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh tật tại nơi làm việc và quy định pháp luật, người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;
c) Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;
d) Trang thiết bị phục vụ ứng cứu;
đ) Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở; phương án diễn tập.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách theo quy định và tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.
2. Lực lượng ứng cứu phải được trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu, cấp cứu kịp thời và phải được huấn luyện.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc tổ chức, trang thiết bị và huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
1. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.
2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể phải bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động của cơ sở.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải thực hiện thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:
a) Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác;
b) Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết điểm a khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế.
OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE ASSURANCE APPLICABLE TO BUSINESS ENTITIES
Article 71. Occupational safety and hygiene assurance applicable to business entities
1. When a business entity carries out occupational safety and hygiene, it must comply with both regulations on occupational safety and hygiene prescribed in Chapters I, II, III and IV of this Law and regulations prescribed in this Chapter.
2. Management boards of economic zones, industrial parks, processing and exporting zones and hi-tech zones shall direct the occupational safety and hygiene for business entities within their management scope; cooperate in inspection of occupational safety and hygiene and send reports on occupational safety and hygiene to labor authorities within their management scope, unless otherwise prescribed by specialized legislation.
3. According to labor scope and characteristics, hazards of occupational accidents or occupational diseases and working condition, the Government shall provide guidance on regulations on occupational safety and hygiene of this Law applicable to other entities, management boards of economic zones, industrial parks, processing and exporting zones and hi-tech zones prescribed in Clause 2 of this Article in accordance with their working condition, organizational structure, and tasks, and other specialized legislation.
Article 72. Occupational safety and hygiene unit
1. According to labor scope and characteristics, hazards of occupational accidents or occupational diseases and working condition, the employer shall assign persons in charge of occupational safety and hygiene or set up a unit in charge of occupational safety and hygiene at a business entity.
The Government shall provide guidance on this Clause.
2. The persons in charge of occupational safety and hygiene or occupational safety and hygiene unit shall act as an advisor for the employer to carry out occupational safety and hygiene at the business entity, including:
a) Formulating internal regulations, process and measures for assurance of occupational safety and hygiene; and fire safety;
b) Making and implementing annual plans for occupational safety and hygiene; assessing risks and making plans for emergency rescue;
c) Managing and observing the reporting and inspection of machinery, equipment, materials or substances having strict safety and hygiene requirements;
d) Organizing propagation and training in occupational safety and hygiene; give first aid, emergency aid and prevention of occupational diseases for employees;
dd) Organizing self-inspection of occupational safety and hygiene; investigating occupational accidents or safety threat as prescribed;
e) Directing and cooperating with health unit in supervision and control of dangerous or harmful factors;
g) Requesting the employer to comply with recommendations of the Inspectorate and employees in terms of occupational safety and hygiene;
h) Cooperating with internal trade union in instructions in tasks of occupational safety and hygiene officers;
i) Organizing emulation movement, commendation, taking disciplinary actions, releasing statistics and sending reports on occupational safety and hygiene.
3. A person in charge of occupational safety and hygiene and an occupational safety and hygiene unit has rights to:
a) Request persons in charge of production division to give orders for work suspension or temporary work suspension for emergencies when there are hazards of occupational accidents to conduct measures for assurance of occupational safety and hygiene, and send a report to the employer;
b) Suspend machinery or equipment that is unsafe or expired from operation;
c) Participate in training courses or refresher courses in occupational safety and hygiene that are provided and arranged by the employer as prescribed.
4. The person in charge of occupational safety and hygiene must have professional knowledge and competence in technical and business operation of the business entity.
5. If the business entity fails to assign persons in charge of occupational safety and hygiene or occupational safety and hygiene unit as prescribed in Clause 1 and Clause 4 of this Article, it must hire a qualified organization as prescribed to carry out occupational safety and hygiene as prescribed in Clause 2 of this Article.
1. According to labor scope and characteristics, hazards of occupational accidents or occupational diseases and working condition, the employer shall assign health officers or set up a health unit in charge of healthcare for employees at a business entity.
The Government shall provide guidance on this Clause.
2. The health officer or health unit shall act as an advisor for the employer to look after the employees’ health, including:
a) Making emergency scenarios, emergency equipment, essential medicines, providing training in first aid, emergency aid for employees at the business entity;
b) Making plans and organizing health check-ups, occupational disease check-ups, medical assessment of decreased work capacity upon occupational accidents or occupational diseases, convalescence and occupational rehabilitation, offering advices on prevention of occupational diseases; suggesting work positions that are suitable for the employees’ health;
c) Organizing examinations and treatment of normal diseases at the business entity and first aid and emergency aid for victims of occupational accidents or safety threat as prescribed;
d) Propagating information about occupational hygiene, prevention of occupational diseases, promoting better health in the workplace; inspecting the observance of regulations on hygiene, prevention of epidemic diseases, assurance of food safety and hygiene for employees at the business entity; providing in-kind benefit as prescribed;
dd) Collecting and managing information about occupational safety and hygiene at the workplace; organizing occupational environment monitoring to assess harmful factors; manage health records of employees, health records of employees suffering occupational diseases (if any);
e) Cooperating with occupational safety and hygiene unit in performance of tasks prescribed in Clause 2 Article 72 of this Law.
3. A health officer or a health unit has rights to:
a) Request persons in charge of production division to give orders for work suspension or temporary work suspension for emergencies when there are violations or hazards that threaten health, cause diseases for employees and inform the employer of those violations or hazards; manage medical equipment, medicines used in first aid and emergency aid at the workplace; and give instructions in first aid and emergency aid at the workplace for employees;
b) Suspend the use of substances not meeting requirements for occupational safety and hygiene.
c) Participate in meetings, conferences and transactions with local health authorities or central health authorities under work assignment of the employer.
4. The health officer must have qualifications in health and a certificate of training in occupational health.
5. In case the business entity fails to assign health officers or set up a health unit as prescribed in Clause 1 and Clause 4 of this Article, it shall conclude an agreement with a qualified health facility as prescribed by the Minister of Health to take care of the employee’s health prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 74. Occupational safety and hygiene officers
1. Each production group in a business entity must have at least one part-time occupational safety and hygiene officer during the working time. The employer shall make an establishment decision and promulgate Operation regulation of the network of occupational safety and hygiene officers with the consent of their Executive board of internal trade union (if any).
2. Each occupational safety and hygiene officer is a direct employee who is expert in professional competence and safety engineering and occupational hygiene; voluntarily and exemplarily comply with regulations on occupational safety and hygiene and elected by employees of the group.
3. The occupational safety and hygiene officer shall work under management and instructions of the Executive board of internal trade union, Operation regulation of the network of occupational safety and hygiene officers; cooperate with persons in charge of occupational safety and hygiene or occupational safety and hygiene unit, health officers or health unit in professional knowledge, safety engineering and labor hygiene during the course of work.
4. Each occupational safety and hygiene officer has obligations to:
a) Expedite, remind and give instructions for members in groups, teams, workshops in strict observance of regulations on occupational safety and hygiene, preservation of safety equipment and personal protective equipment; remind group leaders, team leaders or foremen in observance of regulations on occupational safety and hygiene.
b) Observe the implementation of standards, process and internal regulations of occupational safety and hygiene, detect mistakes or violations against occupational safety and hygiene, cases threatening safety and hygiene of machinery, equipment, materials or substances and the workplace;
c) Participate in formulation of plans for occupational safety and hygiene; participate in instructions in working safety measures for new comers at the group;
d) Request the group leader or senior to provide adequate personal protective equipment, measures for assurance of occupational safety and hygiene and take actions against cases threatening safety and hygiene of machinery, equipment, materials or substances and the workplace;
dd) Send reports to the trade union or labor inspectorate when violations against occupational safety and hygiene at the workplace are detected or cases threatening safety and hygiene of machinery, equipment, materials or substances having strict safety and hygiene requirements that are requested to the employer and no action are taken.
5. Each occupational safety and hygiene officer has rights to:
a) Receive sufficient information about measures for occupational safety and hygiene assurance at the workplace conducted by the employer;
b) Take time to perform tasks of an occupational safety and hygiene officer with full salary and receive responsibility benefit.
The responsibility benefit levels shall be jointly agreed by the employer and the Executive board of internal trade union and mentioned in the Operation regulation of the network of occupational safety and hygiene officers;
c) Request employees in the group to stop working to conduct measures for assurance of occupational safety and hygiene, avoid hazards of direct breakdowns or occupational accidents and take responsibility for their decision;
d) Take part in refresher courses in professional competence and operation methods.
Article 75. Internal occupational safety and hygiene council
1. According to labor scope and characteristics, hazards of occupational accidents or occupational diseases and working condition, the employer shall set an internal occupational safety and hygiene council.
The Government shall provide guidance on this Clause.
2. An internal occupational safety and hygiene council shall have rights and obligations to:
a) Consult and cooperate with the employer in formulation of internal regulations, process, plans and measures for assurance of occupational safety and hygiene at the business entity;
b) Annually discuss with employees at the workplace to share information and promote their relationship and promote fair and safe working condition for employees; and improve the implementation of policies, legislation on occupational safety and hygiene at the business entity;
c) Inspect the implementation of occupational safety and hygiene at the business entity;
d) Request the employer to take actions against cases threatening occupational safety and hygiene.
3. The internal occupational safety and hygiene council consists of:
a) A council president, who is the representative of the employer;
b) A council vice president, who is the representative of the Executive board of the internal trade union or the representative of employees (for business entity having no internal trade union);
c) A council standing member cum secretary, who is a person in charge of occupational safety and hygiene at the business entity;
d) The health officer at the business entity;
dd) Other relevant members.
The composition of the internal occupational safety and hygiene council must ensure the female rate that conform to gender equality rules and actual condition of the business entity.
Article 76. Plan for occupational safety and hygiene
1. Every year, the employer must formulate and carry out the plan for occupational safety and hygiene. If there is any additional work arising in the planned year, they must be added to the plan for occupational safety and hygiene.
2. The plan for occupational safety and hygiene must be concurred with the Executive board of internal trade union and according to following bases:
a) Risk assessment of occupational safety and hygiene at the workplace; control of dangerous or harmful factors and plans for emergency rescue;
b) Results of occupational safety and hygiene of the previous year;
c) Tasks and orientation of business plan and personnel of the planned year;
d) Requests of employees, the trade union and the Inspectorate.
3. The plan for occupational safety and hygiene shall contain:
a) Technical measures for occupational safety and fire safety;
a) Technical measures for occupational hygiene and prevention of harmful factors and improvement of working condition;
c) Provision of personal protective equipment for employees;
d) Healthcare for employees;
dd) Propagation and training in occupational safety and hygiene.
Article 77. Assessment of risks to occupational safety and hygiene
1. Risk assessment of occupational safety and hygiene means analysis and identification of hazards and harmful effects of dangerous or harmful factors at the workplace in order to proactively prevent occupational accidents and occupational diseases and improve the working condition.
2. The employer must assess and instruct employees to self-assess hazards of occupational safety and hygiene before working, during the course of work or when necessary.
3. With regard to fields or occupations posing high risks of occupational accidents and occupational diseases, the risk assessment of occupational safety and hygiene shall be compulsorily applied and specified in the internal regulations and working process.
4. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on Clause 2 and Clause 3 of this Article with the consent of the Minister of Health.
Article 78. Plan for emergency rescue
1. According to the hazards of occupational accidents or occupational diseases at the workplace and regulations of law, the employer shall formulate a plan for emergency rescue at the workplace.
2. The plan for emergency rescue shall contain:
a) Plan for evacuation of employees from the dangerous area;
b) Measures for first aid and emergency aid for victims;
c) Measures for preventing and dealing with consequence caused by the breakdowns;
d) Equipment used in rescue;
dd) Internal rescue forces; plan for cooperation between internal and external rescue forces; manoeuvre plan.
3. Procedures and power to approve the plan for emergency rescue shall comply with regulations of law.
Article 79. Establishment of rescue forces
1. With regard to the workplace having dangerous or harmful factors prone to occupational accidents, the employer shall establish a full-time or semi fulltime rescue force as prescribed and provide them with training in first aid and emergency aid for employees.
2. The rescue force must be provided with technical and medical equipment to give prompt rescue, first aid and emergency and they are must be trained.
3. The Minister of Health shall provide guidance on establishment, equipment and training for the first aid and emergency aid force at the workplace.
Article 80. Self-inspection of occupational safety and hygiene
1. The employer shall formulate and carry out a plan for regular or irregular self-inspection in terms of at the business entity.
2. The contents, forms and time for their inspection shall ensure and effectiveness and in conformity with the occupational characteristics, hazards of occupational accidents and occupational diseases and working condition of the business entity.
3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on this Article with the consent of the Minister of Health.
Article 81. Statistics on occupational safety and hygiene
1. Every year, the employer shall release statistics and make reports on occupational safety and hygiene as follows:
a) Send reports on occupational safety and hygiene to labor authorities and health authorities of provinces, unless otherwise prescribed by specialized legislation;
b) Release statistics and send reports on occupational accidents, occupational diseases and serious safety threat as prescribed in Article 36 and Article 37 of this Law.
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on Point a Clause 1 of this Article with the consent of the Minister of Health.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 42. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế
Điều 86. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
Điều 64. Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Điều 65. An toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động
Điều 70. An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc
Điều 71. Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Điều 72. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
Điều 75. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Điều 88. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 46. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp