Chương III Luật Xây dựng 2014: Dự án đầu tư xây dựng công trình
Số hiệu: | 50/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi về Giấy phép xây dựng từ 01/01/2015
Kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm đổi mới so với Luật Xây dựng 2003.
Luật đã bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như:
- Công trình thuộc dự án đầu tư XD được TTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư
- Công trình XD tạm phục vụ cho công trình chính
- Công trình XD thuộc dự án KCN, KCX, Khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô <7 tầng, diện tích sàn < 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc.
Về hồ sơ xin cấp phép xây dựng, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể cho nhà ở riêng lẻ, công trình không theo tuyến, công trình theo tuyến, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, công trình quảng cáo.
Riêng công trình của cơ quan ngoại giao, tổ chức QT sẽ có hướng dẫn sau.
Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng.
2. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khác nhau.
1. Trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư phải được quy định trong nội dung quyết định đầu tư.
3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, người quyết định đầu tư quyết định việc thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.
2. Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.
3. Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
5. Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.
5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.Bổ sung
1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:
a) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
b) Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
c) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;
d) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;
đ) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;
e) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
b) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;
c) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;
d) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
1. Dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư.
2. Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm:
a) Tờ trình thẩm định dự án của chủ đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
c) Các tài liệu, văn bản có liên quan.
3. Nội dung thẩm định dự án theo quy định tại Điều 58 của Luật này.
1. Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập có trách nhiệm thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật này.
3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 58 của Luật này;
b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
b) Dự án sử dụng vốn khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này do người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án;
c) Dự án thực hiện theo các hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư có phần góp vốn của nhà nước do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư thẩm định các nội dung khác trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Trường hợp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật này;
b) Trường hợp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
c) Trường hợp sử dụng vốn khác thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng, trừ các công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng và tự chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định.
6. Dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
7. Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để thẩm tra dự án làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt dự án. Chi phí thẩm tra, phí thẩm định dự án và thiết kế cơ sở được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
8. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định dự án trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
9. Tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định, thẩm tra dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, thẩm tra của mình. Tổ chức, cá nhân lập dự án không được tham gia thẩm định, thẩm tra dự án do mình lập.
1. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm thẩm định thiết kế cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
2. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở gồm:
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
c) Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;
d) Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
đ) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;
e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế;
g) Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở.
3. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thẩm định gồm:
a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng gồm sự phù hợp với chủ trương đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ;
b) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án gồm sự phù hợp về quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; nhu cầu sử dụng tài nguyên (nếu có), việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án; giải pháp tổ chức thực hiện; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các giải pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;
c) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
4. Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật này thì nội dung thẩm định gồm:
a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư, quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế - xã hội;
b) Xem xét các yếu tố bảo đảm tính khả thi gồm nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình; sự tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ; sự tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ;
d) Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận;
đ) Đánh giá sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình;
e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
1. Thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia;
2. Thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày đối với dự án nhóm A;
3. Thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B;
4. Thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày đối với dự án nhóm C và dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
5. Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định thì cơ quan, tổ chức thẩm định phải báo cáo cơ quan cấp trên xem xét, quyết định việc gia hạn; thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước góp vốn để đầu tư xây dựng thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
b) Người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật quyết định đầu tư dự án.
3. Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng dự án trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật.
1. Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:
a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
d) Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
2. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn nhà nước do người quyết định đầu tư quyết định.
3. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
4. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt.
6. Chính phủ quy định chi tiết về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.
Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.
3. Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
4. Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.
5. Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết về mô hình, tổ chức và hoạt động của các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực để quản lý một số dự án thuộc cùng chuyên ngành, tuyến công trình hoặc trên cùng một địa bàn.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.
3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật này, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật này;
b) Bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.
4. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của Luật này.
1. Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để trực tiếp quản lý thực hiện một dự án được áp dụng đối với dự án được quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án có con dấu, tài khoản, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của chủ đầu tư. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tùy thuộc yêu cầu, tính chất của dự án. Thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư.
1. Chủ đầu tư ký kết hợp đồng tư vấn quản lý dự án với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công việc quản lý dự án.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát công việc tư vấn quản lý dự án và được ủy quyền cho tư vấn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng quản lý dự án.
1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án. Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.
2. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
4. Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng công trình.
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án;
c) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án;
d) Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;
b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;
c) Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;
đ) Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này;
e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:
a) Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;
b) Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;
c) Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;
b) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;
c) Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;
d) Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà thầu tư vấn lập, quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn được giao;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tư vấn của mình theo quy định của pháp luật;
c) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu tư vấn lập, quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng đã được ký kết phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết;
c) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp và vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định dự án và giải trình trong trường hợp cần thiết;
b) Thu phí thẩm định dự án theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
c) Yêu cầu chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn hoặc mời chuyên gia tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án khi cần thiết;
d) Bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối thực hiện yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định dự án.
2. Cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng có các trách nhiệm sau:
a) Thẩm định nội dung của dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật này;
b) Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định dự án để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định dự án của mình.
1. Người quyết định đầu tư xây dựng có các quyền sau:
a) Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán xây dựng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng;
b) Không phê duyệt dự án khi không đáp ứng mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án;
c) Đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Thay đổi, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi thấy cần thiết phù hợp với quy định tại Điều 61 của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người quyết định đầu tư xây dựng có các trách nhiệm sau:
a) Tổ chức thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng;
b) Bảo đảm nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng;
c) Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng của chủ đầu tư; tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
d) Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
CONSTRUCTION INVESTMENT PROJECTS
Article 49. Classification of construction investment projects
1. Construction investment projects shall be classified by size, characteristic and type of construction work and funding source.
2. Construction investment projects classified by size, characteristic and type of construction works include national important projects, group-A projects, group-B projects, group-C projects according to the criteria prescribed by the law on public investment.
3. A construction investment project may comprise a single work or multiple works of different types and grades.
Article 50. Order of construction investment
1. The order of construction investment involves three stages, including project preparation, project implementation and construction completion to put the project’s work into exploitation and use, except the construction of separate houses.
2. For national important projects or group-A projects with different component projects, each of which can operate independently, can be exploited or put into use, or with different investment phases for implementation, such component projects shall be managed as independent projects. The division of component projects or investment phasing shall be stated in the investment decisions.
3. Based on the specific conditions of projects, investment deciders shall decide on the implementation by taking turns, mixture or alternation of tasks at the stages of project implementation and construction completion to put works into exploitation and use.
Article 51. Requirements on construction investment projects
A construction investment project, respective of its funding sources, must satisfy the following requirements:
1. Being in line with the socio-economic development master plan, sectoral development master plan, construction master plan, land use master plan and plan in the locality where the construction investment project is located.
2. Having appropriate technological and construction designing plans.
3. Ensuring quality and safety in construction, operation, exploitation and use of its works, fire and explosion prevention and fighting and environmental protection and response to climate change.
4. Ensuring the adequate allocation of funds strictly according to its schedule, ensuring its financial efficiency and socio-economic efficiency.
5. Complying with other relevant provisions of law.
Section 2. FORMULATION AND APPRAISAL OF PROJECTS AND DECISION ON CONSTRUCTION INVESTMENT
Article 52. Formulation of construction investment projects
1. Upon construction investment, project owners shall make construction investment feasibility study reports, except the cases prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article. Contents of construction investment feasibility study reports must conform with the requirements of each type of project. The formulation of construction investment feasibility study reports must comply with the this Law and relevant laws.
2. For national important projects and group-A projects, before making construction investment feasibility study reports, project owners shall make construction investment pre-feasibility study reports. For other projects, investment deciders shall consider and decide whether or not construction investment pre-feasibility study reports shall be made.
3. Only construction investment economic-technical reports shall be required for construction investment projects in the following cases:
a/ Construction works used for religious purposes;
b/ Small construction works and other works prescribed by the Government.
4. For construction of separate houses, project owners are not required to formulate projects nor construction investment economic-technical reports.
Article 53. Contents of construction investment pre-feasibility study reports
1. The necessity and conditions for construction investment.
2. The projected objective, scale, location and form of construction investment.
3. Land and natural resource use demands.
4. The preliminary design on construction, explanation, technology, techniques and appropriate equipment.
5. Projected time for project implementation.
6. The preliminary total investment amount, capital raising plan; recoverability of invested funds, capability to pay loans (if any); preliminary determination of socio-economic efficiency and evaluation of the project’s impacts.
Article 54. Contents of construction investment feasibility study reports
1. A basic design shall be made to achieve the project’s objectives, suit construction works of the project, ensure synchronism between works when they are put into exploitation and use.
A basic design must comprise explanations and drawings expressing the following contents:
a/ The construction location, direction of the line of works, list, sizes, types and grades of works on the whole construction ground;
b/ Selected technological, technical and equipment plans (if any);
c/ Architectural solutions, ground plan, cross-sections and vertical sections of construction works and their sizes and main structures;
d/ Construction solutions, major materials to be used, estimated construction cost of every work;
dd/ Plan on connection of technical infrastructures inside and outside the works, fire and explosion prevention and fighting solutions;
e/ Applied standards and technical regulations and construction survey results for making the basic design.
2. Other contents of a construction investment feasibility study report include:
a/ The necessity for investment, investment policy, construction investment objectives, construction locations and to be-used land area, capacity and form of construction investment;
b/ The capability to ensure factors for project implementation such as use of resources, selection of equipment and technology, use of labor, technical infrastructure, product consumption, exploitation and use requirements, implementation duration, plan on construction ground clearance and resettlement (if any), solutions to organizing management of project implementation, work operation and use, and environmental protection;
c/ Assessment of the project’s impacts related to land recovery, ground clearance and resettlement; protection of landscape and ecological environment and safety in construction, fire and explosion prevention and fighting, and other necessary contents;
d/ Total investment amount and capital raising, financial analysis, risks, expenses for exploitation and use of the work, evaluation of socio-economic efficiency of the project; recommendations on coordination mechanism, policies on incentives and support for project implementation;
dd/ Other relevant contents.
Article 55. Contents of construction investment economic-technical reports
1. Construction drawing designs, technical designs (if any) and construction cost estimates.
2. Other contents of a construction investment economic-technical report include explanations about the necessity for investment, construction objectives, construction locations, to be-used land area, sizes, capacity and grades of works, construction solutions, construction safety, plans on construction ground clearance and environmental protection, allocation of funds for implementation, construction duration, construction investment efficiency of works.
Article 56. Appraisal of construction investment projects
1. Construction investment projects shall be appraised before investment decision.
2. A dossier submitted for construction investment project appraisal must comprise:
a/ Project owner’s report for project appraisal;
b/ Construction investment feasibility study report or construction investment economic- technical report;
c/ Relevant documents.
3. The project appraisal contents must comply with Article 58 of this Law.
Article 57. Competence to appraise construction investment projects
1. For national important projects, the State Appraisal Council set up by the Prime Minister shall appraise their construction investment pre-feasibility study reports and construction investment feasibility study reports.
2. For projects using state budget funds, the specialized construction agencies shall assume the prime responsibility, as decentralized, for organizing the appraisal of the contents prescribed in Article 58 of this Law.
3. For projects using non-budget state funds, the competence to appraise these construction investment projects is prescribed as follows:
a/ Specialized construction agencies shall assume the prime responsibility, as decentralized, for appraising their basic designs prescribed at Points a, b, d, dd, e and g, Clause 2, Article 58 of this Law;
b/ Specialized agencies attached to investment deciders shall assume the prime responsibility for appraising technological designs (if any) and other contents of construction investment feasibility study reports.
4. For projects using other funds, the competence to appraise these construction investment projects is prescribed as follows:
a/ Specialized construction agencies shall appraise, as decentralized, the basic designs of construction investment projects, for works of special grade and grade I, public works, works greatly affecting landscape, environment and community safety. Specialized agencies attached to investment deciders shall organize the appraisal of technological designs (if any) and other contents of construction investment feasibility study reports;
b/ For projects using other funds not specified at Point a of this Clause, investment deciders shall organize by themselves the appraisal thereof;
c/ For projects implemented in form of project contract or public-private partnership contract with state-contributed funds, the specialized construction agencies shall assume the prime responsibility, as decentralized, for appraising their basic designs. Competent state agencies as prescribed by the law on investment shall appraise other contents of their construction investment feasibility study reports.
5. For construction investment projects only requiring construction investment economic- technical reports, the competence to appraise these construction investment projects is prescribed as follows:
a/ If the projects use state budget funds, the specialized construction agencies shall assume the prime responsibility for organizing the appraisal of the contents of their construction investment economic-technical reports prescribed in Clause 4, Article 58 of this Law;
b/ If the projects use non-budget state funds, the specialized construction agencies shall, as decentralized, assume the prime responsibility for appraising their construction drawing designs and cost estimates. The specialized agencies attached to investment deciders shall appraise the technological designs (if any) and other contents of their construction investment economic-technical reports;
c/ If the projects use other funds, investment deciders or project owners shall organize by themselves the appraisal of their construction drawing designs and cost estimates, except works of special grade or grade I and works greatly affecting the landscape, environment and community safety, and take responsibility for the appraised contents.
6. Construction investment projects with requirements on fire and explosion prevention and fighting, environmental protection, and national defense or security maintenance shall be appraised by competent state agencies.
7. Specialized construction agencies and investment deciders may invite organizations and individuals with qualifications and experiences to participate in project appraisal or request project owners to select organizations or individuals possessing full construction capacity and practice conditions already registered on the website on construction capacity as prescribed by this Law to verify projects as a basis for the appraisal and approval of the projects. The project verification cost and basic design appraisal charge shall be accounted into the total investment amounts of projects.
8. The agencies in charge of appraisal shall summarize the project appraisal results and submit them to persons competent to decide on investment for consideration and decision.
9. Organizations and individuals participating in project appraisal or verification shall take responsibility before law for the results of their appraisal or verification. Project-formulating organizations and individuals may not participate in the appraisal or verification of the projects they have formulated.
Article 58. Contents of appraisal of construction investment projects
1. The appraisal of a construction investment project covers the appraisal of the basic design and other contents of the construction investment feasibility study report.
2. The appraisal of a basic design must cover:
a/ The conformity of the basic design with the construction detailed planning; the approved total ground or with the selected plan on the line of works, for works constructed in lines;
b/ The conformity of the basic design with the construction location, the connectivity with technical infrastructure of the region;
c/ The conformity of the selected technological plan and technological line, for works requiring technological designs;
d/ The conformity of designing solutions to ensuring construction safety, environmental protection, fire and explosion prevention and fighting;
dd/ The compliance with standards and technical regulations in the design;
e/ The construction capacity conditions of organizations or practice capacity conditions of individuals providing designing consultancy;
g/ The conformity of solutions to organizing project implementation at each stage and for each work item with the requirements of the basic design.
3. Other appraisal contents of a construction investment feasibility study report include:
a/ Assessment of the necessity for construction investment, including conformity with the investment policy, possibility to meet the requirements on scale expansion, higher capacity and exploitation and use capability to meet the requirements of socio-economic development and national defense and security maintenance in each period;
b/ Assessment of factors ensuring the project feasibility, including conformity with sectoral development master plan and construction master plan; the capability to meet land use and construction ground clearance demands; resource use demands (if any); assurance of input elements and outlets for the project’s products; implementation solutions; project owner’s managerial experience; solutions to environmental protections, fire and explosion prevention and fighting; national defense and security maintenance and other factors;
c/ Assessment of factors ensuring the project efficiency, including total investment amount, project implementation schedule; exploitation and operation costs; capability to raise capital according to schedule, risk analysis, financial efficiency and socio-economic efficiency of the project.
4. For projects only requiring construction investment economic-technical reports prescribed in Clause 3, Article 52 of this Law, the appraisal contents include:
a/ Assessment of the investment necessity and scale; the implementation time; total investment amount and socio-economic efficiency;
b/ Consideration of feasibility-ensuring factors, including land use demand and ground clearance capability; factors affecting the work such as national defense, security and environment and other relevant laws;
c/ The rationality of construction designing solutions for the work; the observance of applied standards, technical regulations, and regulations on the use of building materials for the work; the rationality of the selection of technological lines and equipment, for designs with technological requirements; compliance with regulations on environmental protection and fire and explosion prevention and fighting;
d/ Assessment of the conformity of designing solutions for the work with its utility, its safety level and assurance of safety for adjacent works;
dd/ Assessment of the compatibility between the major volume in the cost estimate and the volume in the design; the properness and reasonability of the application of construction norms and unit prices; determination of the value of the cost estimate of the work;
e/ Construction capacity conditions of organizations and individuals conducting construction surveys and designing and formulating construction investment economic- technical reports.
Article 59. Time limit for appraisal of construction investment projects
The time limit for appraising a project shall be counted from the date the appraising agency or organization receives a complete and valid dossier, specifically as follows:
1. The time limit for project appraisal is 90 days for national important projects.
2. The time limit for project appraisal is 40 days for group-A projects.
3. The time limit for project appraisal is 30 days for group-B projects.
4. The time limit for project appraisal is 20 days for group-C projects and projects only requiring construction investment economic-technical reports.
5. In case of necessity to extend the appraisal time limit, appraising agencies or organizations shall report thereon to their superior agencies for consideration and decision on the extension; the extended duration must not exceed the corresponding appraisal time limit prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 60. Competence to decide on construction investment
1. For projects using state budget funds, funds raised from national public bonds, government bonds or local administrations’ bonds, official development assistance, preferential loans of foreign donors, the State’s development investment credit capital, investment capital from sources of revenues left for investment but not yet accounted into the state budget balance, or other loans of local budget for investment, the competence to decide on construction investment must comply with the law on public investment.
2. For projects using government-guaranteed credit capital, loans guaranteed with state property, development investment capital of state enterprises, capital from non-business operation development funds, land use rights value contributed by state agencies, organizations or enterprises as capital for construction investment, the competence to decide on construction investment is prescribed as follows:
a/ The Prime Minister shall decide on investment in national important projects;
b/ Law-prescribed competent representatives of agencies, organizations or enterprises shall decide on project investment.
3. For projects using other funds, their owners or representatives shall decide on project construction investment within the ambit of their powers prescribed by law.
Article 61. Adjustment of construction investment projects
1. Cases of adjusting construction investment projects using state funds include:
a/ Being affected by natural disasters, environmental incidents, enemy sabotage, fires or other force majeure factors;
b/ Appearance of factors likely to bring about higher efficiency for the project when the project owner has proved the financial and socio-economic efficiency brought about by the project adjustment;
c/ Change of construction planning which directly affects the project;
d/ When the construction price index promulgated by the Ministry of Construction or the provincial-level People’s Committee during the project implementation is higher than the construction price index used for calculation of inflation in the approved total investment amount of the project.
2. The adjustment of projects using state funds shall be decided by investment deciders.
3. The adjustment of projects using other funds shall be decided by investment deciders on the basis of ensuring the requirements on planning, safety, environmental protection, fire and explosion prevention and fighting, and national defense and security, which have been approved by competent state agencies.
4. If the project adjustment alters the construction objectives, scales and locations, it shall be approved by a competent state agency.
5. The adjustment of construction investment projects shall be appraised and approved.
6. The Government shall detail the formulation, appraisal, approval and adjustment of construction investment projects.
Section 3. MANAGEMENT OF IMPLEMENTATION OF CONSTRUCTION INVESTMENT PROJECTS
Article 62. Organizational forms of construction investment project management
Based on the sizes, characteristics, funding sources and implementation conditions of projects, investment deciders shall decide to apply one of the following organizational forms of project management:
1. Specialized construction investment project management unit or regional construction investment project management unit, for projects using state budget funds and specialized projects using non-budget state funds of state economic groups or corporations.
2. Single-project construction investment project management unit, for group-A projects using state funds involving special-grade works; hi-tech application certified in writing by the Minister of Science and Technology; national defense or security projects with state secret requirements.
3. Hired project management consultant, for projects using non-budget state funds or other funds and projects with particular or unique characteristics.
4. Project owners may use their attached fully capable professional apparatuses to manage the implementation of small renovation or repair projects and projects with the involvement of communities.
5. Project management units and project management consultants prescribed in Clause 1, 2 or 3 of this Article must fully satisfy the capacity conditions prescribed in Article 152 of this Law.
6. The Government shall detail the models, organization and operation of construction investment project management units.
Article 63. Specialized construction investment project management units, regional construction investment project management units
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, chairpersons of provincial- level People’s Committees, chairpersons of district-level People’s Committees or competent representatives of state enterprises shall decide on the establishment of specialized construction investment project management units or regional construction investment project management units to manage a number of projects of the same sector or in the same line or the same area.
2. Specialized construction investment project management units or regional construction investment project management units shall be assigned to act as project owners of a number of projects and perform the project management functions and tasks, and participate in project management consultancy when necessary.
3. Specialized construction investment project management units or regional construction investment project management units have the responsibility:
a/ To exercise the rights and perform the obligations of project owners as prescribed in Article 68 of this Law, directly manage projects assigned by investment deciders, and the rights and obligations prescribed in Article 69 of this Law.
b/ To hand over works to agencies or units managing their operation, exploitation and use; or to directly manage their operation, exploitation and use, when so assigned by investment deciders in case of necessity.
4. Specialized construction investment project management units or regional construction investment project management units may perform project management consultancy for other projects when so requested and exercise the rights and perform the obligations prescribed in Article 70 of this Law.
Article 64. Single-project construction investment project management units
1. Project owners shall set up single-project construction investment project management units to directly manage the implementation of a project, for projects prescribed in Clause 2, Article 62 of this Law.
2. A single-project construction investment project management unit may have its own seal and accounts, shall exercise the powers and perform the tasks under the project owner’s authorization. A project management unit shall organizationally comprise the director, deputy directors) and specialized staff members, depending on the requirements and characteristics of each project. The project management unit members shall work on a full-time or part-time basis under the project owner’s decision.
Article 65. Hiring of consultants for construction investment project management
1. Project owners shall sign project management consultancy contracts with organizations or individuals fully meeting the construction capacity conditions prescribed in this Law to perform one, some or all of the project management tasks.
2. Project owners shall supervise project management consultancy and may authorize consultants to perform the tasks of project management under the project management contracts.
Article 66. Contents of construction investment project management
1. Construction investment project management contents include management of the scope and plan of tasks; work volume; construction quality; implementation schedule; construction investment costs; safety in construction; environmental protection in construction; selection of contractors and construction contracts; risk management; management of the work information system and other necessary contents in accordance with this Law and relevant laws.
2. Project owners shall perform or assign the project management units, project management consultants or general contractors (if any) to perform some or all of the project management contents prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 67. Management of implementation schedules of construction investment projects
1. Investment deciders shall decide on the implementation time and schedules when approving the projects. For works under projects using state budget funds, the construction schedule must not exceed the work construction period already approved by investment deciders.
2. Project owners and construction contractors shall draw up plans on construction schedules and measures, and manage the project implementation according to the approved construction schedules.
3. Project owners shall make advance payments and payments for volumes completed according to the performance schedules of construction contracts.
4. Project owners and construction contractors are encouraged to propose and apply reasonable technical, technological and organizational solutions to shorten the construction time.
Section 4. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PROJECT OWNERS, CONSTRUCTION INVESTMENT PROJECT MANAGEMENT UNITS, CONSULTANCY CONTRACTORS AND INVESTMENT DECIDERS
Article 68. Rights and obligations of project owners in the formulation and management of implementation of construction investment projects
1. Project owners have the following rights:
a/ To formulate and manage projects when fully meeting the capacity conditions prescribed in this Law.
b/ To request related agencies and organizations to provide information and documents on project formulation and management;
c/ To select, and sign contracts with, consultancy contractors for project formulation and management;
d/ To organize the project formulation and management; to decide on the establishment and dissolution of construction investment project management units for single projects according to their competence;
dd/ Other rights prescribed by law.
2. Project owners have the following obligations:
a/ To identify project formulation task requirements and contents; to provide necessary information and documents in case of hiring consultants for project formulation; to organize the pre- acceptance tests of project formulation results and archive construction investment project dossiers;
b/ To select project formulation consultancy organizations fully meeting the capacity conditions prescribed by this Law;
c/ To take responsibility for the legal bases and accuracy of the information and documents provided to consultants for project formulation; to submit projects to competent approving agencies in accordance with law;
d/ To select qualified and experienced consultancy organizations or individuals to verify projects at the request of the project-appraising agencies or organizations and investment deciders;
dd/ To organize the management of project implementation as prescribed in Article 66 of this Law;
e/ To examine and supervise the project implementation; to periodically report on the project implementation to investment deciders and competent state management agencies;
g/ To recover capital and pay loans, with regard to projects with capital recovery and loan repayment requirements;
h/ Other obligations prescribed by law.
Article 69. Rights and obligations of construction investment project management units
1. Construction investment project management units have the following rights:
a/ To exercise the rights to manage projects as authorized by project owners;
b/ To propose plans and solutions to organizing project management, propose to project owners for settlement matters falling beyond their competence;
c/ To hire consultancy organizations to participate in project management in case of necessity after it is approved by investment deciders or project owners.
2. Construction investment project management units have the following obligations:
a/ To fulfill the project owners’ project management obligations within the scope of authorization;
b/ To organize the management of construction investment projects, ensuring the schedule, quality, safety and environmental protection in construction;
c/ To report their activities to project owners in the course of project management;
d/ To be answerable for violations of law in project implementation management;
dd/ Other obligations prescribed by law.
Article 70. Rights and obligations of construction investment project formulation consultancy and management contractors
1. Construction investment project formulation consultancy and management contractors have the following rights:
a/ To request project owners to provide information and documents related to the assigned consultancy tasks;
b/ To have their intellectual property rights over their consultancy products protected in accordance with law;
c/ To reject unlawful requests of project owners;
d/ Other rights stated in the contracts and prescribed by relevant laws.
2. Construction investment project formulation consultancy and management contractors have the following obligations:
a/ To fulfill the obligations under the signed contracts in conformity with their construction capacity conditions prescribed by law;
b/ To be answerable to the work quality under the signed contracts;
c/ To pay compensations for damage caused to project owners when using improper information, documents, standards, technical regulations, technical solutions or improper organization of management in contravention of their contracts;
d/ Other obligations stated in the contracts and prescribed by relevant laws.
Article 71. Rights and responsibilities of construction investment project-appraising agencies and organizations
1. Construction investment project-appraising agencies and organizations have the following rights:
a/ To request project owners and related agencies and individuals to provide information for project appraisal and explanation in case of necessity;
b/ To collect project appraisal charges in accordance with the law on charges and fees;
c/ To request project owners to hire or invite qualified and experienced consultancy organizations or consultants to participate in the project appraisal when necessary;
d/ To reserve their appraisal opinions and reject requests to falsify project appraisal results.
2. Construction investment project-appraising agencies and organizations have the following responsibilities:
a/ To appraise construction investment project contents in accordance with this Law;
b/ To send written notices of appraisal opinions and results to agencies or organizations in charge of appraisal for summarization and reporting to investment deciders;
c/ To be accountable before law and investment deciders for their own project appraisal opinions and results.
Article 72. Rights and responsibilities of construction investment deciders
1. Construction investment deciders have the following rights:
a/ To approve or authorize the approval of, construction projects, designs and cost estimates and settle construction investment funds;
b/ To disapprove the projects when the investment objectives and project efficiency cannot be achieved;
c/ To suspend the implementation of construction investment projects which have been approved or are underway when deeming it necessary and lawful;
d/ To alter or adjust construction investment projects when deeming it necessary and conformable with Article 61 of this Law.
dd/ Other rights prescribed by law.
2. Construction investment deciders have the following responsibilities:
a/ To organize project appraisal and decide on construction investment;
b/ To ensure funding sources for implementation of construction investment projects;
c/ To examine the implementation of construction investment projects by project owners; to organize monitoring and evaluation of construction investment projects as prescribed in Article 8 of this Law;
d/ To approve the settlement of investment capital for completed construction;
dd/ To take responsibility before law for their own decisions;
e/ Other obligations prescribed by law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 14. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
Điều 20. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
Điều 22. Quy hoạch xây dựng vùng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Mục 3. QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 25. Các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 26. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 27. Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 28. Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù
Mục 4. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn
Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 35. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 37. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 38. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng
Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng
Điều 40. Công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 41. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 42. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
Điều 46. Giới thiệu địa điểm xây dựng
Điều 47. Giấy phép quy hoạch xây dựng
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
Điều 9. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 48. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng
Điều 49. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 63. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 71. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 87. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
Điều 110. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng
Mục 2. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
Điều 131. Xây dựng công trình tạm
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng
Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
Điều 158. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
Điều 159. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động xây dựng
Điều 160. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 161. Trách nhiệm của Chính phủ
Điều 162. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Điều 163. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 97. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình
Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 88. Lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 119. Sự cố công trình xây dựng
Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 125. Bảo hành công trình xây dựng
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
Điều 19. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã
Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 65. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 66. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình
Mục 3. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG, NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 128. Công trình xây dựng đặc thù
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 104. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Điều 105. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng