Chương II Luật Xây dựng 2014: Quy hoạch xây dựng
Số hiệu: | 50/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi về Giấy phép xây dựng từ 01/01/2015
Kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm đổi mới so với Luật Xây dựng 2003.
Luật đã bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như:
- Công trình thuộc dự án đầu tư XD được TTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư
- Công trình XD tạm phục vụ cho công trình chính
- Công trình XD thuộc dự án KCN, KCX, Khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô <7 tầng, diện tích sàn < 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc.
Về hồ sơ xin cấp phép xây dựng, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể cho nhà ở riêng lẻ, công trình không theo tuyến, công trình theo tuyến, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, công trình quảng cáo.
Riêng công trình của cơ quan ngoại giao, tổ chức QT sẽ có hướng dẫn sau.
Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy hoạch xây dựng gồm các loại sau:
a) Quy hoạch vùng;
b) Quy hoạch đô thị;
c) Quy hoạch khu chức năng đặc thù;
d) Quy hoạch nông thôn.
2. Quy hoạch xây dựng được lập căn cứ vào các nội dung sau:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch ngành, định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng có liên quan đã được phê duyệt;
b) Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
c) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.
3. Quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
1. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng gồm:
a) Phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững; thống nhất với quy hoạch phát triển ngành; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân;
b) Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa, trình độ khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn phát triển;
c) Đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế;
d) Bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi đến cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;
đ) Xác lập cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn.
2. Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng gồm:
a) Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn lực huy động;
b) Cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn.
1. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Định kỳ rà soát quy hoạch xây dựng là 10 năm đối với quy hoạch vùng, 05 năm đối với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, 03 năm đối với quy hoạch chi tiết kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
3. Kết quả rà soát quy hoạch xây dựng phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, quyết định.
1. Cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
Ủy ban nhân dân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.
2. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan ở địa phương.
3. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp.
2. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan, 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
5. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; trường hợp không tiếp thu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trước khi phê duyệt quy hoạch.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng quyết định hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn tham gia lập quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật.
2. Khi lựa chọn tư vấn lập quy hoạch xây dựng, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng hoặc chủ đầu tư phải căn cứ vào điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng theo quy định của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn tổ chức tư vấn không đủ điều kiện năng lực.
3. Khuyến khích lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng thông qua hình thức thi tuyển đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực có ý nghĩa quan trọng trong khu chức năng đặc thù.
Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng và được thực hiện theo trình tự sau:
1. Lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng;
2. Điều tra, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành có liên quan để lập đồ án quy hoạch xây dựng;
3. Lập đồ án quy hoạch xây dựng;
4. Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.
1. Cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư lập quy hoạch xây dựng phải thực hiện việc lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ quy hoạch xây dựng và cung cấp tài liệu lưu giữ này cho cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng sau:
a) Vùng liên tỉnh;
b) Vùng tỉnh;
c) Vùng liên huyện;
d) Vùng huyện;
đ) Vùng chức năng đặc thù;
e) Vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh.
2. Trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, phần quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật được cụ thể hóa thông qua các đồ án chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
3. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đối với vùng liên tỉnh, vùng chức năng đặc thù có ý nghĩa quốc gia, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng các vùng khác thuộc đơn vị hành chính do mình quản lý.
1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng gồm:
a) Xác định luận cứ, cơ sở hình thành phạm vi ranh giới vùng;
b) Xác định mục tiêu phát triển vùng;
c) Dự báo quy mô dân số vùng, nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn phát triển;
d) Xác định yêu cầu về tổ chức không gian đối với hệ thống đô thị, khu vực nông thôn, vùng và khu chức năng chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn.
2. Nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng gồm:
a) Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện phải xác định và phân tích tiềm năng, động lực phát triển vùng; dự báo về tốc độ đô thị hóa; giải pháp phân vùng chức năng, phân bố hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn; xác định khu vực chức năng chuyên ngành, cơ sở sản xuất, hệ thống công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có ý nghĩa vùng;
b) Quy hoạch xây dựng vùng chức năng đặc thù được hình thành trên cơ sở tiềm năng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên; xác định và phân tích tiềm năng phát triển, khả năng khai thác, phân vùng chức năng, bố trí dân cư và tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tính chất và mục tiêu phát triển vùng;
c) Quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh phải phân tích động lực và tác động của tuyến, hành lang đối với sự phát triển của các khu vực dọc tuyến, các giải pháp khai thác, sử dụng đất đai, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tính chất của tuyến, hành lang và bảo đảm an toàn giao thông trên toàn tuyến;
d) Quy hoạch xây dựng chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật phải dự báo phát triển và nhu cầu sử dụng đất; xác định vị trí, quy mô các công trình đầu mối, công trình phụ trợ, mạng truyền tải chính, mạng phân phối và phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn công trình;
đ) Căn cứ quy mô, tính chất của vùng, đồ án quy hoạch xây dựng vùng được nghiên cứu trên cơ sở bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000;
e) Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch xây dựng vùng từ 20 năm đến 25 năm, tầm nhìn 50 năm;
g) Quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt là cơ sở để triển khai lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn và quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được lập cho các khu chức năng sau:
a) Khu kinh tế;
b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
c) Khu du lịch, khu sinh thái;
d) Khu bảo tồn; khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng;
đ) Khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao;
e) Cảng hàng không, cảng biển;
g) Khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật;
h) Khu chức năng đặc thù khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ quy hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý hoặc đầu tư.
1. Quy hoạch chung xây dựng được lập cho khu chức năng đặc thù có quy mô từ 500 héc ta trở lên làm cơ sở lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng.
2. Quy hoạch phân khu xây dựng được lập cho khu vực chức năng đặc thù có quy mô dưới 500 héc ta làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
3. Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho các khu vực trong khu chức năng đặc thù làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.
1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:
a) Luận cứ, cơ sở hình thành, xác định phạm vi ranh giới khu chức năng đặc thù;
b) Xác định tính chất, dự báo quy mô dân số của khu chức năng đặc thù, yêu cầu về định hướng phát triển không gian, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn quy hoạch;
c) Đối với quy hoạch chung xây dựng, cải tạo khu chức năng đặc thù, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải xác định yêu cầu khu vực phải giải tỏa, khu vực được giữ lại để chỉnh trang, khu vực phải được bảo vệ và yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng khu chức năng đặc thù.
2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:
a) Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù bao gồm việc xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian các khu chức năng, trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, công viên cây xanh, thể dục, thể thao; hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên cao, trên mặt đất, dưới mặt nước và ngầm dưới mặt đất; đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
b) Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000;
c) Thời hạn quy hoạch từ 20 năm đến 25 năm;
d) Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong khu chức năng đặc thù.
3. Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù chuyên biệt gồm việc xác định quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; định hướng phát triển không gian các phân khu chức năng; quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung; đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
1. Nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:
a) Yêu cầu về diện tích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạch của phân khu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực quy hoạch;
b) Lập danh mục đề xuất biện pháp cải tạo những công trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cải tạo;
c) Những yêu cầu khác đối với từng khu vực quy hoạch.
2. Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:
a) Nội dung đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù bao gồm việc xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đối với từng lô đất; bố trí hệ thống công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn khu chức năng đặc thù; đánh giá môi trường chiến lược;
b) Bản vẽ của đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được thể hiện theo tỷ lệ 1/2.000;
c) Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch chung và yêu cầu quản lý, phát triển của khu chức năng đặc thù;
d) Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được phê duyệt là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù và lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù gồm:
a) Yêu cầu về diện tích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực quy hoạch;
b) Lập danh mục đề xuất biện pháp cải tạo cho những công trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cải tạo;
c) Những yêu cầu khác đối với từng khu vực quy hoạch.
2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù gồm:
a) Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng gồm việc xác định chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất, thiết kế đô thị; bố trí hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược;
b) Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng được thể hiện theo tỷ lệ 1/500;
c) Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chi tiết xây dựng được xác định trên cơ sở kế hoạch đầu tư;
d) Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn được lập cho đối tượng là xã và điểm dân cư nông thôn.
2. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm các cấp độ sau:
a) Quy hoạch chung xây dựng được lập cho toàn bộ ranh giới hành chính của xã;
b) Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho điểm dân cư nông thôn.
3. Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức việc lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã gồm mục tiêu, phạm vi ranh giới xã; tính chất, chức năng của xã; xác định yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã; dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; yêu cầu về nguyên tắc tổ chức phân bố khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm:
a) Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm xác định tiềm năng, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất đai, mạng lưới điểm dân cư nông thôn; định hướng tổ chức không gian tổng thể toàn xã; định hướng phát triển các khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật;
b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000;
c) Thời hạn quy hoạch từ 10 năm đến 20 năm;
d) Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã.
1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các công trình xây dựng, bảo tồn, chỉnh trang; công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư nông thôn.
2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm:
a) Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của cơ quan hành chính xã, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và nhà ở; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất;
b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000;
c) Thời hạn quy hoạch căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện;
d) Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.
1. Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
1. Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức lập. Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.
2. Ủy ban nhân dân quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định cùng cấp.
3. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
4. Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm:
a) Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quy hoạch xây dựng có liên quan và với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Yêu cầu về nội dung đối với từng loại nhiệm vụ quy hoạch xây dựng được quy định tại các điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật này.
5. Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng gồm:
a) Việc đáp ứng các điều kiện của tổ chức thực hiện thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 150 của Luật này;
b) Căn cứ lập đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
c) Sự phù hợp của đồ án quy hoạch xây dựng với nhiệm vụ và yêu cầu về nội dung đối với từng loại quy hoạch xây dựng quy định tại các mục 2, 3 và 4 Chương này.
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:
a) Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng chức năng đặc thù và quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh; quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh;
b) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng khu công nghệ cao;
c) Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu chức năng đặc thù khác cấp quốc gia;
d) Quy hoạch xây dựng khác do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức lập.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:
a) Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện;
b) Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ các quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
5. Hình thức, nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm:
a) Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng phải được phê duyệt bằng văn bản;
b) Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng phải có các nội dung chính của đồ án quy hoạch xây dựng được quy định, tại các điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật này và danh mục các bản vẽ được phê duyệt kèm theo.
1. Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:
a) Có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chiến lược quốc phòng, an ninh; dự án động lực phát triển vùng;
b) Có thay đổi về điều kiện địa lý tự nhiên, địa giới hành chính, biến động lớn về dân số và kinh tế - xã hội.
2. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:
a) Có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành của vùng;
b) Hình thành dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian của khu chức năng;
c) Quy hoạch xây dựng không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử - văn hóa và ý kiến cộng đồng;
d) Có biến động về khí hậu, địa chất, thủy văn;
đ) Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.
3. Quy hoạch xây dựng nông thôn được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:
a) Có điều chỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Có điều chỉnh về quy hoạch xây dựng vùng;
c) Có điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương;
d) Có biến động về điều kiện địa lý, tự nhiên.
1. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
2. Nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này; nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt vẫn được thực hiện.
1. Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được quy định như sau:
a) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được tiến hành khi tính chất, chức năng, quy mô của vùng, của khu vực lập quy hoạch thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của vùng, khu vực quy hoạch;
b) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của vùng, của khu vực trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan, bảo đảm tính kế thừa và không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng được quy định như sau:
a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng chỉ áp dụng đối với khu chức năng đặc thù;
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô ranh giới, định hướng phát triển chung của khu vực quy hoạch và giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng;
c) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng hiện có trên cơ sở phân tích, làm rõ nguyên nhân điều chỉnh; hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh; giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
1. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yếu tố tác động đến quá trình phát triển vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn; điều kiện điều chỉnh và sau khi rà soát quy hoạch xây dựng, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng.
2. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng chấp thuận về chủ trương điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng.
3. Việc tổ chức lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch xây dựng, công bố quy hoạch xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17 và các mục 2, 3, 4 và 5 Chương này.
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng lập báo cáo nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và khu vực xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.
2. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định việc điều chỉnh cục bộ bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch xây dựng những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được phê duyệt, đồ án quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai.
2. Nội dung công bố công khai quy hoạch xây dựng gồm nội dung cơ bản của đồ án quy hoạch xây dựng và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được ban hành, trừ nội dung có liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật nhà nước.
3. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật đầy đủ tình hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để cơ quan có thẩm quyền kịp thời công bố công khai cho tổ chức, cá nhân biết, giám sát trong quá trình thực hiện.
1. Đối với quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan công bố quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trừ các quy hoạch quy định tại điểm a khoản này;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan công bố quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố đồ án quy hoạch xây dựng phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù được phê duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý để mọi người thực hiện và giám sát việc thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân xã tổ chức công bố quy hoạch xây dựng xã và điểm dân cư nông thôn.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch xây dựng.
6. Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng nếu không tổ chức công bố, công bố chậm, công bố sai nội dung quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt phải được công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng.
2. Ngoài hình thức công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền còn quyết định các hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng như sau:
a) Tổ chức hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, cơ quan thông tấn báo chí;
b) Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các pa-nô, bản vẽ, mô hình tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã đối với quy hoạch chi tiết xây dựng;
c) In ấn, phát hành rộng rãi bản đồ quy hoạch xây dựng, quy định về quản lý quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện dưới các hình thức sau:
a) Công khai hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng;
b) Giải thích quy hoạch xây dựng;
c) Cung cấp thông tin bằng văn bản.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và thông tin khác liên quan đến quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng do mình quản lý.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin khi có yêu cầu.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản phải nộp phí về việc cung cấp thông tin mà mình yêu cầu.
4. Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ chính xác của các tài liệu, số liệu đã cung cấp.
1. Việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được thực hiện đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
2. Cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt gồm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới vùng cấm xây dựng theo hồ sơ mốc giới được phê duyệt.
3. Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hồ sơ mốc giới được phê duyệt;
b) Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng sau khi đã có nhà đầu tư được lựa chọn.
4. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc giới được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
5. Hồ sơ cắm mốc giới do các đơn vị chuyên môn thực hiện.
6. Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn và được ghi các chỉ số theo quy định, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo vệ mốc giới thực địa.
8. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
9. Khi quy hoạch xây dựng được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh mốc giới theo quy hoạch điều chỉnh.
10. Người nào có hành vi cắm mốc chỉ giới, cốt xây dựng sai vị trí, di dời, phá hoại mốc chỉ giới, cốt xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Việc quản lý đầu tư xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khi có yêu cầu.
2. Địa điểm được giới thiệu để đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy mô, tính chất đầu tư, tiết kiệm diện tích đất xây dựng; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của vùng, khu chức năng đặc thù và khu vực nông thôn.
1. Giấy phép quy hoạch xây dựng là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án khi chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.
2. Việc cấp giấy phép quy hoạch xây dựng phải căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của khu chức năng đặc thù, quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng, quy định quản lý theo quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.
3. Nội dung giấy phép quy hoạch xây dựng gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực dự án, thời hạn của giấy phép quy hoạch xây dựng.
4. Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch xây dựng được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
5. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép quy hoạch xây dựng nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
6. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự cấp giấy phép quy hoạch xây dựng.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù thuộc địa bàn mình quản lý theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, điều phối việc quản lý quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh gồm:
a) Xác định danh mục chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng;
b) Thu hút, điều phối nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng;
c) Rà soát, điều chỉnh và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh;
d) Chủ trì phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh theo giai đoạn thực hiện quy hoạch.
3. Kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phải xác định thời gian thực hiện quy hoạch đối với từng khu vực cụ thể trên cơ sở phù hợp với mục tiêu quy hoạch xây dựng và nguồn lực thực hiện quy hoạch xây dựng.
Article 13. Construction planning and bases for construction planning
1. Construction planning shall be classified into the following types:
a/ Regional construction planning;
b/ Urban construction planning;
c/ Particular-function zone construction planning;
d/ Rural construction planning.
2. Construction planning shall be based on the following:
a/ Strategies and master plans on socio-economic development, national defense, security, sectoral masterplans, orientations for planning the national urban center systems and relevant construction master plans already approved;
b/ Technical regulations on construction planning and other relevant regulations;
c/ Maps, documents and data on current local socio-economic situation and natural conditions.
3. Urban planning must comply with the law on urban planning.
Article 14. Requirements and compliance principles on construction planning
1. Requirements on construction planning include:
a/ Conforming with the objectives of strategies and master plans on socio- economic development, national defense and security maintenance, creating a motive force for sustainable socio-economic development; consistent with sectoral development master plans; publicity, transparency, harmony between national interests and community and personal interests;
b/ Organizing and arranging territorial space on the basis of rationally exploiting and using natural resources, land, historical relics, cultural heritages and other resources in compatibility with natural and socio-economic conditions, historical and cultural characteristics and scientific and technological advances in each development period;
c/ Meeting the demand for use of the technical infrastructure system; ensuring connection and uniformity of regional, national and international technical infrastructure facilities;
d/ Protecting the environment, preventing and fighting natural disasters and responding to climate change, minimizing the adverse impacts on community, conservation, embellishment and development of the value of historical relics, cultural heritages, beliefs and religions; ensuring synchronism in architectural space, social and technical infrastructure facilities;
dd/ Establishing bases for planning, investment management and construction investment attraction, and managing, exploiting and using regional construction works, particular-function zones and rural areas.
2. Compliance principles for construction planning include:
a/ The implementation of construction investment programs and activities and the management of space, architecture and scenery must comply with the approved construction master plans and conform with the mobilized resources;
b/ Construction planning must ensure the uniformity and conformity with planning at higher degrees.
Article 15. Review of construction planning
1. Construction planning shall be periodically examined and reviewed and the implementation process shall be assessed in order to make timely adjustments suitable to the socio-economic development situation in each period. The construction planning-reviewing period is 10 years for regional planning, 5 years for general planning and zoning planning and 3 years for detailed planning after they are approved.
2. The People’s Committees at all levels shall review the approved construction planning.
3. Results of construction planning review shall be reported in writing to the state agencies competent to approve construction planning for consideration and decision.
Article 16. Responsibility to collect comments on construction planning
1. Agencies or project owners organizing construction planning shall collect comments of related agencies, organizations, individuals and communities on construction planning tasks and plans.
Related People’s Committees shall coordinate with construction planning agencies and construction investment project owners in collecting comments.
2. For the construction planning tasks and plans to be approved by the Prime Minister, the Ministry of Construction shall collect comments of other related ministries, central agencies and organizations; provincial-level. People’s Committees shall collect comments of related agencies, organizations, individuals and communities in their localities.
3. The contributed comments shall be fully summarized, explained, assimilated and reported to competent state agencies for consideration and decision.
Article 17. Forms and time of collecting comments on construction planning
1. The collection of comments of related agencies, organizations and individuals on construction planning tasks and plans shall be carried out in form of sending dossiers and documents or organizing conferences or seminars. Consulted agencies, organizations and individuals shall reply in writing or directly give comments.
2. The collection of comments of communities on construction planning tasks and plans shall be carried out via collection of comments of community representatives in form of questionnaires and interviews. Community representatives shall summarize comments of their communities in accordance with the law on grassroots democracy.
3. The collection of comments of communities on the tasks and plans of zoning planning, detailed construction planning and commune construction general planning or rural residential quarter construction planning shall be carried out via comment cards through public display or presentation of planning options in the mass media.
4. The duration for collecting comments on construction planning must be at least 20 days for agencies and 40 days for organizations, individuals and communities.
5. Construction planning agencies or organizations shall receive comments of agencies, organizations and communities to complete the construction planning tasks and plans; in case of refusal, they shall reply in writing and clearly state the reasons before the master plans are approved.
6. The Government shall detail the collection of comments on construction planning tasks and plans from related agencies, organizations, individuals and communities.
Article 18. Selection of construction planning consultancy organizations
1. Agencies organizing construction planning shall decide on forms of selecting consultancy organizations to participate in construction planning in accordance with law.
2. When selecting construction planning consultancy organizations, construction planning agencies or project owners shall base themselves on the capacity conditions on construction planning consultancy organizations prescribed in this Law, and take responsibility before law for the damage caused by the selection of consultancy organizations that fail to fully meet the capacity conditions.
3. To encourage the selection of construction planning consultancy organizations in form of contest for general master plans on construction of large particular functional zones of special significance and construction zone master plans and detailed master plans on construction of areas of important significance in the particular-function zones.
Article 19. Funds for construction planning
1. The State shall ensure funds as prescribed by law for construction planning work.
2. The State shall encourage domestic and foreign organizations and individuals to provide funds for construction planning.
Article 20. Order of construction planning and approving construction planning
Construction planning shall be demonstrated through construction plans and must comply with the following order:
1. Devising and approving construction planning tasks;
2. Conducting field investigations and surveys; collecting maps, documents and data on natural conditions, current socio-economic situation, socio-economic development master plans and relevant sectoral development master plans for the formulation of construction plans;
3. Formulating construction plans;
4. Appraising and approving construction plans.
Article 21. Archive of construction plan dossiers
1. Construction planning agencies, organizations and project owners shall archive dossiers of approved construction plans in accordance with the law on archive.
2. Construction planning state management agencies and land management agencies at different levels shall archive construction plan dossiers and provide them to individuals, organizations and competent state agencies in accordance with law.
Section 2. REGIONAL CONSTRUCTION PLANNING
Article 22. Regional construction planning and responsibility to organize regional construction planning
1. Regional construction planning shall be carried out for the following regions:
a/ Inter-provincial regions;
b/ Provincial regions;
c/ Inter-district regions;
d/ District regions;
dd/ Particular-function zones;
e/ Regions lying along expressways or inter-provincial economic corridors.
2. In an inter-provincial or provincial construction plan, the technical-infrastructure system planning shall be detailed via specialized technical-infrastructure plans.
3. Responsibility to organize regional construction planning is prescribed as follows:
a/ The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, provincial-level People’s Committees and agencies and organizations in organizing the formulation of construction planning tasks and plans for inter-provincial regions, particular-function zones of national significance, regions lying along express ways or inter-provincial economic corridors;
b/ Specialized construction work-managing ministries shall organize the formulation of inter-provincial technical infrastructure planning tasks and plans;
c/ Provincial-level People’s Committees shall organize the formulation of construction planning tasks and plans for other regions of the administrative units under their management.
Article 23. Regional construction planning tasks and contents of regional construction plans
1. The regional construction planning task covers:
a/ Identifying justifications and bases for the formation of regional boundaries;
b/ Identifying regional development objectives;
c/ Forecasting the regional population size, technical and social infrastructure demands for each development period;
d/ Identifying requirements on spatial organization for systems of urban centers, rural areas, major areas and functional zones, systems of technical and social infrastructure facilities on a regional scale in each period.
2. A regional construction plan covers:
a/ Inter-provincial, provincial, inter-district or district construction planning, which must identify and analyze the regional development potential and driving forces; forecast the urbanization speed; solutions to dividing functional regions and distributing systems of urban centers and rural residential quarters; determine specialized functional zones, production establishments, systems of key technical and social infrastructure facilities of regional significance;
b/ The particular-function zone construction planning which shall be formed on the basis of socio-economic, defense and security potentials, cultural heritages and natural landscape; identify and analyze the development potential, capability of exploitation and dividing functional zones, population distribution and organization of the technical infrastructure system suitable to the characteristics and development objectives of each zone;
c/ Construction planning for regions along expressways or inter-provincial economic corridors, which must analyze the driving forces and impacts of the expressways and corridors on the development of these regions, solutions to land exploitation and use, organization of architectural space and landscape and technical infrastructure systems suitable to the characteristics of the expressways or corridors and ensure traffic safety along the whole routes;
d/ The specialized technical infrastructure construction planning, which must forecast the development and land use demands; identify the locations and sizes of key works, supporting facilities, main transmission networks, distribution networks and work safety protection corridors;
dd/ Based on the regional sizes and characteristics, regional construction plans shall be studied on the basis of topographical maps of 1:25,000 - 1:250,000 scales;
e/ The planning period for regional construction planning, which is between 20 and 25 years, with a 50-year vision;
g/ The approved regional construction planning serves as a basis for urban planning, particular-function zone construction planning, rural construction planning and technical infrastructure system planning at regional level.
3. The Government shall detail this Article.
Section 3. PARTICULAR-FUNCTION ZONE CONSTRUCTION PLANNING
Article 24. Particular-function zones and responsibility to plan construction of particular-function zones
1. Particular-function zone construction planning shall be carried out for the following functional zones:
a/ Economic zones;
b/ Industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks;
c/ Tourist resorts, ecological resorts;
d/ Conservation zones; revolutionary, historical-cultural relic zones;
dd/ Research and training zones; physical training and sports zones;
e/ Airports, seaports;
g/ Key technical infrastructure zones;
h/ Other particular-function zones identified under the approved regional construction planning or established under decisions of competent state agencies.
2. The responsibility to organize particular-function zone construction planning is prescribed as follows:
a/ The Ministry of Construction shall organize the formulation of planning tasks and general plans for construction of national-level particular-function zones;
b/ Provincial-level People’s Committees shall organize the formulation of planning tasks and general plans for construction of particular-function zones, except the planning prescribed at Point a, Clause 2 of this Article, and tasks as well as sub-zoning plans for construction of particular-function zones;
c/ District-level People’s Committees or construction investment project owners shall organize the formulation of planning tasks and detailed plans for construction of regions assigned to them for management or investment.
Article 25. Levels of particular-function zone construction planning
1. Construction general planning shall be carried out for particular-function zones of a size of 500 hectares or over, which serve as a basis for sub-zoning planning and construction detailed planning.
2. Construction sub-zone planning shall be carried out for particular-function zones of a size of under 500 hectares, which serve as a basis for construction detailed planning.
3. Construction detailed planning shall be carried out for areas within particular-function zones, which serve as a basis for grant of construction permits and formulation of construction investment projects.
Article 26. General planning for construction of particular-function zones
1. The tasks of general planning for construction of particular-function zones include:
a/ Justifications and bases for formation and determination of boundaries of particular- function zones;
b/ Determination of characteristics, forecast of population size of particular-function zones, requirements on orientations for development of space and technical and social infrastructure facilities for each planning period;
c/ For general planning for construction or renovation of particular-function zones, in addition to the contents prescribed at Point a, Clause 1 of this Article, the requirements on areas to be cleared for construction, areas to be retained for embellishment, areas to be protected, and other specific requirements shall be identified according to characteristics of each particular-function zone.
2. A general plan on construction of a particular-function zone must cover:
a/ A general plan on construction of a particular-function zone, which covers the identification of development objectives and driving forces, population size, land, technical and social infrastructure norms; development model, orientations for spatial development of functional zones, administrative, service, commercial, cultural, educational and training, and healthcare centers, parks, physical training and sports centers; systems of overhead, land, water and underground frame technical infrastructure systems; strategic environmental assessment; investment priority plan and resources for implementation.
b/ Drawings of a general plan on construction of a particular-function zone, which are demonstrated on a 1:5,000 or 1:10,000 scale;
c/ The planning period of between 20 and 25 years;
d/ An approved general plan on construction of a particular-function zone serves as a basis for formulation of construction sub-zone planning, detailed planning for construction of areas and for formulation of investment projects to construct frame technical infrastructure in the particular-function zone.
3. A general plan on construction of an exclusive particular-function zone must cover the determination of population size, land, technical and social infrastructure norms; orientations for spatial development of functional sub-zones; planning for framework technical infrastructure system; strategic environmental assessment; investment priority plan and resources for implementation.
Article 27. Sub-zone planning for construction of particular-function zones
1. The tasks of sub-zone planning for construction of a particular-function zone include:
a/ Requirements on land use areas, scale and scope of sub-zone planning, systems of technical and social infrastructure facilities in the planning area;
b/ List of proposed measures for renovation of to be-retained facilities in the renovation planning area;
c/ Other requirements for each planning area.
2. A plan on sub-zones for construction of a particular-function zone must cover:
a/ Contents of the plan on sub-zones for construction of a particular-function zone, which include the determination of utility for every land plot; principles of spatial and architectural landscape organization for the entire planning area; norms of population, land use and system of technical infrastructure facilities for every land plot; arrangement of social infrastructure system to meet use demands; arrangement of technical infrastructure networks to street axes suitable to the development stages of the entire particular-function zone; strategic environmental assessment;
b/ Drawings of the plan on sub-zones for construction of the particular-function zone, which shall be demonstrated on a 1:2,000 scale;
c/ The planning period for sub-zone planning for the construction of a particular-function zone, which shall be determined on the basis of the period of general planning and development and management requirements of the particular-function zone;
d/ The approved plan on sub-zones for construction of the particular-function zone serves as a basis for determination of construction investment projects in the particular-function zone and for construction detailed planning.
Article 28. Detailed planning for construction in particular-function zones
1. Tasks of detailed planning for construction in a particular-function zone include:
a/ Requirements on land use area, scale and scope of detailed planning, urban designing, technical and social infrastructure systems in the planning area;
b/ List of proposed measures for renovation of to be-retained facilities in the renovation planning area;
c/ Other requirements on every planning area.
2. A detailed plan on construction in a particular-function zone must cover:
a/ Contents of the detailed plan, which include the determination of norms of population and land use, technical and social infrastructure and requirements on spatial and architectural organization for the entire planning areas; arrangement of social infrastructure facilities to meet use demands; requirements on architecture of works for every land plot and urban design; arrangement of the system of technical infrastructure facilities to the land plot boundaries; strategies environmental assessment;
b/ Drawings of the detailed plan, which shall be demonstrated on a 1:500 scale;
c/ The planning period for construction detailed planning, which is determined on the basis of investment plans;
d/ The approved construction detailed plan serves as a basis for grant of construction permits and formulation of construction investment projects.
Section 4. RURAL CONSTRUCTION PLANNING
Article 29. Objects and levels of, and responsibility to organize, rural construction planning
1. Rural construction planning shall be carried out for communes and rural residential quarters.
2. Rural construction planning shall be classified into the following levels:
a/ Construction general planning, which shall be carried out for the entire administrative boundaries of communes;
b/ Construction detailed planning, which shall be carried out for rural residential quarters.
3. Commune-level People’s Committees shall assume the prime responsibility for organizing the formulation of tasks of and plans on rural construction.
Article 30. Commune construction general planning
1. Tasks of commune construction general planning cover the objectives, commune boundary scope; characteristics and functions of the commune; determination of factors affecting the socio-economic development of the commune; forecasts of its population size and labor; land size, major economic-technical norms; requirements on the principles of organizing the distribution of functional zones of agricultural, industrial, cottage-industrial and handicraft production, craft villages, houses, services and systems of technical infrastructure facilities.
2. A commune construction general plan must cover:
a/ Contents of the plan, which cover the determination of development potentials and driving forces, population size and labor, land size, network of rural residential quarters; orientations for organization of commune overall space; orientations for development of functional zones of agricultural, industrial, cottage-industrial and handicraft production, craft villages, houses, services and system of technical infrastructure facilities;
b/ Drawings of the commune construction general plan, which are demonstrated on a 1:5,000, 1:10,000 or 1:25,000 scale;
c/ The planning period of between 10 and 20 years;
d/ The approved commune construction general plan serves as a basis for carrying out detailed planning for construction of rural residential quarters including commune centers, residential quarters and other functional zones in the commune.
Article 31. Detailed planning for construction of rural residential quarters
1. Tasks of detailed planning for construction of rural residential quarters must cover the forecasts of population size and labor; land size; requirements on land use for arrangement of construction, conservation or renovation works; technical and social infrastructures in rural residential quarters.
2. A detailed plan on construction of rural residential quarters must cover:
a/ Contents of the detailed plan, which include identification of construction positions and areas of works: working offices of administrative units of the commune, educational, health care, cultural, physical training and sports, commercial and service works and houses; planning for technical and production infrastructures;
b/ Drawings of the detailed plan, which shall be demonstrated on a 1:500 or 1:2,000 scale;
c/ The planning period based on investment plans and resources for implementation;
d/ The approved detailed plan on construction of rural residential quarters serves as a basis for formulation of construction investment projects and grant of construction permits.
Section 5. APPRAISAL AND APPROVAL OF CONSTRUCTION PLANNING
Article 32. Competence to appraise construction planning tasks and plans
1. The Ministry of Construction shall appraise construction planning tasks and plans falling within the approving competence of the Prime Minister.
2. Construction planning-managing agencies of provincial-level People’s Committees shall appraise construction planning tasks and plans falling within the approving competence of the People’s Committees of the same level.
3. Construction planning-managing agencies of district-level People’s Committees shall appraise construction planning tasks and plans falling within the approving competence of the People’s Committees of the same level.
Article 33. Appraisal councils and contents of appraisal of construction planning tasks and plans
1. The Ministry of Construction shall decide on the establishment of the council for appraisal of construction planning tasks and plans falling within the approving competence of the Prime Minister and construction plans formulated by the Ministry of Construction. The Ministry of Construction shall act as the standing body of the appraisal council.
2. The People’s Committees shall decide on the establishment of councils for appraisal of construction planning tasks and plans within their respective approving competence. The construction planning-managing agencies of provincial- or district-level People’s Committees shall act as standing bodies of the appraisal councils of the same level.
3. An appraisal council shall be composed of representatives of state management agencies, socio-professional organizations and experts in the relevant fields.
4. Contents of appraisal of construction planning tasks cover:
a/ The conformity of construction planning tasks with the strategies and master plans on socio-economic development, national defense, security, environmental protection and response to climate change, relevant construction master plans and land use master plans and plans;
b/ Requirements on contents of each type of construction planning task are prescribed in Articles 23, 26, 27, 28, 30 and 31 of this Law.
5. Contents of appraisal of a construction plan cover:
a/ The satisfaction of the conditions by construction planning-designing organizations prescribed in Article 150 of this Law;
b/ Grounds for formulation of construction plans prescribed in Clause 2, Article 13 of this Law;
c/ The conformity of the construction plan with the tasks and content requirements of each type of construction planning prescribed in Sections 2, 3 and 4 of this Chapter.
Article 34. Competence to approve construction planning tasks and plans
1. The Prime Minister shall approve the tasks and plans of the following types of construction planning:
a/ Construction planning for inter-provincial regions, construction planning for provincial regions, construction planning for particular-function zones and construction planning for regions lying along expressways or inter-provincial economic corridors; specialized planning for inter-provincial technical infrastructure;
b/ General construction planning for economic zones, general construction planning for hi-tech parks;
c/ General construction planning for tourist resorts, ecological resorts, conservation zones, revolutionary and cultural-historical relics zones, research and training zones, physical training and sports zones and other particular-function zones of national level;
d/ Other types of construction planning carried out by the Ministry of Construction as assigned by the Prime Minister.
2. Provincial-level People’s Committees shall approve the following construction planning tasks and plans:
a/ Construction planning for inter-district regions, construction planning for district regions;
b/ General construction planning for particular-function zones, except the types of planning prescribed at Point c, Clause 1 of this Article;
c/ Planning for construction of particular-function zones.
3. District-level People’s Committees shall approve the sub-zone planning tasks and plans, detailed construction planning and planning for rural construction within the administrative boundaries under their respective management after obtaining written consent of construction planning-managing agencies of provincial-level People’s Committees.
4. The People’s Committees at different levels organizing construction planning shall submit construction plans to the People’s Councils of the same level for decision before they are considered and approved by competent state agencies.
5. Forms and contents of approval of construction planning tasks and plans include:
a/ Construction planning tasks and plans shall be approved in writing;
b/ The written approval of construction planning must include the main contents of the construction plan prescribed in Articles 23, 26, 27, 28, 30 and 31 of this Law, which is enclosed with a list of approved drawings.
Section 6. ADJUSTMENT OF CONSTRUCTION PLANNING
Article 35. Conditions on adjustment of construction planning
1. Regional construction planning may be adjusted when there appears one of the following circumstances:
a/ Adjustment of regional socio-economic development master plans, the regional sectoral development master plans; regulations on protection of natural resources and environment; land use masterplans and plans; national defense and security strategies; regional development driving projects;
b/ Changes in natural geographical conditions, administrative boundaries, big fluctuations in population and socio-economic situation.
2. Particular-function zone construction planning may be adjusted when there appears one of the following circumstances:
a/ Adjustment of regional socio-economic development master plans, construction master plans, sectoral development master plans;
b/ Creation of key projects of national significance which greatly affect the land use, environment, spatial composition of functional zones;
c/ Impossible implementation of the construction planning or the implementation thereof causing adverse impacts on socio-economic development, national defense, security, social security and ecological environment or cultural-historical relics and community opinion;
d/ Changes in climate, geology or hydrology;
dd/ Serving national and community interests.
3. Rural construction planning may be adjusted when there appears one of the following circumstances:
a/ Adjustment of local socio-economic development master plan;
b/ Adjustment of regional construction master plan;
c/ Adjustment of local land use master plan and plan;
d/ Changes in geological and natural conditions.
Article 36. Principles of construction planning adjustment
1. The adjustment of construction planning shall be based on the analysis and evaluation of current situation and results of implementation of existing master plans, clear determination of requirements of regional renovation embellishment to propose adjustment of land use norms, solutions to the arrangement of space and landscape for each area; solutions to the improvement of technical and social infrastructure systems to meet the development requirements.
2. Contents of adjusted construction planning shall be appraised and approved in accordance with this Law; non-adjusted contents of the approved construction plans may still be implemented.
Article 37. Types of adjustment of construction planning
1. The overall adjustment of construction planning is prescribed as follows:
a/ The overall adjustment of construction planning shall be made when the characteristics, functions, sizes of planning regions or areas change or the contents of proposed adjustment would alter the structure and orientations for general development of planning regions or areas;
b/ The overall adjustment of construction planning must satisfy practical requirements and be in line with the socio-economic development trends and orientations for future development of regions or areas, improve the quality of the living environment, infrastructure and landscape, ensuring the inheritance and without exerting impacts on ongoing construction investment projects.
2. The partial adjustment of construction planning is prescribed as follows:
a/ The partial adjustment of construction planning only applies to particular-function
zones;
b/ The partial adjustment of construction planning for particular-function zones may be carried out when the proposed adjustment contents do not greatly affect the characteristics, functions, boundaries and general development orientations of the planning zones and the major planning solutions of the areas under the construction subzone planning or construction detailed planning;
c/ The partial adjustment of construction planning for particular-function zones must clearly define the adjustment scope, extent and contents; ensure the continuity and synchronism of the general planning for construction of particular-function zones or construction subzone planning or existing construction detailed planning, based on the analysis and identification of reasons for adjustment; socio-economic effectiveness of the adjustment; solutions to problems caused by the construction planning adjustment.
Article 38. Order of overall adjustment of construction planning
1. Based on the socio-economic development situation and factors affecting the development of regions, particular-function zones, rural areas; the adjustment conditions and after reviewing the construction planning, the construction planning agencies shall report the overall adjustment of the construction planning to agencies competent to approve construction planning for consideration and decision.
2. Agencies or persons competent to approve construction planning shall give in-principle approval of the overall adjustment of construction planning.
3. The formulation of, consultation on, appraisal and approval of the tasks and plans on overall adjustment of construction planning and the announcement of adjusted construction planning must comply with Articles 16 and 17 and Sections 2, 3, 4 and 5 of this Chapter.
Article 39. Order of partial adjustment of construction planning
1. Construction planning agencies shall make reports on the contents of, and plans for, partial adjustment of construction planning, collect opinions of communities in the planning adjustment areas and directly affected vicinities and submit them to agencies competent to approve construction planning for consideration and decision on the partial adjustment of construction master plans.
2. Agencies or persons competent to approve construction planning shall decide in writing the partial adjustment based on the opinions of the construction planning-appraising agencies.
3. Construction planning agencies shall update and demonstrate the adjusted contents in the construction planning dossiers. The adjusted contents of construction planning shall be publicized according to Article 42 of this Law.
Section 7. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF CONSTRUCTION PLANNING
Article 40. Publicization of construction planning
1. A construction plan shall be publicized within 30 days after it is approved.
2. The to be-publicized contents of construction planning include the basic contents of the construction plan and regulations on management according to the promulgated construction plan, except contents related to national defense, security and state secrets.
3. The construction planning-managing agencies shall fully update the situation of implementation of the approved construction plans so that the competent agencies shall promptly publicize them to organizations and individuals for knowledge and supervision in the process of implementation.
Article 41. Responsibility to publicize construction planning
1. For regional construction planning:
a/ The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related provincial-level People’s Committees in. publicizing inter-provincial construction planning which falls within the approving competence of the Prime Minister.
b/ Provincial-level People’s Committees in the planning regions shall organize the publicization of regional construction planning falling within the approving competence of the Prime Minister, except for the types of planning prescribed at Point a of this Clause;
c/ District-or commune-level People’s Committees in the planning regions shall organize the publicization of regional construction planning which falls within the approving competence of their provincial-level People’s Committees.
2. For general planning for construction of particular-function zones:
a/ The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the related provincial-level People’s Committees in, publicizing the inter-provincial plans on construction of particular-function zones, which fall within the approving competence of the Prime Minister.
b/ The People’s Committees at different levels shall publicize general plans on construction of particular-function zones within their respective administrative boundaries.
3. The People’s Committees at different levels shall publicize the approved sub-zone construction plans and detailed planning for construction of particular-function zones within the administrative boundaries under their management to people for implementation and supervision of the implementation.
4. Commune People’s Committees shall publicize the commune and rural residential quarter construction planning.
5. Within 30 days after the construction planning is approved, the People’s Committees at different levels shall publicize it.
6. If persons responsible to publicize the construction planning do not publicize, delay the publicization or falsely publicize the contents of approved construction planning, they shall be disciplined or examined for penal liability, depending on the nature and severity of their violations; if causing damage, they shall compensate therefor in accordance with law.
Article 42. Forms of publicizing construction planning
1. An approved construction plan shall be publicized on the website of the state management agency in charge of construction planning.
2. In addition to the form of publicization prescribed in Clause 1 of this Article, competent persons may decide on other forms of publicization as follows:
a/ Organizing conferences to publicize the construction planning, with the participation of representatives of related organizations and agencies, Vietnam Fatherland Front Committee, representatives of people in the planning region and of the press agencies;
b/ Public, regular and continuous display of panels, drawings and mock-ups at public places and offices of construction planning management agencies at all levels and at offices of commune-level People’s Committees, for detailed construction planning;
c/ Printing and widely distributing construction planning maps and regulations on management of approved construction planning.
Article 43. Provision of information on construction planning
1. Information on construction planning shall be provided in the following forms:
a/ Publicizing construction plan dossiers;
b/ Explaining the construction planning;
c/ Providing information in writing.
2. Construction planning-managing agencies shall provide information on construction locations, construction boundaries, red-line boundaries, construction levels and other information relating to the planning when so requested by organizations and individuals within the scope of construction plans under their management.
The People’s Committees at different levels shall organize the receipt and processing of requests and provision of information upon request.
Within 15 days after receiving a request, the construction planning-managing agency shall provide information in writing to the requester.
3. Requesters for the provision of information in writing shall pay a charge for the provision of information.
4. Information providers shall take responsibility before law for the time of information provision and the accuracy of the provided documents and data.
Article 44. Planting of construction boundary markers on the field
1. The planting of construction boundary markers on the field shall be carried out for construction general plans, construction sub-zone plans and construction detailed plans.
2. The planting of boundary markers under approved construction planning covers the planting of red-line markers, construction boundary markers, construction level markers and no-construction zone boundary markers under the approved boundary marker dossiers.
3. After the construction plans are approved by competent state agencies, the People’s Committees at different levels have the following responsibilities:
a/ To organize the compilation and approval of dossiers on boundary marker planting under the approved construction planning. The time limit for compilation and approval of boundary marker dossiers is 30 days after the construction plans are approved. The planting of boundary markers on the field shall be completed within 45 days after the boundary marker dossiers are approved;
b/ To organize the planting of boundary markers on the field for construction detailed plans after the investors are selected.
4. Responsibility to organize and conduct the boundary marker planting is prescribed as follows:
a/ Provincial-level People’s Committees shall direct the planting of construction boundary markers for construction plans within their respective administrative boundaries;
b/ District-level People’s Committees shall organize the planting of construction boundary markers for construction plans within their respective administrative boundaries;
c/ Commune-level People’s Committees shall plant construction boundary markers for construction plans within their respective administrative boundaries.
5. Boundary marker planting dossiers shall be made by professional units.
6. Boundary markers must be durable, of standard sizes and inscribed with information as prescribed, conspicuous, safe for humans and means of transport passing by and suitable to the terrain of their planting areas.
7. Commune-level People’s Committees shall protect the on-field boundary markers.
8. The construction planning-managing agencies shall keep the approved boundary marker planting dossiers and provide documents related to boundary markers to organizations and individuals upon request.
9. When construction planning is adjusted, the boundary markers shall be adjusted according to the adjusted planning.
10. Those who commit acts of planting boundary markers or construction level markers at wrong locations, removing or destroying boundary markers or construction level markers shall be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability, depending on the nature and severity of their violations; if causing damage, they shall pay compensations therefor in accordance with law.
Section 8. MANAGEMENT OF CONSTRUCTION UNDER CONSTRUCTION PLANNING
Article 45. Principles of management of construction under construction planning
1. The management of construction investment must be based on the construction planning approved by competent agencies.
2. The construction, repair or renovation of architectural works, technical and social infrastructure facilities and houses must conform with the approved construction detailed planning and comply with the law on construction.
Article 46. Introduction of construction locations
1. The construction planning-managing agencies shall introduce construction investment locations to project owners when so requested.
2. Locations introduced for construction investment must conform with construction planning, sizes, investment characteristics, save construction land; not affect the socio-economic development and environment of the regions, particular-function zones and rural areas.
Article 47. Construction planning permits
1. Construction planning permit means a document granted by a competent state agency to the owner of a construction investment project in a particular-function zone, which serves as a basis for detailed planning or project formulation when the sub-zone planning or construction detailed planning is not yet approved.
2. The grant of construction planning permits shall be based on the requirements on particular-function zone development management and control, technical regulations on construction planning, management regulations under the general planning for construction of particular-function zones.
3. A construction planning permit must cover the scope and size of the planning area, the permitted construction-planned land use quota, the requirements on land exploitation and use, organization of architectural space, ground and underground technical and social infrastructures, landscape and environment protection in the project area, and its validity duration.
4. The competence to grant construction planning permits is prescribed as follows:
a/ Provincial-level People’s Committees shall grant construction planning permits for construction investment projects in national-level particular-function zones;
b/ District-level People’s Committees shall grant construction planning permits for construction investment projects other than those prescribed at Point a of this Clause.
5. Organizations and individuals that are granted construction planning permits shall pay a fee in accordance with the law on charges and fees.
6. The Government shall detail the contents and order of granting construction planning permits.
Article 48. Management of the implementation of construction planning
1. Provincial-level People’s Committees shall direct the formulation of programs and plans for implementation of construction planning for development of urban and rural areas and particular-function zones in areas under their respective management in accordance with the approved construction planning.
2. The Ministry of Construction shall direct and coordinate the management of inter- provincial construction planning, covering:
a/ Determination of the list of programs and plans for implementation of the planning, priority investment projects to construct regional technical and social infrastructure systems;
b/ Attraction and distribution of investment capital sources for development of regional technical and social infrastructure systems;
c/ Review, adjustment, examination and inspection of the implementation of inter- provincial construction planning:
d/ Assumption of the prime responsibility for, and coordination with chairpersons of related provincial-level People’s Committees in, periodically reporting to the Prime Minister on the implementation of inter-provincial construction planning according to the implementation stages.
3. A plan on implementation of construction planning must determine the implementation time for every specific area, ensuring conformity with the construction planning objective and resources for implementation of the construction planning.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 14. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
Điều 20. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
Điều 22. Quy hoạch xây dựng vùng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Mục 3. QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 25. Các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 26. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 27. Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 28. Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù
Mục 4. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn
Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 35. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 37. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 38. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng
Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng
Điều 40. Công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 41. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 42. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
Điều 46. Giới thiệu địa điểm xây dựng
Điều 47. Giấy phép quy hoạch xây dựng
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
Điều 9. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 48. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng
Điều 49. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 63. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 71. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 87. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
Điều 110. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng
Mục 2. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
Điều 131. Xây dựng công trình tạm
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng
Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
Điều 158. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
Điều 159. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động xây dựng
Điều 160. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 161. Trách nhiệm của Chính phủ
Điều 162. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Điều 163. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 97. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình
Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 88. Lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 119. Sự cố công trình xây dựng
Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 125. Bảo hành công trình xây dựng
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
Điều 19. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã
Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 65. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 66. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình
Mục 3. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG, NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 128. Công trình xây dựng đặc thù
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 104. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Điều 105. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng