Chương VIII Luật an toàn thực phẩm 2010: Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 55/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 25/09/2010 | Số công báo: | Từ số 564 đến số 565 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
b) Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.
2. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Khách quan, chính xác;
b) Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.
1. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm;
b) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
c) Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
2. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, thu phí kiểm nghiệm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm nghiệm do mình thực hiện.
3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể điều kiện của cơ sở kiểm nghiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung tranh chấp. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được sử dụng làm căn cứ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm.
2. Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước, có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, Danh mục cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đủ điều kiện hoạt động.
1. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả.
2. Căn cứ kết quả kiểm nghiệm, cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm cho cơ quan kiểm tra, thanh tra.
3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm.
4. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm trong tranh chấp, khiếu nại về an toàn thực phẩm do người khởi kiện, khiếu nại chi trả. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tranh chấp cho người khởi kiện, khiếu nại.
1. Thực phẩm có tỷ lệ gây ngộ độc cao.
2. Thực phẩm có kết quả lấy mẫu để giám sát cho thấy tỷ lệ vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm ở mức cao.
3. Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị nghi ngờ gây ô nhiễm.
4. Thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân tích nguy cơ theo yêu cầu quản lý.
1. Việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm các hoạt động về đánh giá, quản lý và truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
2. Việc đánh giá nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Điều tra, xét nghiệm xác định các mối nguy đối với an toàn thực phẩm thuộc các nhóm tác nhân về vi sinh, hoá học và vật lý;
b) Xác định nguy cơ của các mối nguy đối với an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các mối nguy đối với sức khoẻ cộng đồng.
3. Việc quản lý nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ an toàn thực phẩm trong từng công đoạn của chuỗi cung cấp thực phẩm;
b) Kiểm soát, phối hợp nhằm hạn chế nguy cơ đối với an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác.
4. Việc truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Cung cấp thông tin về các biện pháp phòng tránh khi xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm do thực phẩm mất an toàn gây ra nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm;
b) Thông báo, dự báo nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm.
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2. Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm;
b) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
c) Kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
d) Phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;
đ) Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về an toàn thực phẩm;
e) Lưu mẫu thực phẩm.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
4. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với những sự cố về an toàn thực phẩm ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm.
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương để có biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;
b) Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;
c) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;
d) Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Quy định cụ thể việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng tới Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:
a) Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
c) Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:
a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
c) Tái xuất;
d) Tiêu hủy.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm:
a) Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
d) Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
FOOD TESTING. ANALYSIS OF FOOD SAFETY RISKS, PREVENTION AND REMEDY OF FOOD SAFETY INCIDENTS
Article 45. Requirements on food testing
1. Food testing shall be conducted in the following cases:
a/ At the request of food producers and traders or other concerned organizations and individuals:
b/ For the state management of food safety.
Food testing for state management work shall be conducted by food testing establishments designated by line ministers.
2. Food testing must:
a/ Ensure objectivity and accuracy:
b/ Observe professional and technical regulations.
Article 46. Food testing establishments
1. A food testing establishment must satisfy the following conditions:
a/ Having an organizational apparatus and technical capacity meeting the requirements of national or international standards applicable to testing establishments;
b/ Establishing and maintaining a managerial system meeting the requirements of national or international standards:
c/ Registering the operation of assessment of conformity with standards or technical regulations with a competent state agency when engaged in certification of standard or regulation conformity.
2. Food testing establishments may provide testing services, collect testing charges and take responsibility before law for the results of tests they perform.
3. Line ministers shall specify conditions for testing establishments defined in Clause 1 of this Article.
Article 47. Testing for the settlement of food safety-related disputes
1. Agencies with dispute settlement competence shall designate testing-verification establishments to test foods involved in disputes. Testing results of these establishments shall be used as a basis for the settlement of food safety-related disputes.
2. Testing establishments designated to conduct verification are state-run ones which satisfy all the conditions specified in Clause 1. Article 46 of this Law.
3. Line ministers shall specify conditions for testing-verification establishments and a list of eligible testing-verification establishments.
Article 48. Expenses for food sampling and testing
1. Expenses for food sampling and testing to serve food safety examination and inspection shall be paid by agencies that decide on such examination and inspection.
2. Based on testing results, if agencies that decide on food safety examination and inspection conclude that food producers or traders violate the law on food safety, the violators shall refund food sampling and testing expenses to the examination and inspection agencies.
3. Organizations and individuals that request food sampling and testing shall themselves pay expenses for food sampling and testing.
4. Expenses for food sampling and testing in food safety-related disputes or complaints shall be paid by petitioners or complainants. When testing results affirm that food producers or traders violate regulations on food safety, the violators shall refund expenses for sampling and testing of foods involved in disputes to the petitioners or complainants.
Section 2. ANALYSIS OF FOOD SAFETY RISKS
Article 49. Objects subject to analysis of food safety risks
1. Foods of high poisoning rate.
2. Foods with samples taken for surveillance showing high rate of violating technical regulations on food safety.
3. Food production or trading environment or establishments which are suspected of causing pollution.
4. Foods or food production or trading establishments which are subject to risk analysis to meet management requirements.
Article 50. Analysis of food safety risks
1. Analysis of food safety risks covers assessment, management and communication of risks to food safety.
2. Assessment of food safety risks covers:
a/ Investigating and testing to identify hazards to food safety which belong to groups of microbiological, chemical and physical agents;
b/ Identifying risks of health hazards to food safety, extent and scope of impacts of hazards on the community health.
3. Management of food safety risks covers:
a/ Implementing solutions to limiting food safety risks in each stage of the food supply chain;
b/ Controlling and coordinating to limit food safety risks in providing catering services and conducting other food production or trading activities.
4. Communication on food safety risks covers:
a/ Providing information on preventive measures in cases of food poisoning or unsafe food-borne diseases to raise public awareness about and responsibility for food safety risks;
b/ Notifying or forecasting food safety risks; building an information system for warning food safety risks and food-borne diseases.
Article 51. Responsibility to analyze food safety risks
The Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade shall analyze food safety risks in their assigned management domains under Articles 49 and 50 of this Law.
Section 3. PREVENTION AND REMEDY OF FOOD SAFETY INCIDENTS
Article 52. Prevention of food safety incidents
1. Organizations and individuals that detect signs of a food safety incident shall immediately notify it to the nearest health establishment or People's Committee or a competent state agency for taking prompt preventive measures.
2. Measures to prevent food safety incidents include:
a/ Ensuring safety in the process of food production, trading and consumption;
b/ Educating, propagating and disseminating food safety-related knowledge and practices to producers, traders and consumers;
c/ Examining and inspecting food safety in food production and trading;
d/ Analyzing food contamination risks;
e/ Investigating, surveying and storing data on food safety:
f/ Storing food samples.
3. People's Committees at all levels shall implement measures to prevent food safety incidents in their localities.
4. The Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade shall organize the implementation of programs on surveillance and prevention of food safety incidents and the application of measures to prevent food safety incidents occurring overseas which are likely to affect Vietnam in their assigned management domains.
5. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and sectors in. establishing a system for warning food safety incidents.
Article 53. Remedy of food safety incidents
1. Organizations and individuals that detect a food safety incident occurring at home or overseas which affects Vietnam shall declare it to the nearest health establishment or People's Committee or to the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Industry and Trade for taking prompt remedies.
2. Remedies for food safety incidents include:
a/ Promptly detecting, and giving first aid and medical treatment to. poisoned persons or persons infected with food-borne diseases or in other food-induced circumstances harmful to human health or life:
b/ Investigating cases of food poisoning, identifying causes of poisoning and food-borne diseases and tracing the origin of poisoning or disease-transmitting food;
c/ Suspending production or trading activities:
recalling and disposing of poisoning or disease-transmitting food being marketed;
d/ Notifying food poisoning and food-borne diseases to concerned organizations and individuals:
e/ Taking measures to prevent risks of food poisoning and food-borne diseases.
3. People’s Committees at all levels shall take remedies for food safety incidents in their localities.
4. The Minister of Health shall:
a/ Specify the declaration of food safety incidents:
b/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and sectors in. taking measures to prevent food safety incidents occurring overseas which are likely to affect Vietnam.
5. Suppliers of poisoning foods shall pay all medical treatment expenses for poisoned persons and pay compensations under the civil law.
Section 4. TRACING OF THE ORIGIN AND RECALL AND DISPOSAL OF UNSAFE FOODS
Article 54. Tracing of the origin of unsafe foods
1. Food producers and traders shall trace the origin of unsafe foods in the following cases:
a/ At the request of competent state agencies;
b/ When detecting that food products they produce or trade in are unsafe.
2. Food producers and traders that trace the origin of unsafe foods shall:
a/ Identify and notify lots of unsafe food products:
b/ Request food trading agents to report on the quantity of products of unsafe food lots, actual quantities of products left in stock and being marketed:
c/ Summarize, and report to competent state agencies on. recall plans and disposal measures.
3. Competent state agencies shall inspect and supervise the tracing of the origin of unsafe foods.
Article 55. Recall and disposal of unsafe foods
1. The following foods shall be recalled:
a/ Foods which are still marketed after their shelf life:
b/ Foods unconformable with relevant technical regulations;
c/ Foods being new technological products not yet been permitted for circulation;
d/ Foods which are degenerated during preservation, transportation or trading;
e/ Foods which contain substances banned from use or in which appear contaminants in excess of allowable limits;
f/ Imported foods which are notified by a competent authority of the exporting country or another country or an international organization to contain contaminants harmful to human health and life.
2. Recall of unsafe foods takes the following forms:
a/ Voluntary recall by food producers or traders themselves:
b/ Compulsory recall by food producers and traders at the request of competent state agencies.
3. Unsafe foods shall be disposed of through:
a/ Correction of product flaws or labeling errors:
b/ Change of use purposes;
c/ Re-ex port:
d/ Destruction.
4. Unsafe food producers and traders shall publish information on recalled products, recall and dispose of unsafe foods within the time limit decided by a competent state agency, and pay all recall and disposal expenses.
Past the prescribed time limit, food producers and traders that fail to recall foods shall be coerced to do so under law.
5. Competent state agencies shall:
a/ Based on the severity of violations of safety assurance conditions, decide on the recall and disposal of unsafe foods as well as the time limit for completing such recall and disposal;
b/ Inspect the recall of unsafe foods:
c/ Handle violations of the law on food safety according to their competence as defined by law:
d/ For food products which are likely to seriously affect the community health or in other emergency cases, directly recall and dispose of them and request their producers and traders to pay recall and disposal expenses.
6. The Minister of Health, the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Industry and Trade shall specify the recall and disposal of unsafe foods in their assigned management domains.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen
Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu
Điều 39. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 61. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công thương
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen
Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công thương
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Điều 22. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp