Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Số hiệu: | 09/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/01/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2016 |
Ngày công báo: | 10/02/2016 | Số công báo: | Từ số 173 đến số 174 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm quy định về vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm, thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng và trách nhiệm trong việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
1. Vi chất dinh dưỡng và thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng
- Vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm theo Nghị định 09
+ Vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm I-ốt, sắt, kẽm và vitamin A.
+ Vi chất dinh dưỡng nêu trên phải đáp ứng quy chuẩn quốc gia hoặc phải phù hợp pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng
+ Nghị định số 09 năm 2016 quy định các thực phẩm sau đây bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng tương ứng:
Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt;
Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm;
Dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường vitamin A, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp.
+ Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nêu trên phải đáp ứng quy chuẩn quốc gia tương ứng hoặc phù hợp với pháp luật an toàn thực phẩm.
2. Trách nhiệm trong việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng như sau:
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thực hiện theo đúng Nghị định số 09/2016 và pháp luật khác liên quan.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng không đạt quy chuẩn quốc gia hoặc không phù hợp pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng phải tự mua vi chất dinh dưỡng để sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng của cơ sở mình.
Nghị định 09 có hiệu lực từ ngày 15/03/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VỀ TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng dùng trong nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Nghị định này không áp dụng đối với cơ sở xuất khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và cá nhân làm nghề sản xuất muối thủ công.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi chất dinh dưỡng là các vitamin, chất khoáng hoặc chất vi lượng khác cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người.
2. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc chủ động đưa thêm một hay nhiều vi chất dinh dưỡng vào một số thực phẩm với hàm lượng nhất định mà cơ thể cần để phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng của người dân trong cộng đồng.
Việc bắt buộc tăng cường một số vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này nhằm:
1. Tăng cường I-ốt vào muối quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phòng, chống bệnh bướu cổ, đần độn và các rối loạn do thiếu I-ốt gây ra.
2. Tăng cường sắt vào bột mỳ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phòng, chống thiếu máu thiếu sắt và khắc phục các hậu quả do thiếu máu thiếu sắt gây ra như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, giảm phát triển trí tuệ.
3. Tăng cường kẽm vào bột mỳ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để cải thiện tăng trưởng góp phần nâng cao tầm vóc con người; phòng, chống một số rối loạn chuyển hóa, biệt hóa tế bào, bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn phát triển xương, suy giảm chức năng sinh dục.
4. Tăng cường vitamin A vào dầu thực vật quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phòng, chống khô mắt, mù lòa và khắc phục các hậu quả như còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu vitamin A gây ra và góp phần tăng cường sức đề kháng cơ thể.
1. Vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm I-ốt, sắt, kẽm và vitamin A.
2. Vi chất dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Các thực phẩm sau đây bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng tương ứng:
a) Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt;
b) Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm;
c) Dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường vitamin A, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp.
2. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Trách nhiệm của Bộ Y tế
a) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng;
b) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi chất dinh dưỡng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tổ chức việc cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước và nhập khẩu, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; xác nhận nội dung quảng cáo đối với vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng;
c) Chủ trì tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng; thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
đ) Tổ chức, cung cấp thông tin khoa học, chính xác về vai trò, tác dụng của thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; thông tin, giáo dục, truyền thông chính sách, pháp luật về thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tác hại của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với sức khỏe của người dân trong cộng đồng.
2. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
a) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ chức xác nhận nội dung quảng cáo đối với bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng.
3. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu muối tăng cường vi chất dinh dưỡng;
b) Tổ chức xác nhận nội dung quảng cáo đối với muối tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh muối tăng cường vi chất dinh dưỡng;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu muối tăng cường vi chất dinh dưỡng.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý an toàn thực phẩm đối với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên phạm vi địa phương và theo sự phân cấp.
2. Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng được sản xuất trên địa bàn.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức việc xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng được sản xuất trên địa bàn theo phân cấp của Bộ quản lý chuyên ngành.
4. Thanh tra, kiểm tra thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên địa bàn theo phân cấp của Bộ quản lý chuyên ngành.
5. Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về tác dụng của thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và tác hại của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với người dân tại địa phương.
1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
3. Cơ sở sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng phải tự mua vi chất dinh dưỡng để sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng của cơ sở mình.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
2. Lộ trình bắt buộc áp dụng đối với việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm như sau:
a) Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định này bắt buộc áp dụng sau 01 (một) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực;
b) Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại các Điểm b và c Khoản 1 Điều 6 Nghị định này bắt buộc áp dụng sau 02 (hai) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Nghị định số 163/2005/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng muối I-ốt cho người ăn hết hiệu lực theo lộ trình quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
4. Bãi bỏ quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm theo lộ trình quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại Điều 6 Nghị định này đã sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trước ngày thực hiện lộ trình quy định tại Khoản 2 Điều này được tiếp tục lưu thông theo hạn sử dụng ghi trên bao bì của sản phẩm đó.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 09/2016/ND-CP |
Hanoi, January 28, 2016 |
DECREE
PROVIDING FOR FORTIFICATION OF FOOD WITH MICRONUTRIENTS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;
At the request of the Minister of Health,
The Government hereby introduces the Decree that provides for the fortification of food with micronutrients.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of application
This Decree provides for statutory micronutrients required to be added to food, or statutory food products required to be fortified with micronutrients and responsibilities of institutional and individual entities for fortification of food with micronutrients.
Article 2. Subject of application
1. This Decree shall apply to organizations or individuals (hereinafter referred to as establishment) licensed to manufacture, trade and import micronutrients; food products fortified with micronutrients to meet domestic consumption demands and other agencies, organizations or individuals concerned.
2. This Decree shall not apply to fortified food export establishments and small-scale salt manufacturers.
Article 3. Definition
For the purposes of this Decree, terms below are construed as follows:
1. Micronutrients refer to vitamins, minerals or other micronutrients essential for growth, development and maintenance of a human body.
2. Fortification of food with micronutrients refers to the intentional addition of one or multiple micronutrients to a number of food products at a specified content which a human body needs to prevent and make up deficiency of micronutrients for the nationwide population.
Article 4. Purposes of fortification of food with micronutrients
Compulsory fortification of food with several micronutrients provided for in Article 5 and 6 hereof serves the following purposes:
1. Add iodine to salt referred to in paragraph 1 (a) Article 6 hereof to prevent and control goitre, mental retardation and other iodine deficiency disorders.
2. Add iron to wheat flour referred to in paragraph 1 (b) Article 6 hereof to prevent and control iron deficiency anemia and remedy conditions resulting from iron deficiency anemia such as retardation in growth, malnutrition and lower mental development.
3. Add zinc to wheat flour referred to in paragraph 1 (b) Article 6 hereof to promote growth and contribute to improving human height; prevent and control several metabolism disorders, cell differentiation, bacterial infections, bone growth disorders and sexual dysfunctions.
4. Add vitamin A to vegetable oil referred to in paragraph 1 (c) Article 6 hereof to prevent and control dry eye syndromes, blindness and remedy results of conditions resulting from Vitamin A deficiency such as stunting and malnutrition, and contribute to enhancing immunity.
Chapter II
STATUTORY MICRONUTRIENTS AND FOOD PRODUCTS REQUIRED TO BE FORTIFIED WITH MICRONUTRIENTS
Article 5. Statutory micronutrients required to be added to food products
1. Statutory micronutrients required to be added to food products include iodine, iron, zinc and vitamin A.
2. Micronutrients referred to in paragraph 1 of this Article must meet equivalent national technical regulations or conform to laws and regulations on food safety.
Article 6. Statutory food products required to be fortified with micronutrients
1. Statutory food products required to be fortified with micronutrients include:
a) Salt directly used in serving meals, or salt used for processing of food must be supplemented with iodine;
b) Wheat flour used for processing of food must be supplemented with iron and zinc;
c) Vegetable oil containing one of components, such as soya oil, palm oil, rapeseed oil and peanut oil, must be supplemented with vitamin A, except for the vegetable oil used for processing of food by employing the industrial processing method.
2. Fortified food products defined in paragraph 1 of this Article must meet relevant national technical regulations and conform to laws and regulations on food safety.
Chapter III
RESPONSIBILITIES IN COMPULSORY FORTIFICATION OF FOOD WITH MICRONUTRIENTS
Article 7. Responsibilities of Ministries
1. Responsibilities of the Ministry of Health
a) Conduct food safety management practices during the process of manufacturing, trading and importing micronutrients;
b) Construct and adopt national technical regulations on micronutrients and food products fortified with micronutrients; conduct grant of the Certificate of Declaration of Conformity or the Accreditation of Declaration of Compliance with food safety regulations in respect of domestically-manufactured or imported micronutrients, or food products fortified with imported micronutrients; certify contents of advertisement for micronutrients and food products fortified with imported micronutrients; confer the Certificate of Conformance to food safety conditions on micronutrient production and trading establishments;
c) Take charge of conducting implementation of laws and regulations on fortification of food with micronutrients;
d) Conduct inspection and assessment of compliance of micronutrient production and trading establishments with of laws and regulations; unplanned inspection and assessment of the procedures for manufacture and import of food products fortified with micronutrients that fall under the management of other Ministries in the cases stipulated by paragraph 3 Article 26 of the Government's Decree No. 38/2012/ND-CP dated April 25, 2012 on providing for details of several articles of the Law on Food Safety;
dd) Conduct dissemination and provide scientific and accurate information about roles and effects of food products fortified with micronutrients; adverse effects caused by deficiency of micronutrients on the population's health.
2. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
a) Conduct food safety management practices during the process of manufacturing, trading and importing wheat flour, vegetable oil products fortified with micronutrients under its management;
b) Certify contents of advertisement for wheat flour, vegetable oil products fortified with micronutrients within its management; grant the Certificate of Fulfillment of food safety conditions to establishments that produce and trade in wheat flour and vegetable oil fortified with micronutrients;
c) Inspect and examine compliance with laws and regulations on production and trading of wheat flour or vegetable oil fortified with micronutrients.
3. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development
a) Conduct food safety management practices during the process of manufacturing, trading and importing salt fortified with micronutrients;
b) Certify contents of advertisement for salt fortified with micronutrients within its management; grant the Certificate of Fulfillment of food safety conditions to establishments that produce and trade in salt fortified with micronutrients;
c) Inspect and examine compliance with laws and regulations on production, trading and import of salt fortified with micronutrients.
Article 8. Responsibilities of the People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces
1. The People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall conduct food safety management practices during the process of manufacturing and trading food products fortified with micronutrients within the territory of each locality and under their delegated authority.
2. The Departments of Health shall be held accountable to the People's Committees of centrally-affiliated cities and provinces for receipt of the declaration of conformity or accreditation of the declaration of conformity in accordance with laws and regulations on food safety in respect of fortified food products manufactured within the territory of locality under their management.
3. The Departments of Agriculture and Rural Development, and the Department of Industry and Trade, shall be held accountable to the People's Committees of centrally-affiliated cities and provinces for certification of contents of advertisement for food products in respect of establishments eligible for manufacturing and trading fortified food products located within the territory of each locality under their authority delegated by specialized Ministries.
4. Inspect and examine food products and fortified food production and trading establishments located within the territory of each locality under their authority delegated by specialized Ministries.
5. Carry out dissemination, communication and education events relating to effects of food products fortified with micronutrients; adverse effects caused by deficiency of micronutrients on the population's health.
Article 9. Responsibilities of establishments licensed to manufacture and trade micronutrients and food products fortified with micronutrients
1. Ensure that their manufacture, trading and import of micronutrients and food products fortified with micronutrients comply with provisions enshrined in this Decree and other relevant laws and regulations.
2. Assume liability for their micronutrient products and food products fortified with micronutrients that are not consistent with relevant national technical regulations or conformable to laws and regulations on food safety.
3. Micronutrient production establishments must autonomously purchase micronutrients for the purpose of manufacturing food products fortified with micronutrients to meet their own demands.
Chapter IV
IMPLEMENTARY PROVISIONS
Article 10. Effect
1. This Decree shall enter into force from March 15, 2016.
2. Schedule of application of this Decree to compulsory fortification of food with micronutrients is provided for as follows:
a) 01 (one) year after the date of entry into force of this Decree for food products fortified with micronutrients referred to in paragraph 1 (a) Article 6 hereof;
b) 02 (two) years after the date of entry into force of this Decree for food products fortified with micronutrients referred to in paragraph 1 (b), (c) Article 6 hereof.
3. The Government’s Decree No. 163/2005/ND-CP dated December 29, 2005 on production and supply of iodinised salt products to consumers shall become defunct according to the schedule stated in paragraph 2 (a) of this Article.
4. Provisions on food safety management in respect of food products fortified with micronutrients referred to in paragraph 2 (e) Article 20 of the Government's Decree No. 38/2012/ND-CP dated April 25, 2012 on providing for details of several articles of the Law on Food Safety shall be repealed according to the schedule stated in paragraph 2 of this Article.
5. Food products fortified with micronutrients referred to in Article 6 hereof which have been manufactured, traded or imported before the schedule stated in paragraph 2 of this Article shall be eligible for continuous distribution by the expiry date printed on their packs.
Article 11. Implementary duty
1. The Minister of Health shall bear the burden of provision of instructions or conduct of enforcement of this Decree.
2. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of the People’s Committees at all levels, and agencies, organizations or individuals, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực