Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 38/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 11/06/2012 |
Ngày công báo: | 04/05/2012 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/02/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
6 loại thực phẩm được miễn kiểm tra ATTP
Ngày 25/4/2012, Chính Phủ ban hành Nghị định 38/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.
Nghị định nêu rõ tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.
Tuy nhiên, có 6 trường hợp ngoại lệ được miễn kiểm tra về ATTP nhập khẩu gồm: Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu; Thực phẩm gửi kho ngoại quan; Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; Thực phẩm là mẫu trưng bày hội trợ, triển lãm.
Ngoài ra, Nghị định còn bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm và thông tin trên nhãn phải trung thực, không gây hiểu lầm cho người sử dụng. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này. Nhưng với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn có thể được phép bán trên thị trường.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 11/6/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về:
1. Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen.
3. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.
5. Ghi nhãn thực phẩm.
6. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm:
a) Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế;
b) Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương;
d) Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các cấp;
đ) Phối hợp giữa các bộ quản lý ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
7. Thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
1. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức quản lý công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, bao gồm: thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
2. Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức quản lý công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn trừ các sản phẩm đã quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy đối với hồ sơ công bố hợp quy theo mẫu được quy định tại Mẫu số 01a ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy Tiếp nhận cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp.
4. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo mẫu được quy định tại Mẫu số 01b ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy Xác nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp.
5. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 01b ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy Xác nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp.
6. Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm có trách nhiệm thông báo công khai các sản phẩm đã được cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và trên phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu.
Định kỳ hàng tháng, các Sở Y tế báo cáo Bộ Y tế kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
1. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chi tiết sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định này (có đóng dấu giáp lai của bên thứ ba);
c) Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
d) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất), hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
d) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này (bản xác nhận của bên thứ nhất);
đ) Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất);
e) Báo cáo đánh giá hợp quy (bản xác nhận của bên thứ nhất);
g) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
1. Đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), hồ sơ gồm:
a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự).
d) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
đ) Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
e) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
g) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
h) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
i) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), hồ sơ gồm:
a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chi tiết và sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng);
d) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
đ) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
e) Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
g) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
h) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
i) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
3. Đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu, hồ sơ gồm:
a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định này (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân);
c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
d) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
đ) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
e) Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
g) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
h) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
i) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
k) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
l) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
4. Đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước, hồ sơ gồm:
a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định này (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân);
c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng);
d) Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
đ) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
e) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
g) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
h) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
i) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
k) Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
l) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
m) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
1. Hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được đóng quyển như sau:
a) Hồ sơ pháp lý chung, được lập thành 01 quyển, bao gồm:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
b) Hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm được lập thành 02 quyển, bao gồm các hồ sơ như quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định này, trừ các giấy tờ được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nộp trực tiếp hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế và Sở Y tế hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện.
3. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiến hành công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm từ sản phẩm thứ hai trở lên chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ pháp lý chung.
1. Trường hợp không có sự thay đổi về quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng và vi phạm các mức giới hạn an toàn thực phẩm so với công bố, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải định kỳ thực hiện đăng ký lại bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) 05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
b) 03 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có các chứng chỉ trên.
2. Việc đăng ký lại bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm lần đầu tiên cho sản phẩm đó.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo mẫu được quy định tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
b) Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm lần gần nhất (bản sao);
c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ do phòng kiểm nghiệm được công nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu):
- 1 lần/năm đối với cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 và tương đương.
- 2 lần/năm đối với các cơ sở không có các chứng chỉ trên.
d) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
4. Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp lại Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; trường hợp không cấp lại, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp lại.
5. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng và vi phạm các mức giới hạn an toàn thực phẩm so với công bố, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải thực hiện lại việc công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 4, 5, 6 của Nghị định này.
Sản phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này được mang dấu hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản công bố hợp quy.
Việc sử dụng dấu hợp quy được thực hiện theo Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Điều 15 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
1. Quy định về điều kiện cấp Giấy Xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy Xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy Xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VI Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm cấp, thu hồi Giấy Xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; lập và công bố Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy Xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng An toàn sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm.
1. Tổ chức, cá nhân lưu thông thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên thị trường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn đối với thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
1. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
c) Bán hàng rong;
d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại Điều 62, 63, 64 của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định này và quy định phương thức quản lý đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh tại Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký.
2. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
1. Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu:
a) Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu;
b) Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự;
c) Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu;
d) Thực phẩm gửi kho ngoại quan;
đ) Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu;
e) Thực phẩm là mẫu trưng bày hội trợ, triển lãm.
3. Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên, trong đó có thực phẩm tươi sống.
1. Trong trường hợp đánh giá để thừa nhận lẫn nhau, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xây dựng kế hoạch kiểm tra, thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm xuất khẩu vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên:
a) Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu gửi hồ sơ đăng ký về Bộ quản lý ngành;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Bộ quản lý ngành thực hiện thẩm tra hồ sơ, thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kết quả thẩm tra và kế hoạch kiểm tra trong trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu vào Việt Nam.
2. Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký về cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam: Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương, bao gồm:
a) Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam theo mẫu quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thông tin về hệ thống quản lý và năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu theo mẫu quy định tại Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tóm lược thông tin về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo mẫu quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại Điều 62, 63, 64 của Luật an toàn thực phẩm.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra đối với lô hàng thực phẩm xuất khẩu gồm nhiều mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên.
1. Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm.
2. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này.
3. Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép bán trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà sản xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.
1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm.
2. Tùy từng loại thực phẩm bao gói sẵn, ngoài các quy định tại Khoản 1 Điều này, nội dung bắt buộc ghi nhãn còn phải đáp ứng một số quy định sau đây:
a) Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng;
b) Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, trên nhãn phải thể hiện được các nội dung chính sau: Công bố thành phần dinh dưỡng; hoạt chất tác dụng sinh học; tác dụng đối với sức khỏe; chỉ rõ đối tượng, liều dùng, cách dùng, cảnh báo nếu có;
c) Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, chất vi lượng không nhằm phổ cập cộng đồng như thức ăn công thức dành cho bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi và thức ăn qua ống thông cho người bệnh phải công bố mức đáp ứng so với nhu cầu dinh dưỡng, liều lượng sử dụng của từng đối tượng và hướng dẫn của bác sĩ;
d) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, một số thực phẩm biến đổi gen (thuộc đối tượng phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen) phải ghi rõ thành phần và hàm lượng có trong thực phẩm;
đ) Khi lấy thành phần nào đó trong sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ hàm lượng thành phần đó bên cạnh tên sản phẩm;
e) Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ khác trên nhãn;
g) Khi chuyển dịch nhãn phải đảm bảo không sai lệch nội dung so với nhãn gốc.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn thực phẩm.
1. Trên cơ sở các quy định của Luật an toàn thực phẩm và bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
2. Trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
3. Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.
5. Đảm bảo nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
6. Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi.
7. Phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
8. Trong quá trình quản lý, nếu có vấn đề phát sinh, giao thoa không thể phân định rõ, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể.
1. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định về trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật an toàn thực phẩm;
b) Báo cáo định kỳ, đột xuất với Chính phủ về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các bộ quản lý ngành;
c) Thẩm định, xây dựng kế hoạch và lộ trình xây dựng, soát sét quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đáp ứng với yêu cầu quản lý và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;
d) Chủ trì xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc phạm vi quản lý quy định tại Điều 62 Luật an toàn thực phẩm; Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
đ) Chỉ định các tổ chức chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật được ban hành trên cơ sở tham vấn các bộ quản lý ngành khi cần thiết;
e) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;
h) Tổ chức việc cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
i) Tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Điểm e Khoản 2 của Điều này;
k) Chứng nhận y tế đối với thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
l) Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, chỉ định đơn vị tham gia kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý; chỉ định đơn vị thực hiện kiểm nghiệm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm của các đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm trong và ngoài ngành Y tế;
m) Quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
n) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Điểm e Khoản 2 của Điều này và Khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
1. Phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm.
2. Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.
3. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế.
5. Tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2, 3 và 7 của Điều này.
6. Xây dựng, ban hành quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 3 của Điều này trên cơ sở quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.
7. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
8. Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
9. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 3 của Điều này và Khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
1. Phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm.
2. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế.
4. Tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2, 5 của Điều này.
5. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm.
6. Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
7. Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
8. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2 của Điều này.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành về an toàn thực phẩm.
2. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương.
3. Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn; đầu mối Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương.
a) Là đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực phẩm tại địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế;
b) Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn; là đầu mối giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn;
c) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố;
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở chuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế; khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên địa bàn vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các sở chuyên ngành; theo đề nghị của sở chuyên ngành;
đ) Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân công tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình sản phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế;
e) Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
a) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành.
5. Sở Công Thương chịu trách nhiệm:
a) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương;
b) Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương;
c) Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương;
d) Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
đ) Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận, huyện;
b) Chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn thực phẩm;
c) Quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận, huyện theo phân cấp.
7. Ủy ban nhân dân xã, phường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường;
b) Thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp trên về an toàn thực phẩm;
c) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về quản lý các hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn xã, phường theo phân cấp.
Các bộ quản lý ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có hiệu quả.
1. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 52 Luật an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công.
2. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm. Bộ quản lý ngành có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.
Thanh tra về an toàn thực phẩm là thanh tra chuyên ngành, do ngành y tế, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành công thương thực hiện. Việc giao các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
1. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chịu trách nhiệm thanh tra về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định tại các Điều 62, 63, 64, 65, 67 Luật an toàn thực phẩm.
2. Bộ Y tế, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, các lực lượng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành.
3. Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác trong những trường hợp sau:
a) Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng;
c) Khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực;
d) Theo đề nghị của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2012.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ)
Mẫu số 01a |
Mẫu Giấy Tiếp nhận công bố hợp quy |
Mẫu số 01b |
Mẫu Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm |
Mẫu số 02 |
Mẫu bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm |
Mẫu số 03a |
Mẫu bản thông tin chi tiết về sản phẩm |
Mẫu số 03b |
Mẫu bản thông tin chi tiết về sản phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất |
Mẫu số 03c |
Mẫu bản thông tin chi tiết về sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm |
Mẫu số 04 |
Mẫu kế hoạch kiểm soát chất lượng |
Mẫu số 05 |
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm |
Mẫu số 06 |
Mẫu danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam |
Mẫu số 07 |
Thông tin về hệ thống quản lý và năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu |
Mẫu số 08 |
Bản tóm lược thông tin về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../ký hiệu của cơ quan-TNCB |
……….., ngày….. tháng ….. năm ….. |
GIẤY TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
……. (Tên cơ quan tiếp nhận công bố) …… xác nhận đã nhận Bản công bố hợp quy của: …….... ………… (tên của tổ chức, cá nhân) địa chỉ …………………………………… điện thoại,………….. Fax………………… Email ……………………. cho sản phẩm: ………………………………………… do ……………………….. (tên, địa chỉ nơi sản xuất và nước xuất xứ)…………… sản xuất, phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu quy chuẩn kỹ thuật) …………………………………………………..
Bản thông báo này chỉ ghi nhận sự cam kết của doanh nghiệp, không có giá trị chứng nhận cho sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố.
Định kỳ … (5 năm hoặc 3 năm) … tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại việc đăng ký bản công bố hợp quy.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../ký hiệu của cơ quan-XNCB |
……….., ngày….. tháng ….. năm ….. |
XÁC NHẬN CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM
……. (Tên cơ quan xác nhận công bố) …… xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của: ……..………… (tên của tổ chức, cá nhân) địa chỉ ….…………………………………… điện thoại,………………….. Fax………………… Email …………………...…………. cho sản phẩm: …………………………………………………………..…… do ……………….….. (tên, địa chỉ nơi sản xuất và nước xuất xứ)…………… sản xuất, phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra và kiểm nghiệm định kỳ theo quy định hiện hành và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố.
Định kỳ … (5 năm hoặc 3 năm) … tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại việc đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY HOẶC CÔNG BỐ PHÙ HỢP Số …………………… Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………………… Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….. Điện thoại: ………………………………………. Fax: ……………………………………………………. E-mail…………………………………………………………………………………………………………. CÔNG BỐ: Sản phẩm: …………………………………………………………………………………………………… Xuất xứ: tên và địa chỉ, điện thoại, fax, email của nhà sản xuất (đối với sản phẩm nhập khẩu phải có tên nước xuất xứ) ………………………………………………………………………………………………………………… Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật/quy định an toàn thực phẩm (số hiệu, ký hiệu, tên gọi) ………………………………………………………………………………………………………………… Phương thức đánh giá sự phù hợp (đối với trường hợp công bố hợp quy): ………………………………………………………………………………………………………………… Chúng tôi xin cam kết thực hiện chế độ kiểm tra và kiểm nghiệm định kỳ theo quy định hiện hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố.
|
|
|
……….., ngày ….. tháng …… năm…….
|
BẢN THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
Tên nhóm sản phẩm |
Số: ……………………… |
Tên tổ chức, cá nhân |
Tên sản phẩm |
|
1. Yêu cầu kỹ thuật:
1.1. Các chỉ tiêu cảm quan:
- Trạng thái: (ghi rõ thể rắn, lỏng, đặc và tính đồng đều như không vón cục,…)
- Màu sắc: (mô tả dải màu có thể từ khi sản phẩm hoàn thành đến khi hết hạn)
- Mùi vị: (mô tả mùi vị của sản phẩm)
- Trạng thái đặc trưng khác nếu có
1.2. Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (là yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất):
Ví dụ:
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mức công bố |
1 |
Độ ẩm |
|
|
2 |
Hàm lượng protein |
|
|
|
…. |
|
|
* Hướng dẫn:
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng là những chỉ tiêu ổn định và dễ kiểm soát, giá trị dinh dưỡng.
- Độ ẩm hoặc hàm lượng nước tự do đối với sản phẩm khô, thể rắn hoặc hỗn hợp; pH đối với sản phẩm dạng lỏng, sệt.
- Hàm lượng chất rắn trên tổng trọng lượng thực đối với sản phẩm ở dạng hỗn hợp.
- Hàm lượng tro đối với sản phẩm hỗn hợp nhiều thành phần cấu tạo ở các thể khác nhau khi phối trộn.
- Chỉ tiêu chỉ điểm sự phân hủy của sản phẩm đối với các sản phẩm giàu chất béo, chất đạm (ví dụ: hàm lượng NH3 đối với sản phẩm thịt; độ ôi khét, phản ứng Kreiss đối với dầu, mỡ,…)
1.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật (áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm):
Ví dụ:
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mức tối đa |
1 |
Tổng số vi sinh vật hiếu khí |
CFU/g hoặc ml |
|
2 |
E. Coli |
CFU/g hoặc ml |
|
|
…. |
|
|
* Hướng dẫn:
- Mức tối đa là mức mà doanh nghiệp công bố nằm trong giới hạn cho phép trong suốt thời gian lưu hành sản phẩm và không được vượt quá mức quy định về vệ sinh đối với nhóm sản phẩm hay sản phẩm đã được quy định bắt buộc áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm.
1.4. Hàm lượng kim loại nặng (áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm):
Ví dụ:
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mức tối đa |
1 |
Arsen |
ppm |
|
2 |
Chì |
ppm |
|
|
…. |
|
|
1.5. Hàm lượng hóa chất không mong muốn (hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất khác).
* Hướng dẫn: ghi rõ áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định đối với nhóm thực phẩm nào.
2. Thành phần cấu tạo:
* Hướng dẫn: liệt kê tất cả nguyên liệu và phụ gia thực phẩm được sử dụng trong sản xuất thực phẩm, được liệt kê theo thứ tự giảm dần về khối lượng. Nếu nguyên liệu chính được lấy làm tên sản phẩm thì có thể ghi tỷ trọng % trừ trường hợp đã ghi trên thành phần chính gần tên sản phẩm.
3. Thời hạn sử dụng (có nêu rõ vị trí ghi ở đâu trên bao bì của sản phẩm bán lẻ).
4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: kê khai đầy đủ cách chế biến, cách dùng, đối tượng sử dụng, khuyến cáo nếu có và cách bảo quản.
5. Chất liệu bao bì và quy cách bao gói.
6. Quy trình sản xuất (có thuyết minh chi tiết quy trình sản xuất): Đưa vào phần phụ lục của bản thông tin chi tiết về sản phẩm.
7. Các biện pháp phân biệt thật, giả (nếu có).
8. Nội dung ghi nhãn: phải phù hợp với các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm.
9. Xuất xứ và thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa
* Hướng dẫn: Xuất xứ là nơi sản phẩm được đóng gói và dán nhãn hoàn chỉnh.
- Đối với thực phẩm nhập khẩu:
+ Xuất xứ: tên nhà sản xuất và nước xuất xứ.
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân công bố, nhập khẩu, phân phối độc quyền.
- Đối với sản phẩm trong nước:
+ Tên và địa chỉ của: tổ chức, cá nhân công bố, sản xuất, phân phối độc quyền.
|
……….., ngày ….. tháng …… năm……. |
BẢN THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM ĐỐI VỚI
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG VI CHẤT
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
Tên nhóm sản phẩm |
Số: …………….. |
Tên tổ chức, cá nhân |
Tên sản phẩm |
|
1. Yêu cầu kỹ thuật:
1.1. Các chỉ tiêu cảm quan:
- Trạng thái: (ghi rõ thể rắn, lỏng, đặc, tính đồng đều như không vón cục, dạng viên,…)
- Màu sắc: (mô tả dải màu có thể từ khi sản phẩm hoàn thành đến khi hết hạn)
- Mùi vị: (mô tả mùi vị của sản phẩm)
- Trạng thái đặc trưng khác nếu có
1.2. Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (là yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất):
Ví dụ:
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mức công bố |
Mức đáp ứng/ khẩu phần ăn (serving size) |
1 |
Vitamin A |
|
|
|
2 |
Vitamin D |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
* Hướng dẫn:
- Độ ẩm hoặc hàm lượng nước tự do đối với sản phẩm khô, thể rắn hoặc hỗn hợp; pH đối với sản phẩm dạng lỏng, sệt.
- Hàm lượng các hoạt chất làm nên công dụng của sản phẩm (vitamin, khoáng chất, thảo dược, chất dinh dưỡng…).
1.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật (áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm):
Ví dụ:
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mức tối đa |
1 |
Tổng số vi sinh vật hiếu khí |
CFU/g hoặc ml |
|
2 |
E.Coli |
CFU/g hoặc ml |
|
|
…. |
|
|
* Hướng dẫn:
- Mức tối đa là mức mà doanh nghiệp công bố nằm trong giới hạn cho phép trong suốt thời gian lưu hành sản phẩm và không được vượt quá mức quy định về vệ sinh đối với nhóm sản phẩm hay sản phẩm đã được quy định bắt buộc áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm.
1.4. Hàm lượng kim loại nặng (áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm):
Ví dụ:
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mức tối đa |
1 |
Arsen |
ppm |
|
2 |
Chì |
ppm |
|
|
…. |
|
|
1.5. Hàm lượng hóa chất không mong muốn (hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất khác).
* Hướng dẫn: ghi rõ áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định đối với nhóm thực phẩm nào.
2. Thành phần cấu tạo:
* Hướng dẫn:
- Liệt kê tất cả nguyên liệu và phụ gia thực phẩm được sử dụng trong sản xuất thực phẩm theo thứ tự giảm dần về khối lượng. Nếu nguyên liệu chính được lấy làm tên sản phẩm thì có thể ghi tỷ trọng % trừ trường hợp đã ghi trên thành phần chính gần tên sản phẩm.
- Nguyên liệu có tính năng đặc biệt thì thuyết minh rõ về xuất xứ, nguồn nguyên liệu, công nghệ, tài liệu chứng minh tính năng,… tạo nên công dụng.
- Nguyên liệu quý hiếm có nguồn gốc động thực vật, thuộc loại được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt, phải kê khai, chứng minh rõ xuất xứ, nguồn gốc và quyền sử dụng (ví dụ xương hổ, ngựa bạch hay các sản phẩm của động vật hoang dã được pháp luật bảo vệ).
3. Thời hạn sử dụng (nêu rõ vị trí ghi ở đâu trên bao bì của sản phẩm bán lẻ).
4. Hướng dẫn sử dụng: (kê khai đầy đủ theo thứ tự: cơ chế tác dụng, công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng, liều dùng, khuyến cáo nếu có và cách bảo quản).
- Cơ chế tác dụng của sản phẩm đưa vào phần phụ lục của Bản thông tin chi tiết về sản phẩm.
Giải thích cơ chế tạo nên công dụng của sản phẩm một cách khoa học, rõ ràng (trên cơ sở thống nhất công dụng, liều dùng của các thành phần cấu tạo chủ yếu, dạng sản phẩm và công nghệ chế biến đối với các bệnh lý và chức năng mà sản phẩm có tác dụng). Các khuyến cáo, cảnh báo và quảng cáo ngoài công dụng đã ghi trên nhãn cũng phải được giải thích.
Các sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có bổ sung vi chất dinh dưỡng thì phải có phần Giải thích công thức dinh dưỡng để thay cho phần Giải thích cơ chế tác dụng.
- Công dụng của sản phẩm: phải tập trung và thường không phải là tổng các công dụng của tất cả các thành phần cấu tạo. Luôn phải có dòng chữ “Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” ngay sau phần công bố công dụng. Các khuyến cáo khác nếu có quy định bắt buộc áp dụng hoặc nếu thấy cần thiết để bảo vệ người sử dụng và bảo vệ thương hiệu.
5. Chất liệu bao bì và quy cách bao gói.
6. Quy trình sản xuất (có thuyết minh chi tiết quy trình sản xuất): Đưa vào phần phụ lục của Bản Thông tin chi tiết về sản phẩm.
7. Các biện pháp phân biệt thật, giả (nếu có).
8. Nội dung ghi nhãn (hoặc nhãn đang lưu hành): phải phù hợp với quy định bắt buộc đối với ghi nhãn hàng hóa thực phẩm.
9. Xuất xứ và thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa:
* Hướng dẫn: Xuất xứ là nơi sản phẩm được đóng gói và dán nhãn hoàn chỉnh.
- Đối với thực phẩm nhập khẩu:
+ Xuất xứ: tên nhà sản xuất và nước xuất xứ.
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân công bố, nhập khẩu, phân phối độc quyền.
- Đối với sản phẩm trong nước:
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân công bố, sản xuất, phân phối độc quyền.
|
……….., ngày ….. tháng …… năm……. |
BẢN THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM ĐỐI VỚI DỤNG CỤ, VẬT LIỆU BAO GÓI, CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
Tên nhóm |
Số: …………….. |
Tên tổ chức, cá nhân |
Tên sản phẩm |
|
1. Yêu cầu kỹ thuật:
1.1. Các chỉ tiêu cảm quan:
- Trạng thái:
- Màu sắc:
- Mùi vị:
- Các đặc tính khác:
1.2. Các chỉ tiêu về mức thôi nhiễm
Ví dụ:
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Mức công bố |
1 |
Hàm lượng cặn khô |
|
|
2 |
Hàm lượng chất thôi nhiễm |
|
|
|
…. |
|
|
2. Thành phần cấu tạo (gồm tất cả nguyên liệu và phụ gia được sử dụng trong chế biến, được liệt kê theo thứ tự giảm dần về khối lượng).
3. Hướng dẫn sử dụng.
4. Chất liệu bao bì và quy cách bao gói.
5. Quy trình sản xuất (có thuyết minh chi tiết quy trình sản xuất): Đưa vào phần phụ lục của Bản Thông tin chi tiết về sản phẩm.
6. Các biện pháp phân biệt thật, giả (nếu có).
7. Nội dung ghi nhãn (hoặc nhãn đang lưu hành) phải phù hợp với quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm.
8. Xuất xứ và thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa:
* Hướng dẫn:
- Đối với thực phẩm nhập khẩu:
+ Xuất xứ: tên nhà sản xuất và nước xuất xứ.
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân công bố, nhập khẩu, phân phối độc quyền.
- Đối với sản phẩm trong nước:
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân công bố, sản xuất, phân phối độc quyền.
|
……….., ngày ….. tháng …… năm……. |
Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
Sản phẩm:………………………………………………………………………………………
Các quá trình sản xuất cụ thể |
Kế hoạch kiểm soát chất lượng |
||||||
Các chỉ tiêu kiểm soát |
Quy định kỹ thuật |
Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu |
Thiết bị thử nghiệm/ kiểm tra |
Phương pháp thử/ kiểm tra |
Biểu ghi chép |
Ghi chú |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……….., ngày ….. tháng …… năm……. |
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. |
……….., ngày….. tháng ….. năm ….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY HOẶC GIẤY XÁC NHẬN CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: (Tên cơ quan cấp Giấy Tiếp nhận hoặc Giấy Xác nhận)
… “Tên tổ chức, cá nhân” …. đã được cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm Giấy số ……….., ngày ……. tháng …….. năm …….. do ……….. “Tên cơ quan xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc tiếp nhận bản công bố hợp quy”…. cấp.
Nay, chúng tôi làm đơn này đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:
1. Đơn đề nghị cấp lại Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Phiếu kết quả xét nghiệm định kỳ đối với sản phẩm.
3. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
4. Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy đã được cấp lần trước.
Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy.
Chúng tôi cam kết bảo đảm tính phù hợp của sản phẩm như đã công bố.
|
……….., ngày ….. tháng …… năm……. |
DANH SÁCH CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU VÀO VIỆT NAM
TT |
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh |
Mã số |
Địa chỉ |
Sản phẩm đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……….., ngày ….. tháng …… năm……. |
THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ NĂNG LỰC KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ QUAN THẨM QUYỀN NƯỚC XUẤT KHẨU
1. Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý:
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
2. Cán bộ thực thi nhiệm vụ (số lượng, trình độ, các khóa đào tạo về kỹ thuật…):
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
3. Hệ thống các văn bản, tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát và chứng nhận ATTP:
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
4. Hệ thống kiểm tra, giám sát các chất tồn dư, vi sinh vật gây bệnh, … đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………...
5. Chương trình kiểm tra, giám sát ATTP:
|
……….., ngày ….. tháng …… năm……. |
BẢN TÓM LƯỢC THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:
2. Địa chỉ:
3. Sản phẩm:
4. Mô tả quy trình sản xuất:
5. Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng:
|
……….., ngày ….. tháng …… năm……. |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 38/2012/ND-CP |
Hanoi, April 25, 2012 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON FOOD SAFETY
Pursuant to the Law on Governmental Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on standards and technical regulations dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on quality of products, commodities dated November 21, 2007;
At the request of the Minister of Health;
The Government issues a Decree detailing the implementation of some Articles of the Law on Food Safety,
This Decree details the implementation of some Articles of the Law on Food Safety for:
1. Publication of regulation conformity or publication of conformity with the provisions on food safety.
2. Assurance of safety for genetically modified food.
3. Grant and revocation of certificates of eligible facilities for food safety.
4. State inspection on food safety for imported or exported food.
5. Food labeling.
6. Assignment of responsibilities for State management on food safety:
a) Responsibilities of state management on food safety of the Ministry of Health;
b) Responsibilities of state management on food safety of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) Responsibilities of state management on food safety of the Ministry of Industry and Trade;
d) Responsibilities of state management on food safety of the People's Committees at all levels;
đ) Coordination between the Ministries managing sectors in the performance of state management function on food safety.
7. Specialized inspection on food safety.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to the agencies, organizations, and individuals of Vietnam; the foreign organizations, individuals in Vietnam engaged in production, sales of food; the organizations and individuals engaged in activities related to food safety in Vietnam (hereinafter referred to as organizations and individuals).
PUBLICATION OF REGULATION CONFORMITY AND PUBLICATION OF CONFORMITY WITH FOOD SAFETY REGULATIONS
Article 3. Publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations
1. Processed food packed availably; food additives; food-processing supporting substances; equipment, packaging materials, food containers (hereinafter referred to as products) that had technical regulations must be publicized regulation conformity and the written publication of regulation conformity must be registered with the competent state agency before products are circulated on the market.
2. The products that have not promulgated technical regulations shall be publicized conformity with food safety regulations and the written publication of conformity with food safety regulations must be registered with the competent state agency before products are circulated on the market until the respective technical regulations are promulgated and take effect.
Article 4. Receipt of written publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations
1. The Ministry of Health is responsible for managing the receipt of application for registering the written publication of regulation conformity and publication of conformity with food safety regulations for the organizations and individuals producing and trading products, including: functional foods; food additives; food processing supporting substances; imported products as processed food packed availably, equipment, materials for packaging and food containers.
2. The Departments of Health are responsible for managing the receipt of application for registering the written publication of regulation conformity and publication of conformity with food safety regulations for the products domestically produced of organizations and individuals producing, trading such products located in their respective management areas other than products defined in clause 1 of this Article.
3. Within 7 working days after receiving complete and valid dossiers, the competent State agencies must issue the receipts of the written publication of regulation conformity for dossiers registering for publication of regulation conformity under form specified in Form No.01a issued together with this Decree; in case of refusal, the competent State agencies must issue written replies stating clearly the reasons there for.
4. Within 15 working days after receiving complete and valid dossiers, the competent State agencies must issue the written certification of conformity publication of food safety regulations for dossiers registering for publication of food safety regulations under form specified in Form No.01b issued together with this Decree; in case of refusal, the competent State agencies must issue written replies stating clearly the reasons there for.
5. Within 30 working days after receiving complete and valid dossiers, the competent State agencies must issue the written certification of conformity publication of food safety regulations for dossiers registering for publication of conformity with food safety regulations as functional foods, food fortified with micronutrients in the form prescribed in Form No.01B issued together with this Decree; in case of refusal, the competent State agencies must issue written replies stating clearly the reasons there for.
6. The dossier-receiving agencies of publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations shall publicize the products that have been granted the receipts of the written publication of regulation conformity or the written certification of conformity publication of food safety regulations on their electronic information pages (websites) and on the mass media upon request.
Every month, the Health Departments report to the Ministry of Health the reception results of dossiers of publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations.
Article 5. Dossier for publication of regulation conformity for the products having been issued technical regulations
1. Publication of regulation conformity based results of certification of regulation conformity of the certification organizations of regulation conformity to be appointed (third party), dossier comprises:
a) A written publication of regulation conformity as prescribed in Form No.02 enclosed with this Decree;
b) A detailed product information, as prescribed in Form No.03a or Form No.03c issued together with this Decree (with joint pages stamp of third party);
c) A certificate of conformity of a third party (notarized copy or copy with the original for comparison);
d) A certificate of conformity with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent in the case the producing organizations and individuals have a quality management system certified as complying with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent (the notarized copy or copy with the original for comparison).
2. Publication of regulation conformity based on results of self-assessment of organizations and individuals producing and trading in food (first party), dossier comprises:
a) Publication of regulation conformity as prescribed in Form No.02 enclosed with this Decree;
b) Detailed information of product, as prescribed in Form No.03a or Form No.03c issued together with this Decree.
c) The product testing results within 12 months, including the criteria required by the respective technical standards; granted by the following entities: the laboratories appointed by competent state agencies or the independent laboratories to be accredited (original or notarized copy); or the laboratories of the origin countries recognized by the competent agencies in Vietnam (original or certified copy or consular legalized);
d) A quality control plan be developed and applied in the form prescribed in Form No.04 enclosed with this Decree (the first-party’s written confirmation);
đ) A periodical monitoring plan (the first-party’s written confirmation);
e) A report on regulation conformity assessment (the first-party’s written confirmation);
g) A certificate of conformity with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent in the case the producing organizations and individuals have a quality management system certified as complying with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent (the notarized copy or copy with the original for comparison).
Article 6. Dossier for publication of conformity with food safety regulations for products having not yet got technical regulations
1. For imported products (excluding functional food and food fortified with micronutrients), dossier comprises:
a) A written publication of conformity with food safety regulations, as prescribed in Form No.02 enclosed with this Decree;
b) Detailed information of product, as prescribed in Form No.03a or Form No.03c issued together with this Decree;
c) The product testing results within 12 months, including the criteria of major quality, safety criteria granted by the following entities: the laboratories appointed by competent state agencies or the independent laboratories to be accredited (original or notarized copy); or the laboratories of the origin countries recognized by the competent agencies in Vietnam (original or certified copy or consular legalized).
d) A periodic monitoring plan (certified by organizations and individuals);
đ) Label model of product circulated in the country of origin and auxiliary label in Vietnamese (with certification of organizations and individuals);
e) Samples of complete products for the products imported for first time into Vietnam to compare when filing dossier;
g) A business registration certificate with the food business line or legal entity certificate for organization and individual importing food (copy certified by the organization or individual);
h) A certificate of eligibility of food safety for the importing facilities subject to grant of certificates of eligibility of the food safety according to regulations (copy certified by the organization or individual);
i) A certificate of conformity with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent in the case the producing organizations and individuals have a quality management system certified as complying with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent (the notarized copy or copy with the original for comparison).
2. For domestic produced products (excluding functional food and food fortified with micronutrients), dossier comprises:
a) A written publication of conformity with food safety regulations, as prescribed in Form No.02 enclosed with this Decree;
b) Detailed information of product, as prescribed in Form No.03a or Form No.03c issued together with this Decree;
c) The product testing results within 12 months, including the criteria of major quality, safety criteria granted by the laboratories appointed by competent state agencies or the independent laboratories to be accredited (original or notarized copy);
d) A quality control plan be developed and applied in the form prescribed in Form No.04 enclosed with this Decree (certified by organizations and individuals);
đ) A periodic monitoring plan (certified by organizations and individuals);
e) A model of the product label (certified by organizations and individuals);
g) A business registration certificate with the food business line or legal entity certificate for organization and individual (copy certified by the organization or individual);
h) A certificate of eligibility of food safety for the facilities subject to grant of certificates of eligibility of the food safety according to regulations (copy certified by the organization or individual);
i) A certificate of conformity with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent in the case the producing organizations and individuals have a quality management system certified as complying with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent (the notarized copy or copy with the original for comparison).
3. For functional food and food fortified with micronutrients imported, dossier comprises:
a) A written publication of conformity with food safety regulations, as prescribed in Form No.02 enclosed with this Decree;
b) A detailed product information, as prescribed in Form No.03b issued together with this Decree (with joint-pages stamp of the organization or individual);
c) A certificate for free circulation or health certificate or equivalent certificate issued by competent state authorities of the countries of origin which shows the contents of safe products for the consumer health and in accordance with food law (original or notarized copy or consular legalized);
d) The product testing results within 12 months, including the criteria of major quality, safety criteria granted by the following entities: the laboratories appointed by competent state agencies or the independent laboratories to be accredited (original or notarized copy); or the laboratories of the origin countries recognized by the competent agencies in Vietnam (original or certified copy or consular legalized);
đ) A periodic monitoring plan (certified by organization and individual);
e) The product label for circulation in the country of origin and auxiliary label in Vietnamese (certified by organizations and individuals);
g) Samples of complete products to compare when filing dossier;
h) A business registration certificate with the food business line or legal entity certificate for organization and individual importing food (copy certified by the organization or individual);
i) A certificate of eligibility of food safety for the importing facilities subject to grant of certificates of eligibility of the food safety according to regulations (copy certified by the organization or individual);
k) A certificate of conformity with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent in the case the producing organizations and individuals have a quality management system certified as complying with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent (the notarized copy or copy with the original for comparison);
l) Information, scientific data to prove the effect of each component constituting function announced (certified by the organization or individual).
4. For functional food and food fortified with micronutrients domestically produced, dossier comprises:
a) A written publication of conformity with food safety regulations, as prescribed in Form No.02 enclosed with this Decree;
b) A detailed product information, as prescribed in Form No.03b issued together with this Decree (with joint-pages stamp of the organization or individual);
c) The product testing results within 12 months, including the criteria of major quality, safety criteria granted by the laboratories appointed by competent state agencies or the independent laboratories to be accredited (original or notarized copy);
d) A model of the product label (certified by organization and individual);
đ) Samples of complete products to compare when filing dossier;
e) A business registration certificate with the food business line or legal entity certificate for organization and individual (copy certified by the organization or individual);
g) A certificate of eligibility of food safety for the facilities subject to grant of certificates of eligibility of the food safety according to regulations (copy certified by the organization or individual);
h) A certificate of conformity with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent in the case the producing organizations and individuals have a quality management system certified as complying with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent (the notarized copy or copy with the original for comparison);
i) Information, scientific data to prove the effect of each component constituting function announced (certified by the organization or individual);
k) A report on effective testing on effect of food products for new products firstly put into circulation on the market (notarized copy or copy with the original for comparison);
l) A quality control plan to be developed and applied in the form prescribed in Form No.04 enclosed with this Decree (certified by organization and individual);
m) A periodic monitoring plan (certified by organization and individual).
Article 7. Application for publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations
1. Dossier for publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations is bound as follows:
a) General legal documents are made in 01 book, including:
- A business registration certificate with the food business line or legal entity certificate for organization and individual (copy certified by the organization or individual);
- A certificate of eligibility of food safety for the facilities subject to grant of certificates of eligibility of the food safety according to regulations (copy certified by the organization or individual);
- A certificate of conformity with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent in the case the organizations and individuals have a quality management system certified as complying with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent (the notarized copy or copy with the original for comparison).
b) Dossier for publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations for products is made in 02 books, including the documents as specified in Article 5, Article 6 of this Decree, unless the documents specified in point a, clause 1 of this Article.
2. Organizations and individuals producing and trading products may directly submit dossier for publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations for products to the competent state agencies of the Ministry of Health and the Departments of Health or submit them by mail.
3. For organizations and individuals producing and trading products conducting publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations for products from the second times onward shall submit only 01 set of general legal documents.
Article 8. Re-issuance of receipt of written publication of regulation conformity and written certification of publication of conformity with food safety regulations
1. Where there is no change in processes of producing, processing food affecting the quality criteria and violations of limits of food safety compared with the publication, the organizations and individuals producing, trading food must re-register periodically the written publications of regulation conformity or publications of conformity with food safety regulations:
a) 05 years for the products of the trading, manufacturing facilities having one of the certificates of advanced quality management system: HACCP, ISO 22000 or equivalent;
b) 03 years for the products of the trading, manufacturing facilities having no the certificates mentioned above.
2. The re-registration of the written publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations is made in the competent state agencies that issued receipt of written publication of regulation conformity and written certification of publication of conformity with food safety regulations of the first time for such products.
3. Dossier applying for re-issuance of receipt of written publication of regulation conformity and written certification of publication of conformity with food safety regulations includes:
a) An application for re-issuance of receipt of written publication of regulation conformity and written certification of publication of conformity with food safety regulations by the form prescribed in Form No.05 issued together with this Decree (certified by the organization or individual);
b) A latest receipt of written publication of regulation conformity or written certification of publication of conformity with food safety regulations (copy);
c) Results of periodic tests of products made by the accredited laboratories to be appointed by the competent state agencies (a notarized copy or copy with the original for comparison):
- 1 time/year for the facilities having one of the certificates of advanced quality management system: GMP, HACCP, ISO 22000, or equivalent.
- 2 times/year for the facilities having no the certificates mentioned above.
d) A certificate of conformity with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent in the case the organizations or individuals have the quality management system certified as complying with HACCP or ISO 22000 or equivalent (copy notarized or copy with the original for comparison);
4. Within 7 working days from the date of receiving the request, the competent state agencies shall re-issue receipt of written publication of regulation conformity or written certification of publication of conformity with food safety regulations; in case of refusal, the competent State management agencies must issue written replies stating clearly the reasons.
5. Where there is any change in processes of producing, processing food affecting the quality criteria and violations of limits of food safety compared with the publication, the organizations and individuals producing, trading food must re-register the publications of regulation conformity or publications of conformity with food safety regulations with the competent State management agencies under the provisions of Article 4, 5 and 6 of this Decree.
Article 9. Regulation conformity marks for products
The products specified in clause 1 of Article 3 of this Decree shall be marked regulation conformity under the provisions of law on standards and technical regulations after being received the written publications of regulation conformity by the competent state agencies.
The use of regulation conformity mark shall comply with Point c, Clause 1 of Article 49 Law on standards and technical regulations and Article 15 of Decree No.127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 detailing the implementation of a number of Articles of the Law on standards and technical regulations.
SAFETY ASSURANCE FOR GENETICALLY MODIFIED FOOD
Article 10. Safety assurance for food with ingredients from genetically modified organisms and products of genetically modified organisms
1. The regulations on conditions for granting written certification of genetically modified organisms which are eligible for use as food; the order and procedures for granting and revoking written certification of genetically modified organisms which are eligible for use as food; list of genetically modified organisms which are granted written certification of genetically modified organisms which are eligible for use as food shall comply with the provisions of Section 1 of Chapter VI of the Decree No.69/2010/ND-CP dated June 21, 2010 on Biosafety for genetically modified organisms, genetic specimens and products of genetically modified organisms.
2. Minister of Agriculture and Rural Development is responsible for issuing and revoking written certification of genetically modified organisms which are eligible for use as food; preparing and publishing a list of genetically modified organisms which are granted written certification of genetically modified organisms which are eligible for use as food; and setting up, defining on the functions, tasks and mechanisms of operation of the Safety Council of genetically modified organisms and products of genetically modified organisms used as food.
Article 11. Labeling for goods containing genetically modified organisms and products of genetically modified organisms for use as food
1. The organizations and individuals circulating foods containing genetically modified organisms and products of genetically modified organisms on the market at a rate greater than 5% of each component, in addition to complying with the provisions of law on labeling, it must also demonstrate the information related to genetically modified organisms on the labels.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development presides over and coordinates with the Ministry of Science and Technology to make detailed instructions for the labeling of foods containing genetically modified organisms and products of genetically modified organisms.
GRANT AND REVOCATION OF CERTIFICATES OF ELIGIBLE FACILITIES FOR FOOD SAFETY
Article 12. Grant of certificates of eligible facilities for food safety
1. The grant of certificates of eligible facilities for food safety is done for each trading, manufacturing facility; each independently manufacturing plant in a location (hereinafter referred to as facility), except for the following cases:
a) Small initial production;
b) Retail food business;
c) Street venders;
d) Sales of availably packaged food without requirement on special storage conditions as prescribed.
2. The Minister of Health, Minister of Agriculture and Rural Development, Minister of Industry and Trade defines competence to issue, revoke certificates of eligible facilities for food safety under the field assigned to manage in Article 62, 63, 64 of the Law on food safety and this Decree and provides for the management methods for different types of production, business at Point a, b, c and d, Clause 1 of this Article.
Article 13. Revocation of certificates of eligible facilities for food safety
The facilities manufacturing, trading food are revoked certificates of eligible facilities for food safety in the cases:
1. The trading, producing organizations and individuals do not operate the food business line registered.
2. There are decisions of the competent state agencies on transformation of business line at the old facilities.
3. The facilities producing and trading food are stripped the right to use the certificates in accordance with provisions of the law on sanction of administrative violations in the field of food safety.
STATE INSPECTION ON SAFETY OF IMPORTED, EXPORTED FOOD
Article 14. Inspection of imported food
1. All foods, food materials, food additives, processing supporting substances, tools, materials for packaging, food containers imported into Vietnam must be inspected at the competent state inspection agency appointed by the ministry managing sectors, except for the cases specified in clause 2 of this Article.
2. The following cases are exempted from state inspection on food safety for imported food:
a) Food brought along with upon entry for private consumption within the norms is exempted from import duties;
b) Food in diplomatic bags, consular bags;
c) Food in transit and transshipment;
d) Food sent in bonded warehouses;
đ) Food as the prototype or research sample;
e) Food as samples displayed in the fairs, exhibitions.
3. The Ministry of Health is responsible for inspection and issue of notices of inspection results for imported lot of foods under its management jurisdiction of from 2 Ministries or more.
The Ministry of Agriculture and Rural Development is responsible for inspection and issue of notices of inspection results for imported lot of foods under its management jurisdiction of from 2 Ministries or more, including fresh food.
Article 15. State inspection on food safety at the exporting countries
1. In case of assessment for mutual recognition, the competent State management agencies of Vietnam develop the plan of inspection, notification and coordination with the competent authorities of the exporting countries to implement the inspection of the food safety control systems of the exporting countries and the facilities manufacturing, trading exported food into Vietnam under international treaties which the Socialist Republic of Vietnam is a member:
a) The competent authorities of the exporting countries send registration dossier to the ministries managing sectors;
b) Within 30 working days from the date of receiving complete registration dossiers of list of the trading, manufacturing facilities of the competent authorities of the exporting countries, the competent authorities of the ministries managing sectors shall appraise them and inform the competent authorities of the exporting countries the results of appraisal and the inspection plan in case of the inspection necessity for the exporting countries into Vietnam.
2. The competent authorities of the exporting countries send 01 set of registration dossier to the competent authorities of Vietnam: Ministry of Health or Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Industry and Trade, including:
a) A list of the facilities manufacturing, trading food registering for export into Vietnam by the form prescribed in Form No.06 issued together with this Decree;
b) A written information on the management systems and capacity for food safety control of the competent authorities of exporting countries by the form prescribed in Form No.07 issued together with this Decree;
c) A summary of information on conditions to ensure food safety the facilities manufacturing, trading food by the form prescribed in Form No.08 issued together with this Decree.
Article 16. State inspection on food safety for exported food
1. The Health Minister, Minister of Agriculture and Rural Development, Minister of Industry and Trade shall define the state inspection competence on food safety for exported food under their management assigned sectors at Articles 62, 63, 64 of the Law on food safety.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development is responsible for inspection for the exported lot of foods including many food items under the management jurisdiction of 2 ministries or more.
Article 17. Recording expiry date on food labels
1. Safety shelf life is required to be recorded as "Expiry date" or "Use date" for functional foods, food supplements, health protecting foods, medical nutritional food, food fortified nutrients and foods likely to be damaged by microorganisms. Safety shelf life for other foods could be recorded as "best use before date" suitable to food products.
2. For food recorded "Expiry date" or "Use date" shall not be sold to market when its time limit is expired.
3. For food recorded "best use before date", after this time foods are still allowed to be be sold to market if the manufacturers demonstrate that such foods are still safe with the competent state agencies and required to be written clearly its shelf life in one of two forms of "Expiry date" or "Use date". Only the food manufacturers are allowed prolonging shelf life for their food products and shelf life only is permitted to be prolonged for a maximum period equal to shelf life provided for at the first time.
Article 18. Mandatory contents for labeling
1. The availably packaged foods are required to be labeled under the provisions of the law on food labeling.
2. Depending on each type of availably packaged food, in addition to the provisions in clause 1 of this Article, the mandatory contents for labeling must also meet some following provisions:
a) Information on the label must match the nature of the product, be honest, accurate, clear and not misleading to the users;
b) For functional foods, food fortified with micronutrients, it must be shown on the label the following main contents: Announcement of nutrients; active ingredient of biological effects; the health effects; specification of objects, the dosage, usage, warnings, if any;
c) For medical nutritional food, supplements of vitamins, minerals, micronutrients not for community popularization such as formula food for pregnant mothers, children under 36 months of age and food through the catheter for patients must be publicized the respone rate compared with nutritional needs, the use dosage of each object and instruction of doctors;
d) Functional foods, food fortified with micronutrients, food additives, some genetically modified food (subject to labeling in accordance with provisions of the law on the labeling for genetically modified food) must be specified the composition and concentration in food;
đ) When taking a certain ingredient in a product to be the product’s name, it must be clearly recorded such ingredient beside product’s name;
e) Product’s name must be the clearest, largest font size and at least threefold of other font size on the label;
g) When moving the label, it must make sure that the contents shall not be erroneous compared with the original label content.
3. Ministry of Health shall preside over and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade to detail the food labeling.
ASSIGNMENT OF STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES ON FOOD SAFETY
Article 19. The principles of assignment of state management responsibilities on food safety
1. On the basis of the provisions of the Law on food safety and assurance in accordance with current legal documents.
2. On the basis of the unification of state management on food safety.
3. Ensuring the management throughout the entire process of production, trade of food.
4. Close coordination between ministries, branches.
5. Ensuring the principle of a door, a product, a trading, producing facility is just under the management of a state management agency.
6. Ensuring the science, completion, and feasibility.
7. State management decentralization between central and local government at all levels in the state management on food safety.
8. In the management process, if any problems arise, any interferences arise that can not be clearly defined, the Ministry of Health shall preside over and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade to compile a Joint Circular for specific instructions.
Article 20. Responsibilities of state management on food safety of the Ministry of Health
1. Ministry of Health is responsible before the Government for performing the unified state management on food safety.
2. Within its scope of duties and powers, the Ministry of Health is responsible for:
a) Implementing the regulations on joint responsibility of State management on food safety as provided for in clause 1 of Article 62 of the Law on food safety;
b) Reporting periodically, irregularly with Government on the food safety management based on monitoring and synthesis of reports of the sector managing ministries;
c) Evaluating, developing plan and schedule for compilation, control of national technical standards for all food products, food additives, processing supporting substances, tools and materials for packaging and food containers to meet the requirements on management and in accordance with social - economic development in each period;
d) Presiding over to compile the national technical regulations for products under the jurisdiction specified in Article 62 of the Law on food safety; promulgating the national technical regulations or providing for norms and the safety limit for all food products, food additives, processing supporting substances, tools, packaging materials, food containers;
đ) Appointing the regulation conformity certification organizations for food products, food additives, processing supporting substances, tools, materials for packaging, food containers that have been issued technical regulations on the basis of consultation with the ministries managing branches when necessary;
e) Managing food safety during the process of production, preliminarily processing, food processing, preservation, transportation, export, import and trade for: Food additives, processing supporting substances, bottled water, natural mineral water, functional food, food fortified with micronutrients, tools, materials for packaging, food containers;
g) Specifically providing for the management of functional foods, food additives and food fortified with micronutrients;
h) Organizing the grant of receipt of written publication of regulation conformity, written certification of publication of conformity with food safety regulations, written certification of food advertising content for the foods of their management assigned areas;
i) Organizing and decentralizing the grant of certificates of eligible facilities for food safety to the organizations and individuals producing and trading the products of their assigned areas at Point e, Clause 2 of this Article;
k) Conducting medical certification for food; food additives; food processing supporting substances; tools, packaging materials, food containers when organizations and individuals have requested;
l) Providing for conditions of testing facilities, appointing the units to participate in testing food for State administration under its jurisdiction; appointing the units to perform testing as arbitration and to make final conclusions when having the difference in testing results of the food testing units within and outside the health sector;
m) Providing for food safety conditions for collective kitchens, hotels, resorts, restaurants, establishments trading catering services;
n) Appointing the state inspection agency on imported food safety for the products under their assigned areas at Point e, Clause 2 of this Article and clause 3 of Article 14 of this Decree.
Article 21. Responsibilities of state management on food safety of the Ministry of Agriculture and Rural Development
1. To coordinate in compilation of national technical regulations for food products.
2. To manage food safety for primary production of agricultural, forestry, fisheries and salt products including: The process of planting, breeding, harvesting, fishing, mining agriculture, forestry, fishery products, production of salt.
3. To manage food safety during the production, collection, slaughter, preliminarily processing, processing, storage, transport, export, import and trade of cereals; meat and products from meat; seafood and aqua products; vegetables, fruits and vegetable products, roots and fruits; eggs and egg products; raw milk; honey and honey products; genetically modified food; salt, spice, sugar; tea, coffee; cocoa; pepper; cashew and agricultural products; tools, packaging materials, food containers in its areas assigned for management.
4. To organize the grant of written certification of contents of food advertisements for foods in the areas assigned for management. In case of certifying food advertising content with publication of the health effects, it must be approved by the Ministry of Health.
5. To organize and decentralize the grant of certificates of eligible facilities for food safety to the organizations and individuals producing and trading the products under its assigned areas in clauses 2, 3 and 7 of this Article.
6. To develop and promulgate the regulations on conditions to ensure food safety for the facilities producing, preliminarily processing, processing and trading the products under its assigned areas at clause 3 of this Article on the basis of providing for general conditions to ensure food safety for the facilities producing, trading food issued by the Health Ministry.
7. To manage food safety for wholesale markets, markets of agricultural auction.
8. To provide for conditions of the testing establishments; appoint the testing units and the proofing testing units; announce the testing results for food under the areas assigned for management.
9. To appoint the State inspection agency on imported food safety for the products under the areas assigned for management in clause 3 of this Article and clause 3 of Article 14 of this Decree.
Article 22. Responsibilities of state management on food safety of the Ministry of Industry and Trade
1. To coordinate in compilation of national technical regulations for food products.
2. To manage food safety during the production, processing, storage, transport, export, import and trade for wine, beer, soft drinks, processed milk, vegetable oil, flour making products, starch, bread, jams, candies, containing packages under its management.
3. To organize the grant of written certification of contents of food advertisements for foods in the areas assigned for management. In case of certifying food advertising content with publication of the health effects, it must be approved by the Ministry of Health.
4. To organize and decentralize the grant of certificates of eligible facilities for food safety to the organizations and individuals producing and trading the products in the areas assigned for management in clauses 2, 5 of this Article.
5. To manage food safety for the markets, supermarkets, and the establishments under the system of reservation, distribution of food commodities.
6. To inspect for prevention and combat of fake foods, commercial fraud on the market for all kinds of food, food additives, food processing supporting substances, tools, packaging materials and food containers.
7. To provide for conditions of the testing establishments; appoint the testing units and the proofing testing units; announce the testing results for food under the areas assigned for management.
8. To appoint the State inspection agency on imported food safety for the products under the areas assigned for management in clause 2 of this Article.
Article 23. Responsibilities of state management on food safety of the People's Committees at all levels
1. People's Committees of provinces and cities under central authority implement state management on food safety within the localities, to take responsibility before the government on food safety within their respective localities.
a) To organize and administer the interdisciplinary Steering Committee on hygiene and food safety in the provinces or cities under central authority;
b) To direct the implementation of the provisions of the Government, the ministries, branches on food safety.
2. To promulgate local technical regulations on food safety for local particular food products.
3. The Health Departments take responsibilities before the People's Committees of provinces and cities under central authority for implementing state management on food safety within their respective localities; are the standing contact points of interdisciplinary Steering Committee on food safety at the localities.
a) To be a synthetic contact point to report on food safety situation at the localities for the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, Ministry of Health;
b) Annually inspect food safety situation in the province; to be a contact point to monitor the risk of food contamination in the area;
c) To inspect, examine products and the facilities manufacturing, trading food additives, processing supporting substances, bottled water, natural mineral water, functional foods, micronutrient fortified foods in the area as decentralized by the Ministry of Health; establishments trading catering services, street food;
d) To preside over and coordinate with the specialized departments to implement the irregular inspection and examination for the entire process of production, trade of food under the management scope of other sectors when having a direction of People's Committee, head of interdisciplinary Steering Committee of hygiene and food safety of provinces and cities directly under the Central Government, Ministry of Health; when detecting food, food additives, processing supporting substances, tools, materials for packaging, containers of food circulated in the area commit acts of violations likely to cause serious effects on the health of consumers; when having a difference in the conclusions of the inspection of the specialized departments; at the proposals of specialized departments;
đ) To organize the reception of written publication of regulation conformity or written certification of publication of conformity with food safety regulations; to certify food advertising content as assigned in clause 2 of Article 4 of this Decree; to issue certificates of edigible facilities for food safety for the facilities producing, trading types of products as assigned by the Ministry of Health;
e) To be responsible for managing food safety in the area, management of safety ensuring conditions for the retail facilities producing, trading food, street food, facilities producing, trading catering services, food safety in the market in the area and the objects as assigned for management.
4. Departments of Agriculture and Rural Development are responsible for:
a) Inspecting, examining products and the facilities producing, trading food as assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Organizing to grant certificates of edigible facilities for food safety for the facilities producing, trading types of products as assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) Organizing the issuance of written certification of food advertising content as assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
d) Periodically, irregularly reporting to Standing interdisciplinary Steering Committee (Health Departments) to aggregate, report to the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, Ministry of Health, Ministry managing branches.
5. Departments of Industry and Trade are responsible for:
a) Inspecting, examining products and the facilities producing, trading food as assigned by the Ministry of Industry and Trade;
b) Organizing to grant certificates of edigible facilities for food safety for the facilities producing, trading types of products as assigned by the Ministry of Industry and Trade;
c) Organizing the issuance of written certification of food advertising content as assigned by the Ministry of Industry and Trade;
d) Inspecting for prevention and combat of fake foods, commercial fraud on the market for all kinds of food, food additives, food processing supporting substances, tools, packaging materials and food containers;
đ) Periodically, irregularly reporting to Standing interdisciplinary Steering Committee (Health Departments) to aggregate, report to the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, Ministry of Health, Ministry managing branches.
6. People's Committees of districts are responsible before the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government on food safety in the respective areas for.
a) Organizing and administering interdisciplinary Steering Committee on hygiene and food safety in the respective districts;
b) Directing and implementing the provisions of the Government, ministries, branches and People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government on food safety;
c) Managing the business of street food, restaurants, and hotels in the area of districts under decentralization.
7. People's Committees of communes, wards are responsible before the People's Committees of districts on food safety in the respective areas for.
a) Organizing and administering interdisciplinary Steering Committee on hygiene and food safety in the communes and wards;
b) Implementing the provisions of the Government, ministries, branches and superior People's Committees of on food safety;
c) Being responsible before the People's Committees of districts on the management of the business activities of street food, restaurants and hotels in the communes, wards under decentralization.
Article 24. Coordination among the ministries managing branches in state management on food safety
The ministries managing branches within their respective State management scope shall coordinate with the Ministry of Health in implementing the state management activities to ensure unified state management of food safety effectively.
1. Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade organize to implement the programs of monitoring, prevention of food safety incidents as prescribed in Article 52 of the Law on food safety under the area assigned.
2. When food poisoning occurs, the Ministry of Health is responsible for organizing emergency, timely treatment for patients got food poisoning. Branches managing ministries shall provide for complete documents of information relating to the origin of food suspected causing poisoning under its management scope; coordinate with the Ministry of Health to investigate the cause and monitor the root cause investigation, conduct the origin access, and handling of food causing poisoning.
SPECIALIZED INSPECTION OF FOOD SAFETY
Article 25. Agencies assigned function of food safety inspection
Inspection of food safety is the specialized inspection conducted by the health sector, sectors of agriculture and rural development, industry and trade. The assignment of the agencies to perform the function of specialized inspection of food safety is made under the provisions of the Government on the agencies assigned to perform the function of specialized inspection.
Article 26. Coordination among ministries, branches and other forces in food safety inspection
1. The Ministries of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade are responsible for inspection of food safety during production, processing, storage, transportation, export and import, trade of food under the sector assigned management in accordance with provisions in Articles 62, 63, 64, 65, 67 of the Food Safety Law.
2. Ministry of Health, the central standing interdisciplinary steering committee on hygiene and food safety preside over and coordinate with the ministries managing branches, other relevant forces to organize and assign the implementation of interdisciplinary inspection.
3. The Ministry of Health inspects, examines irregularly for the entire process of production, export, import, trade of food under the jurisdiction of other ministries in the following cases:
a) Under the direction of the Prime Minister or Head of the central interdisciplinary steering committee on hygiene and food safety;
b) Upon detection of violations of food, food additives, food processing supporting substances, tools, packaging materials, food containers that may cause serious affect to the health of consumers;
c) When there is a difference in the conclusions of the inspection of the ministries managing branches;
d) At the request of the ministries managing branches, sectors.
This Decree takes effect as from June 11, 2012.
Article 28. Responsibility for implementation
The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government and other concerned organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |
(Issued together Decree No.38/2012/ND-CP dated April 25, 2012 of the Government)
Form No.01a |
Form of Receipt of written publication of regulation conformity |
Form No.01b |
Form of Written certification of publication of conformity with food safety regulations |
Form No.02 |
Form of written publication of regulation conformity or publication of conformity with food safety regulations |
Form No.03a |
Form of Detailed written information of products |
Form No.03b |
Form of Detailed written information of products for functional food, food fortified with nutrients |
Form No.03c |
Form of Detailed written information of products for tools, materials for packaging, food containers |
Form No.04 |
Form of Plan of quality control |
Form No.05 |
Form of Application for reissuance of Receipt of written publication of regulation conformity or written certification of publication of conformity with food safety regulations |
Form No.06 |
Form of list of the facilities producing, trading food registering for export into Vietnam |
Form No.07 |
Information on management system and capacity of controlling food safety of the competent agencies of the exporting countries |
Form No.08 |
Summary of information on the conditions to ensure food safety of the producing, trading facilities |
NAME OF THE GOVERNING AGENCY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………../symbol of agency -TNCB |
……….., date….. month ….. year ….. |
RECEIPT OF WRITTEN PUBLICATION OF REGULATION CONFORMITY
……. (Name of agency receiving publication) ...... confirm receipt of the written publication of regulation conformity of: .......... ............ (Name of organization or individual) …………………………………… phone,………….. Fax………………… Email ……………………. For product: ………………………………………… produced by ……………………….. (name and address of producer and country of origin) …………… produced suitable to technical regulations (sign number of technical regulations) …………………………………………………..
This notice acknowledges the commitment of enterprise, is not valid for certification for the product in compliance with the respective technical regulations. Enterprise must bear full responsibility for the conformity of the product announced.
Periodically ... (5 years or 3 years) ... organization, individual must re-conduct the registration of written publication of regulation conformity.
Recipients: |
COMPETENT REPRESENTATIVE OF THE AGENCY GRANTING RECEIPT |
NAME OF THE GOVERNING AGENCY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………../symbol of agency -TNCB |
……….., date….. month ….. year ….. |
WRITTEN CERTIFICATION OF PUBLICATION OF CONFORMITY WITH FOOD SAFETY REGULATIONS
……. (Name of agency certifying publication) ...... confirm publication of conformity with of food safety regulations of: .......... ............ (Name of organization or individual) address …………………………………… tel,………….. Fax………………… Email ……………………. For product: …………………………………………………………..…… produced by ……………………….. (Name and address of producer and country of origin) …………… produced suitable to food safety regulations.
Organization, individual shall implement the regime of inspection and periodical testing in accordance with current regulations and shall be fully responsible for the conformity of the product announced.
Periodically ... (5 years or 3 years) ... organization, individual must re-conduct the registration of written publication of conformity with food safety regulations.
Recipients: |
COMPETENT REPRESENTATIVE OF THE CERTIFICATION AGENCY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
WRITTEN PUBLICATION OF REGULATION CONFORMITY OR PUBLICATION OF CONFORMITY WITH FOOD SAFETY REGULATIONS No. …………………… Name of organization, individual: ……………………………………………………………………………………… Address: ……………………………………………………………………………………………………….. Tel: ………………………………………. Fax: ……………………………………………………. E-mail……………………………………………………………………………………………. PUBLICIZE: Product: …………………………………………………………………………………………………… Origin: name and address, phone, fax, email of producer (for imported products, it must have names of the origin country) ………………………………………………………………………………………………………………… In compliance with technical regulations/food safety regulations (Sign number, symbol, name) ………………………………………………………………………………………………………………… Method to evaluate the conformity (for the cases of publication of regulation conformity): ………………………………………………………………………………………………………………… We commit to implement the regime of periodical inspection and testing according to current regulations and fully bear responsibility for the conformity of the product announced.
|
|
|
……….., date….. month ….. year …..
|
DETAILED WRITTEN INFORMATION OF PRODUCTS
NAME OF THE GOVERNING AGENCY |
Names of product groups |
No.: ……………………… |
Name of organization, individual |
Names of product |
|
1. Technical requirements:
1.1. Organoleptic criteria:
- Status: (specify solid, liquid, solid, and uniformity as not lumpy ...)
- Color: (describe color range from the finished product until expiration
- Odour: (describe the taste of products)
- Other specific status if any
1.2. The principal quality criteria (as the technical requirements of the manufacturer):
For example:
No. |
Names of norms |
Unit |
Rate of publication |
1 |
Humidity |
|
|
2 |
Content of protein |
|
|
|
…. |
|
|
* Instruction:
- Major quality criteria and quality indicators are the criteria of stability, easy to control, nutritional value.
- Humidity or free water content for mixed or solid, dried product,; pH for the thick, liquid products.
- Solid content on the total real weight for the mixture product.
- Ash content for product mixed much composition in the different state upon mixed.
- Criteria indicates the decomposition of products for products high in fat, protein (eg NH3 content for meat products; the burnt content, Kreiss reaction to oil, grease, ...)
1.3. The microbiological criteria (applied in accordance with technical regulations or food safety regulations):
For example:
No. |
Names of criteria |
Unit |
Maximum rate |
1 |
Total aerobic microorganisms |
CFU/g or ml |
|
2 |
E. Coli |
CFU/g or ml |
|
|
…. |
|
|
* Instruction:
- The maximum rate is the rate that enterprises publicize in the allowed limit during the distribution of products and not exceeding the prescribed rate of hygiene for the product or product group which is defined as mandatory application accordance with technical regulations or food safety regulations.
1.4. Content of heavy metals (applicable to technical regulations or food safety regulations):
For example:
No. |
Names of criteria |
Unit |
Maximum rate |
1 |
Arsenic |
ppm |
|
2 |
Lead |
ppm |
|
|
…. |
|
|
1.5. Content of unwanted chemicals (plant protection chemicals, other chemicals).
* Instructions: clearly stating application to technical regulations or regulations for a certain food group.
2. Composition:
* Instructions: list all ingredients and food additives used in food production, to be listed in descending order of volume. If the main material is taken as the product name, it can write proportion % unless it stated in the main components near the product name.
3. The expiry date (clearly stating its written location on the packaging of retail product).
4. Manuals and maintenance: full declaration of methods of processing, usage, objects of use, warning if any, and method of preservation.
5. Packaging material and packaging specifications.
6. The production process (with detailed explanation of the production process): Add into appendix of the detailed written information of product.
7. Measures to distinguish true, fake (if any).
8. Labeling contents: required to conform to the law regulations on food labeling.
9. Origin and traders taking responsibility for the quality of goods
* Instructions: Origin is the place where products are packaged and labeled completely.
- For imported food:
+ Origin: manufacturer's name and country of origin.
+ Name and address of organization or individual of publication, import, exclusive distribution.
- For domestic products:
+ Name and address of organization or individual of publication, import, exclusive distribution.
|
……….., date….. month ….. year ….. |
DETAILED WRITTEN INFORMATION OF PRODUCTS FOR FUNCTIONAL FOOD, FOOD FORTIFIED WITH NUTRIENTS
NAME OF THE GOVERNING AGENCY |
Names of product groups |
No.: …………….. |
Name of organization, individual |
Names of products |
|
1. Technical requirements:
1.1. Organoleptic criteria:
- Status: (specify solid, liquid, solid, and uniformity as not lumpy, tablet ...)
- Color: (describe color range from the finished product until expiration
- Odour: (describe the taste of products)
- Other specific status if any
1.2. The principal quality criteria (as the technical requirements of the manufacturer):
For example:
No. |
Names of criteria |
Unit |
Rate of publication |
Response rate/diet (serving size) |
1 |
Vitamin A |
|
|
|
2 |
Vitamin D |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
* Instructions:
- Humidity or free water content for solid or mixed, dried product; pH for the thick, liquid products.
- Contents of the active substance making utility of the products (vitamins, minerals, herbs, nutrients …).
1.3. The microbiological criteria (applied in accordance with technical regulations or food safety regulations):
For example:
No. |
Names of criteria |
Unit |
Maximum rate |
1 |
Total aerobic microorganisms |
CFU/g or ml |
|
2 |
E.Coli |
CFU/g or ml |
|
|
…. |
|
|
* Instruction:
- The maximum rate is the rate that enterprises publicize in the allowed limit during the distribution of products and not exceeding the prescribed rate of hygiene for the product or product group which is defined as mandatory application accordance with technical regulations or food safety regulations.
1.4. Content of heavy metals (applicable to technical regulations or food safety regulations):
For example:
No. |
Names of criteria |
Unit |
Maximum rate |
1 |
Arsenic |
ppm |
|
2 |
Lead |
ppm |
|
|
…. |
|
|
1.5. Content of unwanted chemicals (plant protection chemicals, other chemicals).
* Instructions: clearly stating application to technical regulations or regulations for a certain food group.
2. Composition:
* Instructions: list all ingredients and food additives used in food production, to be listed in descending order of volume. If the main material is taken as the product name, it can write proportion % unless it stated in the main components near the product name.
- For raw materials of special features, it must clearly explain the origin, material resource, technology, documentation for proving its features ... to create function.
- For rare raw materials derived from native plants and animals, which are strictly protected by law, it must declare and demonstrate clearly the origin, source and use rights (eg, tiger bone, white horses or other products of wildlife protected by laws).
3. Expiry date (stating clearly the location to write on the packaging of the retail products).
4. Manuals (fully declaring by order: mechanism of action, utility, objects of use, usage, dosage, recommendations if any and method of preservation).
- Mechanism of action of the products included in the appendix of the detailed written information on the product.
Explaining the mechanism that create the usage of products scientifically, obviously (based on uniform of usage, the dose of the major constituents, types of products and processing technologies for diseases and functions that the products work). The recommendations, warnings, and advertisement out of its usage recorded on the label must also be explained.
For the products for infants under 2 years with micronutrient supplements, it must explain the nutritional formula to replace the explanation for mechanism of action.
- Usage of the product: it must focus and often not as the sum of all usages of the all compositions. It must always have the words "WARNING: This product is not a medicine and not effective as a substitute for medicine" right after the part of usage publication; other recommendations, if having mandatory provisions for application or if necessary to protect the users and brand name.
5. Packaging materials and packaging specifications.
6. The production process (with detailed explanation of the production process): Added into appendix of the detailed written information of the product.
7. Measures to distinguish true, fake (if any).
8. Labeling contents (labels being circulated): required to conform to the mandatory regulations on food labeling.
9. Origin and traders taking responsibility for the quality of goods
* Instructions: Origin is the place where products are packaged and labeled completely.
- For imported food:
+ Origin: manufacturer's name and country of origin.
+ Name and address of organization or individual of publication, import, exclusive distribution.
- For domestic products:
+ Name and address of organization or individual of publication, import, exclusive distribution
|
……….., date….. month ….. year ….. |
DETAILED WRITTEN INFORMATION OF PRODUCTS FOR TOOLS, MATERIALS FOR PACKACKING, FOOD CONTAINERS
NAME OF THE GOVERNING AGENCY |
Names of groups |
No.: …………….. |
Names of organizations, individuals |
Names of products |
|
1. Technical requirements:
1.1. Organoleptic criteria:
- Status:
- Color:
- Odour:
- Other characteristics:
1.2. The criteria on the contaminated rate:
For example:
No. |
Names of criteria |
Unit |
Publicized rate |
1 |
Contents of dried residues |
|
|
2 |
Contents of contaminated substances |
|
|
|
…. |
|
|
2. Composition (including all raw materials and additives used in processing, are listed in descending order of volume).
3. Manuals.
4. Packaging materials and packaging specifications.
5. The production process (with detailed explanation of the production process): Added into appendix of the detailed written information of the product.
6. Measures to distinguish true, fake (if any).
7. Labeling contents (labels being circulated): required to conform to the law regulations on food labeling.
8. Origin and traders taking responsibility for the quality of goods
* Instructions:
- For imported food:
+ Origin: manufacturer's name and country of origin.
+ Name and address of organization or individual of publication, import, exclusive distribution.
- For domestic products:
+ Name and address of organization or individual of publication, import, exclusive distribution.
|
……….., date….. month ….. year ….. |
Name of organization, individual: …………………………………………………………………………
Address: …………………………………………………………………………………………..
Product:………………………………………………………………………………………
The specific production processes |
Plan of quality control |
||||||
The controlling criteria |
Technical regulations |
Sampling frequency/sample size |
Testing equipment/ Inspection |
Testing method/ Inspection |
Recording table |
Note |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……….., date….. month ….. year ….. |
NAME OF ORGANIZATION, INDIVIDUAL |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ……….. |
……….., date….. month ….. year ….. |
APPLICATION FOR REISSUANCE OF RECEIPT OF WRITTEN PUBLICATION OF REGULATION CONFORMITY OR WRITTEN CERTIFICATION OF PUBLICATION OF CONFORMITY WITH FOOD SAFETY REGULATIONS
To: (Name of agency granting Receipt or Written certification)
… "Name of organization or individual" .... granted Receipt of written publication of regulation conformity or Written certification of publication of conformity with food safety regulations No. ........... on ....... month ........ year ........ granted by ........... "Name of the agency certifying publication of conformity with food safety regulations or receiving written publication of regulation conformity".
Now, we make application for re-granting Receipt of written publication of regulation conformity or written certification of publication of conformity with food safety regulations.
Dossier applying for re-granting includes:
1. An application for re-granting Receipt of written publication of regulation conformity or written certification of publication of conformity with food safety regulations.
2. Slips of results of periodical tests for products.
3. Certificate of conformity with standards of HACCP or ISO 22000 or equivalent in the case of producing organization or individual having a quality management system certified as complying with HACCP or ISO 22000 or equivalent.
4. Written certification of publication of conformity with food safety regulations or Receipt of written publication of regulation conformity that has been issued previously.
We make this application respectfully request for re-granting Receipt of written publication of regulation conformity or written certification of publication of conformity with food safety regulations.
We commit to ensure the conformity of the product as published.
|
……….., date….. month ….. year ….. |
LIST OF THE FACILITIES PRODUCING, TRADING FOOD REGISTERING FOR EXPORT INTO VIETNAM
No. |
Names of trading, producing facilities |
Code |
Address |
Products registered for export into Vietnam |
Note |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……….., date….. month ….. year ….. |
INFORMATION ON MANAGEMENT SYSTEM AND CAPACITY OF CONTROLLING FOOD SAFETY OF THE COMPETENT AGENCIES OF THE EXPORTING COUNTRIES
1. Organizational system and managerial apparatus:
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
2. Officials executing duties (number, qualifications, Technical training courses …):
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
3. Systems of documents, standards, procedures of control and certification of food safety:
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
4. System of inspection, supervision of residues, microorganisms causing diseases … for the trading, producing facilities:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………...
5. Program of inspection, supervision on food safety:
|
……….., date….. month ….. year ….. |
SUMMARY OF INFORMATION ON THE CONDITIONS TO ENSURE FOOD SAFETY OF THE PRODUCING, TRADING FACILITIES
1. Name of the trading, producing facilities:
2. Address:
3. Product:
4. Description of production process:
5. Quality management system applied:
|
……….., date….. month ….. year ….. |