Chương 6 Nghị định 38/2012/NĐ-CP: Ghi nhãn thực phẩm
Số hiệu: | 38/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 11/06/2012 |
Ngày công báo: | 04/05/2012 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/02/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
6 loại thực phẩm được miễn kiểm tra ATTP
Ngày 25/4/2012, Chính Phủ ban hành Nghị định 38/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.
Nghị định nêu rõ tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.
Tuy nhiên, có 6 trường hợp ngoại lệ được miễn kiểm tra về ATTP nhập khẩu gồm: Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu; Thực phẩm gửi kho ngoại quan; Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; Thực phẩm là mẫu trưng bày hội trợ, triển lãm.
Ngoài ra, Nghị định còn bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm và thông tin trên nhãn phải trung thực, không gây hiểu lầm cho người sử dụng. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này. Nhưng với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn có thể được phép bán trên thị trường.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 11/6/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm.
2. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này.
3. Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép bán trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà sản xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.
1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm.
2. Tùy từng loại thực phẩm bao gói sẵn, ngoài các quy định tại Khoản 1 Điều này, nội dung bắt buộc ghi nhãn còn phải đáp ứng một số quy định sau đây:
a) Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng;
b) Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, trên nhãn phải thể hiện được các nội dung chính sau: Công bố thành phần dinh dưỡng; hoạt chất tác dụng sinh học; tác dụng đối với sức khỏe; chỉ rõ đối tượng, liều dùng, cách dùng, cảnh báo nếu có;
c) Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, chất vi lượng không nhằm phổ cập cộng đồng như thức ăn công thức dành cho bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi và thức ăn qua ống thông cho người bệnh phải công bố mức đáp ứng so với nhu cầu dinh dưỡng, liều lượng sử dụng của từng đối tượng và hướng dẫn của bác sĩ;
d) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, một số thực phẩm biến đổi gen (thuộc đối tượng phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen) phải ghi rõ thành phần và hàm lượng có trong thực phẩm;
đ) Khi lấy thành phần nào đó trong sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ hàm lượng thành phần đó bên cạnh tên sản phẩm;
e) Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ khác trên nhãn;
g) Khi chuyển dịch nhãn phải đảm bảo không sai lệch nội dung so với nhãn gốc.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn thực phẩm.
Article 17. Recording expiry date on food labels
1. Safety shelf life is required to be recorded as "Expiry date" or "Use date" for functional foods, food supplements, health protecting foods, medical nutritional food, food fortified nutrients and foods likely to be damaged by microorganisms. Safety shelf life for other foods could be recorded as "best use before date" suitable to food products.
2. For food recorded "Expiry date" or "Use date" shall not be sold to market when its time limit is expired.
3. For food recorded "best use before date", after this time foods are still allowed to be be sold to market if the manufacturers demonstrate that such foods are still safe with the competent state agencies and required to be written clearly its shelf life in one of two forms of "Expiry date" or "Use date". Only the food manufacturers are allowed prolonging shelf life for their food products and shelf life only is permitted to be prolonged for a maximum period equal to shelf life provided for at the first time.
Article 18. Mandatory contents for labeling
1. The availably packaged foods are required to be labeled under the provisions of the law on food labeling.
2. Depending on each type of availably packaged food, in addition to the provisions in clause 1 of this Article, the mandatory contents for labeling must also meet some following provisions:
a) Information on the label must match the nature of the product, be honest, accurate, clear and not misleading to the users;
b) For functional foods, food fortified with micronutrients, it must be shown on the label the following main contents: Announcement of nutrients; active ingredient of biological effects; the health effects; specification of objects, the dosage, usage, warnings, if any;
c) For medical nutritional food, supplements of vitamins, minerals, micronutrients not for community popularization such as formula food for pregnant mothers, children under 36 months of age and food through the catheter for patients must be publicized the respone rate compared with nutritional needs, the use dosage of each object and instruction of doctors;
d) Functional foods, food fortified with micronutrients, food additives, some genetically modified food (subject to labeling in accordance with provisions of the law on the labeling for genetically modified food) must be specified the composition and concentration in food;
đ) When taking a certain ingredient in a product to be the product’s name, it must be clearly recorded such ingredient beside product’s name;
e) Product’s name must be the clearest, largest font size and at least threefold of other font size on the label;
g) When moving the label, it must make sure that the contents shall not be erroneous compared with the original label content.
3. Ministry of Health shall preside over and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade to detail the food labeling.