Chương 7 Nghị định 38/2012/NĐ-CP: Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 38/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 11/06/2012 |
Ngày công báo: | 04/05/2012 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/02/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
6 loại thực phẩm được miễn kiểm tra ATTP
Ngày 25/4/2012, Chính Phủ ban hành Nghị định 38/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.
Nghị định nêu rõ tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.
Tuy nhiên, có 6 trường hợp ngoại lệ được miễn kiểm tra về ATTP nhập khẩu gồm: Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu; Thực phẩm gửi kho ngoại quan; Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; Thực phẩm là mẫu trưng bày hội trợ, triển lãm.
Ngoài ra, Nghị định còn bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm và thông tin trên nhãn phải trung thực, không gây hiểu lầm cho người sử dụng. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này. Nhưng với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn có thể được phép bán trên thị trường.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 11/6/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trên cơ sở các quy định của Luật an toàn thực phẩm và bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
2. Trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
3. Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.
5. Đảm bảo nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
6. Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi.
7. Phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
8. Trong quá trình quản lý, nếu có vấn đề phát sinh, giao thoa không thể phân định rõ, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể.
1. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định về trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật an toàn thực phẩm;
b) Báo cáo định kỳ, đột xuất với Chính phủ về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các bộ quản lý ngành;
c) Thẩm định, xây dựng kế hoạch và lộ trình xây dựng, soát sét quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đáp ứng với yêu cầu quản lý và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;
d) Chủ trì xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc phạm vi quản lý quy định tại Điều 62 Luật an toàn thực phẩm; Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
đ) Chỉ định các tổ chức chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật được ban hành trên cơ sở tham vấn các bộ quản lý ngành khi cần thiết;
e) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;
h) Tổ chức việc cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
i) Tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Điểm e Khoản 2 của Điều này;
k) Chứng nhận y tế đối với thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
l) Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, chỉ định đơn vị tham gia kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý; chỉ định đơn vị thực hiện kiểm nghiệm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm của các đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm trong và ngoài ngành Y tế;
m) Quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
n) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Điểm e Khoản 2 của Điều này và Khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
1. Phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm.
2. Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.
3. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế.
5. Tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2, 3 và 7 của Điều này.
6. Xây dựng, ban hành quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 3 của Điều này trên cơ sở quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.
7. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
8. Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
9. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 3 của Điều này và Khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
1. Phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm.
2. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế.
4. Tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2, 5 của Điều này.
5. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm.
6. Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
7. Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
8. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2 của Điều này.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành về an toàn thực phẩm.
2. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương.
3. Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn; đầu mối Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương.
a) Là đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực phẩm tại địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế;
b) Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn; là đầu mối giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn;
c) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố;
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở chuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế; khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên địa bàn vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các sở chuyên ngành; theo đề nghị của sở chuyên ngành;
đ) Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân công tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình sản phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế;
e) Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
a) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành.
5. Sở Công Thương chịu trách nhiệm:
a) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương;
b) Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương;
c) Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương;
d) Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
đ) Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận, huyện;
b) Chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn thực phẩm;
c) Quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận, huyện theo phân cấp.
7. Ủy ban nhân dân xã, phường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường;
b) Thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp trên về an toàn thực phẩm;
c) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về quản lý các hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn xã, phường theo phân cấp.
Các bộ quản lý ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có hiệu quả.
1. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 52 Luật an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công.
2. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm. Bộ quản lý ngành có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.
ASSIGNMENT OF STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES ON FOOD SAFETY
Article 19. The principles of assignment of state management responsibilities on food safety
1. On the basis of the provisions of the Law on food safety and assurance in accordance with current legal documents.
2. On the basis of the unification of state management on food safety.
3. Ensuring the management throughout the entire process of production, trade of food.
4. Close coordination between ministries, branches.
5. Ensuring the principle of a door, a product, a trading, producing facility is just under the management of a state management agency.
6. Ensuring the science, completion, and feasibility.
7. State management decentralization between central and local government at all levels in the state management on food safety.
8. In the management process, if any problems arise, any interferences arise that can not be clearly defined, the Ministry of Health shall preside over and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade to compile a Joint Circular for specific instructions.
Article 20. Responsibilities of state management on food safety of the Ministry of Health
1. Ministry of Health is responsible before the Government for performing the unified state management on food safety.
2. Within its scope of duties and powers, the Ministry of Health is responsible for:
a) Implementing the regulations on joint responsibility of State management on food safety as provided for in clause 1 of Article 62 of the Law on food safety;
b) Reporting periodically, irregularly with Government on the food safety management based on monitoring and synthesis of reports of the sector managing ministries;
c) Evaluating, developing plan and schedule for compilation, control of national technical standards for all food products, food additives, processing supporting substances, tools and materials for packaging and food containers to meet the requirements on management and in accordance with social - economic development in each period;
d) Presiding over to compile the national technical regulations for products under the jurisdiction specified in Article 62 of the Law on food safety; promulgating the national technical regulations or providing for norms and the safety limit for all food products, food additives, processing supporting substances, tools, packaging materials, food containers;
đ) Appointing the regulation conformity certification organizations for food products, food additives, processing supporting substances, tools, materials for packaging, food containers that have been issued technical regulations on the basis of consultation with the ministries managing branches when necessary;
e) Managing food safety during the process of production, preliminarily processing, food processing, preservation, transportation, export, import and trade for: Food additives, processing supporting substances, bottled water, natural mineral water, functional food, food fortified with micronutrients, tools, materials for packaging, food containers;
g) Specifically providing for the management of functional foods, food additives and food fortified with micronutrients;
h) Organizing the grant of receipt of written publication of regulation conformity, written certification of publication of conformity with food safety regulations, written certification of food advertising content for the foods of their management assigned areas;
i) Organizing and decentralizing the grant of certificates of eligible facilities for food safety to the organizations and individuals producing and trading the products of their assigned areas at Point e, Clause 2 of this Article;
k) Conducting medical certification for food; food additives; food processing supporting substances; tools, packaging materials, food containers when organizations and individuals have requested;
l) Providing for conditions of testing facilities, appointing the units to participate in testing food for State administration under its jurisdiction; appointing the units to perform testing as arbitration and to make final conclusions when having the difference in testing results of the food testing units within and outside the health sector;
m) Providing for food safety conditions for collective kitchens, hotels, resorts, restaurants, establishments trading catering services;
n) Appointing the state inspection agency on imported food safety for the products under their assigned areas at Point e, Clause 2 of this Article and clause 3 of Article 14 of this Decree.
Article 21. Responsibilities of state management on food safety of the Ministry of Agriculture and Rural Development
1. To coordinate in compilation of national technical regulations for food products.
2. To manage food safety for primary production of agricultural, forestry, fisheries and salt products including: The process of planting, breeding, harvesting, fishing, mining agriculture, forestry, fishery products, production of salt.
3. To manage food safety during the production, collection, slaughter, preliminarily processing, processing, storage, transport, export, import and trade of cereals; meat and products from meat; seafood and aqua products; vegetables, fruits and vegetable products, roots and fruits; eggs and egg products; raw milk; honey and honey products; genetically modified food; salt, spice, sugar; tea, coffee; cocoa; pepper; cashew and agricultural products; tools, packaging materials, food containers in its areas assigned for management.
4. To organize the grant of written certification of contents of food advertisements for foods in the areas assigned for management. In case of certifying food advertising content with publication of the health effects, it must be approved by the Ministry of Health.
5. To organize and decentralize the grant of certificates of eligible facilities for food safety to the organizations and individuals producing and trading the products under its assigned areas in clauses 2, 3 and 7 of this Article.
6. To develop and promulgate the regulations on conditions to ensure food safety for the facilities producing, preliminarily processing, processing and trading the products under its assigned areas at clause 3 of this Article on the basis of providing for general conditions to ensure food safety for the facilities producing, trading food issued by the Health Ministry.
7. To manage food safety for wholesale markets, markets of agricultural auction.
8. To provide for conditions of the testing establishments; appoint the testing units and the proofing testing units; announce the testing results for food under the areas assigned for management.
9. To appoint the State inspection agency on imported food safety for the products under the areas assigned for management in clause 3 of this Article and clause 3 of Article 14 of this Decree.
Article 22. Responsibilities of state management on food safety of the Ministry of Industry and Trade
1. To coordinate in compilation of national technical regulations for food products.
2. To manage food safety during the production, processing, storage, transport, export, import and trade for wine, beer, soft drinks, processed milk, vegetable oil, flour making products, starch, bread, jams, candies, containing packages under its management.
3. To organize the grant of written certification of contents of food advertisements for foods in the areas assigned for management. In case of certifying food advertising content with publication of the health effects, it must be approved by the Ministry of Health.
4. To organize and decentralize the grant of certificates of eligible facilities for food safety to the organizations and individuals producing and trading the products in the areas assigned for management in clauses 2, 5 of this Article.
5. To manage food safety for the markets, supermarkets, and the establishments under the system of reservation, distribution of food commodities.
6. To inspect for prevention and combat of fake foods, commercial fraud on the market for all kinds of food, food additives, food processing supporting substances, tools, packaging materials and food containers.
7. To provide for conditions of the testing establishments; appoint the testing units and the proofing testing units; announce the testing results for food under the areas assigned for management.
8. To appoint the State inspection agency on imported food safety for the products under the areas assigned for management in clause 2 of this Article.
Article 23. Responsibilities of state management on food safety of the People's Committees at all levels
1. People's Committees of provinces and cities under central authority implement state management on food safety within the localities, to take responsibility before the government on food safety within their respective localities.
a) To organize and administer the interdisciplinary Steering Committee on hygiene and food safety in the provinces or cities under central authority;
b) To direct the implementation of the provisions of the Government, the ministries, branches on food safety.
2. To promulgate local technical regulations on food safety for local particular food products.
3. The Health Departments take responsibilities before the People's Committees of provinces and cities under central authority for implementing state management on food safety within their respective localities; are the standing contact points of interdisciplinary Steering Committee on food safety at the localities.
a) To be a synthetic contact point to report on food safety situation at the localities for the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, Ministry of Health;
b) Annually inspect food safety situation in the province; to be a contact point to monitor the risk of food contamination in the area;
c) To inspect, examine products and the facilities manufacturing, trading food additives, processing supporting substances, bottled water, natural mineral water, functional foods, micronutrient fortified foods in the area as decentralized by the Ministry of Health; establishments trading catering services, street food;
d) To preside over and coordinate with the specialized departments to implement the irregular inspection and examination for the entire process of production, trade of food under the management scope of other sectors when having a direction of People's Committee, head of interdisciplinary Steering Committee of hygiene and food safety of provinces and cities directly under the Central Government, Ministry of Health; when detecting food, food additives, processing supporting substances, tools, materials for packaging, containers of food circulated in the area commit acts of violations likely to cause serious effects on the health of consumers; when having a difference in the conclusions of the inspection of the specialized departments; at the proposals of specialized departments;
đ) To organize the reception of written publication of regulation conformity or written certification of publication of conformity with food safety regulations; to certify food advertising content as assigned in clause 2 of Article 4 of this Decree; to issue certificates of edigible facilities for food safety for the facilities producing, trading types of products as assigned by the Ministry of Health;
e) To be responsible for managing food safety in the area, management of safety ensuring conditions for the retail facilities producing, trading food, street food, facilities producing, trading catering services, food safety in the market in the area and the objects as assigned for management.
4. Departments of Agriculture and Rural Development are responsible for:
a) Inspecting, examining products and the facilities producing, trading food as assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Organizing to grant certificates of edigible facilities for food safety for the facilities producing, trading types of products as assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) Organizing the issuance of written certification of food advertising content as assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
d) Periodically, irregularly reporting to Standing interdisciplinary Steering Committee (Health Departments) to aggregate, report to the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, Ministry of Health, Ministry managing branches.
5. Departments of Industry and Trade are responsible for:
a) Inspecting, examining products and the facilities producing, trading food as assigned by the Ministry of Industry and Trade;
b) Organizing to grant certificates of edigible facilities for food safety for the facilities producing, trading types of products as assigned by the Ministry of Industry and Trade;
c) Organizing the issuance of written certification of food advertising content as assigned by the Ministry of Industry and Trade;
d) Inspecting for prevention and combat of fake foods, commercial fraud on the market for all kinds of food, food additives, food processing supporting substances, tools, packaging materials and food containers;
đ) Periodically, irregularly reporting to Standing interdisciplinary Steering Committee (Health Departments) to aggregate, report to the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, Ministry of Health, Ministry managing branches.
6. People's Committees of districts are responsible before the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government on food safety in the respective areas for.
a) Organizing and administering interdisciplinary Steering Committee on hygiene and food safety in the respective districts;
b) Directing and implementing the provisions of the Government, ministries, branches and People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government on food safety;
c) Managing the business of street food, restaurants, and hotels in the area of districts under decentralization.
7. People's Committees of communes, wards are responsible before the People's Committees of districts on food safety in the respective areas for.
a) Organizing and administering interdisciplinary Steering Committee on hygiene and food safety in the communes and wards;
b) Implementing the provisions of the Government, ministries, branches and superior People's Committees of on food safety;
c) Being responsible before the People's Committees of districts on the management of the business activities of street food, restaurants and hotels in the communes, wards under decentralization.
Article 24. Coordination among the ministries managing branches in state management on food safety
The ministries managing branches within their respective State management scope shall coordinate with the Ministry of Health in implementing the state management activities to ensure unified state management of food safety effectively.
1. Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade organize to implement the programs of monitoring, prevention of food safety incidents as prescribed in Article 52 of the Law on food safety under the area assigned.
2. When food poisoning occurs, the Ministry of Health is responsible for organizing emergency, timely treatment for patients got food poisoning. Branches managing ministries shall provide for complete documents of information relating to the origin of food suspected causing poisoning under its management scope; coordinate with the Ministry of Health to investigate the cause and monitor the root cause investigation, conduct the origin access, and handling of food causing poisoning.