Chương IV Nghị định 09/2016/NĐ-CP: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 09/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/01/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2016 |
Ngày công báo: | 10/02/2016 | Số công báo: | Từ số 173 đến số 174 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm quy định về vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm, thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng và trách nhiệm trong việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
1. Vi chất dinh dưỡng và thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng
- Vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm theo Nghị định 09
+ Vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm I-ốt, sắt, kẽm và vitamin A.
+ Vi chất dinh dưỡng nêu trên phải đáp ứng quy chuẩn quốc gia hoặc phải phù hợp pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng
+ Nghị định số 09 năm 2016 quy định các thực phẩm sau đây bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng tương ứng:
Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt;
Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm;
Dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường vitamin A, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp.
+ Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nêu trên phải đáp ứng quy chuẩn quốc gia tương ứng hoặc phù hợp với pháp luật an toàn thực phẩm.
2. Trách nhiệm trong việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng như sau:
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thực hiện theo đúng Nghị định số 09/2016 và pháp luật khác liên quan.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng không đạt quy chuẩn quốc gia hoặc không phù hợp pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng phải tự mua vi chất dinh dưỡng để sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng của cơ sở mình.
Nghị định 09 có hiệu lực từ ngày 15/03/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
2. Lộ trình bắt buộc áp dụng đối với việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm như sau:
a) Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định này bắt buộc áp dụng sau 01 (một) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực;
b) Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại các Điểm b và c Khoản 1 Điều 6 Nghị định này bắt buộc áp dụng sau 02 (hai) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Nghị định số 163/2005/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng muối I-ốt cho người ăn hết hiệu lực theo lộ trình quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
4. Bãi bỏ quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm theo lộ trình quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại Điều 6 Nghị định này đã sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trước ngày thực hiện lộ trình quy định tại Khoản 2 Điều này được tiếp tục lưu thông theo hạn sử dụng ghi trên bao bì của sản phẩm đó.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Chapter IV
IMPLEMENTARY PROVISIONS
Article 10. Effect
1. This Decree shall enter into force from March 15, 2016.
2. Schedule of application of this Decree to compulsory fortification of food with micronutrients is provided for as follows:
a) 01 (one) year after the date of entry into force of this Decree for food products fortified with micronutrients referred to in paragraph 1 (a) Article 6 hereof;
b) 02 (two) years after the date of entry into force of this Decree for food products fortified with micronutrients referred to in paragraph 1 (b), (c) Article 6 hereof.
3. The Government’s Decree No. 163/2005/ND-CP dated December 29, 2005 on production and supply of iodinised salt products to consumers shall become defunct according to the schedule stated in paragraph 2 (a) of this Article.
4. Provisions on food safety management in respect of food products fortified with micronutrients referred to in paragraph 2 (e) Article 20 of the Government's Decree No. 38/2012/ND-CP dated April 25, 2012 on providing for details of several articles of the Law on Food Safety shall be repealed according to the schedule stated in paragraph 2 of this Article.
5. Food products fortified with micronutrients referred to in Article 6 hereof which have been manufactured, traded or imported before the schedule stated in paragraph 2 of this Article shall be eligible for continuous distribution by the expiry date printed on their packs.
Article 11. Implementary duty
1. The Minister of Health shall bear the burden of provision of instructions or conduct of enforcement of this Decree.
2. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of the People’s Committees at all levels, and agencies, organizations or individuals, shall be responsible for implementing this Decree./.