Nghị định 163/2005/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn
Số hiệu: | 163/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 21/01/2006 |
Ngày công báo: | 06/01/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/2005/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2005 |
VỀ SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG MUỐI IỐT CHO NGƯỜI ĂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003 .
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm l999;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về điều kiện sản xuất muối iốt và bảo đảm chất lượng muối iốt cho người ăn; quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng muối iốt cho người ăn và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội và nhân dân trong công tác phòng, chống các rối loạn do thiếu iốt.
2. Nghị định này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.
1. Muối thường và gia vị mặn thường là muối và gia vị mặn không trộn iốt.
2. Muối iốt là muối thường có trộn Kali Iodate (KIO3) theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
3. Muối iốt giả là muối thường hoặc muối không đủ thành phần Kali Iodate (KIO3) theo tiêu chuẩn nhưng được đóng gói, nhãn, mác của muối iốt.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng muối iốt cho người ăn và thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, sử dụng muối iốt.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Ban hành tiêu chuẩn về chất lượng Kali Iodate (KIO3) được sử dụng để trộn muối iốt;
b) Ban hành tiêu chuẩn về hàm lượng iốt trong muối iốt;
c) Ban hành tiêu chuẩn về cơ sở sản xuất và phương tiện vận chuyển muối iốt;
d) Hướng dẫn những người vì nguyên nhân bệnh lý mà không được ăn muối iốt,
đ) Kiểm tra chất lượng muối iốt;
e) Đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác kiểm nghiệm muối iốt;
g) Phối hợp với các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể vận động nhân dân sử dụng muối iốt.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Quy hoạch mạng lưới sản xuất muối iốt trong phạm vi cả nước;
b) Quy định việc sản xuất muối thường.
4. Bộ Thương mại có trách nhiệm quản lý các hoạt động lưu thông muối thường và muối iốt trên thị trường.
5. Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng muối iốt và ảnh hưởng của thiếu iốt đối với sức khoẻ của người dân.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc cung ứng đủ muối iốt cho người ăn; thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước về muối iốt (nếu có) theo quy định hiện hành;
b) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng muối iốt.
Sản xuất, lưu thông, buôn bán muối iốt giả, muối iốt không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quy định.
1. Cán bộ kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất muối iốt phải có đủ các điều kiện sau:
a) Được tập huấn về kiểm nghiệm muối iốt;
b) Nắm vững về quy trình sản xuất muối iốt.
2. Công nhân trực tiếp sản xuất muối iốt phải có đủ các điều kiện sau:
a) Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt không mắc các bênh truyền nhiễm, bệnh ngoài da;
b) Nắm vững quy trình sản xuất muối iốt và an toàn vệ sinh thực phẩm.
l. Địa điểm sản xuất muối iốt phải bảo đảm vệ sinh và xa môi trường độc hại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Nhà xưởng, kho tàng phái được xây dựng bảo đảm cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, có hệ thống thoát nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường, nền nhà kho phải được láng xi măng hoặc lát gạch men, sàn của xưởng chế biến phải lát gạch men và được bố trí liên hoàn từ kho chứa nguyên liệu, khu đặt thiết bị trộn muối iốt đến kho thành phẩm.
3. Phòng kiểm nghiệm phải được trang bị đủ dụng cụ, hóa chất đế định lượng iốt. Cán bộ kiểm nghiệm phải có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
4. Các cơ sở sản xuất phải bảo đảm đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hộ lao động.
Muối iốt trước khi được lưu thông trên thị trường phải được cơ sở sản xuất tự công bố tiêu chuẩn chất lượng có đủ hàm lượng iốt trong muối theo quy định của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng muối iốt theo tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố.
Nhãn hiệu muối iốt phải tuân theo các quy định của pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa và phải có đủ các thông tin cần thiết sau:
1. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất và chế biến.
2. Số đăng ký chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất và chế biến.
3. Hàm lượng iốt.
4. Trọng lượng.
5. Các hướng dẫn bảo quản và sử dụng.
6. Ngày, tháng, năm sản xuất
7. Thời hạn sử dụng.
1. Muối iốt khi vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải được đóng gói trong bao bì đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; trên bao bì vận chuyển phải có ký hiệu "chổng ẩm","chống rách" và "tránh mưa nắng".
2. Muối iốt phải được bảo quản trong các kho chứa thông gió và đặt cách tường 0,30 m, cách sàn 0,30 m, cách mái 0,50 m.
3. Muối iốt khi bán phải được để nơi khô, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh mưa.
4. Muối iốt phải được vận chuyển bằng phương tiện có mái che để chống nóng và ánh nắng mặt trời; phương tiện vận chuyển phải bảo đảm vệ sinh theo quy định.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 163/2005/ND-CP |
Hanoi, December 29, 2005 |
ON PRODUCTION AND SUPPLY OF IODIZED SALT FOR HUMAN CONSUMPTION
GOVERNMENT
Pursuant to the Law on organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Ordinance on food hygiene and safety dated July 26, 2003; Pursuant to the Ordinance on quality of goods dated December 24, 1999;
At the proposal of the Minister of Health,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This decree provides conditions for the production of iodized salt (IS) and assurance of IS quality for human consumption, regulates the responsibilities of organizations and individuals producing and trading in IS for human consumption, and regulates responsibilities of Ministries, Ministerial level Agencies, Government Agencies, People’s Committees at all levels, Social Organizations and People in prevention of iodine deficiency disorders.
2. This decree is applicable to Ministries, Ministerial level Agencies, Government Agencies, People’s Committees at different levels, organizations and individuals producing and trading in IS for human consumption.
Article 2. Interpretation of terms
1. Common salt and common salty spices are often salt and salty spices without iodine.
2. Iodized salt is normally salt mixed with KIO3 (potassium iodate) according to the standards regulated by the Ministry of Health (MOH).
3. Fake IS is non-iodized salt or salt with inadequate content of KIO3 (potassium iodate) disobeying the standards regulated by the MOH but with package, label and brand of IS.
Article 3. Responsibilities of agencies, organizations
1. Ministries, Ministerial level Agencies, Government Agencies, People’s Committees at different levels, Social Organizations and mass media are responsible for advocacy and education, so that the People have clear understanding of the benefits of IS utilization and to obey the laws and regulations on the IS production and utilization.
2. The Ministry of Health will have the responsibilities to:
a) Regulate standard on the quality of potassium iodate (KIO3) for IS mixing;
b) Regulate standards on the iodine content in iodized salt;
c) Regulate standards on the IS production factories and IS transportation vehicles;
d) Provide instructions for people who cannot use IS for pathological reasons,
dd) Examine the quality of IS;
e) Provide training for the officers in charge of IS test;
g) Coordinate with functional agencies, sectors and mass organizations to advocate people to use iodized salt.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) will have the responsibilities to:
a) Conduct master plan of IS production network throughout the country;
b) Provide regulations on common salt production.
4. The Ministry of Trade (MOT) will have the responsibilities to manage all trading activities relating to common salt and IS in the market.
5. The Ministry of Culture and Information (MOCI) will have the responsibilities to propagandize the benefits of IS utilization and bad affects of iodine deficiency on people health.
6. The People’s Committees of provinces and centrally run cities will have the responsibilities to:
a) Direct the production and supply of sufficient IS for human consumption, implement the policy on price and cost assistance (if any) for IS trading in accordance with the regulations in force;
b) Organize for communication and advocacy to people to use IS.
Production, circulation and trading of fake IS and IS failing to ensure quality standard as prescribed.
Article 5. Conditions for staffs and workers of IS production facilities
1. Testing technicians of the IS production facilities must be able to meet the following requirements:
a) To be trained in IS testing;
b) To be master of the IS production process.
2. Workers directly engaged in IS production must be able to fully meet the following conditions:
a) To be in good health condition according to regulations of MOH and especially do not contact any infectious and skin-diseases;
b) To be master of the IS production process and food hygiene and safety.
Article 6. Conditions for IS production facilities
1. The IS production location must be hygienic and far from hazardous environment according to guide of the MOH.
2. Workshops, storages must be built in such a way to ensure dryness, cleanliness, airiness with waste water drainage system satisfying environmental sanitation requirements. The floor of warehouses must be cemented and the floor of the workshop must be enameled tile. Workshops and warehouses must be arranged in a complex chain, from material warehouse, iodine mixing equipment place to finished product warehouse.
3. The testing laboratory must be fully equipped with tools, chemicals for iodine determination. Testing technicians must be able to meet all requirements set in Item 1, Article 5 of this decree.
4. Production facilities must ensure sufficient labor safety and hygienic devices for workers according to the laws and regulations on labor protection.
Article 7. Announcement of IS quality
Before distribution into the market, the production facilities must self-announce the quality standard with sufficient iodine content in salt according to regulation of the MOH and such announced quality must be ensured.
IS labels must be in compliance with laws and regulations on product label and have all necessary information as follows:
1. Name, address of production and processing facilities.
2. The quality registration number of the production and processing facilities.
3. Iodine content
4. Weight.
5. Instructions on preservation and use.
6. Date of production
7. Expiry date.
Article 9. IS packaging, storage and transport
1. When being transported from production locations to distribution points, IS must be packed in packaging materials meeting standards on food hygiene and safety. On the packages there must be symbols of “anti-moisture”, “anti-tear” and “keep away from rain and sunshine".
2. IS must be preserved in well-ventilated warehouses and placed at 0.30m away from the wall, at 0.30m above the floor and 0.50m under the roof.
3. While being on sale, IS must be kept in dry and well-ventilated places, away from sunshine and rain.
4. IS must be transported by covered means of transport to prevent heat and sunshine. Transport means must be hygienic as prescribed.
This Decree will enter into full force 15 days after the date published on the Official Gazette. This decree replaces the Government’s Decree 19/1999/ND-CP dated April 10, 1999 on the production and supply of IS for human consumption.
Article 11. Responsibilities for implementation
Ministers, Heads of ministry-ranking agencies, Heads of Government Agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally run cities will be responsible for the implementation of this decree.
|
ON BEHALF OF GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực