Chương 1 Nghị định 163/2005/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 163/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 21/01/2006 |
Ngày công báo: | 06/01/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về điều kiện sản xuất muối iốt và bảo đảm chất lượng muối iốt cho người ăn; quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng muối iốt cho người ăn và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội và nhân dân trong công tác phòng, chống các rối loạn do thiếu iốt.
2. Nghị định này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.
1. Muối thường và gia vị mặn thường là muối và gia vị mặn không trộn iốt.
2. Muối iốt là muối thường có trộn Kali Iodate (KIO3) theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
3. Muối iốt giả là muối thường hoặc muối không đủ thành phần Kali Iodate (KIO3) theo tiêu chuẩn nhưng được đóng gói, nhãn, mác của muối iốt.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng muối iốt cho người ăn và thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, sử dụng muối iốt.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Ban hành tiêu chuẩn về chất lượng Kali Iodate (KIO3) được sử dụng để trộn muối iốt;
b) Ban hành tiêu chuẩn về hàm lượng iốt trong muối iốt;
c) Ban hành tiêu chuẩn về cơ sở sản xuất và phương tiện vận chuyển muối iốt;
d) Hướng dẫn những người vì nguyên nhân bệnh lý mà không được ăn muối iốt,
đ) Kiểm tra chất lượng muối iốt;
e) Đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác kiểm nghiệm muối iốt;
g) Phối hợp với các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể vận động nhân dân sử dụng muối iốt.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Quy hoạch mạng lưới sản xuất muối iốt trong phạm vi cả nước;
b) Quy định việc sản xuất muối thường.
4. Bộ Thương mại có trách nhiệm quản lý các hoạt động lưu thông muối thường và muối iốt trên thị trường.
5. Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng muối iốt và ảnh hưởng của thiếu iốt đối với sức khoẻ của người dân.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc cung ứng đủ muối iốt cho người ăn; thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước về muối iốt (nếu có) theo quy định hiện hành;
b) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng muối iốt.
Sản xuất, lưu thông, buôn bán muối iốt giả, muối iốt không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quy định.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This decree provides conditions for the production of iodized salt (IS) and assurance of IS quality for human consumption, regulates the responsibilities of organizations and individuals producing and trading in IS for human consumption, and regulates responsibilities of Ministries, Ministerial level Agencies, Government Agencies, People’s Committees at all levels, Social Organizations and People in prevention of iodine deficiency disorders.
2. This decree is applicable to Ministries, Ministerial level Agencies, Government Agencies, People’s Committees at different levels, organizations and individuals producing and trading in IS for human consumption.
Article 2. Interpretation of terms
1. Common salt and common salty spices are often salt and salty spices without iodine.
2. Iodized salt is normally salt mixed with KIO3 (potassium iodate) according to the standards regulated by the Ministry of Health (MOH).
3. Fake IS is non-iodized salt or salt with inadequate content of KIO3 (potassium iodate) disobeying the standards regulated by the MOH but with package, label and brand of IS.
Article 3. Responsibilities of agencies, organizations
1. Ministries, Ministerial level Agencies, Government Agencies, People’s Committees at different levels, Social Organizations and mass media are responsible for advocacy and education, so that the People have clear understanding of the benefits of IS utilization and to obey the laws and regulations on the IS production and utilization.
2. The Ministry of Health will have the responsibilities to:
a) Regulate standard on the quality of potassium iodate (KIO3) for IS mixing;
b) Regulate standards on the iodine content in iodized salt;
c) Regulate standards on the IS production factories and IS transportation vehicles;
d) Provide instructions for people who cannot use IS for pathological reasons,
dd) Examine the quality of IS;
e) Provide training for the officers in charge of IS test;
g) Coordinate with functional agencies, sectors and mass organizations to advocate people to use iodized salt.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) will have the responsibilities to:
a) Conduct master plan of IS production network throughout the country;
b) Provide regulations on common salt production.
4. The Ministry of Trade (MOT) will have the responsibilities to manage all trading activities relating to common salt and IS in the market.
5. The Ministry of Culture and Information (MOCI) will have the responsibilities to propagandize the benefits of IS utilization and bad affects of iodine deficiency on people health.
6. The People’s Committees of provinces and centrally run cities will have the responsibilities to:
a) Direct the production and supply of sufficient IS for human consumption, implement the policy on price and cost assistance (if any) for IS trading in accordance with the regulations in force;
b) Organize for communication and advocacy to people to use IS.
Production, circulation and trading of fake IS and IS failing to ensure quality standard as prescribed.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực