Thông tư 29/2012/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương
Số hiệu: | 29/2012/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Cẩm Tú |
Ngày ban hành: | 05/10/2012 | Ngày hiệu lực: | 19/11/2012 |
Ngày công báo: | 07/11/2012 | Số công báo: | Từ số 647 đến số 648 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
06/02/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thu hồi GCN nếu kinh doanh sai ngành nghề
Các cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSXKD) thực phẩm không hoạt động ngành nghề kinh doanh đã đăng ký sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Nội dung trên được quy định tại Thông tư 29/2012/TT-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 05/10/2012.
Việc thu hồi giấy chứng nhận nói trên cũng được áp dụng đối với CSSXKD có quyết định của cơ quan nhà nước chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ hoặc bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Những nội dung về Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận, Tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, Cấp và cấp lại Giấy chứng nhận, Phí và lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận… cũng được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/11/2012.
Văn bản tiếng việt
Thông tư 29/2012/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương | Mục lục | |
---|---|---|
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2012/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2012 |
QUY ĐỊNH CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương như sau:
Thông tư này quy định về Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (sau đây gọi tắt là Hồ sơ), thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở) đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các loại thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 của Điều này.
2. Các đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: Cơ sở chỉ có 02 lao động trở xuống trực tiếp tham gia sản xuất;
b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Cơ sở chỉ có 02 nhân viên trở xuống trực tiếp kinh doanh;
c) Bán hàng rong;
d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo qui định.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đóng thành 01 quyển (02 bộ), gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư;
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 hoặc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư;
4. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định;
5. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.
1. Tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Thông tư này có trách nhiệm tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của cơ sở theo quy định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.
2. Thành lập đoàn thẩm định
a) Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.
b) Đoàn thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia từ bên ngoài phù hợp chuyên môn tham gia Đoàn thẩm định).
3. Nội dung thẩm định cơ sở
Kiểm tra thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định.
Các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Kết quả thẩm định cơ sở
a) Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Phụ lục 4 hoặc Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với loại hình đăng ký sản xuất, kinh doanh của cơ sở
b) Trường hợp “Không đạt” phải ghi rõ lý do và thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng). Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định được ghi trong Biên bản thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì Đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở trong trường hợp xin cấp lại.
Biên bản thẩm định được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và chủ cơ sở giữ 01 bản.
1. Cấp Giấy chứng nhận
a) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định “Đạt”, Cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Phụ lục 7 hoặc Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận được lưu tại cơ sở và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, gồm:
- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận: Bản gốc lưu tại cơ sở; bản sao lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
- Quyết định thành lập đoàn thẩm định và công văn ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền thẩm định);
- Biên bản thẩm định cơ sở của Đoàn thẩm định với kết luận “Đạt”;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Cấp lại Giấy chứng nhận
a) Trước 06 tháng (tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn), trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh, cơ sở phải nộp đơn đề nghị theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư. Hồ sơ và thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại các Điều 3, 4 và 5 của Thông tư này.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
3. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
1. Cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp phí thực hiện thẩm định và phí cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Việc quản lý phí, lệ phí kiểm tra được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
1. Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm:
a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: 20.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bánh kẹo: Từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên.
b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp Giấy chứng nhận đối với:
- Các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/thành phố có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm:
a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất thực phẩm có quy mô và mặt hàng sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó; các cơ sở kinh doanh trực thuộc Thương nhân sản xuất có quy mô, mặt hàng và địa bàn sản xuất theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này.
1. Các trường hợp thu hồi
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp sau:
a) Không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký.
b) Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ.
c) Bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận
a) Cơ quan có thẩm quyền nào cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan đó có quyền thu hồi Giấy chứng nhận.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra, thanh tra và thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới đã cấp nếu phát hiện cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 7 có trách nhiệm:
1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở được quy định tại Điều 2 của Thông tư này theo đúng quy định.
2. Lưu giữ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định về điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
1. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy trình, thủ tục được quy định tại Thông tư này.
2. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đoàn thẩm định tiến hành thẩm định tại cơ sở.
3. Lưu giữ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
4. Nộp phí và lệ phí thẩm định và cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Bộ Công Thương giao:
a) Vụ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét để cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm thực phẩm có quy mô thiết kế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Thông tư này và tổ chức hướng dẫn thực hiện Thông tư trong phạm vi cả nước.
b) Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định tỉnh hợp lệ của hồ sơ, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét để cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;
2. Sở Công Thương hướng dẫn thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
…., ngày ….. tháng ….. năm 20…..
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Kính gửi: (tên đơn vị có thẩm quyền cấp, cụ thể) ………………………………….
Cơ sở....................................................................................................................................
Trụ sở tại: ............................................................................................................................
Điện thoại:……………………………………. Fax:..........................................................
Giấy phép kinh doanh số…………….. ngày cấp:…………………………..đơn vị cấp:
Ngành nghề sản xuất/ kinh doanh (bán buôn hay bán lẻ; tên sản phẩm):...............
Công suất sản xuất/phạm vi kinh doanh (01 tỉnh hay 02 tỉnh trở lên):.......................
Số lượng công nhân viên: …………………………………… (trực tiếp:…………; gián tiếp: ...)
Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ghi cụ thể loại hình chế biến, kinh doanh)................................................................................................................
Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trân trọng cảm ơn.
Hồ sơ gửi kèm gồm: |
CHỦ CƠ SỞ |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
I. THÔNG TIN CHUNG
- Cơ sở:................................................................................................................................
- Đại diện cơ sở:.................................................................................................................
- Địa chỉ văn phòng:...........................................................................................................
- Địa chỉ cơ sở sản xuất, chế biến: .................................................................................
- Địa chỉ kho:........................................................................................................................
- Điện thoại…………………………………………… Fax...............................................
- Giấy phép kinh doanh số:………………Ngày cấp……………………..Nơi cấp......
- Mặt hàng sản xuất, chế biến:.........................................................................................
- Công suất thiết kế:...........................................................................................................
- Tổng số cán bộ, nhân viên, công nhân
- Tổng số cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất /kinh doanh
- Tổng số cán bộ, công nhân đã được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định
- Tổng số cán bộ, công nhân đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định
II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
II.1. Cơ sở vật chất
- Diện tích mặt bằng sản xuất ……..m2, Trong đó diện tích nhà xưởng sản xuất ………..m2;
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất (Kho nguyên liệu, khu vực sản xuất, chế biến, hoàn thiện sản phẩm; kho thành phần; khu vực vệ sinh;...)
- Kết cấu nhà xưởng
- Nguồn nước phục vụ sản xuất đạt TCCL
- Nguồn điện cung cấp và hệ thống đèn chiếu sáng
- Hệ thống vệ sinh nhà xưởng (hệ thống thoát nước thải và khu vệ sinh cá nhân.)
- Hệ thống xử lý môi trường
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
II.2. Trang, thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến
TT |
Tên trang, thiết bị |
Số lượng |
Xuất xứ |
Thực trạng hoạt động của trang, thiết bị |
Ghi chú |
||||||
Tốt |
Trung bình |
kém |
|||||||||
I |
Trang, thiết bị, dụng cụ hiện có |
||||||||||
1 |
Thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến |
|
|
|
|
|
|
||||
2 |
Thiết bị, dụng cụ bao gói sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
||||
3 |
Trang thiết bị vận chuyển sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
||||
4 |
Thiết bị bảo quản thực phẩm |
|
|
|
|
|
|
||||
5 |
Thiết bị khử trùng, thanh trùng |
|
|
|
|
|
|
||||
6 |
Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ |
|
|
|
|
|
|
||||
7 |
Thiết bị giám sát |
|
|
|
|
|
|
||||
8 |
Phương tiện rửa và khử trùng tay |
|
|
|
|
|
|
||||
9 |
Dụng cụ lưu phụ lục và bảo quản phụ lục |
|
|
|
|
|
|
||||
10 |
Phương tiện, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại |
|
|
|
|
|
|
||||
11 |
Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, thực phẩm |
|
|
|
|
|
|
||||
12 |
Hệ thống cung cấp khí nén |
|
|
|
|
|
|
||||
13 |
Hệ thống cung cấp hơi nước |
|
|
|
|
|
|
||||
14 |
Hệ thống thông gió |
|
|
|
|
|
|
||||
II |
Trang, thiết bị dự kiến bổ sung |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
||||
3 |
|
|
|
|
|
|
|
||||
4 |
|
|
|
|
|
|
|
||||
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy định chưa?
Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, Cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên).
Cam kết của cơ sở:
1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký.
2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định./.
|
………., ngày …. tháng ….. năm 20…. |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ KINH DOANH THỰC PHẨM
I. THÔNG TIN CHUNG
- Cơ sở:................................................................................................................................
- Đại diện cơ sở:.................................................................................................................
- Địa chỉ văn phòng:...........................................................................................................
- Địa chỉ cơ sở kinh doanh: ..............................................................................................
- Địa chỉ kho:........................................................................................................................
- Điện thoại…………………………………………… Fax...............................................
- Giấy phép kinh doanh số:………………Ngày cấp……………………..Nơi cấp......
- Mặt hàng kinh doanh:......................................................................................................
- Phạm vi kinh doanh (01 tỉnh hay 02 tỉnh trở lên):.......................................................
- Tổng số cán bộ, nhân viên, công nhân........................................................................
- Tổng số cán bộ, công nhân trực tiếp kinh doanh.......................................................
- Tổng số cán bộ, công nhân đã được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định...............................................................................................................................................
- Tổng số cán bộ, công nhân đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định...................
II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
II.1. Cơ sở vật chất
- Diện tích mặt bằng kinh doanh; ……..m2, Trong đó diện tích kho hàng: ………..m2;
- Sơ đồ bố trí mặt bằng kinh doanh (kho sản phẩm; khu trưng bày và bán sản phẩm; khu vực bảo quản sản phẩm;…)
- Nguồn nước phục vụ kinh doanh đạt TCCL
- Nguồn điện cung cấp
- Hệ thống vệ sinh và vệ sinh cá nhân (Khu vực rửa tay; phòng thay đồ, vệ sinh cá nhân,…)
- Hệ thống thu gom rác thải và xử lý môi trường
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
II.2. Trang, thiết bị, dụng cụ kinh doanh
TT |
Tên trang, thiết bị |
Số lượng |
Xuất xứ |
Thực trạng hoạt động của trang, thiết bị |
Ghi chú |
||||||
Tốt |
Trung bình |
kém |
|||||||||
I |
Trang, thiết bị, dụng cụ kinh doanh hiện có |
||||||||||
1 |
Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
||||
2 |
Trang thiết bị, dụng cụ trưng bày sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
||||
3 |
Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
||||
4 |
Dụng cụ rửa và sát trùng tay |
|
|
|
|
|
|
||||
5 |
Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ (nếu sử dụng) |
|
|
|
|
|
|
||||
6 |
Trang bị bảo hộ (nếu sử dụng) |
|
|
|
|
|
|
||||
7 |
Dụng cụ, phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại |
|
|
|
|
|
|
||||
8 |
Dụng cụ, thiết bị giám sát |
|
|
|
|
|
|
||||
II |
Trang, thiết bị dự kiến bổ sung |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
||||
3 |
|
|
|
|
|
|
|
||||
4 |
|
|
|
|
|
|
|
||||
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh thực phẩm theo quy định chưa?
Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, Cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên).
Cam kết của cơ sở:
1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký.
2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định./.
|
………., ngày …. tháng ….. năm 20…. |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
…….., ngày ……… tháng ………. năm…….
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
Thực hiện theo Quyết định số /QĐ………., ngày……..tháng…….. năm………. của Đoàn thẩm định gồm có:
1..................................................................................................................... Trưởng đoàn
2........................................................................................................................ Thành viên
3........................................................................................................................ Thành viên
4........................................................................................................................ Thành viên
5................................................................................................................................ Thư ký
Tiến hành thẩm định, đánh giá việc thực hiện những quy định về cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại:
- Cơ sở:................................................................................................................................
- Đại diện cơ sở:.................................................................................................................
- Địa chỉ văn phòng:...........................................................................................................
- Địa chỉ cơ sở sản xuất, chế biến:..................................................................................
- Địa chỉ kho:........................................................................................................................
- Điện thoại………………………………………………….. Fax.....................................
- Giấy phép kinh doanh số:…………………….Ngày cấp…………………….Nơi cấp
- Mặt hàng sản xuất, chế biến :........................................................................................
- Công suất thiết kế:...........................................................................................................
- Hồ sơ công bố chất lượng hàng hóa số (nếu có):......................................................
- Diện tích mặt bằng:..........................................................................................................
- Tổng số nhân viên: ………………Trong đó: Trực tiếp ……………………..Gián tiếp
I. Đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm
TT |
Nội dung |
Mức độ kiểm tra (A/B) |
Đánh giá |
Ghi chú |
||
Đạt |
Không đạt |
|||||
I. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất |
|
|
|
|
||
(1) |
Địa điểm cơ sở |
B |
|
|
|
|
(2) |
Môi trường cơ sở |
B |
|
|
|
|
(3) |
Thiết kế, bố trí và kết cấu nhà xưởng |
A |
|
|
|
|
|
- Kho nguyên liệu, bao bì |
A |
|
|
|
|
- Kho bao bì |
A |
|
|
|
||
- Kho sản phẩm |
A |
|
|
|
||
- Khu vực sản xuất, chế biến, kinh doanh |
A |
|
|
|
||
- Khu vực đóng gói |
A |
|
|
|
||
- Khu vực rửa tay |
A |
|
|
|
||
- Phòng thay đồ bảo hộ |
B |
|
|
|
||
- Nhà vệ sinh |
B |
|
|
|
||
(4) |
Nguyên liệu; phụ gia |
A |
|
|
|
|
(5) |
Nguồn nước sản xuất, vệ sinh |
A |
|
|
|
|
(6) |
Hệ thống chiếu sáng |
B |
|
|
|
|
(7) |
Hệ thống thông gió |
B |
|
|
|
|
(8) |
Hệ thống cung cấp khí nén |
B |
|
|
|
|
(9) |
Hệ thống cung cấp hơi nước |
B |
|
|
|
|
(10) |
Hệ thống thu gom, xử lý rác thải |
B |
|
|
|
|
(11) |
Hệ thống thoát nước thải |
B |
|
|
|
|
II. Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ |
|
|
|
|
||
(1) |
Thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến |
A |
|
|
|
|
(2) |
Thiết bị, dụng cụ bao gói sản phẩm |
A |
|
|
|
|
(3) |
Trang thiết bị vận chuyển sản phẩm |
A |
|
|
|
|
(4) |
Thiết bị bảo quản thực phẩm |
A |
|
|
|
|
(5) |
Thiết bị khử trùng, thanh trùng |
A |
|
|
|
|
(6) |
Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ |
B |
|
|
|
|
(7) |
Thiết bị giám sát |
B |
|
|
|
|
(8) |
Phương tiện rửa và khử trùng tay |
A |
|
|
|
|
(9) |
Dụng cụ lưu phụ lục và bảo quản phụ lục |
A |
|
|
|
|
(10) |
Phương tiện, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại |
A |
|
|
|
|
(11) |
Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, thực phẩm |
A |
|
|
|
|
III. Điều kiện về con người |
|
|
|
|
||
(1) |
Bản sao Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. |
A |
|
|
|
|
(2) |
Bản sao Giấy chứng nhận sức khoẻ |
A |
|
|
|
|
(3) |
Bản sao kết quả xét nghiệm |
B |
|
|
|
|
II. Nhận xét và kiến nghị
1. Nhận xét
a. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
b. Điều kiện trang thiết bị dụng cụ:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
c. Điều kiện con người:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Kiến nghị:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Kết luận: (Cơ sở “Đạt” khi 100% các tiêu chí mức độ A và > 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Chờ hoàn thiện” khi 100% các tiêu chí mức độ A và > 40% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc >40% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt).
Kết quả thẩm định cơ sở: |
Đạt |
£ |
|
Không đạt |
£ |
|
Chờ hoàn thiện |
£ |
Biên bản kết thúc lúc: ….. giờ…… phút, ngày …. tháng …. năm …. và lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện cơ sở |
Trưởng đoàn thẩm định |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
…….., ngày ……… tháng ………. năm…….
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
Thực hiện theo Quyết định số /QĐ………., ngày……..tháng…….. năm………. của Đoàn thẩm định gồm có:
1..................................................................................................................... Trưởng đoàn
2........................................................................................................................ Thành viên
3........................................................................................................................ Thành viên
4........................................................................................................................ Thành viên
5................................................................................................................................ Thư ký
Tiến hành thẩm định, đánh giá việc thực hiện những quy định về cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại:
- Cơ sở:................................................................................................................................
- Đại diện cơ sở:.................................................................................................................
- Địa chỉ văn phòng:...........................................................................................................
- Địa chỉ cơ sở kinh doanh
- Địa chỉ kho:........................................................................................................................
- Điện thoại………………………………………………….. Fax.....................................
- Giấy phép kinh doanh số:…………………….Ngày cấp…………………….Nơi cấp
- Mặt hàng kinh doanh:......................................................................................................
- Số lượng sản phẩm kinh doanh:...................................................................................
- Hồ sơ công bố chất lượng hàng hóa số (nếu có):......................................................
- Diện tích mặt bằng:…………………………………..Diện tích kho............................
- Tổng số nhân viên: ………………Trong đó: Trực tiếp ……………………..Gián tiếp
I. Đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm
TT |
Nội dung |
Mức độ kiểm tra (A/B) |
Đánh giá |
Ghi chú |
||
Đạt |
Không đạt |
|||||
I. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất |
|
|
|
|
||
(1) |
Địa điểm cơ sở |
B |
|
|
|
|
(2) |
Môi trường cơ sở |
B |
|
|
|
|
(3) |
Thiết kế, bố trí, kết cấu các khu vực cơ sở |
A |
|
|
|
|
|
- Kho sản phẩm |
A |
|
|
|
|
- Khu trưng bày sản phẩm |
A |
|
|
|
||
- Khu vực rửa tay |
A |
|
|
|
||
- Phòng thay đồ bảo hộ |
B |
|
|
|
||
- Nhà vệ sinh |
B |
|
|
|
||
(4) |
Nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm kinh doanh |
A |
|
|
|
|
(5) |
Nguồn nước dùng để vệ sinh dụng cụ đối với sản phẩm bao gói đơn giản, không bao gói |
A |
|
|
|
|
(6) |
Hệ thống nước đá bảo quản (nếu sử dụng) |
B |
|
|
|
|
(7) |
Hệ thống thu gom, xử lý rác thải |
B |
|
|
|
|
(8) |
Hệ thống thoát nước thải |
B |
|
|
|
|
II. Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ gồm: |
|
|
|
|
||
(1) |
Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản sản phẩm |
A |
|
|
|
|
(2) |
Trang thiết bị, dụng cụ trưng bày sản phẩm |
A |
|
|
|
|
(3) |
Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển sản phẩm |
A |
|
|
|
|
(4) |
Dụng cụ rửa và sát trùng tay |
B |
|
|
|
|
(5) |
Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ (nếu sử dụng) |
B |
|
|
|
|
(6) |
Trang bị bảo hộ (nếu sử dụng) |
B |
|
|
|
|
(7) |
Dụng cụ, phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại |
B |
|
|
|
|
(8) |
Dụng cụ, thiết bị giám sát |
B |
|
|
|
|
III. Điều kiện về con người gồm: |
|
|
|
|
||
(1) |
Bản sao Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. |
A |
|
|
|
|
(2) |
Bản sao Giấy chứng nhận sức khoẻ |
A |
|
|
|
|
(3) |
Bản sao kết quả xét nghiệm |
B |
|
|
|
|
II. Nhận xét và kiến nghị
1. Nhận xét
a. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
b. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
c. Điều kiện con người:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Kiến nghị:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Kết luận: (Cơ sở “Đạt” khi 100% các tiêu chí mức độ A và > 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Chờ hoàn thiện” khi 100% các tiêu chí mức độ A và > 40% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc > 40% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt).
Kết quả thẩm định cơ sở: |
Đạt |
£ |
|
Không đạt |
£ |
|
Chờ hoàn thiện |
£ |
Biên bản kết thúc lúc: ….. giờ…… phút, ngày …. tháng …. năm …. và lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện đơn vị |
Trưởng đoàn thẩm định |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
…….., ngày ……… tháng ………. năm……
Kính gửi: (Tên Cơ quan có thẩm quyền)…..
I. Thông tin chung:
1. Tên Cơ sở:......................................................................................................................
2. Địa chỉ Cơ sở:.................................................................................................................
3. Số điện thoại: ………………………………Fax: ……………………Email:.............
II. Tóm tắt kết quả khắc phục:
TT |
Sai lỗi theo kết luận kiểm tra ngày … tháng … năm … của … |
Nguyên nhân sai lỗi |
Biện pháp khắc phục |
Kết quả |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm./.
|
……… ngày …. tháng ….. năm ….. |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
BỘ CÔNG THƯƠNG Chứng nhận Cơ sở: ……………………………………………………………………………………………………… Loại hình sản xuất/kinh doanh: …………………………………………………………………………… Chủ cơ sở:………………………………………………………………………………………………….. Địa chỉ sản xuất/kinh doanh: ………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………. Điện thoại: ………………………………………………. Fax: ……………………………………………
ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH
|
|
|
Hà Nội, ngày …. tháng … năm ….. |
Số cấp:…………./GCNATTP-BCT
|
|
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH/THÀNH PHỐ…………………. Chứng nhận Cơ sở: ……………………………………………………………………………………………………… Loại hình sản xuất/kinh doanh: …………………………………………………………………………… Chủ cơ sở:………………………………………………………………………………………………….. Địa chỉ sản xuất/kinh doanh: ………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………. Điện thoại: ………………………………………………. Fax: ……………………………………………
ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM …………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………….
|
|
|
………., ngày …. tháng … năm ….. |
Số cấp:…………./GCNATTP-SCT
|
|
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
…….., ngày ……… tháng ………. năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: (Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
…………………………………………………………………………………………
Đơn vị chúng tôi (tên cơ sở) …………………………………… đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh (tên sản phẩm), cụ thể như sau:
Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số…………. ngày cấp………………………………..
Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận: ……………………………………………………………………
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận.
Nơi nhận: |
CHỦ CƠ SỞ |
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 29/2012/TT-BCT |
Hanoi, October 05th 2012 |
CIRCULAR
ON THE ISSUANCE AND REVOCATION OF THE CERTIFICATES OF FULFILLMENT OF FOOD SAFETY CONDITIONS UNDER THE MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the Government's Decree No. 189/2007/NĐ-CP on December 27th 2007 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade
Pursuant to the Government's Decree No. 44/2011/NĐ-CP dated June 14th 2011 amending and supplementing Article 3 of the Government's Decree No. 189/2007/NĐ-CP on December 27th 2007 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Law of Food safety No. 55/2010/QH12 dated June 17th 2010;
Pursuant to the Government's Decree No. 38/2012/NĐ-CP dated April 25th 2012 detailing the implementation of a number of articles of the Law of Food safety;
The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular on the issuance and revocation of the Certificates of fulfillment of food safety conditions under the management of the Ministry of Industry and Trade as follows:
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular deals with the dossier of application of the Certificate (hereinafter referred to as dossier), the procedures for, and procedures authority to issue and revoke the Certificates of fulfillment of food safety conditions (hereinafter referred to as Certificates) applicable to organizations and individuals (hereinafter referred to as establishments) that produce or trade wine, beer, soft drink, processed milk, vegetable oil, powder, starch, sweets, jam; instruments and materials for wrapping and storing food under the management of the Ministry of Industry and Trade
Article 2. Subjects of application
1. This Circular is applicable to the establishments that produce or trade food products; instruments and materials for wrapping and storing food under the management of the Ministry of Industry and Trade, except for the cases prescribed in Clause 2 this Article.
2. The subjects exempted from applying for the Certificate:
a) Small producing establishments: only 02 workers or less that directly participate in the production;
b) Small trading establishments: Only 02 employees or less that directly sell products;
c) Street vendors;
d) The trading of pre-packed food without special conditions of preservation as prescribed.
Chapter 2.
THE DOSSIERS, PROCEDURES FOR, AND AUTHORITY TO ISSUE AND REVOKE THE CERTIFICATES OF FULFILLMENT OF FOOD SAFETY CONDITIONS
Article 3. The dossier of application for the Certificate
The dossier of application for the Certificate must be made into 02 sets, comprising:
1. The application for the Certificate of fulfillment of food safety conditions made under the Annex 1 promulgated together with this Circular;
2. A notarized copy of the Certificate of business registration or the Investment certificate that specify the food business;
3. The description of the facilities, equipment, and instruments that fulfill the food safety conditions made under the Annex 2 or Annex 3 promulgated together with this Circular;
4. The original or the authenticated copy of the Certificate of knowledge in food safety and hygiene of the establishment owner, the people that directly participate in the production or sale, or the list of the managers of the establishment issued by a competent agency appointed by the Ministry of Industry and Trade as prescribed;
5. The original or the authenticated copy of the Certificate of health of the establishment owner, the people that directly participate in the production or sale, or the list of the managers of the establishment issued by a district-level health agency or above.
Article 4. Receiving and assessing the dossier validity
1. . Receiving and assessing the dossier validity
Within 05 working days as from receiving the dossier, the competent agency prescribed in Article 8 of this Circular must assess the validity of the dossier of application for the Certificate of the establishment as prescribed; if the dossier is not valid, the competent agency inform and request the establishment, in writing, to supplement the dossier; the period of waiting for the supplementation is not included in the dossier assessment period.
2. Establishing the Appraisal Commission
a) Within 15 working days after receiving the valid dossier, the competent agency shall appraise the dossier content and carry out field inspection at the establishment.
b) The establishment of the Commission of dossier appraisal and field inspection is decided by the agency competent to issue the Certificate, or an authorized agency. A Commission comprises 03 – 05 members, 2/3 of them must be specialized in food safety and inspector of food safety (it is allowed to invite external experts with suitable specialty to join the Commission).
3. The content of appraisal
Checking the information and assessing the legitimacy of the dossier of application for the Certificate compared to the original dossier kept at the establishment as prescribed.
The food safety conditions as prescribed.
4. The appraisal results
a) The appraisal results must specify whether the establishment is “passed” or “failed” in the appraisal record on the food safety conditions of the food-producing establishment in Annex 4, or the appraisal record on the food safety conditions of the food-trading establishment in Annex 5 promulgated together with this Circular, and must suit the registered business line of the establishment.
b) If the establishment is “failed”, the reasons and the time of reappraisal must be provided (not exceeding 03 months). The establishment must submit a report on the rectification, made under the Annex 6 promulgated together with this Circular, at the request of the Appraisal Commission written in the appraisal record to the competent agency for reappraisal as prescribed in Clause 1 this Article. If the establishment is still failed after the reappraisal, the Appraisal Commission shall request the competent agency to not issue the Certificate of fulfillment of food safety conditions, or suspend the operation of the establishment when it applies for a reissuance.
The appraisal record shall be made in 02 copies with equal value. 1 copy is kept by the Commission, 01 copy is kept by the establishment owner.
Article 5. Issuing and reissuing the Certificate
1. Issuing the Certificate
a) Within 05 working days as from giving the “passed” result, the competent agency must issue the Certificate to the establishment under the Annex 7 or Annex 8 promulgated together with this Circular;
b) The dossier of application for the Certificate being kept at the establishment and the agency competent to issue the Certificate comprises:
- The application for the Certificate: the original is kept at the establishment, the copy is kept at the agency competent to issue the Certificate;
- The Decision on establishing the Appraisal Commission, and the written authorization (in case of authorized appraisal);
- The appraisal record made by the Appraisal Commission stating “Passed”
- The Certificate of fulfillment of food safety conditions.
2. Reissuing the Certificate
a) 06 months before the Certificate expires, the establishment must submit an application, made under Annex 09 promulgated together with this Circular, if they wish to continue producing or trading. The dossier and procedures for applying for the reissuance of the certificate are provided in Article 3, 4, and 5 of this Circular.
b) If the issued certificate is lost or damage, the food-producing establishment or food-trading establishments must submit an written application for the reissuance of the Certificate of fulfillment of food safety conditions, made under the Annex 09 promulgated together with this Circular, to the competent agency that issued the certificate. Within 05 working days as from receiving the valid application, based on the previous documents, the competent agency that issued the Certificate shall consider and reissue the Certificate to the establishment. The refusal must be informed and explained in writing.
3. The Certificate is valid for 03 years.
Article 6. Fees for issuing the Certificate of fulfillment of food safety conditions
1. The establishment that apply for the Certificate must pay the fees for the appraisal and the issuance of the Certificate as prescribed by law provisions on fees and charges.
2. The management of fees for appraisal must comply with as prescribed by current law provisions.
Article 7. The authority to issue the certificate
1. Issuing the certificate to the establishment that produce or process food:
a) The Ministry of Industry and Trade shall issue the Certificates to the establishments that produces:
- Wine: at least 3,000,000 liters per year;
- Beer: at least 50,000,000 liters per year;
- Soft drink: at least 20,000,000 liters per year;
- Processed milk: at least 20,000 liters per year;
- Vegetable oil: at least 50,000 tonnes per year;
- Sweets: at least 20,000 tonnes per year;
- Powder and starch: at least 100,000 tonnes per year;
- Instruments and materials for wrapping and storing the above products.
b) The Services of Industry and Trade of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial Services of Industry and Trade) shall issue the Certificates to:
- The local establishments that produce food products under the management of the Ministry of Industry and Trade, of which the designed production is lower than that of the establishments prescribed in Point a Clause 1 this Article.
2. Issuing the certificate to the establishment that trade food:
a) The Ministry of Industry and Trade shall issue the Certificates to the establishments of manufacturers of whom the scale and products suit Point a Clause 1 this Article; the food-trading establishments of wholesale traders or wholesale agents in at least 02 central-affiliated cities or provinces.
b) The provincial Services of Industry and Trade shall issue the Certificates to the food-trading establishment of wholesale traders or wholesale agents in 1 central-affiliated cities or provinces, and the local retail food stores; to the establishments of whom the location, the scale, and products suit Point b Clause 1 this Article.
Article 8. Revoking the Certificate
1. Cases of revocation
The Certificates of food-producing establishments and food-trading establishments shall be revoked in the following cases:
a) Not doing the food business as registered.
b) Having a decision from a competent State agency on changing the business line at the old location.
c) The right to use the certificate is deprived of as prescribed by law provisions on penalties for administrative violations of food safety.
2. The authority to revoke the certificate
a) The competent agency that is competent to issue a certificate is also competent to revoke it.
b) The superior competent agencies are entitle to inspect and revoke the certificates issued by the inferior competent State agencies if the establishment is found that they are seriously violating the provisions on food safety conditions.
Chapter 3.
RESPONSIBILITIES OF RELEVANT PARTIES
Article 9. Responsibilities of the agencies competent to issue the Certificates
The agencies competent to issue the Certificates prescribed in Article 7 must:
1. Issue the Certificates of fulfillment of food safety conditions to the establishments prescribed in Article 2 of this Circular as prescribed.
2. Keep the dossiers of application for the Certificate as prescribed.
3. Cooperate with relevant agencies in inspecting when receiving complaints or denunciation, or finding signs of violations of provisions on food safety and hygiene conditions as prescribed by law.
Article 10. Responsibilities of the applicants for the Certificates
1. Applying for the issuance of the Certificates in accordance with the procedures prescribed in this Circular.
2. Enabling the Appraisal Commission to carry out appraisal at their establishments.
3. Keeping the dossiers of application for the Certificate as prescribed.
4. Paying the fees for the appraisal and the issuance of the Certificate as prescribed by law provisions on fees and charges.
Chapter 4.
IMPLEMENTATION ORGANIZATION AND EFFECTS
Article 11. Implementation organization
1. The Ministry of Industry and Trade shall assign:
a) The Department of Science and Technology to receive the dossiers and assess their validity, then submit them to the leaders of the Ministry of Industry and Trade for considering and issuing the Certificates to the food-producing and food-processing establishments the scale and products suit Point a Clause 1 Article 7 of this Circular, and guide the implementation of this Circular nationwide.
b) The Department of Domestic market to receive the dossiers and assess their validity, then submit them to the leaders of the Ministry of Industry and Trade for considering and issuing the Certificates to the food-trading establishments prescribed in Point a Clause 2 Article 7 of this Circular;
2. The Services of Industry and Trade shall guide the implementation of this Circular locally.
Article 12. Effects
1. This Circular takes effect on November 19th 2012.
2. The difficulties arising during the course of implementation are recommended to be reported to the Ministry of Industry and Trade for consideration and settlement./.
|
FOR THE MINISTER |