Chương 2 Thông tư 29/2012/TT-BCT: Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 29/2012/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Cẩm Tú |
Ngày ban hành: | 05/10/2012 | Ngày hiệu lực: | 19/11/2012 |
Ngày công báo: | 07/11/2012 | Số công báo: | Từ số 647 đến số 648 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
06/02/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thu hồi GCN nếu kinh doanh sai ngành nghề
Các cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSXKD) thực phẩm không hoạt động ngành nghề kinh doanh đã đăng ký sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Nội dung trên được quy định tại Thông tư 29/2012/TT-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 05/10/2012.
Việc thu hồi giấy chứng nhận nói trên cũng được áp dụng đối với CSSXKD có quyết định của cơ quan nhà nước chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ hoặc bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Những nội dung về Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận, Tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, Cấp và cấp lại Giấy chứng nhận, Phí và lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận… cũng được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/11/2012.
Văn bản tiếng việt
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đóng thành 01 quyển (02 bộ), gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư;
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 hoặc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư;
4. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định;
5. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.
1. Tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Thông tư này có trách nhiệm tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của cơ sở theo quy định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.
2. Thành lập đoàn thẩm định
a) Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.
b) Đoàn thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia từ bên ngoài phù hợp chuyên môn tham gia Đoàn thẩm định).
3. Nội dung thẩm định cơ sở
Kiểm tra thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định.
Các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Kết quả thẩm định cơ sở
a) Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Phụ lục 4 hoặc Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với loại hình đăng ký sản xuất, kinh doanh của cơ sở
b) Trường hợp “Không đạt” phải ghi rõ lý do và thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng). Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định được ghi trong Biên bản thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì Đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở trong trường hợp xin cấp lại.
Biên bản thẩm định được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và chủ cơ sở giữ 01 bản.
1. Cấp Giấy chứng nhận
a) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định “Đạt”, Cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Phụ lục 7 hoặc Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận được lưu tại cơ sở và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, gồm:
- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận: Bản gốc lưu tại cơ sở; bản sao lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
- Quyết định thành lập đoàn thẩm định và công văn ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền thẩm định);
- Biên bản thẩm định cơ sở của Đoàn thẩm định với kết luận “Đạt”;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Cấp lại Giấy chứng nhận
a) Trước 06 tháng (tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn), trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh, cơ sở phải nộp đơn đề nghị theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư. Hồ sơ và thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại các Điều 3, 4 và 5 của Thông tư này.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
3. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
1. Cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp phí thực hiện thẩm định và phí cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Việc quản lý phí, lệ phí kiểm tra được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
1. Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm:
a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: 20.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bánh kẹo: Từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên.
b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp Giấy chứng nhận đối với:
- Các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/thành phố có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm:
a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất thực phẩm có quy mô và mặt hàng sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó; các cơ sở kinh doanh trực thuộc Thương nhân sản xuất có quy mô, mặt hàng và địa bàn sản xuất theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này.
1. Các trường hợp thu hồi
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp sau:
a) Không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký.
b) Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ.
c) Bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận
a) Cơ quan có thẩm quyền nào cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan đó có quyền thu hồi Giấy chứng nhận.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra, thanh tra và thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới đã cấp nếu phát hiện cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm.
Chapter 2.
THE DOSSIERS, PROCEDURES FOR, AND AUTHORITY TO ISSUE AND REVOKE THE CERTIFICATES OF FULFILLMENT OF FOOD SAFETY CONDITIONS
Article 3. The dossier of application for the Certificate
The dossier of application for the Certificate must be made into 02 sets, comprising:
1. The application for the Certificate of fulfillment of food safety conditions made under the Annex 1 promulgated together with this Circular;
2. A notarized copy of the Certificate of business registration or the Investment certificate that specify the food business;
3. The description of the facilities, equipment, and instruments that fulfill the food safety conditions made under the Annex 2 or Annex 3 promulgated together with this Circular;
4. The original or the authenticated copy of the Certificate of knowledge in food safety and hygiene of the establishment owner, the people that directly participate in the production or sale, or the list of the managers of the establishment issued by a competent agency appointed by the Ministry of Industry and Trade as prescribed;
5. The original or the authenticated copy of the Certificate of health of the establishment owner, the people that directly participate in the production or sale, or the list of the managers of the establishment issued by a district-level health agency or above.
Article 4. Receiving and assessing the dossier validity
1. . Receiving and assessing the dossier validity
Within 05 working days as from receiving the dossier, the competent agency prescribed in Article 8 of this Circular must assess the validity of the dossier of application for the Certificate of the establishment as prescribed; if the dossier is not valid, the competent agency inform and request the establishment, in writing, to supplement the dossier; the period of waiting for the supplementation is not included in the dossier assessment period.
2. Establishing the Appraisal Commission
a) Within 15 working days after receiving the valid dossier, the competent agency shall appraise the dossier content and carry out field inspection at the establishment.
b) The establishment of the Commission of dossier appraisal and field inspection is decided by the agency competent to issue the Certificate, or an authorized agency. A Commission comprises 03 – 05 members, 2/3 of them must be specialized in food safety and inspector of food safety (it is allowed to invite external experts with suitable specialty to join the Commission).
3. The content of appraisal
Checking the information and assessing the legitimacy of the dossier of application for the Certificate compared to the original dossier kept at the establishment as prescribed.
The food safety conditions as prescribed.
4. The appraisal results
a) The appraisal results must specify whether the establishment is “passed” or “failed” in the appraisal record on the food safety conditions of the food-producing establishment in Annex 4, or the appraisal record on the food safety conditions of the food-trading establishment in Annex 5 promulgated together with this Circular, and must suit the registered business line of the establishment.
b) If the establishment is “failed”, the reasons and the time of reappraisal must be provided (not exceeding 03 months). The establishment must submit a report on the rectification, made under the Annex 6 promulgated together with this Circular, at the request of the Appraisal Commission written in the appraisal record to the competent agency for reappraisal as prescribed in Clause 1 this Article. If the establishment is still failed after the reappraisal, the Appraisal Commission shall request the competent agency to not issue the Certificate of fulfillment of food safety conditions, or suspend the operation of the establishment when it applies for a reissuance.
The appraisal record shall be made in 02 copies with equal value. 1 copy is kept by the Commission, 01 copy is kept by the establishment owner.
Article 5. Issuing and reissuing the Certificate
1. Issuing the Certificate
a) Within 05 working days as from giving the “passed” result, the competent agency must issue the Certificate to the establishment under the Annex 7 or Annex 8 promulgated together with this Circular;
b) The dossier of application for the Certificate being kept at the establishment and the agency competent to issue the Certificate comprises:
- The application for the Certificate: the original is kept at the establishment, the copy is kept at the agency competent to issue the Certificate;
- The Decision on establishing the Appraisal Commission, and the written authorization (in case of authorized appraisal);
- The appraisal record made by the Appraisal Commission stating “Passed”
- The Certificate of fulfillment of food safety conditions.
2. Reissuing the Certificate
a) 06 months before the Certificate expires, the establishment must submit an application, made under Annex 09 promulgated together with this Circular, if they wish to continue producing or trading. The dossier and procedures for applying for the reissuance of the certificate are provided in Article 3, 4, and 5 of this Circular.
b) If the issued certificate is lost or damage, the food-producing establishment or food-trading establishments must submit an written application for the reissuance of the Certificate of fulfillment of food safety conditions, made under the Annex 09 promulgated together with this Circular, to the competent agency that issued the certificate. Within 05 working days as from receiving the valid application, based on the previous documents, the competent agency that issued the Certificate shall consider and reissue the Certificate to the establishment. The refusal must be informed and explained in writing.
3. The Certificate is valid for 03 years.
Article 6. Fees for issuing the Certificate of fulfillment of food safety conditions
1. The establishment that apply for the Certificate must pay the fees for the appraisal and the issuance of the Certificate as prescribed by law provisions on fees and charges.
2. The management of fees for appraisal must comply with as prescribed by current law provisions.
Article 7. The authority to issue the certificate
1. Issuing the certificate to the establishment that produce or process food:
a) The Ministry of Industry and Trade shall issue the Certificates to the establishments that produces:
- Wine: at least 3,000,000 liters per year;
- Beer: at least 50,000,000 liters per year;
- Soft drink: at least 20,000,000 liters per year;
- Processed milk: at least 20,000 liters per year;
- Vegetable oil: at least 50,000 tonnes per year;
- Sweets: at least 20,000 tonnes per year;
- Powder and starch: at least 100,000 tonnes per year;
- Instruments and materials for wrapping and storing the above products.
b) The Services of Industry and Trade of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial Services of Industry and Trade) shall issue the Certificates to:
- The local establishments that produce food products under the management of the Ministry of Industry and Trade, of which the designed production is lower than that of the establishments prescribed in Point a Clause 1 this Article.
2. Issuing the certificate to the establishment that trade food:
a) The Ministry of Industry and Trade shall issue the Certificates to the establishments of manufacturers of whom the scale and products suit Point a Clause 1 this Article; the food-trading establishments of wholesale traders or wholesale agents in at least 02 central-affiliated cities or provinces.
b) The provincial Services of Industry and Trade shall issue the Certificates to the food-trading establishment of wholesale traders or wholesale agents in 1 central-affiliated cities or provinces, and the local retail food stores; to the establishments of whom the location, the scale, and products suit Point b Clause 1 this Article.
Article 8. Revoking the Certificate
1. Cases of revocation
The Certificates of food-producing establishments and food-trading establishments shall be revoked in the following cases:
a) Not doing the food business as registered.
b) Having a decision from a competent State agency on changing the business line at the old location.
c) The right to use the certificate is deprived of as prescribed by law provisions on penalties for administrative violations of food safety.
2. The authority to revoke the certificate
a) The competent agency that is competent to issue a certificate is also competent to revoke it.
b) The superior competent agencies are entitle to inspect and revoke the certificates issued by the inferior competent State agencies if the establishment is found that they are seriously violating the provisions on food safety conditions.