Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 115/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 20/10/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức xử phạt khi bán thức ăn đường phố không bảo đảm ATTP
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Theo đó, phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng (quy định hiện hành là 300.000 - 500.000 đồng) đối với một trong các hành vi kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau:
- Không có bàn, tủ, thiết bị, dụng cụ,…đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn;
- Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
- Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
- Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, chứa đựng trực tiếp thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Người đang mắc bệnh mà theo quy định không được trực tiếp kinh doanh thức ăn;
- Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống…
Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013.
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2018 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
2. Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
b) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
c) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
d) Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
b) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;
đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;
e) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm;
g) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;
h) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;
i) Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển;
k) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
l) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất, hóa chất quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất, hóa chất vượt quá giới hạn cho phép hoặc không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng;
b) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng thuộc danh mục bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cống rãnh thoát nước thải bị ứ đọng; không được che kín;
b) Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy;
c) Không có ủng hoặc giầy, dép sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
b) Khu vực sản xuất, kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Khu vực chứa đựng, kho bảo quản không có hoặc không đầy đủ giá, kệ, biển tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ về theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác đối với nguyên liệu, sản phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt tại khu vực chứa đựng, kho bảo quản;
đ) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
e) Không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến, đóng gói, nhà vệ sinh, rửa tay, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan;
g) Khu vực chiết rót nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai không kín; không tách biệt với các khu vực khác; không được trang bị hệ thống diệt khuẩn không khí.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hoặc không đầy đủ thiết bị chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm đối với từng loại sản phẩm;
b) Không phân loại, bảo quản riêng biệt phế thải, nguyên liệu, thành phẩm hoặc bán thành phẩm bị hỏng, hết hạn sử dụng với các nguyên liệu và sản phẩm phục vụ để sản xuất, kinh doanh;
c) Bảo quản nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, sản phẩm thực phẩm không phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm đó hoặc không phù hợp với điều kiện bảo quản do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm đã công bố;
d) Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng không phù hợp quy định để rửa, khử trùng tay, vệ sinh cá nhân và trang thiết bị, dụng cụ;
e) Sử dụng hoá chất diệt chuột, diệt côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất, kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nơi sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản không cách biệt với nguồn ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các yếu tố gây hại khác;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho bảo quản bị thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Không có hoặc không đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng phù hợp quy định để rửa, khử trùng tay, vệ sinh cá nhân và trang thiết bị, dụng cụ;
d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản; trang thiết bị, dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, trừ các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4, các điểm a, b, c và d khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này.
6. Phạt tiền đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc đối tượng bắt buộc thiết lập và áp dụng hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có thiết lập và áp dụng nhưng không đầy đủ theo quy định hoặc không phù hợp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có thiết lập và áp dụng nhưng hồ sơ hệ thống quản lý không đủ độ tin cậy hoặc không thực hiện hành động sửa chữa, khắc phục khi thông số giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn bị vi phạm;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở không thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý theo HACCP hoặc các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
b) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để sản xuất; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 6 và khoản 7 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện bảo quản theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc quy định an toàn thực phẩm tương ứng trong quá trình vận chuyển;
b) Vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm với các loại hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm, trừ vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm với chất, hóa chất độc hại có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chế biến thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.
5. Phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản; sản xuất, kinh doanh, sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào hoặc có chất bảo quản cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản; sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào hoặc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, bảo quản thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản là chất, hóa chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền đối với hành vi khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý khai thác loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người bị cấm dùng làm thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
7. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5, các điểm b, c và d khoản 6 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5, điểm d khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị.
2. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ô nhiễm vi sinh vật; tồn dư chất, hóa chất vượt giới hạn theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có quy định nội bộ về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;
b) Không thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sơ chế, chế biến thực phẩm mà không có các quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm cuối cùng.
3. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thực phẩm bị hỏng, mốc, bụi bẩn hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm khác.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nơi kinh doanh, bày bán, bảo quản thực phẩm bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
b) Vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm;
c) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
b) Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
c) Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
d) Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;
c) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
d) Cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng; không được che kín;
đ) Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
e) Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
b) Chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;
d) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;
d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ các quy định về vận chuyển, lưu giữ thực phẩm biến đổi gen, sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen không có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm nhưng không có giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;
c) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ không thuộc danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ;
d) Thực hiện chiếu xạ thực phẩm nhưng không tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ hoặc chiếu xạ thực phẩm tại cơ sở chưa đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư) và các loại giấy tờ, tài liệu khác;
b) Cung cấp thông tin, sử dụng tài liệu không đúng sự thật về lô hàng, mặt hàng nhập khẩu để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm hoặc miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm hoặc để chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường;
c) Đưa ra lưu thông trên thị trường lô hàng, mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” trước khi thông quan mà không thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm không có lấy mẫu kiểm nghiệm hoặc miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm mà sản phẩm hoặc lô sản phẩm lưu thông trên thị trường có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố; sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thực phẩm thuộc diện miễn kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu nhưng bị quốc gia nhập khẩu trả về mà không thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trước khi lưu thông trên thị trường.
a) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm;
b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 tháng đến 07 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 07 tháng đến 09 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;
c) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
d) Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm:
a) Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật;
d) Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025;
đ) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm;
b) Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;
b) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mà chưa đến mức là hàng giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm mà có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mà chưa đến mức là hàng giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đây:
a) Không thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất, lưu thông phân phối nhằm bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;
b) Không thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày đối với hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ;
c) Không thực hiện và lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất mọi lô sản phẩm theo quy định của pháp luật;
d) Không áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo; không ghi chép kết quả vào hồ sơ ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất;
đ) Xuất nguyên vật liệu để sử dụng khi chưa được đánh giá đạt chất lượng; xuất bán sản phẩm khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu;
e) Không theo dõi độ ổn định của sản phẩm theo quy định của pháp luật;
g) Không có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra hoặc có quy trình quy định nhưng không thực hiện theo quy trình; không ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ về các hoạt động giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, tự kiểm tra.
3. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm mà không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật hoặc không có bản tự công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm đến 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tự công bố lại sản phẩm, đăng ký lại bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo;
b) Không thực hiện thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi sau công bố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có thông báo nhưng nội dung thông báo không phù hợp nội dung thay đổi của sản phẩm hoặc không có tài liệu phù hợp quy định của pháp luật chứng minh cho sự thay đổi;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và các loại giấy tờ, tài liệu khác;
d) Không thực hiện theo quy định về sang chia, san, chiết trong sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm;
đ) Bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong cơ sở kinh doanh hoá chất dùng cho mục đích khác.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không phù hợp với thông tin về sản phẩm đã công bố, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buôn bán sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước mà đã được miễn thực hiện thủ tục công bố sản phẩm và miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người;
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 5.000.000 đồng;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 20.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại hoặc có chất, dược chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm.
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 8 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này;
e) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 12 tháng đến 16 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
g) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 16 tháng đến 20 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
h) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 8 và 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều này;
d) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5, các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;
b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi tài liệu, ấn phẩm đã phát hành đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa thông tin sai về năng lực kiểm nghiệm hoặc phạm vi được công nhận chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của cơ sở kiểm nghiệm;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm không lưu trữ hồ sơ kiểm nghiệm, thử nghiệm theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu không lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật.
3 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo hoặc giả mạo mẫu thực phẩm dùng để kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4 Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kết quả phân tích phiếu kết quả kiểm nghiệm, thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm và kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu;
b) Cố ý làm sai kết quả kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;
c) Cung cấp kết quả kiểm nghiệm, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm sai sự thật;
d) Không thực hiện việc kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhưng vẫn cấp giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức hình phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu từ 06 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với vi phạm quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện sự cố an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thông báo lô sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, kịp thời về số lượng sản phẩm của lô sản phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
c) Không tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp xử lý lô sản phẩm không bảo đảm an toàn;
d) Báo cáo không chính xác về lô sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn không phù hợp quy định của pháp luật hoặc không đúng nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện sản phẩm của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng mà không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hoặc có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố; sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
6. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi buôn bán sản phẩm hoặc lô sản phẩm đã có thông báo ngừng, tạm ngừng lưu thông hoặc quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm;
b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 29, 30, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, trong các cơ quan được quy định tại Điều 28, 29, 30, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao về lĩnh vực an toàn thực phẩm.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực về an toàn thực phẩm đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Y tế, Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh thanh tra Sở Công Thương, Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành liên quan đến an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở (gồm: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao va Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và tương đương), Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục thuộc Bộ Y tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao va Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông (gồm: Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Cục An toàn thực phẩm, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Báo chí, Cục Xuất bản, in và Phát hành và tương đương) có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền:
a) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
5. Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, in và Phát hành và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh kinh tế có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, h, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, h, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, h, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g h, i, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực về an toàn thực phẩm thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 29 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3 Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại Điều 31 Nghị định này và Cảnh sát biển quy định tại Điều 32 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động thu gom, bán, cung cấp, nhập khẩu thực phẩm quy định tại khoản 3, điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều 4; các Điều 10, 11; các khoản 1 và 4 Điều 19; điểm a khoản 4 Điều 20; khoản 2 Điều 21; điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 6 Điều 22, khoản 6 Điều 26 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan quy định tại Điều 33 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19; các khoản 2, 3 và 4 Điều 20; Điều 21; điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 22; khoản 4 Điều 24 của Nghị định này phát hiện được tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Hải quan mà Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa quy định.
6. Người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường quy định tại Điều 34 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương về an toàn thực phẩm và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Thông tin và Truyền thông quy định tại Điều 29 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 23 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại Điều 29 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 15, khoản 1 Điều 18, Điều 23 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2018.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
2. Các hành vi vi phạm liên quan đến sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà còn hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm thì áp dụng xử lý vi phạm như sau:
a) Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm nay theo quy định của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thuộc diện tự công bố sản phẩm thì áp dụng quy định của Nghị định này đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố để xử phạt;
b) Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm nay theo quy định của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm thì áp dụng quy định của Nghị định này đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố để xử phạt.
1. Bộ Y tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện hậu kiểm về an toàn thực phẩm thông qua hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật; phân công, giao cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của bộ, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm hậu kiểm về an toàn thực phẩm.
2. Hoạt động hậu kiểm được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm sau khi cơ sở tiến hành các hoạt động công bố sản phẩm, sản xuất sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm, buôn bán, lưu thông trên thị trường, quảng cáo sản phẩm và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu.
3. Bảo đảm nguyên tắc tránh chồng chéo về đối tượng, địa bàn và thời gian hậu kiểm. Việc xử lý chồng chéo thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 115/2018/ND-CP |
Hanoi, September 04, 2018 |
ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON FOOD SAFETY
Pursuant to the Law on government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on penalties for administrative violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on food safety dated June 17, 2010;
At the request of the Minister of Health;
The Government promulgates a Decree on penalties for administrative violations against regulations on food safety.
1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures, the power to record and the power to impose penalties and fines for administrative violations against regulations on food safety.
2. Administrative violations against regulations on food safety prescribed herein include:
a) Violations against conditions for assurance of safety of food products;
b) Violations against food safety conditions in production, trading and supply of foods;
c) Violations against food safety requirements applied to imported and exported foods and other violations against food safety conditions in production, trading and supply of foods;
d) Violations against regulations on advertisement and education of food safety; food testing; risk analysis, prevention and handling of food safety incidents; tracing food origins, recall and disposal of disqualified food.
3. Other Government's Decrees on administrative penalties for corresponding violations shall apply to administrative violations pertaining to food safety that are not regulated by this Decree.
Article 2. Penalties and remedial measures
1. Pecuniary penalty shall be the main penalty imposed on each administrative violation against regulations on food safety.
2. Depending on the nature and severity of the food safety violation, the violator may incur one or some of the following additional penalties:
a) Suspension of the certificate of food safety for 01 – 06 months, or the certificate of registered product declaration for 01 – 24 months;
b) Suspension of the operation for 01 – 12 months as regulated in Clause 2 Article 25 of the Law on penalties for administrative violations;
c) Confiscation of the exhibits and instrumentalities for committing food safety violations.
3. In addition to these main and additional penalties for food safety violations, the violator shall be liable to one or some of the following remedial measures:
a) Enforced re-export of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages of foods;
b) Enforced destruction of foods, food additives, food processing aids, food containers, primary packages of foods, materials, substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines, pesticides; unsuitable documents and publications about food safety; exhibits of violations; disqualified shipments of aquatic products;
c) Enforced correction of information that is untrue or causes misunderstanding;
d) Enforced recall of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages of disqualified foods; released documents and publications;
dd) Enforced repurposing or recycling of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages of disqualified foods;
e) Enforced recall of the self-declaration form;
g) Enforced removal or deletion of unsuitable advertisement contents;
h) Enforced payment of costs of handling of food poisoning cases, examination and treatment for persons poisoned by foods;
i) Enforced suspension of operation of vehicles used to transport foods;
k) Enforced cancellation of testing results or notices of satisfactory inspection results of imported foods;
l) Enforced payment of an amount equal to the value of the exhibits of violation which have been destroyed.
Article 3. Maximum fines and organizations incurring administrative penalties
1. The maximum fine imposed for an administrative violation against regulations on food safety shall be VND 100,000,000 if it is committed by an individual or VND 200,000,000 if it is committed by an organization, except the cases prescribed in Clause 5 Article 4, Clause 6 Article 5, Clause 5 Article 6, Clause 7 Article 11, Clauses 1 and 9 Article 22, and Clause 6 Article 26 hereof.
2. Fines specified in Chapter II hereof are applied to individuals, except the fines specified in Clause 5 Article 4, Clause 6 Article 5, Clause 5 Article 6, Clause 7 Article 11, Article 18, Article 19, Clauses 1 and 9 Article 22, Article 24, and Clause 6 Article 26 hereof which are applied to organizations. The fine imposed upon an organization is twice the fine imposed upon an individual that commits the same violation.
3. Organizations mentioned in Clauses 1, 2 of this Article include:
a) Economic organizations that are duly established under the Law on enterprises, consisting of: Private enterprises, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and their affiliates (including branches and representative offices);
b) Economic organizations that are duly established under the Law on co-operatives, consisting of: Co-operatives and cooperative unions;
c) Economic organizations that are duly established under the Law on investment, consisting of: Domestic investors, foreign investors and foreign-invested economic organizations;
d) Representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;
dd) Social organizations, socio-political organizations, and socio-professional organizations;
e) Public service providers and other organizations as prescribed by law.
4. Individuals mentioned in Clauses 1, 2 of this Article are other than the ones mentioned in Clause 3 of this Article.
ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, FINES AND REMEDIAL MEASURES
Section 1. VIOLATIONS AGAINST CONDITIONS FOR ASSURANCE OF SAFETY OF FOOD PRODUCTS
Article 4. Violations against regulations on ingredients used in production, processing and supply of foods
1. A fine equal to 01 – 02 times the value of products shall be imposed for one of the following violations:
a) Using expired ingredients or the ones whose expiration dates are not available;
b) Using ingredients that have unknown origins;
c) Failing to conduct veterinary hygiene inspection or plant quarantine as regulated by law when using animal or plant products in food production and processing.
2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for using food ingredients being animal or plant products which have safety indicators unconformable with corresponding technical regulations, or inconsistent with law regulations, or unsatisfactory as defined in the veterinary hygiene inspection or plant quarantine report.
3. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for using animals died of diseases or epidemics, or animals which must be destroyed as regulated by laws, for processing foods, or supplying/ selling foods originated from animals died of diseases or epidemics or animals which must be destroyed provided that the product value is less than VND 10,000,000.
4. A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Using food ingredients being animal or plant products, substances or chemicals which are banned in food production and processing;
b) Using animals died of diseases or epidemics, or animals which must be destroyed as regulated by laws, for processing foods, or supplying/ selling foods originated from animals died of diseases or epidemics or animals which must be destroyed if the product value is VND 10,000,000 or more but not serious enough for criminal prosecution.
5. A fine equal to 05 – 07 times the product value shall be imposed for the violation mentioned in Clause 4 of this Article if the highest fine in the corresponding fine bracket is smaller than the product value multiplied by 07 but the violation is still not serious enough for criminal prosecution.
6. Additional penalties:
a) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a period of 01 – 03 months if any of the violations prescribed in Clause 3 and Clause 4 of this Article is committed;
b) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a period of 10 – 12 months if the violation prescribed in Clause 5 of this Article is committed;
c) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 20 – 24 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and any of the violations prescribed in Clause 4 and Clause 5 of this Article is committed.
7. Remedial measures:
a) Enforced destruction of foods and/or food ingredients if any of the violations prescribed in this Article is committed;
b) Enforced recall of the self-declaration form if the product is subject to mandatory self-declaration and any of the violations prescribed in Clause 4 and Clause 5 of this Article is committed;
Article 5. Violations against regulations on use of food additives and food processing aids in food production or processing
1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for using food additives/ food processing aids that are on the list of permitted food additives/ food processing aids but expire or have unknown expiration dates.
2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Using food additives/ food processing aids that fail to satisfy requirements set forth in corresponding technical regulations or food safety regulations, except the violation prescribed in Point a Clause 5 of this Article;
b) Failing to use food additives/ food processing aids that are on the list of permitted food additives/ food processing aids for the prescribed food type;
c) Using an amount of food additives/ food processing aids that are on the list of permitted food additives/ food processing aids in excess of the maximum allowable level.
3. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for using food additives/ food processing aids that have unknown origins.
4. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for using food additives or food processing aids that are banned or not on the list of permitted food additives or food processing aids but the product value is less than VND 10,000,000.
5. A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Using food additives/ food processing aids which contain or are contaminated by one of heavy metals or toxic substances in excess of the permissible levels;
b) Using food additives or food processing aids that are banned or not on the list of permitted food additives or food processing aids but the product value is VND 10,000,000 or more and the violation is not serious enough for criminal prosecution.
6. A fine equal to 05 – 07 times the product value shall be imposed for the violation mentioned in Clause 5 of this Article if the highest fine in the corresponding fine bracket is smaller than the product value multiplied by 07 but the violation is still not serious enough for criminal prosecution.
7. Additional penalties:
a) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 01 – 03 months if the violation prescribed in Clause 4 of this Article is committed;
b) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a period of 03 – 05 months if the violation prescribed in Clause 5 of this Article is committed;
c) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 10 – 12 months if the violation prescribed in Clause 6 of this Article is committed;
d) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 20 – 24 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and any of the violations prescribed in Clause 5 and Clause 6 of this Article is committed.
8. Remedial measures:
a) Enforced destruction of foods, food additives and/or food processing aids if any of the violations prescribed in this Article is committed;
b) Enforced recall of the self-declaration form if the product is subject to mandatory self-declaration and any of the violations prescribed in Clause 5 and Clause 6 of this Article is committed.
Article 6. Violations against regulations on use of substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines and pesticides in food production and processing
1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for using expired substances/chemicals or the ones with unknown expiration dates.
2. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for using an amount of substances or chemicals in excess of the permissible level or using the ones that fail to meet requirements set forth in corresponding technical regulations or food safety regulations.
3. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Using substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines or pesticides that are banned or not on the list of permitted substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines or pesticides but the product value is less than VND 10,000,000;
b) Using substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines or pesticides that are not permitted for use or sale in Vietnam but the product value is less than VND 50,000,000.
4. A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Using substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines or pesticides that are banned or not on the list of permitted substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines or pesticides but the product value is VND 10,000,000 or more and the violation is not serious enough for criminal prosecution;
b) Using substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines or pesticides that are not permitted for use or sale in Vietnam but the product value is VND 50,000,000 or more and the violation is not serious enough for criminal prosecution.
5. A fine equal to 05 – 07 times the product value shall be imposed for the violation mentioned in Clause 4 of this Article if the highest fine in the corresponding fine bracket is smaller than the product value multiplied by 07 but the violation is still not serious enough for criminal prosecution.
6. Additional penalties:
a) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 01 – 03 months if the violation prescribed in Clause 3 of this Article is committed;
b) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a period of 03 – 05 months if the violation prescribed in Clause 4 of this Article is committed;
c) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 10 – 12 months if the violation prescribed in Clause 5 of this Article is committed;
d) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 20 – 24 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and any of the violations prescribed in Clause 4 and Clause 5 of this Article is committed.
7. Remedial measures:
a) Enforced destruction of foods, substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines or pesticides if any of the violations prescribed in this Article is committed;
b) Enforced recall of the self-declaration form if the product is subject to mandatory self-declaration and any of the violations prescribed in Clause 4 and Clause 5 of this Article is committed.
Article 7. Violations against regulations on food fortification with micronutrients
1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failing to fortify foods with micronutrients, including vitamins, minerals and other micronutrients which are on the list of compulsory micronutrients required to be added to foods as regulated by law.
2. Remedial measures:
Enforced repurposing or recycling of foods or enforced destruction of foods if the violation prescribed in Clause 1 of this Article is committed.
Article 8. Violations against regulations on use of food containers and primary packages in food production and trading
1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for using food containers or primary packages which fail to satisfy requirements set forth in corresponding technical regulations or food safety regulations in food production and/or trading.
2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for using food containers or primary packages that contain or are contaminated by toxic substances in food production and/or trading.
3. Additional penalties:
The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 01 - 03 months if the violation prescribed in this Article is committed.
4. Remedial measures:
Enforced repurposing or recycling, or enforced destruction of food containers and/or primary packages if the violation prescribed in this Article is committed.
Section 2. VIOLATIONS AGAINST FOOD SAFETY CONDITIONS IN PRODUCTION, TRADING AND SUPPLY OF FOODS
Article 9. Violations against general food safety conditions in production, trading and storage of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages
1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for using persons who work in direct contact with foods but do not wear hats (or hair nets) and masks, or do not have their nails cut, or wear watches, bracelets or bangles, or eat, drink, smoke or spit in the production areas of foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages.
2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Wastewater is stagnant; the sewage system is not closely and carefully covered;
b) Solid waste containers are not covered;
c) Failing to equip specialized boots, shoes or sandals for persons who work in production areas of foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages.
3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to follow the production process which must be designed according to one-way rule from raw materials to finished products;
b) Failing to adopt measures for preventing pests and other harmful animals from productions/ storage areas of foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages;
c) Failing to equip or insufficiently equipping shelves, cases, name boards, internal rules and hygiene procedures in storage area;
d) Failing to monitor or improperly monitoring temperature, humidity and other conditions related to food ingredients or products which require a special preservation in the storage area;
dd) Hiring persons who fail to have certificates of competence in food safety to directly participate in the production/ trading of foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages;
e) Failing to separately arrange storage areas for food ingredients and finished products, preparation area, processing area, packaging area, restroom, hand wash area, protective clothing change area and relevant auxiliary areas;
g) Failing to carefully cover the area where bottled mineral water or drinking water filling line is located; or failing to separate this area from other areas; or failing to equip air sterilization system in this area.
4. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to equip or insufficient equipping specialized equipment for monitoring temperature, humidity, air ventilation and other factors that may affect food safety for each type of foods;
b) Failing to classify and store waste, food ingredients, finished products or expired or damaged semi-finished products separately from other ingredients and products serving the food production and trading;
c) Storing food ingredients, food additives, food processing aids or food products but failing to comply with storage instructions specified in their labels or announced by organizations or individuals responsible for such products;
d) Failing to collect and treat waste and garbage within the scope of the production facility as regulated by law;
dd) Using unsuitable types of detergents and disinfectants to serve personal hygiene, wash and disinfect hands, working equipment and tools;
e) Using chemicals to kill rats, pests and other harmful animals in the production/ storage areas of foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages.
5. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) The food production, processing, selling or storage area is not protected from the pollution by dust, toxic chemicals and other harmful factors;
b) Walls, ceiling or floor of the production, selling or storage area is leaked, cracked or moldy and damp;
c) Failing to provide or insufficiently providing appropriate and qualified equipment, devices and facilities for serving personal hygiene, washing and disinfecting hands, working equipment and tools;
d) The owner of the establishment producing/trading in foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages fails to have certificates of competence in food safety;
dd) Committing violations against other food safety conditions as regulated in laws on production, trading and storage; equipment and devices; persons directly participating in production and trading, except the violations prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4, Points a, b, c and d Clause 5, Clauses 6 and 7 of this Article.
6. Fines shall be imposed upon food manufacturers and food processors that are required to establish and apply HACCP system or other food safety management systems as regulated by law if they commit violations in the course of production and trading of foods. To be specific:
a) A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon the food manufacturer or food processor for establishing and applying a food safety management system that fails to satisfy requirements set forth in laws or is not suitable for its production or trading status;
b) A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon the food manufacturer or food processor for establishing and applying a food safety management system that provides unreliable documents or failing to implement remedial measures for unsatisfactory parameters monitored at critical control points;
c) A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon the food manufacturer or food processor for failure to establish and apply HACCP system or other advanced food safety management systems.
7. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Hiring persons who are suffering from diseases and thus are not permitted to take part in the production or trading of foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages;
b) Using water that fails to meet requirements set forth in relevant technical regulations or unqualified water to serve the food production, or clean equipment and devices serving the production of foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages.
8. Additional penalties:
a) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 01 – 03 months if the violation prescribed in Clause 5 of this Article is repeated or re-committed;
b) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a period of 01 – 03 months if any of the violations prescribed in Points b and c Clause 6 and Clause 7 of this Article is committed.
Article 10. Violations against food safety conditions in transport of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages
1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to satisfy storage conditions set forth in corresponding food safety regulations or standards during the food transport;
b) Transporting foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages with other commodities that may contaminate foods, except the violation prescribed in Point b Clause 3 of this Article.
2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for using vehicles that contaminate foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages.
3. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for using vehicles that have been used for transporting toxic substances but not yet properly cleaned and disinfected to transport foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages.
4. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for transporting foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages together with toxic substances or chemicals that may cause food contamination.
5. Remedial measures:
a) Enforced suspension of operation of vehicles if any of the violations prescribed in this Article is committed;
b) Enforced repurposing, or recycling, or destruction of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages if the violation prescribed in Clause 2, Clause 3 or Clause 4 of this Article is committed.
Article 11. Violations against food safety requirements in production and trading of fresh foods derived from aquatic animals
1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for storing, transporting or exploiting aquatic animals derived from aquaculture establishment or zone where harvesting is banned.
2. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for collecting and preparing aquatic animals derived from aquaculture establishment or zone where harvesting is banned.
3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for hiring persons to transport or exploiting aquatic animals derived from aquaculture establishment or zone where harvesting is banned.
4. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for processing aquatic animals derived from aquaculture establishment or zone where harvesting is banned.
5. Fines shall be imposed for adding impurities to aquatic animals, or producing, trading or using aquatic animals containing impurities or preservatives which are banned or not on the list of permitted preservatives. To be specific:
a) A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for directly adding impurities to aquatic animals or using aquatic animals containing impurities for producing or processing foods;
b) A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for organizing addition of impurities to aquatic animals, preparing or processing aquatic animals containing impurities, or collecting, transporting and storing aquatic animals containing impurities for serving the food production, processing and/or trading, except the violation prescribed in Point a Clause 5 of this Article is committed;
c) A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for producing, processing or trading in aquatic animals containing preservatives which are banned or not on the list of permitted preservatives but the violation is not serious enough for criminal prosecution.
6. Fines shall be imposed for exploited, collecting, preparing, storing, processing or selling aquatic animals containing natural toxins. To be specific:
a) A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for deliberately exploiting aquatic animals containing natural toxins which cause adverse health effects and thus are banned from use as foods as regulated by law;
b) A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for transporting aquatic animals containing natural toxins which cause adverse health effects, except the cases permitted by competent authorities;
c) A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for hiring persons to transport aquatic animals containing natural toxins which cause adverse health effects, except the cases permitted by competent authorities;
d) A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for collecting, preparing, storing, processing or trading aquatic animals containing natural toxins which cause adverse health effects in order to use as foods, except the cases permitted by competent authorities.
7. A fine equal to 05 – 07 times the product value shall be imposed for the violation mentioned in Clause 5, Point b, Point c or Point d Clause 6 of this Article if the highest fine in the corresponding fine bracket is smaller than the product value multiplied by 07 but the violation is still not serious enough for criminal prosecution.
8. Additional penalties:
a) The certificate of food safety shall be suspended for a fixed period of 04 - 06 months if the violation prescribed in Clause 7 of this Article is committed;
b) The food production/ processing shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 01 – 03 months if any of the violations prescribed in Clauses 4 and 5, Point d Clause 6 of this Article is committed;
c) The exhibits and instrumentalities of any violation prescribed in this Article shall be confiscated.
9. Remedial measures:
Enforced repurposing, or recycling, or destruction of disqualified shipments of aquatic animals if one of the violations prescribed in this Article is committed.
Article 12. Violations against food safety requirements in production and trading of animals and fresh animal products used as foods
1. A fine equal to 01 – 02 times the value of foods shall be imposed for trading fresh foods which are derived from terrestrial animals but have gone bad, or have color and/or smell changed.
2. A fine equal to 02 – 03 times the value of foods shall be imposed for trading fresh foods derived from terrestrial animals which are contaminated with microorganisms or have substance or chemical residues found at above maximum residue limits as regulated by laws.
3. Remedial measures:
Enforced repurposing, or recycling, or destruction of foods if any of the violations prescribed in this Article is committed.
Article 13. Violations against food safety requirements in production and trading of plant-derived fresh foods
1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to formulate and comply with internal food safety requirements in the course of food production;
b) Failing to carry out annual internal assessment as regulated by laws.
2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for failing to adopt procedures for control of quality of inputs and finished products in the course of food preparation and processing.
3. A fine equal to 01 – 02 times the value of foods shall be imposed for producing and/or trading plant-derived fresh foods which are found to have a safety indicator exceeding the prescribed safety limit.
4. Remedial measures:
Enforced repurposing or recycling or destruction of foods if the violation prescribed in Clause 3 of this Article is committed.
Article 14. Violations against food safety requirements in trading of processed foods, whether or not prepackaged, by micro food sellers
1. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for selling foods which are spoiled, moldy, dirty or in direct contact with other polluting elements.
2. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) The area where foods are sold, displayed or stored is penetrated by pests or harmful animals;
b) Committing violations against food safety requirements in food storage;
c) Committing violations against food safety requirements applied to food containers and primary packages.
3. Remedial measures:
Enforced repurposing or recycling or destruction of foods if the violation prescribed in Clause 1 of this Article is committed.
Article 15. Violations against food safety requirements by food and drink businesses, including suppliers of meals ready-to-eat, canteens, industrial kitchens, kitchens or restaurants within hotels or resorts, shops, stores and/or stalls selling fast foods and cooked foods, and other food processors and suppliers
1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Displaying or storing foods by equipment, devices and materials which are unconformable with hygiene standards;
b) Failing to provide sufficient and separate devices and equipment for processing, storing and containing fresh foods and processed foods;
c) The area where foods are processed, sold or stored is penetrated by pests or harmful animals;
d) Using persons who directly process foods but do not wear hats (or hair nets) and masks, or do not have their nails cut, or do not wear gloves when working in direct contact with cooked foods/ fast foods.
2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to comply or improperly complying with regulations on 3-step food checking;
b) Failing to comply or improperly complying with regulations on food sample storage;
c) Equipment and vehicles used for transporting and storing meals ready-to-eat/ fast foods are unconformable with hygiene standards or contaminate foods;
d) Wastewater is stagnant in the food processing area; the sewage system is not closely and carefully covered;
dd) Restroom or hand wash area is not available;
e) Solid waste containers are not covered.
3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for hiring persons who fail to have certificates of competence in food safety to directly process foods.
4. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Using water that fails to meet requirements set forth in relevant technical regulations or hygiene standards to serve the food processing or clean equipment and devices;
b) The business’s owner fails to have the certificate of competence in food safety as regulated by laws;
c) Failing to collect and treat waste and garbage within the scope of the food and drink business as regulated by law;
d) Committing violations against other food safety requirements set forth in law on food and drink business, except the violations prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Points a, b and c Clause 4, Clause 5 of this Article.
5. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for hiring persons who are suffering from diseases and thus not permitted to work in food and drink business.
6. Additional penalties:
The food production/ processing/ trading/ supply shall be partially or entirely suspended for a period of 01 – 03 months if any of the violations prescribed in Clause 4 and Clause 5 of this Article is committed.
Article 16. Violations against food safety requirements by street food vendors
1. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to equip tables, cabinets, shelves, stands, equipment and devices which meet corresponding requirements for displaying foods;
b) Foods are not covered and protected from dust, pests or other harmful animals;
c) Failing to wear gloves when working in direct contact with cooked foods/ fast foods.
2. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Using food handling devices, food containers or primary packages which fail to satisfy food safety requirements;
b) A street food vendor is suffering from diseases anyone suffers from which is prohibited from selling street foods;
c) Using food additives which have been divided inconsistently with applicable law regulations for processing street foods;
d) Using water that fails to meet corresponding hygiene standards for processing foods, or cleaning working equipment and devices;
dd) Committing violations against other food safety requirements set forth in laws on street food business, except the violations prescribed in Clause 1, Points a, b, c and d Clause 2 of this Article.
3. Remedial measures:
Enforced destruction of foods if the violation prescribed in Point c Clause 2 of this Article is committed.
Article 17. Violations against food safety requirements applied to genetically modified foods and irradiated foods
1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failing to comply with regulations on transport and storage of genetically modified foods/ genetically modified organisms (GMO) used as foods.
2. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Producing/ selling foods derived from GMOs or products of GMOs which are not on the list of GMOS granted the certificate of edible GMO;
b) Producing/ selling foods derived from GMOs or products of GMOs which are on the list of GMOS granted the certificate of edible GMO but failing to present the certificate of edible GMO;
c) Applying irradiation technique to preservation of produced/ sold foods which are not on the list of foods permitted to be irradiated;
d) Failing to comply with regulations on radiation doses or employing a food irradiation facility that is ineligible and fails to obtain a license from a competent authority as regulated by law.
3. Remedial measures:
Enforced destruction of foods if the violation prescribed in Clause 2 of this Article is committed.
Article 18. Violations against regulations on the certificate of food safety
1. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for failing to obtain the certificate of food safety when providing food and drink services, except the cases where the certificate of food safety is exempted as regulated by laws and the violation prescribed in Clause 2 of this Article.
2. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for failing to obtain the certificate of food safety when manufacturing and/or selling foods, except the cases where the certificate of food safety is exempted as regulated by laws and the violation prescribed in Clause 3 of this Article.
3. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for producing dietary supplements but failing to obtain the certificate of GMP for dietary supplements according to the prescribed route.
4. Remedial measures:
a) Enforced recall of foods if the violation prescribed in Clause 2 or Clause 3 of this Article is committed;
b) Enforced repurposing or recycling or destruction of foods if the violation prescribed in Clause 2 or Clause 3 of this Article is committed.
Section 3. VIOLATIONS AGAINST FOOD SAFETY REQUIREMENTS APPLIED TO IMPORTED AND EXPORTED FOODS, AND OTHER VIOLATIONS AGAINST FOOD SAFETY CONDITIONS IN PRODUCTION, TRADING AND SUPPLY OF FOODS
Article 19. Violations against food safety requirements applied to imported and exported foods
1. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for failing to conduct state inspection of food safety as regulated by laws in the course of importing or exporting foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages.
2. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for committing one of the following violations in the course of importing foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages:
a) Altering or falsifying the contents of the self-declaration form, the declaration form, the certificate of registered product declaration, the notice of satisfactory inspection results of imported foods, the certificate of food safety or other documents;
b) Providing false information or documents about the import shipment/ the imports to be eligible for reduced inspection or exemption from state inspection of food safety or change from tightened inspection into normal inspection;
c) Selling the import shipment or imported foods, food additives, food processing aids, food containers or primary packages which require the "notice of satisfactory inspection results" before customs clearance inconsistently with the law regulations.
3. A fine ranging from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for importing foods, food additives, food processing aids, food containers or primary packages which are subject to the normal inspection, reduced inspection without sampling or exemption from inspection of food safety but the imports or the shipment’s commodities have a safety indicator found to be unconformable with the permissible limits prescribed in corresponding technical regulations/ standards or the declared limits; or the dietary supplements have a quality indicator contributing their effects found to be unconformable with the declared limits.
4. A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for failing to conduct inspection of food safety as regulated by laws before selling foods which are eligible for exemption from inspection of safety of imported foods but have been returned by the importing country.
5. Additional penalties:
a) Confiscate the exhibits of violation if the violation prescribed in Point a or Point c Clause 2 of this Article is committed;
b) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 01 - 03 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and the violation prescribed in Clause 1 of this Article is committed;
c) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 03 - 05 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and the violation prescribed in Clause 2 of this Article is committed;
d) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 05 - 07 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and the violation prescribed in Clause 3 of this Article is committed;
dd) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 07 - 09 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and the violation prescribed in Clause 4 of this Article is committed.
6. Remedial measures:
a) Enforced re-export of foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages if the violation prescribed in Clause 1 of this Article is committed;
b) Enforced recall of foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages if the violation prescribed in Point b Clause 2, or Clause 3 or Clause 4 of this Article is committed;
c) Enforced repurposing or recycling or destruction of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages if the violation prescribed in Clause 3 or Clause 4 of this Article is committed;
d) Enforced payment of an amount equal to the value of the exhibits of violation which have been destroyed if the violation prescribed in Point c Clause 2 of this Article is committed;
dd) Enforced recall of the self-declaration form if the product is subject to mandatory self-declaration and any of the violations prescribed in this Article is committed.
Article 20. Violations against regulations on product self-declaration
1. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to notify, post or list the self-declaration form as regulated by laws;
b) Failing to submit a copy of the self-declaration form to the competent authority as regulated by laws;
c) Failing to retain the self-declaration documentation as regulated by laws;
d) Failing to provide the notarized translations of self-declaration documents from foreign language into Vietnamese as regulated.
2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for using the following test reports to make product self-declaration:
a) Using an expired test report;
b) The test report does not contain all safety indicators as regulated by laws;
c) The test report has a safety indicator unconformable with corresponding technical regulations/ standards or inconsistently with law regulations;
d) The test report is issued by a laboratory that is not designated or fails to satisfy requirements set forth in ISO 17025;
dd) The test report is neither the original nor certified copy.
3. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Producing or importing products which are subject to product self-declaration but have a safety indicator found to be unconformable with the permissible limits prescribed in corresponding regulations/ standards or the declared limits or the limits specified on the product labels;
b) Contents about food safety self-declared are unconformable with corresponding technical regulations/ standards or inconsistent with applicable law regulations.
4. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to have the self-declaration form as regulated by law when producing or importing products which are subject to mandatory self-declaration;
b) Making self-declaration of the product which is subject to mandatory registration of product declaration as regulated by law.
5. Additional penalties:
The production/ import of foods shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 01 – 03 months if the violation prescribed in Clause 3 or Clause 4 of this Article is committed.
6. Remedial measures:
a) Enforced recall of foods if the violation prescribed in Clause 2, Clause 3 or Clause 4 of this Article is committed;
b) Enforced repurposing or recycling or destruction of foods if the violation prescribed in Point a Clause 3 or Point a Clause 4 of this Article is committed;
c) Enforced recall of the self-declaration form if the violation prescribed in Clause 2, or Point b Clause 3 or Point b Clause 4 of this Article is committed.
Article 21. Violations against regulations on registration of the product declaration
1. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Producing or importing products which are subject to mandatory registration of the product declaration but have a safety indicator found to be unconformable with the permissible limits prescribed in corresponding regulations/ standards or the declared limits or the limits specified on the product labels;
b) Producing or importing dietary supplements which have a quality indicator contributing their effects found to be unconformable with the declared limits or the limits specified on their labels if the certificate of registered product declaration is not available but these dietary supplements are not considered as counterfeits as defined by relevant laws.
2. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for failing to carry out procedures for registration of the product declaration as regulated by law when producing or importing the product which is subject to mandatory registration of the product declaration, or failing to present the certificate of registered product declaration as regulated when producing or importing such product.
3. Additional penalties:
The production/ import of foods shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 01 – 03 months if the violation prescribed in Clause 2 of this Article is committed.
4. Remedial measures:
a) Enforced recall of foods if any of the violations prescribed in of this Article is committed;
b) Enforced repurposing or recycling or destruction of foods if the violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article is committed.
Article 22. Violations against other regulations on assurance of safety of foods in production, trading, import and supply of foods
1. A fine equal to 01 – 02 times the product value shall be imposed for selling or distributing the product which is subject to the product self-declaration or registration of the product declaration but has a safety indicator found to be unconformable with the permissible limits prescribed in corresponding regulations/ standards or the declared limits or the limits specified on the label of the product that does not have a valid self-declaration form or the certificate of registered product declaration; selling or distributing dietary supplements which have a quality indicator contributing their effects found to be unconformable with the declared limits or the limits specified on their labels if the certificate of registered product declaration is not available but these dietary supplements are not considered as counterfeits as defined by relevant laws.
2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on production of dietary supplements:
a) Failing to establish and maintain a quality control system which controls the manufacture and distribution in order to ensure that all products satisfy the applied standards and are safe until their expiration;
b) Failing to clean the factory, equipment and auxiliary utilities on a daily basis;
c) Failing to prepare and retain documents about the manufacture process, quality control and distribution in a manner that the history of every batch can be accessed as regulated by laws;
c) Failing to carry out inspections and supervisions during the manufacture process to avoid confusion, pollution and cross-contamination; failing to record the result immediately when an operation is conducted or after a process is done;
dd) Using raw materials or selling products before the quality is satisfactory after being tested;
e) Failing to monitor the product stability as regulated by laws;
g) Failing to establish procedures for complaint settlement, product recall, and self-inspection or failing to properly follow the existing ones; failing to fully record and retain documents about these tasks.
3. Fines shall be imposed for failing to carry out procedures for product self-declaration or failing to obtain the self-declaration form or the certificate of registered product declaration when selling or distributing the product which is subject to the product self-declaration or registration of the product declaration. To be specific:
a) A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed if the product is worth up to VND 3,000,000;
b) A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed if the product is worth more than VND 3,000,000 to VND 5,000,000;
c) A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed if the product is worth more than VND 5,000,000 to VND 10,000,000;
d) A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed if the product is worth more than VND 10,000,000 to VND 20,000,000;
dd) A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed if the product is worth more than VND 20,000,000 to VND 40,000,000;
e) A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if the product is worth more than VND 40,000,000 to VND 60,000,000;
g) A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if the product is worth more than VND 60,000,000 to VND 80,000,000;
h) A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed if the product is worth more than VND 80,000,000 to VND 100,000,000;
i) A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the product is worth more than VND 100,000,000.
4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to make another self-declaration or carry out procedures for re-registration of the product declaration in case of the change to the product name, origin or ingredients;
b) Failing to submit a written notification of changes to the competent authority as regulated by law or submitting a written notification whose contents are unconformable with the changes to the product or failing to submit convincing documents proving such changes;
c) Altering or falsifying the contents of the self-declaration form, the declaration form, the certificate of registered product declaration, the test report, the certificate of food safety or other documents;
d) Failing to comply with regulations on packaging in the course of production and/or trading of food additives;
dd) Displaying food additives/ food processing aids at the place where chemicals serving other purposes are displayed for sale.
5. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Producing, importing, selling or distributing foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages which are unconformable with the declared product information, except the violation prescribed in Point a Clause 1 of this Article;
b) Selling products/ raw materials that are manufactured or imported for production or processing of exports or internal production, are not sold domestically and are exempt from product declaration and state inspection of safety of imported foods as regulated by laws.
6. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Importing, producing, processing, supplying or selling foods that fail to meet food safety requirements and thus cause food poisoning and affect the health of 01 – 04 persons;
b) Importing, supplying or selling foods which contain substances, chemicals, food additives or food processing aids that are banned or not on the list of permitted substances, chemicals, food additives or food processing aids if the product value is less than VND 10,000,000 or the illegal profit earned is less than VND 5,000,000;
c) Importing, supplying or selling foods which contain substances, chemicals, food additives or food processing aids that are not permitted to be used or sold in Vietnam if the product value is less than VND 50,000,000 or the illegal profit earned is less than VND 20,000,000.
7. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for producing, importing, selling or distributing foods, food additives and/or food processing aids containing or contaminated with toxic substances or containing substances/ active ingredients which are not permitted to be used as foods.
8. A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Importing, producing, processing, supplying or selling foods that fail to meet food safety requirements and thus cause food poisoning and affect the health of 05 persons or more but the violation is not serious enough for criminal prosecution;
b) Importing, supplying or selling foods which contain substances, chemicals, food additives or food processing aids that are banned or not on the list of permitted substances, chemicals, food additives or food processing aids if the product is worth VND 10,000,000 or more, or the illegal profit earned is more than VND 5,000,000 but the violation is not serious enough for criminal prosecution;
c) Importing, supplying or selling foods which contain substances, chemicals, food additives or food processing aids that are not permitted to be used or sold in Vietnam if the product value is VND 50,000,000 or more, or the illegal profit earned is more than VND 20,000,000 but the violation is not serious enough for criminal prosecution.
9. A fine equal to 05 – 07 times the product value shall be imposed for the violation mentioned in Point b or Point c Clause 8 of this Article if the highest fine in the corresponding fine bracket is smaller than the product value multiplied by 07 but the violation is not serious enough for criminal prosecution.
10. Additional penalties:
a) The food production/ processing/ trading/ supply shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 01 – 03 months if the violation prescribed in Clause 7 of this Article is committed;
b) The food production/ processing/ trading/ supply shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 03 – 05 months if the violation prescribed in Clause 8 of this Article is committed;
c) The food production/ processing/ trading/ supply shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 10 – 12 months if the violation prescribed in Clause 9 of this Article is committed;
d) The exhibits of the violation prescribed in Point c Clause 4 of this Article shall be confiscated;
dd) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 10 - 12 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and the violation prescribed in Point a or Point b Clause 4, or Point a Clause 5 of this Article is committed;
e) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 12 - 16 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and the violation prescribed in Clause 6 of this Article is committed;
g) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 16 - 20 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and the violation prescribed in Clause 7 of this Article is committed;
h) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 20 – 24 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and the violation prescribed in Clause 8 or Clause 9 of this Article is committed.
11. Remedial measures:
a) Enforced recall of foods if any of the violations prescribed in Clauses 1, 5, 6, 7, 8 and 9 of this Article is committed;
b) Enforced destruction of foods if any of the violations prescribed in Clauses 1, 6, 7, 8 and 9 of this Article is committed;
c) Enforced payment of costs of handling of food poisoning cases, examination and treatment for persons poisoned by foods if the violation prescribed in Point a Clause 6 or Point a Clause 8 of this Article is committed;
d) Enforced recall of the self-declaration form if the product is subject to mandatory self-declaration and any of the violations prescribed in Points a, b Clause 4, Point a Clause 5, Clauses 6, 7, 8 and 9 of this Article is committed.
Section 4. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ADVERTISEMENT AND EDUCATION OF FOOD SAFETY; FOOD TESTING; RISK ANALYSIS, PREVENTION AND HANDLING OF FOOD SAFETY INCIDENTS; TRACING FOOD ORIGINS, RECALL OF DISQUALIFIED FOODS
Article 23. Violations against regulations on advertisement and education of food safety
1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for lacking the text “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” (equivalent to “this product is not intended to diagnose, treat, cure or prevent any disease”) in the advertisement contents about dietary supplements.
2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for failing to provide information about food safety at the request of a competent authority.
3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for posting, quoting or using a patient's statement that foods are used to treat or cure disease in order to advertise such foods.
4. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Releasing documents or publications that contain inaccurate or false information to serve the information dissemination and education of food safety;
b) Publishing inaccurate or false information about food safety on means of mass media.
5. Remedial measures:
a) Enforced recall of released documents and publications if the violation prescribed in Point a Clause 4 of this Article is committed;
b) Enforced destruction of documents and publications if the violation prescribed in Point a Clause 4 of this Article is committed;
c) Enforced removal or deletion of unsuitable advertisement contents if the violation prescribed in Clause 3 of this Article is committed;
d) Enforced correction of information that is untrue or causes misunderstanding if the violation prescribed in Clause 3 or Point b Clause 4 of this Article is committed.
Article 24. Violations against regulations on food testing and state inspection of safety of imported foods
1. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Providing false information about a testing facility’s testing capacity or its scope of accredited tests serving the state inspection of food safety;
b) Failing to comply with regulations on reporting.
2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) The testing facility fails to retain documents about tests done as regulated;
b) The state authority in charge of inspecting imported foods fails to retain inspection documents as regulated.
3. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for swapping or forging food samples used for testing serving the state management of food safety but the violation is not serious enough for criminal prosecution.
4. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Altering or falsifying the certificate of analytical results, the test report, the notice of satisfactory inspection results of imported foods or other documents relating food testing and state inspection of safety of imported foods;
b) Deliberately altering testing results or results of state inspection of safety of imported foods;
c) Providing false testing results or false results of state inspection of safety of imported foods;
d) Providing the certificate of analytical results, the test report, or the notice of satisfactory inspection results without conducting testing or state inspection of food safety as regulated but the violation is not serious enough for criminal prosecution.
5. Additional penalties:
a) Food testing or state inspection of safety of imported foods shall be partially or entirely suspended for a fixed period of 06 – 12 months if the violation prescribed in Clause 3 or Clause 4 of this Article is committed;
b) The exhibits of the violation prescribed in Point a Clause 4 of this Article shall be confiscated.
6. Remedial measures:
a) Enforced correction of information if the violation prescribed in Point a Clause 1 of this Article is committed;
b) Enforced cancellation of testing results or the notice of satisfactory inspection results of imported foods if any of the violations prescribed in Points b, c and d Clause 4 of this Article is committed.
Article 25. Violations against regulations on prevention and handling of food safety incidents and solutions for food safety risk factors
1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for failing to report the detected food safety incidents to competent authorities.
2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for failing to adopt or improperly implementing measures for preventing food safety incidents at the request of a competent authority.
3. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failing to adopt or improperly implementing solutions for minimizing food safety risk factors at the request of a competent authority.
4. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for concealing, altering or removing the scene or evidences of a food safety incident or deliberately obstructing the detection and handling of food safety incidents.
Article 26. Violations against regulations on tracing of origins of unsafe foods, food additives, food processing aids, food containers and/or primary packages
1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for failing to retain information or retaining insufficient information to serve the tracing of origins of foods.
2. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failing to report the shipment of unsafe foods as regulated by laws;
b) Failing to report or submitting reports containing false information about the quantities of products of the shipment of unsafe foods, existing inventories and foods sold;
c) Failing to summarize and submit consolidated reports to competent authorities on disposal of unsafe products;
d) Providing a report containing inaccurate information about the shipment of unsafe foods.
3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for recalling and disposing of unsafe foods inconsistently with applicable law regulations or requirements by competent authorities.
4. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failing to promptly implement preventive measures upon the detection of sold or used products failing to meet food safety requirements or having safety indicators found to be unconformable with the permissible limits prescribed in corresponding technical regulations/ standards or the declared limits; or the dietary supplements have a quality indicator contributing their effects found to be unconformable with the declared limits.
5. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for failing to recall unsafe foods as regulated by laws.
6. A fine equal to 01 – 02 times the product value shall be imposed for selling products or distributing the product shipment of which the sale or distribution must be suspended as notified by a competent authority or the recall decision has been granted by a competent authority.
7. Additional penalties:
a) The exhibits of violation prescribed in Clause 6 of this Article shall be confiscated if they are not yet destroyed;
b) The certificate of registered product declaration shall be suspended for a fixed period of 20 - 24 months if the product is subject to mandatory registration of product declaration and the violation prescribed in Clause 6 of this Article is committed.
8. Remedial measures:
a) Enforced payment of an amount equal to the value of the exhibits of violation which have been destroyed if the violation prescribed in Clause 6 of this Article is committed;
b) Enforced recall of the self-declaration form if the product is subject to mandatory self-declaration and the violation prescribed in Clause 6 of this Article is committed.
THE POWER TO RECORD ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND IMPOSE PENALTIES
Article 27. The power to record administrative violations
1. The persons having the power to impose administrative penalties mentioned in Articles 28, 29, 30, 31, 32, 33 and 34 of this Decree shall have the power to record administrative violations within the ambit of assigned functions, tasks and power.
2. Officials and public employees of health agencies, agencies of agriculture and rural development, agencies of industry and trade, and officials, public employees and persons of people’s army or people’s security forces working at the agencies specified in Articles 28, 29, 30, 31, 32, 33 and 34 herein shall have the power to record administrative violations when they are on duty and within the ambit of assigned functions, tasks and power in the field of food safety.
Article 28. Power of Chairpersons of people’s committees
1. Chairpersons of commune-level people’s committees shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 5,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 10,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Point b Clause 3 Article 2 of this Decree.
2. Chairpersons of District-level People’s Committees shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 100,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points b, c, d, dd, e, g, h, i, k and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
3. Chairpersons of Provincial-level People’s Committees shall have the power to:
a) Impose fines up to maximum fines prescribed herein;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 2 of this Decree.
Article 29. Power to impose penalties of inspectors
1. On-duty inspectors or persons who are assigned to conduct specialized inspections of food safety shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 500,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 1,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fines specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Point b Clause 3 Article 2 of this Decree.
2. Chief Inspectors of Provincial Departments of Health, Chief Inspectors of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development, Chief Inspectors of Provincial Departments of Industry and Trade, Chief Inspectors of Provincial Departments of Culture, Sports and Tourism, Chief Inspectors of Provincial Departments of Information and Communications, Directors of Branches of Vietnam Food Administration, Directors of Provincial Departments of Crop Production and Plant Protection, Directors of Animal Husbandry and Veterinary Departments, Directors of Fisheries Departments, Directors of branches of the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department (NAFIQAD) and holders of equivalent positions assigned by the Government to conduct specialized inspections of food safety shall, within the ambit of their assigned duties, functions and powers, have the power to:
a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 100,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 2 of this Decree.
3. Heads of specialized inspection teams established by provincial-level authorities (including Provincial Departments of Health, Provincial Departments of Agriculture and Rural Development, Provincial Departments of Industry and Trade, Provincial Departments of Culture, Sports and Tourism, Provincial Departments of Information and Communications, Branches of Vietnam Food Administration, Provincial Departments of Crop Production and Plant Protection, Animal Husbandry and Veterinary Departments, Fisheries Departments, NAFIQAD's branches, and other provincial agencies), and heads of specialized inspection teams established by Directorates or Departments affiliated to the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, and the Ministry of Information and Communications (including the Directorate of Fisheries, the Department of Animal Health, the Plant Protection Department, the Department of Crop Production, the Department of Livestock Production, the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department (NAFIQAD), the Agro Processing and Market Development Authority, the Vietnam Food Administration, the Authority of Broadcasting and Electronic Information, the Authority of Press, the Agency of Publication, Print and Release, and other authorities of same level) shall have the power to impose penalties as regulated in Clause 2 of this Article.
4. Heads of ministerial-level specialized inspection teams established by the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, and the Ministry of Information and Communications shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 70,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 140,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 2 of this Decree.
5. Chief Inspectors of the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, and the Ministry of Information and Communications, Directors of Directorate of Fisheries, the Department of Animal Health, the Plant Protection Department, the Department of Crop Production, the Department of Livestock Production, the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department (NAFIQAD), the Agro Processing and Market Development Authority, the Vietnam Food Administration, the Authority of Broadcasting and Electronic Information, the Authority of Press, the Agency of Publication, Print and Release, and holders of equivalent positions assigned by the Government to conduct specialized inspections of food safety shall, within the ambit of their assigned duties, functions and powers, have the power to:
a) Impose fines up to maximum fines prescribed herein;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 2 of this Decree.
Article 30. Power of People’s public securities forces
1. Soldiers on duty of People’s Public Security Forces shall have the power to:
Impose fines of up to VND 500,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 1,000,000 for food safety violations committed by organizations.
2. Heads of border guard stations, and leaders of the soldiers mentioned in Clause 1 of this Article shall have the power to:
Impose fines of up to VND 1,500,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 3,000,000 for food safety violations committed by organizations.
3. Communal-level police chiefs, heads of public security stations, heads of public security stations at border gates or export processing zones shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 2,500,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 5,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Point b Clause 3 Article 2 of this Decree.
4. Heads of district-level police agencies, heads of divisions of the Traffic Police Department, heads of departments affiliated to provincial-level police agencies, including investigation police department on economic and corruption-related crimes, railway and road traffic police department, waterway traffic police department, environment crime prevention and fighting police department, and economic security department shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 25,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points b, dd, e, g, h, i, k and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
5. Directors of Provincial-level Public Security Departments shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 100,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points b, dd, e, g, h, i, k and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
6. Directors of the investigation police department on economic and corruption-related crimes, the traffic police department, the environment crime prevention and fighting police department, the general economic security department, the agriculture, forestry and aquaculture economic security department, and the investigation police department on smuggling crimes shall have the power to:
a) Impose fines up to maximum fines prescribed herein;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points b, dd, e, g, h, i, k and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
Article 31. Power to impose administrative penalties of Border Guard Forces
1. Soldiers on duty of Border Guard Forces shall have the power to:
Impose fines of up to VND 500,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 1,000,000 for food safety violations committed by organizations.
2. Heads of border guard stations, and leaders of the soldiers mentioned in Clause 1 of this Article shall have the power to:
Impose fines of up to VND 2,500,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 5,000,000 for food safety violations committed by organizations.
3. Heads of border-guard stations, commanders of border-guard flotillas, commanders of border-guard sub-zones and commanders of port border guards shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 25,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fine specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Points b, dd, e, i and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
4. Commanders of provincial-level border guard forces and commanders of border guard fleets affiliated to Border Guard High Command shall have the power to:
a) Impose fines up to maximum fines prescribed herein;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points b, dd, e, i and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
Article 32. Power of marine police forces
1. Police officers on duty of marine police forces shall have the power to:
Impose fines of up to VND 1,500,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 3,000,000 for food safety violations committed by organizations.
2. Coastguard team leaders shall have the power to:
Impose fines of up to VND 5,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 10,000,000 for food safety violations committed by organizations.
3. Coastguard squad leaders and captains of coastguard stations shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 10,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 20,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Enforce the remedial measures mentioned in Point b Clause 3 Article 2 of this Decree.
4. Commanders of coastguard platoons shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 20,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 40,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fines specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e, i and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
5. Commanders in chief of coastguard squadrons shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 30,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 60,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fines specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e, i and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
6. Commanders of regional coastguard command centers shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 100,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fines specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e, i and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
7. Director General of Marine Police Department shall have the power to:
a) Impose fines up to maximum fines prescribed herein;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e, i and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
Article 33. Power of customs agencies
1. Customs officials on duty shall have the power to:
Impose fines of up to VND 500,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 1,000,000 for food safety violations committed by organizations.
2. Team leaders of Customs Branches and team leaders of Post-clearance Audit Branches shall have the power to:
Impose fines of up to VND 5,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 10,000,000 for food safety violations committed by organizations.
3. Directors General of Customs Branches and Post-clearance Audit Branches, leaders of customs enforcement teams affiliated to provincial, inter-provincial or city Customs Departments, leaders of anti-smuggling and control teams, leaders of customs procedure teams, leaders of marine control squads and leaders of intellectual property protection and control teams, affiliated to Anti-smuggling and Investigation Department, Vietnam Customs, shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 25,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fines specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e, h, k and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
4. Directors General of Anti-smuggling and Investigation Department, and Post-clearance Audit Department, affiliated to Vietnam Customs, and Directors General of provincial, inter-provincial or city Customs Departments shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 100,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fines specified in Point a of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e, h, k and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
5. Director General of Vietnam Customs shall have the power to:
a) Impose fines up to maximum fines prescribed herein;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e, h, k and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
Article 34. Power of market surveillance units
1. Market controllers on duty shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 500,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 1,000,000 for food safety violations committed by organizations.
2. Leaders of market surveillance teams shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 25,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fines specified in Point a of this Clause;
c) Enforce the remedial measures mentioned in Points b, c, d, dd, e, g, h, i, k and l Clause 3 Article 2 of this Decree.
3. Directors General of Market Surveillance Departments affiliated to Provincial Departments of Industry and Trade, and Heads of Anti-smuggling Division, Anti-Counterfeiting Division, and Goods Quality Control Division, affiliated to the Market Surveillance Agency, shall have the power to:
a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for food safety violations committed by individuals and up to VND 100,000,000 for food safety violations committed by organizations;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violation worth less than the fines specified in Point a of this Clause;
c) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 2 of this Decree.
4. Director General of Market Surveillance Agency shall have the power to:
a) Impose fines up to maximum fines prescribed herein;
b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
c) Suspend the certificate of food safety or the certificate of registered product declaration for a fixed period, or suspend the operation for a fixed period;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 2 of this Decree.
Article 35. Determination of power to impose penalties for administrative violations against regulations on food safety
1. Chairpersons of people's committees at all levels shall have the power to make records of administrative violations, impose penalties and remedial measures against administrative violations prescribed in Article 4, Article 5, Article 6, Article 7, Article 8, Article 9, Article 10, Article 11, Article 12, Article 13, Article 14, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19, Article 20, Article 21, Article 22, Article 23, Article 24, Article 25, and Article 26 hereof within their powers defined in Article 28 hereof and the ambit of their assigned duties, functions and powers.
2. Persons having the power to impose penalties of inspection agencies, persons assigned to conduct specialized inspections of food safety of health agencies, agencies of agriculture and rural development, and agencies of industry and trade shall have the power to make records of administrative violations, impose penalties and remedial measures against administrative violations prescribed in Article 4, Article 5, Article 6, Article 7, Article 8, Article 9, Article 10, Article 11, Article 12, Article 13, Article 14, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19, Article 20, Article 21, Article 22, Article 23, Article 24, Article 25 and Article 26 hereof within their powers defined in Article 29 hereof and the ambit of their assigned duties, functions and powers.
3. Persons having the power to impose penalties of police agencies shall have the power to make records of administrative violations, impose penalties and remedial measures against administrative violations prescribed in Article 4, Article 5, Article 6, Article 7, Article 8, Article 9, Article 10, Article 11, Article 12, Article 13, Article 14, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19, Article 20, Article 21, Article 22, Article 23, Article 24, Article 25, and Article 26 hereof within their powers defined in Article 30 hereof and the ambit of their assigned duties, functions and powers.
4. Persons having the power to impose penalties of border guard forces as prescribed in Article 31 hereof and of coast guard forces as prescribed in Article 32 hereof shall have the power to make records of administrative violations, impose penalties and remedial measures against administrative violations against regulations on food safety regarding collection, selling, supply and import of foods prescribed in Clause 3, Point b Clause 4 and Clause 5 Article 4, Articles 10, 11, Clauses 1, 4 Article 19, Point a Clause 4 Article 20, Clause 2 Article 21, Point b Clause 1, Points b, c Clause 6 Article 22, Clause 6 Article 26 hereof within the ambit of their assigned duties, functions and powers.
5. Persons having the power to impose penalties of customs agencies as prescribed in Article 33 hereof shall have the power to make records of administrative violations, impose penalties and remedial measures against food safety violations which are prescribed in Clauses 1, 2, 4 Article 19, Clauses 2, 3, 4 Article 20, Article 21, Point a Clause 5, Clause 6, Clause 7, Clause 8, Clause 9 Article 22, Clause 4 Article 24 hereof, detected in the areas under the management of customs agencies and are not governed by the Government’s Decree on administrative penalties for customs offences.
6. Persons having the power to impose penalties of market surveillance units as prescribed in Article 34 hereof shall have the power to make records of administrative violations, impose penalties and remedial measures against administrative violations prescribed in Article 4, Article 5, Article 6, Article 7, Article 8, Article 9, Article 10, Article 11, Article 12, Article 13, Article 14, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19, Article 20, Article 21, Article 22, Article 23, Article 24, Article 25, and Article 26 hereof within the management of food safety by the Ministry of Industry and Trade and the ambit of their assigned duties, functions and powers.
7. Persons having the power to impose penalties of inspectorates of Information and Communications agencies as prescribed in Article 29 hereof shall have the power to make records of administrative violations, impose penalties and remedial measures against administrative violations prescribed in Article 23 hereof within the ambit of their assigned functions, duties and powers.
8. Persons having the power to impose penalties of inspectorates of Culture, Sports and Tourism agencies as prescribed in Article 29 hereof shall have the power to make records of administrative violations, impose penalties and remedial measures against administrative violations prescribed in Article 15, Clause 1 Article 18 and Article 23 hereof within the ambit of their assigned functions, duties and powers.
1. This Decree shall come into force from October 20, 2018.
2. This Decree supersedes the Government’s Decree No. 178/2013/ND-CP dated November 14, 2013 on penalties for administrative violations against regulations on food safety.
Article 37. Transition clauses
1. Food safety offences committed before the date of entry into force of this Decree and discovered afterwards or under consideration shall be governed by the regulations that are advantageous to the organizations and individuals at fault.
2. Violations relating the product granted the Certificate of Declaration of conformity or the Certificate of Declaration of conformity with the food safety regulations which is still valid as regulated in Clause 1 Article 42 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 shall be handled as follows:
a) If the product granted the Certificate of Declaration of conformity or the Certificate of Declaration of conformity with the food safety regulations as regulated in the Decree No. 15/2018/ND-CP is subject to the product self-declaration, the regulations on products subject to self-declaration hereof shall apply;
b) If the product granted the Certificate of Declaration of conformity or the Certificate of Declaration of conformity with the food safety regulations as regulated in the Decree No. 15/2018/ND-CP is subject to mandatory registration of the product declaration, the regulations on products subject to registration of the product declaration hereof shall apply.
Article 38. Post-market surveillance
1. The Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall organize post-market surveillance of food safety by means of inspections and supervisions of food safety within the scope of their management as regulated; assign food safety agencies of ministries and people’s committees to assume responsibility for post-market surveillance of food safety.
2. The post-market surveillance of manufacturers, sellers, importers or advertisers of foods must be regularly and consecutively made upon the declaration, production, import, trading or distribution, and advertisement of products, and other activities relating food production, processing, trading and testing, and state inspection of safety of imported foods.
3. Rules for prevention of overlapping of subjects, locations and times of post-market surveillance must be ensured. Overlapping cases shall be handled in accordance with regulations of the law on inspection and determination of duties to perform state management of food safety.
Article 39. Responsibility for implementation
1. The Minister of Health shall instruct, organize and inspect the implementation of this Decree.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Industry and Trade shall instruct, organize and inspect the implementation of this Decree within the scope of their management; cooperate with the Minister of Health in instructing, organizing and inspecting the implementation of this Decree.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government’s affiliates, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for implementing this Decree./.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |