Chương I Nghị định 115/2018/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 115/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 20/10/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức xử phạt khi bán thức ăn đường phố không bảo đảm ATTP
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Theo đó, phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng (quy định hiện hành là 300.000 - 500.000 đồng) đối với một trong các hành vi kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau:
- Không có bàn, tủ, thiết bị, dụng cụ,…đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn;
- Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
- Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
- Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, chứa đựng trực tiếp thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Người đang mắc bệnh mà theo quy định không được trực tiếp kinh doanh thức ăn;
- Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống…
Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
2. Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
b) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
c) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
d) Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
b) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;
đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;
e) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm;
g) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;
h) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;
i) Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển;
k) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
l) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này.
1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures, the power to record and the power to impose penalties and fines for administrative violations against regulations on food safety.
2. Administrative violations against regulations on food safety prescribed herein include:
a) Violations against conditions for assurance of safety of food products;
b) Violations against food safety conditions in production, trading and supply of foods;
c) Violations against food safety requirements applied to imported and exported foods and other violations against food safety conditions in production, trading and supply of foods;
d) Violations against regulations on advertisement and education of food safety; food testing; risk analysis, prevention and handling of food safety incidents; tracing food origins, recall and disposal of disqualified food.
3. Other Government's Decrees on administrative penalties for corresponding violations shall apply to administrative violations pertaining to food safety that are not regulated by this Decree.
Article 2. Penalties and remedial measures
1. Pecuniary penalty shall be the main penalty imposed on each administrative violation against regulations on food safety.
2. Depending on the nature and severity of the food safety violation, the violator may incur one or some of the following additional penalties:
a) Suspension of the certificate of food safety for 01 – 06 months, or the certificate of registered product declaration for 01 – 24 months;
b) Suspension of the operation for 01 – 12 months as regulated in Clause 2 Article 25 of the Law on penalties for administrative violations;
c) Confiscation of the exhibits and instrumentalities for committing food safety violations.
3. In addition to these main and additional penalties for food safety violations, the violator shall be liable to one or some of the following remedial measures:
a) Enforced re-export of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages of foods;
b) Enforced destruction of foods, food additives, food processing aids, food containers, primary packages of foods, materials, substances, chemicals, antibiotics, veterinary medicines, pesticides; unsuitable documents and publications about food safety; exhibits of violations; disqualified shipments of aquatic products;
c) Enforced correction of information that is untrue or causes misunderstanding;
d) Enforced recall of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages of disqualified foods; released documents and publications;
dd) Enforced repurposing or recycling of foods, food additives, food processing aids, food containers and primary packages of disqualified foods;
e) Enforced recall of the self-declaration form;
g) Enforced removal or deletion of unsuitable advertisement contents;
h) Enforced payment of costs of handling of food poisoning cases, examination and treatment for persons poisoned by foods;
i) Enforced suspension of operation of vehicles used to transport foods;
k) Enforced cancellation of testing results or notices of satisfactory inspection results of imported foods;
l) Enforced payment of an amount equal to the value of the exhibits of violation which have been destroyed.
Article 3. Maximum fines and organizations incurring administrative penalties
1. The maximum fine imposed for an administrative violation against regulations on food safety shall be VND 100,000,000 if it is committed by an individual or VND 200,000,000 if it is committed by an organization, except the cases prescribed in Clause 5 Article 4, Clause 6 Article 5, Clause 5 Article 6, Clause 7 Article 11, Clauses 1 and 9 Article 22, and Clause 6 Article 26 hereof.
2. Fines specified in Chapter II hereof are applied to individuals, except the fines specified in Clause 5 Article 4, Clause 6 Article 5, Clause 5 Article 6, Clause 7 Article 11, Article 18, Article 19, Clauses 1 and 9 Article 22, Article 24, and Clause 6 Article 26 hereof which are applied to organizations. The fine imposed upon an organization is twice the fine imposed upon an individual that commits the same violation.
3. Organizations mentioned in Clauses 1, 2 of this Article include:
a) Economic organizations that are duly established under the Law on enterprises, consisting of: Private enterprises, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and their affiliates (including branches and representative offices);
b) Economic organizations that are duly established under the Law on co-operatives, consisting of: Co-operatives and cooperative unions;
c) Economic organizations that are duly established under the Law on investment, consisting of: Domestic investors, foreign investors and foreign-invested economic organizations;
d) Representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;
dd) Social organizations, socio-political organizations, and socio-professional organizations;
e) Public service providers and other organizations as prescribed by law.
4. Individuals mentioned in Clauses 1, 2 of this Article are other than the ones mentioned in Clause 3 of this Article.