Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 178/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2013 |
Ngày công báo: | 05/12/2013 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/10/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức phạt vi phạm về phụ gia thực phẩm
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Theo đó, mức phạt tăng nặng đối với những hành vi vi phạm về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (gọi chung là phụ gia thực phẩm) trong sản xuất, chế biến thực phẩm, cụ thể:
- Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng;
- Phạt tiền từ 40 - 50 tiệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Mức phạt hiện hành đối với các hành vi trên chỉ từ 15 – 25 triệu đồng.
Ngoài ra, hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm có chứa chất độc hại sẽ bị phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng (quy định hiện nay từ 20 – 40 triệu đồng).
Nghị định này có hiệu lực ngày 31/12/2013, thay thế Nghị định 91/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
2. Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
b) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu;
d) Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về thú y, thủy sản, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, lao động và các lĩnh vực khác thì được xử phạt vi phạm hành chính theo các Nghị định đó.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm;
c) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định;
d) Buộc tiêu hủy giấy tờ giả;
đ) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất của khung tiền phạt theo quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 5; Khoản 6 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; Điểm d và Điểm đ Khoản 5, các điểm b, c và d Khoản 6 Điều 16; Khoản 4 Điều 26 Nghị định này mà vẫn còn thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với cá nhân vi phạm) hoặc thấp hơn 07 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với tổ chức vi phạm) thì mức phạt được áp dụng bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với cá nhân hoặc 07 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
1. Phạt tiền bằng 80% đến 100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt quá 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền bằng 100% đến 120% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu làm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu làm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt quá 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền bằng 120% đến 150% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn đã qua kiểm tra vệ sinh thú y nhưng không đạt yêu cầu để sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt quá 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm, trừ các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều này.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm;
c) Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm được sản xuất từ nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5, Điểm a và Điểm b Khoản 6 Điều này;
c) Buộc loại bỏ tạp chất nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm đối với lô hàng vi phạm nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này; trường hợp không thực hiện được thì buộc tiêu hủy.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.
7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
4. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 3 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng vào thực phẩm thuộc danh mục theo quy định nhưng sử dụng với hàm lượng vượt quá mức quy định cho phép.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng vào thực phẩm không thuộc danh mục theo quy định.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có nhưng đã hết hiệu lực trước khi vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đó được sản xuất, nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Xử phạt đối với hành vi có thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ nhưng không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo quy định hoặc sử dụng giấy xác nhận đủ sức khỏe đã quá thời hạn theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm dưới 10 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 500 người trở lên.
2. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm dưới 10 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 500 người trở lên.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy xác nhận đủ sức khỏe.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy xác nhận đủ sức khỏe giả.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm không được phép tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy giấy xác nhận đủ sức khỏe giả đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định cho đối tượng thuộc diện phải cập nhật kiến thức theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm dưới 10 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 500 người trở lên.
2. Xử phạt đối với hành vi sử dụng người thuộc diện phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định mà không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm dưới 10 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 500 người trở lên.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật mà không có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật theo quy định;
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm là giấy tờ giả.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Xử phạt đối với hành vi sử dụng người lao động có mang, mặc trang phục bảo hộ theo quy định nhưng không đầy đủ theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm dưới 10 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 500 người trở lên.
2. Xử phạt đối với hành vi sử dụng người lao động không mang, mặc trang phục bảo hộ theo quy định theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm dưới 10 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 500 người trở lên.
3. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thực hành an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm dưới 10 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 500 người trở lên.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm quy định về địa điểm hoặc khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Không có đủ thiết bị, biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ trang thiết bị, dụng cụ phù hợp theo quy định để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khác nhau;
b) Không có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng phù hợp theo quy định;
c) Không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo quy định, trừ các hành vi quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
b) Quy trình sơ chế, chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm an toàn hoặc thực phẩm tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm và chất độc hại;
c) Không có biện pháp quản lý chất thải phù hợp trong khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm gây ô nhiễm môi trường;
d) Sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm không theo quy định.
4. Phạt tiền đối với hành vi không thiết lập và áp dụng hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP, SSOP), thực hành nông nghiệp tốt (GAP, VietGAP), phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện bắt buộc phải áp dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất ban đầu;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất có sơ chế, chế biến, bảo quản.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo quản riêng biệt từng loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm chéo;
b) Không có thiết bị chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
c) Không có sổ sách theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác đối với nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nơi bảo quản, phương tiện bảo quản thực phẩm không bảo đảm vệ sinh;
b) Không tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm mà cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến đã công bố;
c) Sử dụng nơi bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm có côn trùng, động vật gây hại.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm với các chất độc hại.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được bảo quản chung với chất độc hại đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm là dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được bảo quản chung với chất độc hại đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phương tiện vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu làm ô nhiễm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
b) Vận chuyển thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng nhưng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
c) Không bảo đảm điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển; vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm với các loại hàng hóa khác gây nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
b) Vận chuyển chung thực phẩm với chất độc hại.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ các yếu tố ô nhiễm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; trường hợp không loại bỏ được thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với phương tiện vận chuyển đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều này;
c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm ô nhiễm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cẩm thu hoạch.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chế biến thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.
5. Phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, kinh doanh thủy sản có tạp chất do được đưa vào;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào.
6. Phạt tiền đối với hành vi khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý khai thác loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người bị cấm dùng làm thực phẩm theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 5, các điểm b, c và d Khoản 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sơ chế thủy sản quy định tại Khoản 2, hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này; hoạt động bảo quản, kinh doanh thủy sản quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này; hoạt động sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều này; hoạt động thu gom quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu lô hàng thủy sản vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này;
d) Tịch thu phương tiện, dụng cụ dùng để vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc loại bỏ tạp chất đối với lô hàng vi phạm nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này; trường hợp không loại bỏ được tạp chất thì buộc tiêu hủy;
c) Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
1. Phạt tiền bằng 80% đến 100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng:
a) Kinh doanh sản phẩm của động vật được tiêm phòng vắc xin chưa đủ thời gian theo quy định;
b) Kinh doanh sản phẩm của động vật đã được sử dụng thuốc thú y chưa đủ thời gian ngừng thuốc cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Phạt tiền bằng 100% đến 120% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng:
a) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị;
b) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị đưa thêm tạp chất nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền bằng 120% đến 150% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có chất tồn dư quá giới hạn cho phép nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vi phạm một trong các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Phạt tiền bằng 40% đến 60% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật có một trong các chỉ tiêu vượt quá giới hạn an toàn thực phẩm theo quy định nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền bằng 60% đến 80% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sản xuất thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật có sử dụng các hóa chất, chế phẩm không có trong danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền bằng 80% đến 100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật có hóa chất cấm sử dụng trong trồng trọt nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn:
a) Không có biện pháp để bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;
b) Không có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn:
a) Không tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm theo quy định;
b) Không bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh;
c) Không bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của cá nhân, tổ chức sản xuất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy thực phẩm bị hỏng, mốc, ô nhiễm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán thức ăn ngay, thực phẩm chín không có thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, không có bàn hoặc giá cao hơn mặt đất theo quy định;
b) Không để riêng thực phẩm sống và thức ăn chín;
c) Sử dụng khu vực chế biến, bảo quản, nơi ăn không bảo đảm vệ sinh hoặc có côn trùng, động vật gây hại;
d) Sử dụng dụng cụ chia, chứa đựng thức ăn và dụng cụ ăn uống không bảo đảm vệ sinh;
đ) Không có dụng cụ chứa đựng rác thải, chất thải theo quy định hoặc có nhưng không bảo đảm vệ sinh; không thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng nguyên liệu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn để chế biến thực phẩm;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn để chế biến thực phẩm;
d) Chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn;
đ) Kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng bếp ăn không được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều;
b) Bày bán thực phẩm trên thiết bị bảo quản không hợp vệ sinh, không có bàn hoặc giá cao hơn mặt đất theo quy định;
c) Không có dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
d) Không có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường, không tách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác;
b) Sử dụng dụng cụ ăn uống làm bằng vật liệu không an toàn;
c) Sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng không theo quy định;
d) Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh;
đ) Không có sổ sách ghi chép việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc có nhưng không ghi đầy đủ các nội dung theo quy định;
e) Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải theo quy định hoặc có nhưng không bảo đảm vệ sinh;
g) Không thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày; cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp không thông thoát, gây ứ đọng;
h) Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
i) Không lưu mẫu thức ăn hoặc có lưu mẫu nhưng không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
b) Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định;
c) Sử dụng nguyên liệu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn để chế biến thực phẩm;
d) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn để chế biến thực phẩm;
đ) Chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn;
e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi có cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể, bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống xảy ra ngộ độc thực phẩm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này; phụ gia thực phẩm vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;
b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;
c) Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;
đ) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;
e) Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
b) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn;
d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;
đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng thuộc diện phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm mà không có báo cáo theo quy định;
b) Không tuân thủ các quy định về vận chuyển, lưu giữ thực phẩm biến đổi gen, sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có tên trong danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm nhưng không có giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm theo quy định;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen không có tên trong danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm theo quy định;
c) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ không thuộc danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ;
d) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ nhưng không tuân thủ quy định về liều chiếu xạ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi để tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.
1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
2. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 1, Điểm đ Khoản 2 và Điểm đ Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu có thực hiện việc kiểm tra nhưng chưa có thông báo kết quả xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra theo quy định;
b) Nhập khẩu thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ nhưng không có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung một trong các loại giấy tờ: giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế hoặc bản thông báo kết quả xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ; giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm cấp cho lô hàng thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng một trong các loại giấy tờ giả: giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế hoặc bản thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ; giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm cấp cho lô hàng thực phẩm xuất khẩu.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu đã được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhưng chưa có thông báo kết quả xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này; thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu không được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa nhập khẩu vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Xử phạt đối với hành vi buôn bán thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện phải thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có nhưng đã hết hiệu lực trước khi hàng hóa đó được sản xuất, nhập khẩu; bán buôn, bán lẻ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị trên 200.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 160.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 320.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện phải công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có nhưng đã hết hiệu lực;
b) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định;
c) Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng không phù hợp công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại, trừ hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản thông tin chi tiết về sản phẩm trong hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản thông tin chi tiết về sản phẩm là giấy tờ giả trong hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là giấy tờ giả.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy, giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
b) Không cung cấp bản sao giấy tiếp nhận công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức bán sản phẩm hàng hóa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 4 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm.
8. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động trong thời gian đề nghị hoãn kiểm tra, thanh tra do ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm.
Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường để chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này; trường hợp không thực hiện được tái chế thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này;
d) Buộc thu hồi để tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này;
đ) Buộc tiêu hủy giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b và Điểm d Khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi để tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa thông tin sai về năng lực kiểm nghiệm hoặc phạm vi được thừa nhận, chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của phòng kiểm nghiệm;
b) Không thực hiện việc kiểm nghiệm, chế độ báo cáo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả kiểm nghiệm sai sự thật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đánh tráo hoặc giả mạo mẫu thực phẩm dùng để kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý nhà nước;
b) Không thực hiện việc kiểm nghiệm nhưng vẫn cung cấp giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm;
d) Sử dụng giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm giả;
đ) Cố ý làm sai kết quả kiểm nghiệm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đính chính thông tin sai đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và đ Khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện sự cố an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hoặc lưu giữ không đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và các tài liệu khác về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo lô sản phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Không báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường; kế hoạch thu hồi và các biện pháp xử lý.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thu hồi, xử lý không theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành thu hồi, thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bao gồm:
1. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36, Khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi công vụ, nhiệm vụ được giao. Biên bản được lập phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh thanh tra Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ thuộc các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của các cơ quan: Quản lý thị trường, Công an (trừ các chức danh quy định tại Khoản 4 Điều này), Thanh tra chuyên ngành khác, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.
3. Thanh tra chuyên ngành: Y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và nhiệm vụ được giao.
4. Chiến sĩ Công an thuộc Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, đồn Công an, trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.
Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 178/2013/ND-CP |
Hanoi, November 14, 2013 |
ON SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ON FOOD SAFETY
Pursuant to the December 25, 2001 Law on organization of Government;
Pursuant to the June 20, 2012 Law on handling of administrative violations;
Pursuant to the June 17, 2010 Law on food safety;
At the proposal of Minister of Health,
The Government promulgates Decree on sanction of administrative violations on food safety.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides for acts of administrative violations, sanctioning forms and levels, remedial measures, the authority to make minutes of administrative violations and authority to sanction administrative violations on food safety.
2. Administrative violations on food safety regulated in this Decree include:
a) Violations of regulations on conditions for safety assurance for food products;
b) Violations of regulations on the conditions for food safety assurance during the food production and trading;
c) Violations of regulations on safety conditions for imported and exported food;
d) Violations of regulations on information, education, communications about food safety; testing food; analyzing risks, prevention and remedy of food safety incidents; tracing the origins, recall and disposal of unsafe food.
3. Other acts of administrative violations related to food safety which are regulated in Decrees on sanctioning administrative violations on veterinary, fishery, standards, measurement and quality, commerce, culture, sport, tourism and advertisement, labor and other sectors shall be sanctioned administratively according to those respective Decrees.
Article 2. Subjects of application
1. Vietnamese individuals and organizations; foreign individuals and organizations committing acts of administrative violations on food safety on Vietnam’s territory.
2. Persons competent to make minutes, to sanction administrative violations and other relevant individuals and organizations.
Article 3. Sanctioning forms and remedial measures
1. For each acts of administrative violations on food safety, the infringing individuals and organizations must suffer one of forms of principal sanction including caution or fine.
2. Depending on nature and extent of violations, individuals and organizations committing administrative violations on safety food may be applied one or many forms of additional principal sanction as follows:
a) Deprivation of the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspension of operation for a defined time;
b) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations on food safety.
3. Apart from forms of the principal sanction, additional sanction, organizations and individuals that commit administrative violations may also be applied one or some of remedial measures specified in points d, dd, e, g and h Clause 1 Article 28 of Law on handling of administrative violations and the following remedial measures:
a) Forcible examination on veterinary hygiene for products of terrestrial animals which have not yet checked veterinary hygiene before being produced or processed into food;
b) Forcible change of use purpose for the infringed goods;
c) Forcibly cancelling the testing result which is performed from food samples which are fraudulently exchanged or to forged, or reports of testing result which are issued in contravention with regulations;
d) Forcible destruction of the forged papers;
dd) Forcible payment for all costs to handle food poisoning, cost for medical examination and treatment for persons suffer food poisoning in cases of occurring food poisoning.
Article 4. Provisions on fine levels, competence to sanction for individuals and organizations
1. The maximum fine level imposed for each act of administrative violation on food safety shall be VND 100,000,000 applicable to individuals and VND 200,000,000 applicable to organizations, except for case defined in Clause 2 of this Article.
2. If after applying the maximum fine level of the fine bracket as prescribed at Clauses 4, 5 and 6 Article 5, Clause 6 Article 6; Clause 3 Article 7; point d and point dd Clause 5, points b, c and d Clause 6 Article 16; Clause 4 Article 26 of this Decree, it is still fewer than 3.5 times of total food value infringed (for the infringing individuals) or fewer than 07 times of total food value infringed (for the infringing organizations), it is permitted to apply the fine level which will be equal to 3.5 times of total food value infringed at time of violation for individuals or 07 times of total food value infringed at time of violation for organizations.
3. The fine levels defined in Chapter 2 of this Decree are fine levels applicable to individuals. The fine level for a same administrative violation committed by an organization shall be equal to twice of the fine level imposed for an individual.
4. The authority to sanction by fines of titles defined in Chapter 3 of this Decree is authority applied to one act of administrative violation committed by individuals. In case of fine, the authority to fine on organizations shall be equal to twice authority to sanction on individuals.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND LEVELS, AND REMEDIAL MEASURES
SECTION 1. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON CONDITIONS FOR SAFETY ASSURANCE FOR FOOD PRODUCTS
Article 5. Violations of regulations on using food ingredients in producing and processing food
1. A fine of between 80% and 100% of total food value infringed at time of violation for act of using products of terrestrial animals which have not yet checked veterinary hygiene in accordance with regulations for producing or processing food and provided that it does not exceed VND 100,000,000.
2. A fine of between 100% and 120% of total food value infringed at time of violation for act of using food ingredients, ingredients to make food additives, food processing enhancers which have expired or have no expiry date for food ingredients, ingredients to make food additives, food processing enhancers in catalogues forcibly inscribing the expiry date for producing or processing food ingredients, ingredients to make food additives, food processing enhancers and provided that it does not exceed VND 100,000,000.
3. A fine of between 120% and 150% of total food value infringed at time of violation for act of using products of terrestrial animals which have checked veterinary hygiene but fail to meet requirements for producing and processing food and provided that it does not exceed VND 100,000,000.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for act of using ingredients failing to ensure food safety for producing or processing food, except for acts specified at Clauses 1, 2, 3, 5 and 6 of this Article.
5. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for act of using ingredients which fail to identify origin, or fail to have certificate of origin issued by competent state agencies in accordance with regulations for producing or processing food.
6. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for one of the following acts:
a) Using ingredients not in the category used to make food for producing and processing food;
b) Using animals which are suffered infectious diseases, animals died due to diseases, epidemics or unclear reason, forcibly destroyed at the request of state competent agencies for producing or processing food;
c) Using food ingredients which contain impurities put into without food safety assurance for producing and processing food.
7. A fine of equal to 3.5 times of total food value infringed which is produced from ingredients failing to ensure food safety for acts specified in Clauses 4, 5 and 6 of this Article if the highest fine levels of the fine bracket specified at Clauses 4, 5 and 6 of this Article are fewer than 3.5 times of total food value infringed at time of violation.
8. Forms of additional sanction:
a) Suspension of activities of producing and processing food for 01 thru 02 months for acts specified at Clause 2 and Clause 3 of this Article;
b) Suspension of activities of producing and processing food for 02 thru 03 months for acts specified at Clause 4 and Clause 5 of this Article;
c) Suspension of activities of producing or processing food for 03 thru 06 months for acts specified at Clause 6 of this Article.
9. Remedial measures:
a) Forcible inspection of veterinary hygiene for act specified at Clause 1 of this Article;
b) Forcible destruction of exhibits of violations for acts specified at Clauses 2, 3, 4 and 5, Point a and Point b Clause 6 of this Article;
c) Forcible removal of impurities aiming to ensure food safety for consignment infringed but not in category of forcible destruction for acts specified at point c Clause 6 of this Article; unless the removal is not able to be implemented, the forcible destruction will be applied.
Article 6. Violations of regulations on using food additives, food processing enhancers in producing and processing food
1. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 for act of using food additives, food processing enhancers in the list permitted use in accordance with regulations but in excess of the permitted limitation.
2. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 for act of using food additives, food processing enhancers in the list permitted use in accordance with regulations but they are expired or have no expiry date.
3. A fine of between VND 20.000.000 and 30.000.000 for act of using food additives, food processing enhancers which fail to meet the respective technical regulations and regulations on food safety.
4. A fine of between VND 30.000.000 and 40.000.000 for act of using food additives, food processing enhancers outside the list permitted use.
5. A fine of between VND 40.000.000 and 50.000.000 for act of using food additives, food processing enhancers not identifying source, origin.
6. A fine of between VND 70.000.000 and 100.000.000 for act of using food additives, food processing enhancers containing toxic substances.
7. A fine of equal to 3.5 times of total food value infringed for act specified at Clause 6 of this Article if the highest fine levels of the fine bracket specified at Clause 6 of this Article are fewer than 3.5 times of total food value infringed at time of violation.
8. Forms of additional sanction:
a) Suspension of activities of producing or processing food for 02 thru 03 months for acts specified at Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article;
b) Suspension of activities of producing or processing food for 03 thru 06 months for acts specified at Clause 6 of this Article.
9. Remedial measures:
Forcible destruction of exhibits of violations for acts specified at Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article.
Article 7. Violations of regulations on using chemicals in producing or processing food
1. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 for act of using chemicals permitted use in activities of producing and processing food but they are expired or have no expiry date.
2. A fine of between VND 20.000.000 and 40.000.000 for act of using chemicals not stated in List permitted use, chemicals not identify origin for producing and processing food.
3. A fine of between VND 70.000.000 and 100.000.000 for act of using chemicals which are banned use in producing and processing food for thereof.
4. A fine of equal to 3.5 times of total food value infringed for act specified at Clause 3 of this Article if the highest fine levels of the fine bracket specified at Clause 3 of this Article are fewer than 3.5 times of total food value infringed at time of violation.
5. Forms of additional sanction:
a) Suspension of activities of producing or processing food for 02 thru 04 months for acts specified at Clause 1 of this Article;
b) Suspension of activities of producing or processing food for 04 thru 06 months for acts specified at Clause 2 of this Article;
c) Suspension of activities of producing or processing food for 06 thru 12 months for acts specified at Clause 3 of this Article.
6. Remedial measures:
Forcible destruction of exhibits of violations for acts specified at Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 8. Violations of regulations on fortifying micronutrients in food
1. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 for act of fortifying the micronutrients including vitamins, minerals and trace elements in food which are in the prescribed list but used with a content exceeding the permitted content in accordance with regulations.
2. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 for act of fortifying the micronutrients including vitamins, minerals and trace elements in food which are not in the prescribed list.
Article 9. Violations of regulations on using packaging materials, instruments in direct contact with food in food production and business
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of using packaging materials, instruments in direct contact with food in the category which must register an announcement of technical-regulation conformity or announcement of conformity with regulations on food safety but having no a receipt paper of announcement of technical-regulation conformity or certificate of announcement of conformity with regulations on food safety or having but having expired before such packaging materials, instruments in direct contact with food are produced, imported for the food production and business.
2. A fine of between VND 10.000.000 and 20.000.000 for act of using the packaging materials, instruments in direct contact with food which fail to meet the respective technical regulations and regulations on food safety for food production and business.
3. A fine of between VND 20.000.000 and 40.000.000 for act of using the packaging materials, instruments in direct contact with food which contain toxic substances or contaminated toxic substances for food production and business.
4. Forms of additional sanction:
a) Suspension of activities of food production and business for 02 thru 03 months for acts specified at Clause 2 of this Article;
b) Suspension of activities of food production and business for 03 thru 06 months for acts specified at Clause 3 of this Article;
5. Remedial measures:
Forcible change of use purpose or destruction of exhibits of violations for acts specified at Clause 3 of this Article.
SECTION 2. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON THE CONDITIONS FOR FOOD SAFETY ASSURANCE DURING THE FOOD PRODUCTION AND BUSINESS
Article 10. Violations of regulations on using materials for packaging, instruments in direct contact with food in food production and business
1. To sanction on act of performing periodical health examination for objects must perform periodical health examination but failing to perform full the prescribed tests or use the expired certificates of health eligibility according to one of the following levels:
a) A caution or fine of between VND 300,000 and 500,000 for violation related to less than 10 persons;
b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for violation related to between 10 persons and less than 20 persons;
c) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for violation related to between 20 persons and less than 100 persons;
d) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violation related to between 100 persons and less than 500 persons;
dd) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violation related to 500 persons or more.
2. To sanction on act of failing to perform periodical health examination for objects must perform periodical health examination according to one of the following levels:
a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for violation related to less than 10 persons;
b) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for violation related to between 10 persons and less than 20 persons;
c) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violation related to between 20 persons and less than 100 persons;
d) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violation related to between 100 persons and less than 500 persons;
dd) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for violation related to 500 persons or more.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for act of modifying, erasing, falsifying content of certificate of health eligibility.
4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for act of modifying, erasing, falsifying content of certificate of health eligibility.
5. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 for act of using persons suffered diseases or have clinical signs of diseases in list of infectious diseases or clinical signs of diseases banned from direct participation in process of producing and processing food.
6. Remedial measures:
Forcible destruction of the forged certificate of health eligibility for acts specified at Clause 4 of this Article.
Article 11. Violations of regulations on coaching of the knowledge on food safety, technical officers, staff in producing and trading in food, food additives, processing enhancers, instruments, materials packaging, containing food
1. To sanction on act of failing to perform the update of knowledge on food safety in accordance with regulations for objects which must update knowledge as prescribed according to one of the following levels:
a) A caution or fine of between VND 300,000 and 500,000 for violation related to less than 10 persons;
b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for violation related to between 10 persons and less than 20 persons;
c) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for violation related to between 20 persons and less than 100 persons;
d) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violation related to between 100 persons and less than 500 persons;
dd) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violation related to 500 persons or more.
2. To sanction on act of using persons in case where such persons must be coached the knowledge on food safety in accordance with regulations while they do not possess certificate of coaching the knowledge on food safety according to one of the following levels:
a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for violation related to less than 10 persons;
b) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for violation related to between 10 persons and less than 20 persons;
c) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violation related to between 20 persons and less than 100 persons;
d) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violation related to between 100 persons and less than 500 persons;
dd) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for violation related to 500 persons or more.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:
a) Producing, trading food, food additives, processing enhancers, instruments, materials packaging, containing food in case where it compulsorily has technical officers or staff but it fails to have technical officers or staff in accordance with regulation;
b) Modifying, erasing, falsifying content of certificate of coaching the knowledge on food safety or papers proving the update of knowledge on food safety.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for act of using the certificates of coaching the knowledge on food safety or papers proving the update of knowledge on food safety which are forged.
5. Remedial measures:
Forcible destruction of the forged certificate for acts specified at Clause 4 of this Article.
Article 12. Violations of regulations on practicing food safety in production and business of food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food
1. To sanction on act of using employees who are equipped, wear the protective labor clothes as prescribed insufficiently according to one of the following levels:
a) A caution or fine of between VND 300,000 and 500,000 for violation related to less than 10 persons;
b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for violation related to between 10 persons and less than 20 persons;
c) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for violation related to between 20 persons and less than 100 persons;
d) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violation related to between 100 persons and less than 500 persons;
dd) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violation related to 500 persons or more.
2. To sanction on act of using employees who fail to be equipped, wear the protective labor clothes as prescribed according to one of the following levels:
a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for violation related to less than 10 persons;
b) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for violation related to between 10 persons and less than 20 persons;
c) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violation related to between 20 persons and less than 100 persons;
d) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violation related to between 100 persons and less than 500 persons;
dd) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for violation related to 500 persons or more.
3. To sanction on violations of regulations on practicing food safety during the food production and business according to one of the following levels:
a) A caution or fine of between VND 300,000 and 500,000 for violation related to less than 10 persons;
b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for violation related to between 10 persons and less than 20 persons;
c) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for violation related to between 20 persons and less than 100 persons;
d) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violation related to between 100 persons and less than 500 persons;
dd) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violation related to 500 persons or more.
Article 13. Violations of regulations on general conditions for food safety assurance in production and business of food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts:
a) Failing to ensure regulations on safe location or distance for toxic and pollution sources as well as other harmful elements;
b) Failing to equip fully devices, apply measures to prevent and combat harmful insects and animals in accordance with regulations.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:
a) Failing to equip sufficiently the suitable devices and instruments in accordance with regulations for the processing of ingredients, processing, packing, preservation and transport of various kinds of food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food;
b) Failing to equip sufficiently the suitable devices, instruments, facilities for washing and sterilizing, antiseptic water in accordance with regulations;
c) Failing to ensure the food safety during production and business of food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food in accordance with regulations, except for acts specified at Clause 1, Point a and Point b Clause 2 and Clause 3 of this Article.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:
a) Using water which fail to meet technical regulations for production and business of food, food additives and food processing enhancers;
b) The process of preliminarily processing, processing food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food fails to ensure food safety or food in contact with the pollution and toxic elements;
c) Failing to apply the suitable measures to manage waste in the production and business zone of food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food, causing environmental pollution;
d) Using detergent and antiseptic chemicals in food production and business in contrary to regulations.
4. A fine for act of failing to set up and apply the systems of good manufacturing practice (GMP), good hygiene practice (GHP, SSOP), good agricultural practice (GAP, VietGAP), hazard analysis and critical control point (HACCP) and other advanced systems of food safety management for the production and business facilities in case of compulsory application in accordance with regulations of competent state agencies according to the following levels:
a) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the initial production operation;
b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for the production operation included preliminarily processing, processing and preservation;
Article 14. Violations of regulations on conditions for food safety assurance in preservation of food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts:
a) Failing to preserve separately each kind of food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food causing risk of cross-pollution;
b) Failing to equip specialized-use devices to control temperature, humidity, air ventilation and other conditions for the special preservation at the requirement of each kind of food, food additives, food processing enhancers;
c) Failing to have books recording temperature, humidity, air ventilation and other conditions for food ingredients, food additives, food processing enhancers, food products which have special requirements for preservation;
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:
a) Using places, means for food preservation which fail to ensure hygiene;
b) Failing to observe with regulations on preservation of food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food as announced by individuals and organizations conducting the production or processing;
c) Using places with harmful insects or animals as places for preservation of food, food additives, food processing enhancers, instruments, and materials for packaging or containing food.
3. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 for act of preserving food, food additives, food processing enhancers, instruments and materials packaging, containing food together with toxic substances.
4. Remedial measures:
a) Forcible destruction of exhibits of violations being food, food additives, food processing enhancers which are preserved together with toxic substances for violations specified at Clause 3 of this Article;
b) Forcible change of use purpose or destruction of exhibits of violations being instruments, materials packaging, containing food which are preserved together with toxic substances for violations specified at Clause 3 of this Article.
Article 15. Violations of regulations on conditions for food safety assurance during transport of food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:
a) Using means to transport food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials packaging or containing food which are made by materials contaminating food, food additives, food processing enhancers, instruments and materials packaging, containing food;
b) Transport of food which have been packaged or in the containing tools but the package or containing tools fail to ensure safety or are broken, torn, deformed during transport contaminating food;
c) Failing to ensure conditions for preservation during transport; transporting food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food together with other goods which have risk of contaminating food.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:
a) Using means of transport which contaminate food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials packaging or containing food, means of transport which have transported harmful substances without cleaning to transport food, food additives, food processing enhancers, instruments and materials packaging, containing food;
b) Transporting food together with harmful substances.
3. Remedial measures:
a) Forcible removal of contaminated elements for food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food, for acts specified at Clause 1, and Clause 2 of this Article; except for case of failing to remove them, in this case, forcible destruction is applied;
b) Forcible change of use purpose for means of transport, for acts specified at point a Clause 1 and point a Clause 2 of this Article;
c) Forcible change of use purpose or destruction of the contaminated instruments, materials for packaging, containing food, for acts specified at Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 16. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON THE CONDITIONS FOR FOOD SAFETY ASSURANCE IN THE PRODUCTION AND BUSINESS OF FRESH FOOD DERIVED FROM AQUATIC PRODUCTS
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of preserving, transporting, exploiting aquatic species derived from the rearing establishments banned taking, the cultivation zones banned taking.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for acts of collecting, preliminarily processing aquatic species derived from the rearing establishments banned taking and the cultivation zones banned taking.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for acts of hiring other person to transport or exploit aquatic species derived from the rearing establishments banned taking and the cultivation zones banned taking.
4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for acts of processing aquatic species derived from the rearing establishments banned taking and the cultivation zones banned taking.
5. A fine for act of putting impurities into aquatic products, collecting, preliminarily processing, preserving, processing, trading aquatic products with impurities according to one of the following levels:
a) A fine of between VND 300,000,000 and 500,000,000 for act of directly putting impurities into aquatic products;
b) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of transporting aquatic products with impurities, unless being permitted by competent state agencies;
c) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of hiring other persons to transport aquatic products with impurities, unless being permitted by competent state agencies;
d) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for act of collecting, preserving, trading aquatic products with impurities put into;
dd) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for act as organizer to put impurities into aquatic products or preliminarily process, process aquatic products with impurities put into.
6. A fine for act of exploiting, collecting, preliminarily processing, preserving, processing, trading aquatic products with natural toxicity according to one of the following levels:
a) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of deliberately exploiting aquatic species with c banned use as food in accordance with regulations.
b) A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for act of transporting aquatic products with natural toxicity harming to the human health, unless being permitted by competent state agencies;
c) A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for act of hiring other persons to transport aquatic products with natural toxicity harming to the human health, unless being permitted by competent state agencies;
d) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for act of collecting, preliminarily processing, processing, trading aquatic species with natural toxicity harming to the human health used to make food, unless being permitted by competent state agencies;
7. A fine of equal to 3.5 times of total food value infringed for act specified at point d and point dd Clause 5, Points b, c, and d Clause 6 of this Article if the highest fine levels of the fine bracket specified at Clause 5 and Clause 6 of this Article are fewer than 3.5 times of total food value infringed at time of violation.
8. Forms of additional sanction:
a) Deprivation of the right to use certificate of facilities eligible for food safety for 03 thru 06 months for acts of preliminarily processing aquatic products specified at Clause 2, acts specified at Clause 4 of this Article; activities of preserving, trading aquatic products specified at point d Clause 5 of this Article; activities of preliminarily processing, preserving, processing, trading aquatic products specified at point d Clause 6 of this Article;
b) Suspension of operation for 01 thru 03 months for acts specified at point dd Clause 5 of this Article; activities of collection specified at point d Clause 6 of this Article;
c) Confiscation of the infringed aquatic product consignments specified at Clauses 1, 2, and 4 of this Article;
d) Confiscation of means, instruments used to commit violations for acts specified at Point d and Point dd Clause 5 of this Article.
9. Remedial measures:
a) Forcible destruction of aquatic product consignments which fail to ensure food safety for acts specified at Clauses 2, 3 and 4 of this Article;
b) Forcible removal of impurities for consignment infringed but not in category which must be destroyed, for acts specified at Clause 5 of this Article; unless the removal is not able to be implemented, the forcible destruction will be applied.
c) Forcible destruction of aquatic product consignment containing natural toxicity harming to the human health, for acts specified at Clause 6 of this Article.
Article 17. Violations of regulations on the conditions for food safety assurance in the production and business of animals and fresh products of animals used to make food
1. A fine of between 80% and 100% of total food value infringed at time of violation for one of the following acts but the maximum fine does not exceed VND 100,000,000:a) Trading products of animals which are inoculated vaccine with duration not sufficient as prescribed;
b) Trading products of animals which have been used veterinary medicines but not yet had sufficient duration necessary of stopping medicine in accordance with guide of producers.
2. A fine of between 100% and 120% of total food value infringed at time of violation for one of the following acts but the maximum fine does not exceed VND 100,000,000:
a) Trading fresh food derived from terrestrial animals which are putrid or have change in color and smell;
b) Trading fresh food derived from terrestrial animals which are put additionally impurities but do not affect the food safety.
3. A fine of between 120% and 150% of total food value infringed at time of violation for acts of trading fresh products of animals which are infected or contain residues in excess of the permitted limitation but the maximum fine does not exceed VND 100,000,000:
4. Remedial measures:
Forcible destruction of exhibits of violations for acts specified at Point a Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 18. Violations of regulations on the conditions for food safety assurance in the production and business of fresh food derived from plants
1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for act of producing, preliminarily processing, and processing, trading fresh food derived from plants which infringe one of conditions on food safety assurance in accordance with regulations.
2. A fine of between 40% and 60% of total food value infringed at time of violation for acts of producing, trading fresh food derived from plants with one of criteria in excess of limitation on food safety in accordance with regulations but the maximum fine does not exceed VND 100,000,000.
3. A fine of between 60% and 80% of total food value infringed at time of violation for acts of producing fresh food derived from plants with use of chemicals, preparations not included in list allowed use in planting but the maximum fine does not exceed VND 100,000,000.
4. A fine of between 80% and 100% of total food value infringed at time of violation for acts of producing, trading fresh food derived from plants with use of chemicals banned from use in planting but the maximum fine does not exceed VND 100,000,000.
5. Remedial measures:
Forcible destruction of exhibits of violations for acts specified at Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
Article 19. Violations of regulations on the conditions for food safety assurance in trading the processed food
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for one of the following acts in trading the processed food which has not yet been packaged:
a) Failing to apply measures to prevent food from being spoiled, getting mould, contact with insects, animals, dust or other contaminating elements;
b) Failing to provide information on origin and day of production of food.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts in trading the processed food which has been packaged:
a) Failing to observe conditions on safety assurance for instruments, materials for packaging, containing food, conditions on food safety assurance in food preservation in accordance with regulations;
b) Failing to ensure and maintain the hygiene of business place;
c) Failing to preserve food in accordance with guide of producers.
3. Remedial measures:
Forcible change of use purpose or destruction of food which is spoiled, gets mould, is polluted, for acts specified at Point a Clause 1 of this Article.
Article 20. Violations of regulations on the conditions for food safety assurance in trading service of catering of kinds of canteens, stores providing fast food, cooked food
1. A fine of between VND 500,000,000 and 1,000,000 for one of the following acts:
a) To arrange the fast food, the cooked food for sale without hygienic preservation instruments, without tables or shelves with a distance higher than ground in accordance with regulations;
b) Failing to arrange separately fresh food and cooked food;
c) Using zones for processing, preservation, dining rooms which fail to ensure hygiene or have harmful insects or animals;
d) Using instruments to divide or contain food and eating utensils which fail to ensure hygiene;
dd) Failing to equip tools to contain garbage, wastes in accordance with regulation or equip but not ensure hygiene; failing to tidy up garbage, wastes every day.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts:
a) Using water which fail to meet technical regulations for processing food;
b) Using ingredients without papers proving source, origin; or ingredients which are expired for use, fail to ensure safety for processing food;
c) Using food additives without source, origin; or expired for use, not be stated in the list of food additives permitted use in accordance with regulations, failing to ensure safety for processing food;
d) Processing food which fails to ensure safety;
dd) Trading in service of catering failing to ensure food safety leading to food poisoning.
3. Forms of additional sanction:
Suspension of operation of trading service of catering for 01 thru 03 months in case of repeating the acts specified at point dd Clause 2 of this Article.
4. Remedial measures:
a) Forcible destruction of food ingredients which do not identify source, origin; are expired, spoiled, putrid specified in point b Clause 2 of this Article; food additives infringing provision at Point c Clause 2 of this Article; the spoiled or putrid food specified at point d Clause 2 of this Article;
b) Forcible payment for all costs to handle food poisoning, cost for medical examination and treatment for persons suffer food poisoning, for acts specified in Point dd Clause 2 of this Article.
Article 21. Violations of regulations on the conditions for food safety assurance in trading service of catering of kinds such as processing the ready-to-eat food rations; canteens trading in food and beverage, collective cooking-stoves; cooking-stoves, restaurants of hotels, resorts; restaurants
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts:
a) Using cooking-stoves failing to be designed and arranged in the one-direction principle;
b) Arranging food on the unsanitary preservation instruments, tables or shelves are not higher than ground in accordance with regulations;
c) Failing to have tools for process, preservation and use which are separated between fresh food and processed food;
d) Failing to apply measures to prevent harmful insects and animals.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:
a) Failing to ensure conditions for environmental hygiene, failing to separate from toilets and other contaminated sources;
b) Using eating utensils made of unsafe materials;
c) Using detergent and antiseptic chemicals in contrary to regulations.
d) Dining rooms, dining tables, tables processing food, warehouses or places to preserve food fail to ensure safety and hygiene;
dd) Failing to have books to record implementation of regime of 3-step food examination according to guides of the Ministry of Health or have but fail to record fully contents in accordance with regulations;
e) Failing to equip tools to collect, contain garbage, wastes in accordance with regulations or equip but not ensure hygiene;
g) Failing to tidy up garbage, wastes every day; sewers in zone of stores, kitchen rooms causing choke, stagnancy;
h) Failing to have toilets, places for washing hands;
i) Failing to keep food sample or keep sample in contrary to regulations.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:
a) Using water which fails to meet technical regulations for processing and trading food;
b) Failing to perform the periodical water test in accordance with regulations;
c) Using ingredients without papers proving source, origin; or ingredients which are expired for use, fail to ensure safety for processing food;
d) Using food additives without source, origin; or expired for use, not be stated in the list of food additives permitted use in accordance with regulations, failing to ensure safety for processing food;
d) Processing food which fails to ensure safety;
e) Production and business facilities which have units processing ready-to-eat food rations, canteens trading in food and beverage, the collective cooking-stoves; cooking-stoves, restaurants of hotels, resorts; restaurants which occur food poisoning.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for trading service of catering which fails to ensure food safety leading to food poisoning.
5. Forms of additional sanction:
Suspension of operation of trading service of catering for 01 thru 03 months in case of repeating the acts specified at Clause 4 of this Article.
6. Remedial measures:
a) Forcible destruction of food ingredients which do not identify source, origin; are expired, spoiled, putrid specified in point c Clause 3 of this Article; food additives infringing provision at Point d Clause 3 of this Article; the spoiled or putrid food specified at point dd Clause 3 of this Article;
b) Forcible payment for all costs to handle food poisoning, cost for medical examination and treatment for persons suffer food poisoning, for acts specified in Clause 4 of this Article.
Article 22. Violations of regulations on the conditions for food safety assurance in trading the street- food
1. A caution or fine of between VND 300,000 and 500,000 for one of the following acts:
a) Arranging food for sale without tables, shelves, or means which ensure the food safety;
b) Failing to have tools to shield sunlight, rain, dust, harmful insects and animals;
c) Using places of arrangement and sale which are not separated with the sources causing toxicity, pollution;
d) Failing to equip instruments to preserve food in accordance with regulations;
dd) Using eating utensils, instruments for processing, containing, preserving food which fail to ensure food safety;
e) Using hands in direct contact with food.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for one of the following acts:
a) Using water which fails to meet technical regulations for processing and trading food;
b) Using ingredients to process food, which have no source, origin, are expired for use, fail to ensure safety;
c) Using food additives without source, origin; or expired for use, not be stated in the list of food additives permitted use in accordance with regulations, failing to ensure safety;
d) Using packages, bags to contain food not ensuring food safety;
dd) Trading food which fails to ensure safety.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for trading street-food which fails to ensure food safety leading to food poisoning.
4. Remedial measures:
a) Forcible destruction of food ingredients which do not identify source, origin; are expired, spoiled, putrid specified in point b Clause 2 of this Article; food additives infringing provision at Point c Clause 2 of this Article; the spoiled or putrid food specified at point dd Clause 2 of this Article;
b) Forcible payment for all costs to handle food poisoning, cost for medical examination and treatment for persons suffer food poisoning, for acts specified in Clause 3 of this Article.
Article 23. Violations of regulations on conditions for food safety assurance involving functional food, genetically modified food, irradiated food
1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:
a) Producing and trading functional food in the category which must report on experiments regarding efficiency of utilities of products but failing to report in accordance with regulations;
b) Failing to abide by regulations on transport, storage of genetically modified food, genetically modified creatures used to make food.
2. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:
a) Producing, trading food from genetically modified creatures, products of genetically modified creatures named in list of genetically modified creatures granted certificates of eligibility for using to make food but having no certificate of genetically modified creatures eligible for use to make food in accordance with regulations;
b) Producing, trading food from genetically modified creatures, products of genetically modified creatures named in list of genetically modified creatures granted certificates of eligibility for using to make food but having no certificate of genetically modified creatures eligible for use to make food in accordance with regulations;
c) Producing, trading food which is preserved by irradiation method not in list of food group permitted irradiation;
d) Producing, trading food which is preserved by irradiation method not complying with regulations on irradiation dose;
3. Remedial measures:
a) Forcible withdrawal of the infringed goods for acts specified at Point a Clause 1 and point a Clause 2 of this Article;
b) Forcible withdrawal for destruction of the infringed goods for acts specified at Points b, c and d Clause 2 of this Article.
Article 24. Violations of regulations on certificate of facilities eligible for food safety
1. To sanction on act of trading service of catering infringing regulations on certificate of facilities eligible for food safety under the management scope of communal level, according to one of the following levels:
a) A caution for act of using certificate of facility eligible for food safety which was expired less than 01 month ago;
b) A fine of VND 300,000 and 500,000 for act of using certificate of facility eligible for food safety which was expired from 01 thru 03 months ago;
c) A fine of VND 500,000 and 1,000,000 for act of possessing no certificate of facility eligible for food safety in accordance with regulations or possessing a certificate which was expired more than 03 months ago;
d) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for act of modifying, erasing, falsifying content of certificate of facility eligible for food safety;
dd) A fine of VND 2,000,000 and 3,000,000 for act of using a forged certificate of facility eligible for food safety.
2. To sanction on act of producing, trading, preserving food, trading service of catering infringing regulations on certificate of facilities eligible for food safety under the management scope of district level, according to one of the following levels:
a) A caution for act of using certificate of facility eligible for food safety which was expired less than 01 month ago;
b) A fine of VND 1,000,000 and 3,000,000 for act of using certificate of facility eligible for food safety which was expired from 01 thru 03 months ago;
c) A fine of VND 3,000,000 and 5,000,000 for act of possessing no certificate of facility eligible for food safety in accordance with regulations or possessing a certificate which was expired more than 03 months ago;
d) A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for act of modifying, erasing, falsifying content of certificate of facility eligible for food safety;
dd) A fine of VND 7,000,000 and 10,000,000 for act of using a forged certificate of facility eligible for food safety.
3. To sanction on act of producing, trading, preserving food, trading service of catering infringing regulations on certificate of facilities eligible for food safety under the management scope of provincial level or higher, according to one of the following levels:
a) A caution for act of using certificate of facility eligible for food safety which was expired less than 01 month ago;
b) A fine of VND 4,000,000 and 6,000,000 for act of using certificate of facility eligible for food safety which was expired from 01 thru 03 months ago;
c) A fine of VND 10,000,000 and 15,000,000 for act of possessing no certificate of facility eligible for food safety in accordance with regulations or possessing a certificate which was expired more than 03 months ago;
d) A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for act of modifying, erasing, falsifying content of certificate of facility eligible for food safety;
dd) A fine of VND 20,000,000 and 25,000,000 for act of using a forged certificate of facility eligible for food safety.
4. Remedial measures:
Forcible destruction of the forged certificate for acts specified at point dd Clause 1, point dd Clause 2 and point dd Clause 3 of this Article.
SECTION 3. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON THE CONDITIONS FOR FOOD SAFETY ASSURANCE IN THE FOOD PRODUCTION, BUSINESS, IMPORT AND EXPORT
Article 25. Violations of regulations on conditions for food safety assurance applicable to imported and exported food
1. A fine of between VND 10.000.000 and 15.000.000 for act of importing food, food additives, food processing enhancers, instruments and materials packaging, containing food in category of state examination on import food safety in case where the examination has been implemented but competent examination agencies have not yet issued notification on result of certifying food satisfying requirements of import in respect to each consignment.
2. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:
a) Failing to perform examination on food safety for import and export food, food additives, food processing enhancers, instruments and materials packaging, containing food in category of compulsory examination in accordance with regulations;
b) Importing functional food, food fortified micronutrients, genetically modified food, irradiated food without certificate of free circulation or medical certificate in accordance with regulations.
3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for act of modifying, erasing, falsifying content of one of kinds of papers: Certificate of free circulation or medical certificate or notification on result of certifying on satisfying requirement of import for each import consignment; certificate of origin; certificate of quality, food safety granted for food consignment in respect to export food.
4. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for act of using one of the following forged papers: Certificate of free circulation or medical certificate or notification on result of certifying on satisfying requirement of import for each import consignment; certificate of origin; certificate of quality, food safety granted for export food consignment.
5. Remedial measures:
a) Forcible recall of import food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials packaging or containing food which have been examined state on food safety but not yet had notification on result of certifying on satisfying requirement of import for acts specified at clause 1 of this Article; recall of import food, food additives, food processing enhancers, instruments, materials packaging or containing food which are not examined by state agencies on food safety for acts specified at Point a Clause 2 of this Article;
b) Forcible re-export or destruction or change of use purpose of import goods infringed, for acts specified at Point b Clause 2 of this Article;
c) Forcible destruction of the forged paper for acts specified at Clause 4 of this Article.
Article 26. Violations of other regulations on food safety assurance during the food production, business and import
1. To sanction on act of selling the processed and packaged food, food ingredients, food additives, food processing supports, instruments or material packaging, containing food which are in the category which must implement announcement of technical-regulation conformity, announcement of conformity with regulations on food safety but failing to possess a receipt paper of such announcement or possessing but such announcements were expired before those goods are produced or imported; wholesale, retail of food, food ingredients, food additives, food processing enhancers, instruments, materials packaging or containing food which circulate in the market but not conform with technical regulations or regulations on food safety, according to one of the following levels:
a) A caution or fine of between VND 100,000 and 200,000 for case where the infringed consignment is valuable up to VND 5,000,000;
b) A fine of between VND 300,000 and 500,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 5,000,000 to VND 10,000,000;
c) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 10,000,000 to VND 20,000,000;
d) A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 20,000,000 to VND 40,000,000;
dd) A fine of between VND 7,500,000 and 15,000,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 40,000,000 to VND 80,000,000;
e) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 80,000,000 to VND 200,000,000;
g) A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for case where the infringed consignment is valuable more VND 200,000,000.
2. A fine for act of producing, importing, selling out market food, food ingredients, food additives, food processing enhancers, instruments, materials for packaging or containing food which fail to conform with technical regulations or regulations on food safety, according to one of the following levels:
a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for case where the infringed consignment is valuable up to VND 5,000,000;
b) A fine of between VND 1,000,000 and 2,500,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 5,000,000 to VND 10,000,000;
c) A fine of between VND 2,500,000 and 5,000,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 10,000,000 to VND 20,000,000;
d) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 20,000,000 to VND 40,000,000;
dd) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 40,000,000 to VND 80,000,000;
e) A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 80,000,000 to VND 160,000,000;
g) A fine of between VND 40,000,000 and 80,000,000 for case where the infringed consignment is valuable from more VND 160,000,000 to VND 320,000,000;
h) A fine of between VND 80,000,000 and 100,000,000 for case where the infringed consignment is valuable more VND 320,000,000.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:
a) Producing or importing food, food ingredients, food additives, food processing enhancers, instruments or material packaging, containing food which are in the category which must implement announcement of technical-regulation conformity, announcement of conformity with regulations on food safety but failing to possess a receipt paper of such announcement or possessing but such announcements were expired;
b) Failing to maintain the periodical quality control and product test in accordance with regulations;
c) Failing to timely perform preventive measures upon detecting that goods which are circulating or have been put into use do not conform with announcement of technical-regulation conformity or announcement of conformity with regulations on food safety or do not conform with the respective regulations on food safety.
4. A fine of between VND 30.000.000 and 50.000.000 for act of producing, importing, selling out market food, food additives, food processing enhancers containing toxic substances or infected toxic substances, except for acts specified at Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
5. A fine on violations of regulations on using the announcement of technical-regulation conformity, announcement of conformity with regulations on food safety applicable to food, food additives, food processing enhancers, instruments and materials for packaging, containing food in the category which must register for such announcement, according to one of the following levels:
a) A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for act of modifying, erasing, falsifying content of the detailed information of products in dossier of registration for announcement of technical-regulation conformity or announcement of conformity with regulations on food safety already certified by competent state agencies;
b) A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 for act of using the detailed information of products which is forged papers in dossier of registration for announcement of technical-regulation conformity or announcement of conformity with regulations on food safety already certified by competent state agencies;
c) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for act of modifying, erasing, falsifying content of the receipt paper of announcement of technical-regulation conformity or announcement of conformity with regulations on food safety;
d) A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for act of using the receipt paper of announcement of technical-regulation conformity or announcement of conformity with regulations on food safety which is forged;
6. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:
a) Failing to store dossier of announcement of technical-regulation conformity, the receipt paper of announcement of technical-regulation conformity or dossier of announcement of conformity with regulations on food safety, the receipt paper of announcement of conformity with regulations on food safety;
b) Failing to provide copy of the receipt paper of announcement of technical-regulation conformity, the confirmation paper of announcement of conformity with regulations on food safety for individuals and organizations selling goods products being food, food ingredients, food additives, and food processing enhancers, instruments or material packaging, containing food.
7. A fine of equal to 3.5 times of total food value infringed for act specified at Clause 4 of this Article if the highest fine levels of the fine bracket specified at Clause 4 of this Article are fewer than 3.5 times of total food value infringed at time of violation.
8. A fine of between VND 5.000.000 and 10.000.000 for act of operating in time of requesting for delaying examination, inspection due to stopping or temporarily stopping the activities of production, business and import of food.
9. Forms of additional sanction:
Suspension of activities for 03 thru 06 months for acts specified at Clause 4 of this Article.
10. Remedial measures:
a) Forcible recall of goods products infringed which are circulating in market in order to change use purpose or re-process, for acts specified at Clause 2 of this Article; in case of failing to reprocess, forcible destruction is applied.
b) Forcible re-export or destruction of import goods, for acts specified at Clause 2 of this Article;
c) Forcible withdrawal of the infringed goods, for acts specified at Point c Clause 3 of this Article;
d) Forcible recall for destruction of the infringed goods, for acts specified at Clause 4 of this Article;
dd) Forcible destruction of the forged papers, for acts specified at point b and point d Clause 5 of this Article.
SECTION 4. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON INFORMATION, EDUCATION, COMMUNICATIONS ABOUT FOOD SAFETY; TESTING FOOD; ANALYZING RISKS, PREVENTION AND REMEDY OF FOOD SAFETY INCIDENTS; TRACING THE ORIGINS OF UNSAFE FOOD
Article 27. Violations of regulations on information, education, communications of food safety
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for one of the following acts:
a) Failing to supply information of food safety at the request of competent state agencies;
b) Providing information of food safety which is not accurate, right with the truth.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of releasing documents, publications for information, education, communications of food safety which are not accurate, right with the truth.
3. Remedial measures:
Forcible recall for destruction of the infringed documents, publications, for acts specified at Clause 2 of this Article;
Article 28. Violations of regulations on testing food
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:
a) Providing wrong information of the testing capability or the scope already recognized, appointed for the testing in serve of state management on food safety of experiment rooms;
b) Failing to perform the test and the reporting regime in accordance with regulations.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of providing an experiment result which is untrue.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:
a) Exchanging fraudulently or forging food sample used for test in serve of the state management work;
b) Failing to implement the experiment but still providing certificate of the analysis result, sheet of testing result;
c) Modifying, erasing, falsifying content of certificate of the analysis result, sheet of experiment result or other paper relating to the food testing;
d) Using the forged certificate of the analysis result, sheet of testing result;
dd) Deliberately falsifying the testing result.
4. Remedial measures:
a) Forcible correction of false information, for acts specified at Point a Clause 1 of this Article;
b) Forcible cancellation of the testing result, for acts specified at Points a, b, and dd Clause 3 of this Article;
c) Forcible destruction of the forged papers, for acts specified at Point d Clause 3 of this Article.
Article 29. Violations of regulations on prevention, combat, and remedy of incidents on food safety and implementation of solutions to restrict risks of unsafe food
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for act of failing to notify competent state agencies upon detecting the incidents on food safety.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for act of failing to perform or performing insufficiently measures of prevention against incidents on food safety at the request of competent state agencies.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of failing to perform or performing insufficiently solutions to restrain risk of unsafe food at the request of competent state agencies.
Article 30. Violations of regulations on tracing source of unsafe food
1. A fine of between VND 3.000.000 and 5.000.000 for act of failing to keep or keeping insufficiently dossier of source, origin of ingredients, food additives, food processing enhancers, packaging materials, instruments in direct contact with food and other documents of the process of food production and business.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:
a) Failing to notify about the unsafe product batches;
b) Failing to report on quantity of products of the unsafe product batches which remains in warehouse in reality and quantity which is circulating in the market; plan of recall and the handling measures.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for act of conducting recall, handling not strictly according to requirements of competent state agencies for the unsafe food.
4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for act of failing to conduct the recall, perform necessary handling measures at the request of competent state agencies for the unsafe food.
THE AUTHORITY TO MAKE MINUTES OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, AND SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ON FOOD SAFETY
Article 31. The authority to make minutes of administrative violations
Persons competent to make minutes of administrative violations on food safety include:
1. Titles competent to sanction specified at Articles 32, 33, 34, 35 and 36, Clause 1 Article 37 of this Decree.
2. Civil servants and public employees under sectors of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade, who are on duty, task, have the authority to make minutes on administrative violations for violations under their assigned scope of duties and tasks. The minutes, after being made, must be transferred to persons competent to sanction in order to sanction in accordance with regulations.
Article 32. The authority to sanction of chairpersons of People’s Committees
1. Chairpersons of the communal People’s Committees have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 5,000,000;
c) To confiscate material evidences, means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine levels specified at point b this clause;
d) To apply remedial measures specified at Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.
2. Chairpersons of the district-level People’s Committees have right:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Points dd, e and h Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
3. Chairpersons of the provincial People’s Committees have right:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 33. The authority to sanction of Inspectorate
1. Inspectors, persons assigned to implement task of specialized inspection on food safety, and fields related to food safety under sectors of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade who are on duty have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 500,000;
c) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
d) To apply remedial measures specified at Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.
2. The Chief Inspectors of the provincial Health Departments, the provincial Departments of Agriculture and Rural Development, the provincial Departments of Industry and Trade; heads of agencies assigned implementation of the specialized inspection function on food safety and sectors related to food safety of the provincial Health Departments, the provincial Departments of Agriculture and Rural Development, the provincial Departments of Industry and Trade; heads of the specialized inspection teams at provincial department level, heads of the specialized inspection teams of agencies assigned implementation of the specialized inspection function on food safety and sectors related to food safety under the sectors of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Clause 3 Article 3 of this Decree.
3. Heads of the specialized inspection teams at ministerial level of the ministries of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 70,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Clause 3 Article 3 of this Decree.
4. The Chief Inspectors of the Health Ministry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade; heads of agencies assigned implementation of the specialized inspection function on food safety and sectors related to food safety under the Health Ministry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 34. The authority to sanction of People's Public Security
1. Soldiers of People’s Public Security on duty have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 500,000;
2. Heads of station, heads of team of persons defined at Clause 1 of this Article have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 1,500,000;
3. Heads of commune-level police offices, heads of police station, heads of police stations of border gates or the processing-and-exporting zones have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 2,500,000;
c) To confiscate material evidences, means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine levels specified at point b this clause;
d) To apply remedial measures specified at Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.
4. Heads of the district Police offices, heads of specialized Divisions of the Traffic Police Department for roadway, railway, heads of specialized Divisions of Waterway Police Department; heads of Police Divisions at provincial level including heads of Police Offices for investigation of crimes on Economic and Position Management Order, heads of Traffic Police Offices for roadway, railway, heads of waterway Traffic Police Offices, heads of Police Offices for prevention and combat of crimes on environment, have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 20,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
5. Directors of the provincial Public Security Offices have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
6. Director of the Police Department for Investigating Crimes on Economic and Position Management Order, Director of the Traffic Police Department for roadway, railway, Director of the Waterway Traffic Police Department, Director of the Police Department for prevention and combat of Crimes on environment, have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 35. The authority to sanction of Border Guard
1. Soldiers of Border Guard on duty have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 500,000;
2. Heads of station, heads of team of persons defined at Clause 1 of this Article have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 2,500,000.
3. Heads of border guard stations, captains of border marine groups, commanders of border sub-zones, commanders of border station at border gates of ports, have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 20,000,000.
c) To confiscate material evidences, means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine levels specified at point b this clause;
d) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
4. Heads of the provincial border guard, captains of border marine regiments affiliated the command of border guards, have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 36. The authority to sanction of Coast Guard
1. Policemen of Coast Guard on duty have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 1,500,000.
2. Heads of professional teams of Coast Guard have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 5,000,000.
3. Heads of professional squads of Coast Guard, heads of Coast Guard Stations have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 10,000,000.
c) To apply remedial measures specified at Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.
4. Heads of Coast Guard flotillas have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 20,000,000.
c) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
d) To apply remedial measures specified at Point d and Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
5. Heads of Coast Guard regiments have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 30,000,000;
c) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
d) To apply remedial measures specified at Point d and Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
6. Heads of Regional Coast Guard have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
d) To apply remedial measures specified at Point d and Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
7. Heads of Coast Guard Departments have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Point d and Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 37. The authority to sanction of other agencies and determination of the authority to sanction on food safety
1. Persons competent to sanction of agencies including: Market management agencies, public security agencies (except for titles specified at Clause 4 of this Article), other specialized inspection agencies, customs offices, border guard, coast guard and other agencies competent to sanction as prescribed in the Law on handling of administrative violations shall have the authority to sanction administrative violations and apply remedial measures for acts specified in this Decree under the assigned fields and geographical areas and under their assigned functions and tasks.
2. Chairpersons of People’s Committees at all levels shall have the authority to sanction administrative violations and apply remedial measures for acts specified in this Decree and within their management localities.
3. The specialized inspection agencies of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade shall have the authority to sanction administrative violations and apply remedial measures for acts specified in this Decree and within their assigned management scope and tasks.
4. Policemen of commune-level, district-level, provincial police offices, Police posts, border-gate and processing and exporting zone police stations, heads of commune-level police offices, heads of border-gate and processing and exporting zone police stations, heads of district-level police offices, Directors of the provincial Public Security Department shall have the authority to sanction administrative violations and apply remedial measures for acts specified in this Decree in localities managed by them.
Article 38. Effect of implementation
1. This Decree takes effect on December 31, 2013.
2. The Government’s Decree No. 91/2012/ND-CP dated November 08, 2012 on sanctioning administrative violations on food safety cease to be effective on the effective date of this Decree.
Article 39. Transitional provisions
Administrative violations on food safety which have occur before the effective day of this Decree, and have been detected after that date or are being considered and settled, provisions beneficial for the infringing organizations and individuals are applied.
Article 40. Responsibilities for guiding and implementing
1. The Minister of Health shall guide, organize and examine implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees at all levels and relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |