Chương 3 Nghị định 178/2013/NĐ-CP: Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 178/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2013 |
Ngày công báo: | 05/12/2013 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/10/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức phạt vi phạm về phụ gia thực phẩm
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Theo đó, mức phạt tăng nặng đối với những hành vi vi phạm về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (gọi chung là phụ gia thực phẩm) trong sản xuất, chế biến thực phẩm, cụ thể:
- Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng;
- Phạt tiền từ 40 - 50 tiệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Mức phạt hiện hành đối với các hành vi trên chỉ từ 15 – 25 triệu đồng.
Ngoài ra, hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm có chứa chất độc hại sẽ bị phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng (quy định hiện nay từ 20 – 40 triệu đồng).
Nghị định này có hiệu lực ngày 31/12/2013, thay thế Nghị định 91/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bao gồm:
1. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36, Khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi công vụ, nhiệm vụ được giao. Biên bản được lập phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh thanh tra Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ thuộc các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của các cơ quan: Quản lý thị trường, Công an (trừ các chức danh quy định tại Khoản 4 Điều này), Thanh tra chuyên ngành khác, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.
3. Thanh tra chuyên ngành: Y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và nhiệm vụ được giao.
4. Chiến sĩ Công an thuộc Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, đồn Công an, trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.
THE AUTHORITY TO MAKE MINUTES OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, AND SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ON FOOD SAFETY
Article 31. The authority to make minutes of administrative violations
Persons competent to make minutes of administrative violations on food safety include:
1. Titles competent to sanction specified at Articles 32, 33, 34, 35 and 36, Clause 1 Article 37 of this Decree.
2. Civil servants and public employees under sectors of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade, who are on duty, task, have the authority to make minutes on administrative violations for violations under their assigned scope of duties and tasks. The minutes, after being made, must be transferred to persons competent to sanction in order to sanction in accordance with regulations.
Article 32. The authority to sanction of chairpersons of People’s Committees
1. Chairpersons of the communal People’s Committees have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 5,000,000;
c) To confiscate material evidences, means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine levels specified at point b this clause;
d) To apply remedial measures specified at Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.
2. Chairpersons of the district-level People’s Committees have right:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Points dd, e and h Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
3. Chairpersons of the provincial People’s Committees have right:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 33. The authority to sanction of Inspectorate
1. Inspectors, persons assigned to implement task of specialized inspection on food safety, and fields related to food safety under sectors of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade who are on duty have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 500,000;
c) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
d) To apply remedial measures specified at Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.
2. The Chief Inspectors of the provincial Health Departments, the provincial Departments of Agriculture and Rural Development, the provincial Departments of Industry and Trade; heads of agencies assigned implementation of the specialized inspection function on food safety and sectors related to food safety of the provincial Health Departments, the provincial Departments of Agriculture and Rural Development, the provincial Departments of Industry and Trade; heads of the specialized inspection teams at provincial department level, heads of the specialized inspection teams of agencies assigned implementation of the specialized inspection function on food safety and sectors related to food safety under the sectors of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Clause 3 Article 3 of this Decree.
3. Heads of the specialized inspection teams at ministerial level of the ministries of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 70,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Clause 3 Article 3 of this Decree.
4. The Chief Inspectors of the Health Ministry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade; heads of agencies assigned implementation of the specialized inspection function on food safety and sectors related to food safety under the Health Ministry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 34. The authority to sanction of People's Public Security
1. Soldiers of People’s Public Security on duty have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 500,000;
2. Heads of station, heads of team of persons defined at Clause 1 of this Article have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 1,500,000;
3. Heads of commune-level police offices, heads of police station, heads of police stations of border gates or the processing-and-exporting zones have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 2,500,000;
c) To confiscate material evidences, means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine levels specified at point b this clause;
d) To apply remedial measures specified at Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.
4. Heads of the district Police offices, heads of specialized Divisions of the Traffic Police Department for roadway, railway, heads of specialized Divisions of Waterway Police Department; heads of Police Divisions at provincial level including heads of Police Offices for investigation of crimes on Economic and Position Management Order, heads of Traffic Police Offices for roadway, railway, heads of waterway Traffic Police Offices, heads of Police Offices for prevention and combat of crimes on environment, have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 20,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
5. Directors of the provincial Public Security Offices have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
dd) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
6. Director of the Police Department for Investigating Crimes on Economic and Position Management Order, Director of the Traffic Police Department for roadway, railway, Director of the Waterway Traffic Police Department, Director of the Police Department for prevention and combat of Crimes on environment, have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 35. The authority to sanction of Border Guard
1. Soldiers of Border Guard on duty have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 500,000;
2. Heads of station, heads of team of persons defined at Clause 1 of this Article have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 2,500,000.
3. Heads of border guard stations, captains of border marine groups, commanders of border sub-zones, commanders of border station at border gates of ports, have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 20,000,000.
c) To confiscate material evidences, means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine levels specified at point b this clause;
d) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
4. Heads of the provincial border guard, captains of border marine regiments affiliated the command of border guards, have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 36. The authority to sanction of Coast Guard
1. Policemen of Coast Guard on duty have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 1,500,000.
2. Heads of professional teams of Coast Guard have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 5,000,000.
3. Heads of professional squads of Coast Guard, heads of Coast Guard Stations have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 10,000,000.
c) To apply remedial measures specified at Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations.
4. Heads of Coast Guard flotillas have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 20,000,000.
c) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
d) To apply remedial measures specified at Point d and Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
5. Heads of Coast Guard regiments have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 30,000,000;
c) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
d) To apply remedial measures specified at Point d and Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
6. Heads of Regional Coast Guard have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations with value not exceeding the fine level specified at point b of this Clause;
d) To apply remedial measures specified at Point d and Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
7. Heads of Coast Guard Departments have rights:
a) To impose a caution;
b) To fine up the maximum levels as prescribed in this Decree;
c) To deprive the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspend operation for a defined time;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified at Point d and Point dd, Clause 1 Article 28 of the Law on handling of administrative violations and remedial measures specified at points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 37. The authority to sanction of other agencies and determination of the authority to sanction on food safety
1. Persons competent to sanction of agencies including: Market management agencies, public security agencies (except for titles specified at Clause 4 of this Article), other specialized inspection agencies, customs offices, border guard, coast guard and other agencies competent to sanction as prescribed in the Law on handling of administrative violations shall have the authority to sanction administrative violations and apply remedial measures for acts specified in this Decree under the assigned fields and geographical areas and under their assigned functions and tasks.
2. Chairpersons of People’s Committees at all levels shall have the authority to sanction administrative violations and apply remedial measures for acts specified in this Decree and within their management localities.
3. The specialized inspection agencies of: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade shall have the authority to sanction administrative violations and apply remedial measures for acts specified in this Decree and within their assigned management scope and tasks.
4. Policemen of commune-level, district-level, provincial police offices, Police posts, border-gate and processing and exporting zone police stations, heads of commune-level police offices, heads of border-gate and processing and exporting zone police stations, heads of district-level police offices, Directors of the provincial Public Security Department shall have the authority to sanction administrative violations and apply remedial measures for acts specified in this Decree in localities managed by them.